Tổng quan về mối quan hệ giữa virus cúm năm 1918 và virus gây đại dịch cúm hiện nay
Một loại virus cúm đã từng được phát hiện và gây tai họa trên toàn cầu từ những năm 1918-1919 đã hình thành nên một chủng virus tồn tại dai dẳng cho đến ngày nay. Đây là kết luận của các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu các Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng (NIAID) thuộc Viện Y tế Hoa Kỳ. Nhìn về lịch sử Các triệu chứng của bệnh cúm trên người đã được Hippocrates mô tả rõ ràng cách đây khoảng 2.400 năm. Kể từ đó, virus cúm đã gây ra nhiều trận đại dịch. Các số liệu và thông tin lịch sử về các trận dịch cúm khó có thể được xác định rõ, vì các triệu chứng có thể tương tự với triệu chứng của các bệnh khác, như bệnh bạch hầu (diphtheria), dịch viêm phổi (pneumonic plague), sốt thương hàn (typhoid fever), và sốt phát ban (typhus). Ghi nhận đầu tiên có độ tin cậy cao về một đại dịch cúm là một trận dịch vào năm 1580. Dịch này bắt đầu từ Nga và lan truyền sang châu Âu bằng cách xuyên qua châu Phi. Tại Rome (Italia), hơn 8.000 người đã tử vong và một số thành phố của Tây Ban Nha đã không có ai sóng sót sau vụ dịch. Các đại dịch cúm vẫn thỉnh thoảng xảy ra trong suốt thế kỷ 17 và 18, đặc biệt là đại dịch trên diện rộng năm 1830-1833, nó nhiễm khoảng 1/4 số người tiếp xúc với nguồn bệnh. | Khoảng từ 20 đến 100 triệu người đã tử vong vì trận Đại dịch cúm Tây Ban Nha, năm 1918 (Ảnh: cns.miis.edu) |
Trận dịch nổi tiếng nhất và cũng gây tử vong nhiều nhất là trận Đại dịch Cúm Tây Ban Nha (Spanish flu pandemic, gây ra bởi virus cúm A/H1N1) từ 1918-1919. Số tử vong được ước tính trong khoảng từ 20 đến 100 triệu người. Trận Đại dịch này được mô tả giồng như một "sự huỷ diệt về y học lớn nhất trong lịch sử" và có thể đã giết chết nhiều người bằng với trận dịch Cái chết Đen (Black Death, do bệnh dịch hạch vào các năm từ 1347 đến 1351). Số tử vong khủng khiếp này đã được gây ra do tỷ lệ nhiễm bệnh cao đến 50% và cấp độ bệnh trầm trọng của các triệu chứng, được nghi ngờ là gây ra do các "cơn bão cytokine". Thật vậy, các triệu chứng trong năm 1918 là rất lạ và làm cho thời gian đầu, bệnh cúm bị chẩn đoán sai thành sởi, dịch tả, hoặc là thương hàn. Một nhân chứng đã viết: "Một trong các biến chứng kinh khủng nhất là xuất huyết từ các niêm mạc, đặc biệt là từ mũi, dạ dày, và ruột. Sự chảy máu từ tai và xuất huyết trên da cũng xuất hiện". Phần lớn số người chết là bị viêm phổi do vi khuẩn, một loại nhiễm trùng cơ hội gây ra do cúm, nhưng virus cũng trực tiếp gây tử vong cho người, gây nên chảy máu phổi ồ ạt và phù phổi. | Virus cúm năm 1918 chụp dưới kính hiển vi điện tử. Chủng virus này được tái tạo lại vào năm 2005 bởi Trung tâm kiểm soát & ngăn ngừa cúm, Hoa Kỳ (Ảnh: web.mit.edu) |
Trận dịch ngày nay Trong một bài báo được đăng trên Tạp chí Y học New England, các tác giả gồm Anthony S. Fauci, M.D., Jeffery K. Taubenberger, M.D., Ph.D., và David M. Morens, M.D. đã cho rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ của đại dịch cúm bắt nguồn từ năm 1918 và họ đã mô tả cách mà virus cúm A/H1N1 của năm 2009 đang lây lan trên toàn cầu trở thành một phiên bản khác của gia đình virus này tồn tại lâu như thế nào. “Đại dịch cúm trong giai đoạn 1918-1919 là một sự kiện thể hiện sự yếu kém trong lịch sử y tế cộng đồng,” Giám đốc của NIAID, Tiến sỹ Fauci nói. “Sự di truyền của đại dịch đó đã được tiếp nối bằng nhiều con đường, trong đó bao gồm các thế hệ tiếp theo của chủng virus cúm năm 1918 vẫn tiếp tục chu kỳ tuần hoàn của chúng trong suốt 9 thập niên qua.” Virus cúm có 8 gen, 2 gen chịu trách nhiệm mã hóa protein bề mặt của virus là Heamagglutinin (HA) và Neuraminidase (NA) cho phép virus thâm nhập tế bào chủ và lây lan từ tế bào này qua tế bào khác. Gen Heamagglutinin có 16 phân đoạn của và 9 phân đoạn của gen Neuraminidase, vì vậy có tới 144 khả năng kết hợp giữa cặp gen HA-NA. Tuy nhiên, chỉ có 3 type virus cúm H1N1, H2N2 và H3N2 được phát hiện có thể thích ứng hoàn toàn để lây nhiễm qua người. Các hình thức kết hợp khác như virus cúm gia cầm H5N1 đôi khi cũng lây nhiễm qua người nhưng chúng chỉ là virus gia cầm, không phải virus người. ”8 gen của virus cúm đó có thể coi như là các đấu thủ (player) trong một đội đấu: Một số cách kết hợp giữa các đấu thủ trong đội có thể tình cờ làm phát sinh và cung cấp cho virus những khả năng mới, ví dụ như khả năng lây nhiễm trên một loại sinh vật chủ mới chẳng hạn,” Tiến sỹ Morens, cố vấn cao cấp của NIAID nói. Điều đó giống như những gì đã từng diễn ra khi đại dịch bùng nổ vào năm 1918, Morens cho biết thêm. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng loại virus khởi nguồn này giống như virus gia cầm. Virus đó có bộ 8 gen và theo một cơ chế chưa được biết đến nào đó, có khả năng lây nhiễm qua người và dễ dàng lây từ người qua người. Chủng virus cúm H1N1 năm 1918 không chỉ làm bùng nổ đại dịch, lấy đi sinh mạng của hàng chục triệu người, mà trong suốt quá trình phát triển của đại dịch, virus đã lây ngược từ người qua lợn, và từ lợn chúng tiếp tục tiến hóa cho đến này nay. “Kể từ năm 1918, loại virus sống dai này đã dùng mọi “chiêu thức” tiến hóa để tồn tại bằng dạng này hay dạng khác và gieo rắc mầm mống của thể hệ virus con cái mới vào sinh vật chủ với các kết hợp và hình thành gen mới, thông qua quá trình xuất-nhập gen virus theo định kỳ”, các tác giả viết trong báo cáo. | Virus cúm A/H1N1 năm 2009 |
“Tất cả các loại virus cúm type A thích ứng với người ngày nay kể cả các loại virus cúm thường xuyên theo mùa hay loại gây đại dịch bất thường đều trực tiếp hay gián tiếp bắt nguồn từ loại virus tổ tiên ban đầu đó,” Tiến sỹ Taubenberger, điều tra viên cao cấp tại Phòng Thí nghiệm các Bệnh truyền nhiễm của NIAID nhấn mạnh. “Do vậy, có thể nói rằng chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của một đại dịch khởi đầu từ năm 1918”. “Chính xác là bằng cách nào mà tổ hợp gen cúm mới có thể nhảy vọt từ các loài chim nước đến một sinh vật chủ mới như người hay cách động vật có vú khác? Yếu tố nào quyết định việc lây nhiễm trên vật chủ là lây nhiễm một lần rồi kết thúc hay liên tục, truyền từ người qua người như những gì diễn ra năm 1918? Nghiên cứu về vấn đề như thế này có tính rất chuyên sâu nhưng tại thời điểm này câu trả lời rõ ràng vẫn còn bị bỏ ngõ”, Morens nói. Chúng ta đều biết rằng, hệ miễn dịch của con người luôn tạo ra các miễn dịch nhằm kháng lại các protein HA và NA của virus cúm, chủ yếu dưới hình thức các kháng thể. Tuy nhiên, khi khả năng miễn dịch của cộng đồng lớn với một biến thể virus cúm mới nào đó nảy sinh, virus sẽ phản ứng lại bằng cách thay đổi cách thức tấn công khiến cho kháng thể khó nhận ra nó. | Cấu trúc của thể virus cúm A Các protein Haemagglutinin (HA) và Neuraminidase (NA) hiện diện trên bề mặt của thể virus. Bộ gen RNA được thể hiện bằng các “lò xo đỏ” bên trong thể virus và liên kết với các Ribonuclear protein (RNPs) | Trong gần một thế kỷ, hệ miễn dịch của người đã cố gắng “chạy” theo từng bước đột biến phức tạp của chủng virus cúm năm 1981 và các thế hệ sau của nó. Và, mỗi bên trong đột biến này đều gắn kết với nhau trong một nỗ lực không ngừng nhằm vượt lên trước bên kia, các tác giả viết.
Trong khi chủng do virus 1918 hình thành nên ít có dấu hiệu bị “lật đổ” thì các nhà nghiên cứu của NIAID lại nhấn mạnh rằng vẫn có lý do nào đó để lạc quan. Khi so sánh qua nhiều thập kỷ, có vẻ như hậu quả do đại dịch do virus thế thệ sau không làm gia tăng tính nghiêm trọng như những trận dịch trước. Có được điều này một phần là nhờ và những tiến bộ y tế và kiểm soát y tế cộng đồng. Nhưng ông cũng cho biết xu hướng này có thể phản ánh con đường tiến hóa của virus thiên về tăng khả năng lây lan từ vật chủ này qua vật chủ khác kết hợp với xu hướng giảm tiêu diệt sinh vật chủ. | Thiệt hại về người và của của trận dịch này đã được giảm đáng kể nhờ vào các tiến bộ y học về phòng chống và điều trị bệnh cúm. | “Chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với khả năng của một đại dịch cúm mới và gây hậu quả lâm sàng nghiêm trọng do loại virus hoàn toàn mới gây ra, nhưng chúng ta cũng phải hiểu sâu hơn và tiếp tục khai thác định lượng và động lực học của kỷ nguyên đại dịch mà chúng ta đang sống”, các tác giả kết luận.
|