Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 1 6 2 8
Số người đang truy cập
4 8 0
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
P. falciparum
Nhân trường hợp chậm cắt ký sinh trùng sốt rét trên bệnh nhân sốt rét P. falciparum đã cắt lách

Lách có vai trò quan trọng trong việc thải trừ ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) khỏi máu qua việc nhận biết những biến dạng và sự nhạy cảm với IgG của hồng cầu nhiễm. Trên những bệnh nhân đã cắt lách mà khi mắc sốt rét, mật độ ký sinh trùng có thể tồn tại kéo dài, đặc biệt ở những người miễn dịch sốt rét còn hạn chế. Hiện nay, những dẫn xuất Artemisinin được thừa nhận là thuốc kháng sốt rét có hiệu quả thải trừ nhanh chóng loài ký sinh trùng P. falciparum dạng thể nhẫn, nhờ cơ chế gia tăng nhận biết bề mặt hồng cầu bị nhiễm. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có báo cáo lâm sàng nào về những trường hợp cắt lách được điều trị bằng dẫn xuất Artemisinin. Sau đây xin trình bày một trường hợp có tiền căn cắt lách, bị sốt rét do P. falciparum và mặc dù được điều trị bằng Artemisinin, nhưng thời gian sạch KST vẫn kéo dài. Ca bệnh dưới đây do nhóm tác giả gồm Lê Thị Anh Thư, Trần Quang Bính và Nguyễn Văn Phượng thuộc Khoa Nhiệt đới của Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận và báo cáo

 

Trình bày bệnh án

Bệnh nhân nam, 43 tuổi làm nghề đốn gỗ tại vùng sốt rét lưu hành, nhập vào bệnh viện Chợ Rẫy vì sốt, lạnh run, nhức đầu từ 5 ngày trước. Bệnh nhân chưa được điều trị thuốc kháng sốt rét và không có tiền căn sốt rét, nhưng có tiền căn cắt lách sau chấn thương bụng do tai nạn giao thông cách đó 4 tháng. Lúc vào viện, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, sốt 38.50C, mạch 88 lần/phút, huyết áp 110/60 mmHg. Khám tim mạch, hô hấp - không thấy bất thường. Vết sẹo mổ cũ giữa bụng, gan 2 cm dưới bờ sườn.

Xét nghiệm lam máu có ký sinh trùng sốt rét loại P. falciparum với mật độ 256.000 ký sinh trùng/ml máu. Hct 37.5 %, Bạch cầu 12.500/ml (70% neutrophils), Tiểu cầu 70.000/ml. Urea, Creatinin, Bilirubin, SGOT, SGPT và đường huyết trong giới hạn bình thường.

Thái độ xử trí

Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Artemisinin 1000mg uống (Xí nghiệp dược trung ương 24)- kết hợp với liều duy nhất Mefloquine 750mg (Mefa, Aesch-basel, Switzerland). Không thấy ói sau khi dùng thuốc. Mật độ KSTSR giảm xuống còn 71.000/ml vào giờ thứ 24 nhưng sau đó tăng lên 152.000/ml vào giờ 48. Nên được dùng thêm Artesunate 200mg/ngày (Guilin Pharmaceutical Works, Guilin, Trung Quốc) vào ngày thứ 3. Nhưng 8 giờ sau, ký sinh trùng không giảm mà lại tăng, bệnh nhân được điều trị bổ sung thêm Artesunate 120mg tiêm tĩnh mạch (Guilin Pharmaceutical Works).

Sau 4 ngày điều trị bằng Artesunate, KSTSR vẫn còn trong máu và bệnh nhân còn sốt. Tuy nhiên, không ghi nhận biến chứng nào khác trên lâm sàng. Tiếp tục điều trị bằng Artemisinin và tăng liều lên 1000mg và 1500mg vào 2 ngày tiếp theo. Lượng KSTSR không đổi, ngay cả khi dùng thêm một liều Artesunate tiêm tĩnh mạch.

Sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn sốt, KSTSR còn dương tính, Hct giảm còn 24%. Ðiều trị được chuyển sang với thuốc Quinine (XNDP trung ương 24) tiêm tĩnh mạch với liều 10mg/kg mỗi 8 giờ trong 3 ngày. Sau đó chuyển sang uống Quinine Sulphate 4 ngày tiếp theo. KSTSR giảm tương đối trong 3 ngày đầu điều trị bằng Quinine, sau đó giảm nhanh và âm tính vào cuối ngày thứ 7 của liệu trình Quinine. Bệnh nhân giảm sốt và hết sốt vào ngày thứ 15, thời gian sạch KSTSR là 432 giờ, thời gian cắt sốt là 336 giờ. Bệnh nhân dung nạp tốt với điều trị, không xuất hiện thêm các biến chứng của sốt rét, không thấy các triệu chứng độc tính của thuốc kháng sốt rét và xuất viện sau 19 ngày.-

Một số bàn luận

Theo tiêu chuẩn của WHO về kháng thuốc sốt rét, với diễn tiến KSTSR như đã mô tả ở trên, có thể kết luận trường hợp này kháng thuốc độ 3 (RIII: mật độ KST giảm ít hơn 75% vào giờ 48 so với mật độ ban đầu).

Theo những nghiên cứu trước đây trên 230 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy, phác đồ Artemisinin kết hợp với Mefloquine liều duy nhất đã cho thấy có hiệu quả cắt KSTSR và cắt sốt nhanh so với các phác đồ khác với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và chưa thấy trường hợp nào kháng RII hay RIII. Một báo cáo ở Thái Lan ghi nhận ở những bệnh nhân cắt lách bị sốt rét điều trị bằng Quinine thấy thời gian cắt KSTSR kéo dài, nhưng thời gian sạch KSTSR của 4 bệnh nhân này ngắn hơn so với bệnh nhân vừa được trình bày. Do đó, việc giải thích thỏa đáng nhất đối với trường hợp cắt KSTSR chậm này là do thiếu vai trò rất quan trọng của lách trong việc thải trừ KSTSR, đặc biệt đối với dẫn xuất Artemisinin.

Mật độ KSTSR lúc đầu ở bệnh nhân này (giờ 24) giảm có thể là do sự kết dính vào vi mạch của thể tư dưỡng, nhưng sau đó thể tư dưỡng trưởng thành thành thể phân liệt và vỡ ra tạo nhẫn làm KSTSR tăng trở lại vào giờ thứ 48. Giả thuyết này có cơ sở, bởi mối tương quan ngược giữa nhiệt độ cơ thể và KST trong vài ngày đầu. Vì thể phân liệt vỡ liên quan đến sốt, nhiệt độ tăng lên ngay trước khi dạng nhẫn xuất hiện nhiều (lúc này mật độ KSTSR còn thấp) và mật độ KSTSR tăng tới đỉnh khi nhiệt độ đã hơi giảm xuống. Ðiều này được minh họa ở biểu đồ. Trên thực nghiệm, dẫn xuất Artemisinin làm ngừng phát triển KSTSR và ức chế sự kết dính tế bào và thực tế ở bệnh nhân này gợi ý rằng, trong cơ thể người, lách có vai trò quan trọng để Artemisinin thực hiện những tác dụng nói trên.

Mefloquine sử dụng đơn độc cho thấy ít hiệu quả hơn so với Mefloquine kết hợp với Artemisinin. -Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Mefloquine đạt được 17-31 giờ sau khi dùng thuốc và thuốc tác dụng chủ yếu trên KSTSR trưởng thành,10 nên Mefloquine có vai trò trong việc ngừa tái phát hơn là góp phần vào việc cắt KST nhanh trong phác đồ kết hợp Artemisinin và Mefloquine.- Tuy nhiên, trên BN này, sau 10 ngày điều trị Mefloquine KSTSR vẫn còn dương tính và tiếp tục giảm tương đối chậm trong liệu trình với Quinine. Ðiều này cho thấy lách cũng có vai trò quan trọng trong hiệu quả diệt KSTSR của nhóm khuốc kháng sốt rét dạng Quinoline. Nhận xét này cũng phù hợp với báo cáo trước đây về Quinine.

