Vi nấm và bệnh vi nấm thường gặp
Vi nấm là những vi sinh vật có nhân (eucariotic) và vách tế bào thực sự,không có diệp lục tố, nhưng có một hệ thống men rất dồi dào, do vậy chúng có thể sử dụng các chất dinh dưỡng từ sinh vật khác. Dựa vào tính này mà người ta chia vi nấm theo các nhóm sau: (1) Các vi nấmngoại hoại sinh (exoprophytes)lấy chất bổ từ cơ thể sinh vật đã thối rữa; (2) Các vi nấm nội hoại sinh (endosaprophytes) lại lấy từ nhữngchất cặn bã trong cơ thể nhưphân,nướctiểu...; (3) Các vi nấm thượng hoại sinh (episaprophytes) sử dụng các chất cặn bã ở trên da, ống tai (mồ hôi, chất béo, rái tai...); (4) Các vi nấmkýsinh(parasitic)bám vàocơ thể một sinh vật đểsống và gây xáo trộn, tác hại cho sinh vật ấy. Vài nét về dịch tễ học vi nấm Khi ở ngoại cảnh, các vi nấm hoại sinh trong đất, nước và trên bề mặt thực vật (vỏ cây,lá cây...). Bào tử vi nấm phát tán theo gió, nước,đôi khi đi rất xa.Một số vi nấm đượccác động vật ăn nấm, ăn trái... nuốt vào (trường hợp cácloài gặm nhấm,chim...) và bào tử được phát tán qua phân của chúng. Đất thường là cái nôi của các loài vi nấm ưa đất (geophilic fungi) trong đó có nhiều loại vi nấm gây bệnh... Ngoài ra, còncó những vi nấm ưa thú(zoophilic fungi) và vi nấm ưa người (anthropophilic fungi). Người ta có thể nhiễm vi nấm từ bên ngoài, qua đường hô hấp (Aspergillus, Histoplasma, Cryptococcus...)hay qua da (bướu nấm, Sporothrix schenchii...). Bệnh vi nấm cũng có thể phát sinh từ một vi nấm nội sinh (Candida...).Khi người ta bị suy giảm đề kháng, nhiễm HIV, sử dụngthuốc ức chếmiễn dịch, khángsinh, corticoideshoặc bịmột bệnhmạn tính(tiểu đường, bệnh phổi, bệnh bạch huyết...),những vi nấm vốn lành tínhcũng có thể xâm nhập và gây bệnh vi nấmcơ hội (opportunistic mycoses). Các thầy thuốc sử dụng kháng sinh, corticoides... có thể dẫn bệnh nhân đến các bệnh vi nấm do thầy thuốc gây ra (iatrogenic mycoses). Một số vi nấm có ái tính đặc biệt với mô : vi nấm ngoài da (dermatophytes) ưa da và các môcó keratin, vi nấm gây bệnh bướu nấmưa môdưới da,Sporothrix schenchiiưa mạch bạch huyết, Aspergillus sp. ưa phổi, Cryptococcusneoformans ưa hệ thần kinh trung ương... Có khoảng 100 loại vi nấmgây bệnh cho người,trong đó: 20 loại gây bệnh nội tạng làm chết người; 35 loại gây bệnh nội tạng nhẹ,bệnh ở da và mô dưới da; mạch bạch huyết; 45 loại gây bệnh ở da và màng nhày. Các vi nấm gây bệnh bằng nhiều yếu tố: men (vi nấm ngoài da),cơ học (chốc đầu),độc tố (aflatoxindo Aspergillusflavus tiết ra),viêm(Cryptococcusneoformans) và miễn dịch. Vi nấm được chia làm 3 nhóm chính: (i) Bệnh vi nấm ngoại biên (superficial mycoses); (ii) Bệnh vi nấm ngoài da (dermatophytosis); (iii) Bệnh vi nấm nội tạng (systemic mycoses). Một số bệnh vi nấm thường gặp Bệnh vi nấm ngoại biên (Superficial mycoses) Lang ben (pityriasis versicolor): Da có nấm màu trắng, giới hạn rõ,hơi bong vẩy,hơi gồ cao, nổi bật trên nền da màunâu của thân mình, vai và cánh tay, hiếm khi gặp ở mặt và cổ. Vi nấm ngăn sựhấp thu tia cực tím trong ánh sáng mặt trời, nêncàng ra nắngda lành càng đen, càng tương phản với da bệnh. Khi đổ mồ hôi, bệnh nhân có thể thấy ngứa.Trên cùng một bệnh nhân, cóthể có những mảng da bệnh màunâu café sữađến nâunhạt ởnhững vùngda khuấtsau quần áo(ngực, bụng, đùi ... v.v...). Dầndần, các mảng da nâu cũng tiếntriển thành mảng trắng. | Sang thương điển hình mầu trắng | Viêm giác mạc do vi nấm (mycotic keratitis)
Vi nấm gây bệnh có sẵn trong đất hoặc trên các cây cỏ, xâm nhập giác mạc qua các vết trầyxước, thường xảy ra sau chấn thương mắt (lá lúaquẹt trầy giác mạc,trấu bắn vào mắt,cây đập vào mắt, bom nổ bắn đất, cát vào mắt...).Bệnh bắt đầu là một cụcnhở hơi gồ cao, màutrắng xám, sau đó phần giác mạc chung quanh hóa lởng, tạo nênmột vết loét nông màu trắng, chung quanhvết loét có một vòng rộng, xámnhạt, giới hạn rõ,có những đường tia, không có mạch máu nhở trên kết mạc. Bệnh nhân thường tự chữa bằng cácl oại thuốc nhở mắt có kháng sinh,coticoides khiến cho vết loét lan nhanhhơn. | | Viêm giác mạc do Aspergillus fumigatus | Viêm giác mạc do Candida spp. |
Bệnh vi nấm ngoài da (dermatophytoses) Bệnh do vi nấm ngoài da có thể lây lan: (i)Từ người sang người bằng trực tiếp (có bệnh và người không có bệnh) hoặc gián tiếp (qua các vật dụng như khăn lau,lược, nón, quần áo,chiếu, ghế ngồi v.v...); (ii) Từ thú sang người (truyền từ chó, mèo, trâu bò sang người); (iii) Từ đất sang người (những người làm vườn). | Vi nấm có thể lây truyền gián tiếp qua các vẩy da rơi trên thảm | Chốc đầu (tinea capitis): Chủ yếu làbệnh của tóc, da đầu cóthể bị viêm; tùy theo vi nấm gây bệnh, có 4 thể chốc đầu :
(1)- Chốc đầu mảng xám (gray patch, teigne microsporique): Vi nấm gây bệnh là các loại Microsporum sp., ở Việt Nam có thể gặp M. canis, M. ferrugineum, M. audouinii ...Tóc đứt ngang cách da đầu vài milimét thành mảng tròn, lan nhanh trên đầu, dađầu không sưng. Bệnh hay gặp ở trẻ em và lây nhanh thành dịch nhỏ ở trường học. | | Chốc đầu mảng xám do | Microsporum spp. | (2)- Chốc đầu mưng mủ (kerion, kérion): Vi nấm gây bệnh làTrichophyton mentagrophytes, Microsporum canis. Da đầu bị sưng, mủ bọc ởchân sợi tóc làm sợi tóc tuột đi khiến bệnh nhân có những mảng tròn gồ cao và trụi tóc.
| Chốc đầu mưng mủ do Microsporum canis |
(3)- Chốc đầu chấm đen (black dot ringworn, teigne tondante): Vi nấm gây bệnh là T. tonsurans, T. violaceum. Da đầu bịviêm ít nhiều tùy người, sợitóc đứt ngang sát da đầu, nhìn vào trông giống như những chấm đen nhỏ. | | | Chốc đầu chấm đen do | Trichophyton tonsurans vàTrichophyton | violaceum | (4)- Chốc đầu lõm chén (favus, teigne favique) : Vi nấm gây bệnh làT. schoenleinii. Da đầu bị viêm mạn tính, có những mài hình lõm chén, đường kính 10 - 15mm, bờ gồ cao và không đều, tóc không rụng nhưng mấtnước bóng;từ sang thươngbốc lên mộtmùi hôi nhưchuột. Bệnhthường kéodài và làmteo da đầu,khi chữa hếtnấm, tóc cũngkhông mọc lại được; do đó bệnh nhân bị sói đầu. | | Chốc đầu lõm chén do | Trichophyton schoenleinii | Bệnh ở da nhẵn (tinea corporis) :
(1)- Hắc lào (tinea circrinata): Sang thươngđầu tiên là sẩnđỏ, có bóng nước,ngứa, lan rộng ra chungquanh vùng trung tâm lành dần,tạo nên hình vòng. Những vếtthương gần nhaukhi lan rộngsẽhòa vàonhau thành hình đa vòng. | Chốc đầu và hắc lào do Microsporum canis |
| | sang thương đa vòng | điển hình của hắc lào |
(2)- Vẩy rồng (tinea imbricata, Tokelau): Vi nấm gây bệnh:T. concentricum. Bệnhkéo dàilâu năm nên thường cả mộtvùng da rộng lớn bị, có khi cảthân mình : da không viêm nhưngngứa và tróc vẩy, các vẩy xếpthành hình đồng tâm. Ở Việt nam, bệnh hay gặp ởvùng dân tộc ít người, rất khó chữa. | Sang thương vẩy rồng điển hình | Chân vận động viên (athete's foot) :
Thường gặp ở kẽ chân vậnđộng viên thể dục thể thao, cũng có thể gặp ở những người lính đi giầy. Có 2 thể (1)- Thể mạn tính: thường doT. rubrum : kẽchân tróc vẩy trắng,để lộ da non màu đỏ bên dưới. Đôi khi kẽ nứt da, nhiễm khuẩn gây đau đớn. | | Viêm da kẽ mạn tính do | Trichophyton rubrum |
(2)- Thểbóng nước, lan rộnglên lưng và lòngbàn chân, thường do T. mentagrophytes, E.floccosum. Có khi bệnh nhân đi khám bệnhvì những phảnứng dị ứngvì các chấtđộc của vi nấm thấm vào máu : cónhiều bóngnướcở lòng bànchân, thân mìnhv.v... | | Viêm da bóng nước lan rộng do Trichophyton mentagrophytes và | Epidermophyton floccosum | Nấm bẹn (tinea cruris, eczema marginatum) Có 2 thể, tùy theo loại vi nấm gây bệnh: (1)- Trường hợp do Epidermophyton floccosum: hai bên bẹn có 2 mảng dađỏ hồng, ngứa, đối xứngbờ viêm, có bóng nước, lan rộng ra hai bên đùi.
(2)- Trường hợp do T. rubrum, T. mentagrophytes var. interdigitale: hai mảng ở bẹn không đối xứng, ngứa, lan một cách chậm chạp ra mông hoặc lên thân mình. | Nấm bẹn thể đối xứng |
| Nấm bẹn thể không đối xứng |
Nấm móng (tinea unguum, onychomycosis) :
Bệnh nấm móng có thể chia làm 2 thể chính :(1) thể trắng và nông, trong ấy vi nấm phát triển thành những mảng có giới hạn trên bề mặt móng,(2) thể xâm nhập từbờ xa của móng :vi nấm ăn lần vào bên trong và lên trên; dần dần móng trở nênđụclồi lõm,nâu đenvà bịphá hủymột phần hoặc toàn phần, trơ ra nền móng xù xÌ, đen và đầy vi nấm. Khi xâm nhập từ bờ bên, vi nấm thường lan lên trên, tạo ra nhưong mảng trắng - vàng nhạt, từ đó xâm nhập vùng tiểu nguyệt (lunule) và gốc móng . | Hình ảnh lâm sàng nấm móng do sự xâm nhập từ bờ xa của vi nấm |
Bệnh vi nấm nội tạng (systemic mycoses) Bệnh vi nấm Candida (candidoses) Ở những người bình thường khỏe mạnh, người ta tìm thấy vi nấm Candida sp. trong miệng 30%,ruột 38% , âm đạo 39%, các nếp xếp của da quanh hậu môn 46% ,phế quản : 17%. Trong một số điều kiện nhất định, vi nấm Candida sp. chuyển từ trạng thái hoại sinh sang ký sinh (gây bệnh). Các điều kiện thuận lợi cho Candida sp. gây bệnh là: (i) Yếu tố sinh lý : khi người phụnữ có thai, sự gia tăng các hormonesđưa đến sự biến đổisinh thái ở âm đạo(dịch sinh học ngọthơn, tích trữ glycogentrongtếbào biểu bì...),cộng thêm vớisuy giảm miễn dịch khiến vi nấm có điều kiện phát triển hơn; (ii) Yếu tố bệnh lý : Tiểu đường; phát phì; suy dinh dưỡng; giảm đề kháng. (iii) Yếu tố nghề nghiệp: Các nghềẩm ướt thườngxuyên như bánnước uống, bán tráicây, bán cá, làm bếptrong các nhà hàng ăn uốngv.v... (iv) Yếu tố thuốc men: Dùng kháng sinh phổ rộng, Corticoides, thuốc ứcchế miễndịch. Bệnh ở niêm mạc : Đẹn (tưa): Thường gặp ởtrẻ sơ sinh (4 - 5%),trẻnhũ nhi suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, người suy kiệt, người già yếu (10 %),lạmdụng khángsinh; thiếuriboflavin cũnglà một yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh cũng thường gặp ở người tổn thương miễn dịch do tiểu đường, ung thư máu, lymphoma, chứng giảm bạch cầu hạt và HIV/AIDS. Niêm mạcmiệng viêm đỏ,khô; lưỡi bónghoặc có gai thịt nhỏ, trênđó xuất hiện những điểmtrắng, các điểm lớn dần và hợp với nhau thànhnhững mảng trắng. Các mảng thường mềm, dễ bóc(khác với màng giả trong bệnhbạch hầu rất khó bóc, màuxám nhạt), thường gặpở lưỡi, đôi khi ở vòm hầu,amydal. | Dạng thường gặp với mảng trắng trong miệng |
Lở trắng haimép, viêm lưỡi đỏ tróc gai thịt hoặclưỡi đen cũnglà những dạng khác của bệnhvi nấm Candida ởniêm mạc miệng.Có khi bệnh nhân không có mảng trắng mà lại bị khô miệng, mất vị giác, đau khi nuốt. Vi nấm gây bệnh : Candida albicans. | Dạng lở mép Dạng lưỡi đỏ, tróc gai thịt Dạng lưỡi đen | Viêm thực quản:
Gặp ở trẻ bị đẹn nặng hoặc ở người lớn suy kiệt, dùng kháng sinh,corticoides lâu ngày; thườngcó viêm phổi kèm theo. Trẻ bệnh bỏ ăn, nghẹn họng, ói mửa, khó thở. Người lớn khó nuốt, đau sau xương ức.Tiênlượng xấu,khi pháthiện bệnhphải can thiệp ngay. Viêm ruột : Hay xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc trẻ đang sử dụng kháng sinh phổ rộng, người đang bị bệnh bạch cầu cấp hay các loại ung thư máu khác. Bệnh nhânđau bụng, tiêuchảy, sôi ruột,ngứa hậu môn...,cáctriệuchứngbiếnmấtkhingưngkháng sinh và uống mycostatin. Có rất nhiều vết loét ở niêm mạc bao tử, tá tràng và ruột non. Thủng ruột là biến chứng dễ xảy ra, dẫn đến viêm phúc mạc và phát tán vi nấm theo đường máu đến gan, lách và các cơ quan khác. Viêm âm đạo - âm hộ: Gặp ở phụ nữ có thai (nhất là 3 tháng cuối), tiểu đường hoặc đang dùng kháng sinh phổ rộng. Hoạt động tình dục thường xuyên,thuốc ngừathai là các yếu tố có thể góp phần vào làm bệnh phát triển ra vùng hội âm, âm môn và hạ bộ.Bệnh nhân thấy rất ngứa hoặc rát bỏng âm hộ, rahuyết trắng giống như sữa đông,khám mỏ vịt thấy niêm mạc sưngđỏ, có nhiều mảng trắng. Bệnhnhân có thể đi tiểu rát, đautrong khi giao hợp. Viêm âm đạo mạn tính kết hợp với đẹn và đề kháng với trị liệu là bệnh cảnh thường gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS. Nếungười chồng của bệnh nhân bị viêm qui đầu,phải coi chừngcó thể bị bệnh tiểu đường. Triệu chứng gồm viêm đỏ, ngứa, có bóng nước nhỏ hoặc bọc mủ ở đầu dương vật hay bao qui đầu. Thể bệnh này hay gặp ở những người không cắt bao qui đầu và không giữvệ sinh sau khi hoạt động tình dục. Bệnh ở da và cơ quan phụ cận : Viêm da: Gặp ở những người luôn ẩm ướt da (đổ mồ hôi, nhúng tay, chân vào nước thường xuyên...) .Sang thương chủ yếu xuất hiện và phát triển ở vùng da xếp nếp như bẹn, giữa2 mông, nách, rốn, dưới 2 vú v.v...:da bị viêm thành mảng to, màu đỏ, ẩm, có rỉ nước vàng,ngứa; gần đó có các sang thương con,kích thước nhỏ và không đồng đều.Sự ẩm ướt, nhiệt độ, sự cọ sát và rữa nát da là các yếu tố nguy cơ chính. ở da kẽ tay, kẽ chân...,phần thượng bì hoại tử, màutrắng, mục nát, dễ vỡ khi lấyđầu mũi dao cạo nhẹ, để lộ phần da non màu đỏ ở dưới. Viêm da do tã lót (diaper dermatitis) rất phổ biến ở trẻ không được giữ vệ sinh, tã ướt khôngđược thay,kích thích da do ammoniac và sự rữa nát da đưa đến sự phát triểnvi nấm. Da vùng hạ bộ bị sưng đỏ,lở thành mảng với những bọc mủ vệ tinh. | Viêm da ở các nếp xếp lớn Viêm da do tã lót Viêm da đen | | Viên da kẽ do Candida albicans | Viêm móng và quanh móng:
Bệnh nhân thường là những người hay nhúng tay, chân vào nước, nhất là các loại nước có đường hay tinh bột(bán nước uống,bán rau, bán trái cây, bán cá, nhân viên cửa hàng ăn uống. v.v...).Sau vài tháng nhúng vào nướcnhư thế, phần mềm ở gốc móng sưngđỏ, đau, chảy nướcvàng hay chảy mủ.Móng dần dần trở nên đục, bề mặt nâu nhạt và lồi lõm. | | Viêm móng và quanh móng | điển hình do Candida sp. |
Tài liệu tham khảo 1.Ajello L and R.J. Hay. 1997. Medical Mycology Vol 4 Topley & Wilson's Microbiology and Infectious Infections. 9th Edition, Arnold London. 2.Beneke, E.S.- Roger, A.L.-MedicalMycology Manual,Third edition. 3.Christensen, C. M., ed. 1982. Storage of cereal grains and their products. St. Paul, Minnesota: American Association of Cereal Chemists, Inc. 4.Bulmer, G.S - Fungus Diseases in the Orient. Rex Book Store 1995 5.Ellis D.H.1984. Clinical Mycology – The Human Opportunistic mycoses – Gillingham Printers Pty Ltd, Underdale, Australia. 6.Kwon-Chung K,J. - Bennett J.E. - Medical Mycology. Lea & Febiger 1992 7.Richardson MD and DW Warnock. 1993. Fungal Infection: Diagnosis and Management. Blackwell Scientific Publications, London. 8.Warnock DW and MD Richardson. 1991. Fungal infection in the compromised patient. 2nd edition. John Wiley & Sons. 9.Nguyễn Lân Dũng – Những đặc điểm chung của Vi sinh vật 10.Nguyễn Lân Dũng – Giáo trình Vi sinh vật học. 11.Trần Xuân Mai – Giáo trình giảng dạy môn vi nấm. 12.Kiều Hữu Ảnh – Giáo trình Vi sinh vật học tập 3.
|