Một giả thuyết khác có thể đặt ra là thuốc có tác dụng và KSTSR quan sát được sau ngày thứ 4 là những KSTSR đã chết. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn sốt mà không có những nhiễm trùng khác, vẫn tiếp tục giảm tiểu cầu và dung tích hồng cầu giảm xuống chỉ còn 2/3 so với lúc nhập viện, gợi ý rằng vẫn còn hiện tượng vỡ thể phân liệt theo kiểu không đồng bộ. Ngoài ra, trong báo cáo của Thái Lan trên bệnh nhân cắt lách dùng Quinine, kết quả nuôi cấy KSTSR (để xác định được chắc chắn KSTSr còn sống hay đã chết) cho thấy KSTSR vẫn còn sống sau liệu trình điều trị. Tuy nhiên, thời gian sạch KSTSR trong báo cáo của Thái Lan ngắn hơn trường hợp này (10 ngày), gợi ý là liệu Quinine có hiệu quả hơn Artemisinin trên bệnh nhân đã cắt lách.

Chất lượng thuốc kém cũng có thể góp phần vào việc chậm cắt KSTSR do không ngăn được sự phát triển của KSTSR. Tuy nhiên, 6 dạng thuốc này của 4 hãng đã được sử dụng trong những nghiên cứu trước đây cho thấy có hiệu quả cao. Sự phân bố thuốc bất thường có thể là yếu tố góp phần làm kém hiệu quả, như một trường hợp điều trị với Quinine có kháng RIII gây tử vong. Tuy nhiên cũng ít nghĩ tới ở bệnh nhân này vì bệnh nhân dù đã cắt KSTSR chậm nhưng không có các biến chứng của sốt rét. Không thấy có những biểu hiện độc thần kinh do thuốc như đã quan sát thấy trên thực nghiệm dù dùng liều cao (Artemisinin 6.25mg tức 140mg/kg, Artesunate 1.04gm tức 25mg/kg). Ðiều này cũng phù hợp với những nghiên cứu lâm sàng trước đây về tính an toàn của dẫn xuất Artemisinin trên người.

Kết luận

Trường hợp này đã chứng minh vai trò quan trọng của lách trong việc thải trừ KSTSR khỏi máu. Không có lách, khả năng ức chế kết dính tế bào của thuốc giảm và giai đọan trưởng thành diễn tiến đến thể phân liệt vỡ, hầu như vẫn còn có thể xảy ra, làm kéo dài thời gian sạch KSTSR. Ngoài ra, kết quả còn gợi ý rằng Artemisinin có thể phụ thuộc nhiều vào lách trong việc thải trừ KSTSR hơn những thuốc kháng sốt rét khác, ví dụ như Quinine. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu trên nhiều trường hợp sốt rét có cắt lách khác.

Summary

Delayed parasite clearance in a splenectomized patient with

Falciparum malaria

A case of falciparum malaria, in spite of treatment with artemisinin derivatives, with delayed parasite clearance is reported. The male patient has been splenectomized 4 months prior to admission, were ill-responded to specific antimalarial. Initial changes in parasitemia suggests that the parasites were still able to cytoadhere and mature to schizogeny despite treatment. This present case confirms the role of the spleen in clearance of malaria parasites from the circulation, and also suggests that the efficacy of the artemisinin drugs relies more o­n intact splenic function than do other antimalarial agents.

Tài liệu tham khảo

1.Looareesuwan S, Ho M, Wattanagoon Y et al. Dynamic alteration in splenic function during acute falciparum malaria. N Eng J Med 1987; 317: 675 -9.

2.Ho M, White NJ, Looareesuwan S et al. Splenic Fc receptor function in host defense and anemia in acute Plasmodium malaria. J Infect Dis 1990; 161: 555-61.

3.Looareesuwan S, Suntharasawai P, Webster HK, Ho M. Malaria in splenectomized patients: report of four cases and review. Lin Infect Dis 1993; 16: 361-6.

4.Trần Tịnh Hiền, White NJ. Qinghaosu. Lancet 1993; 341: 603-608.

5.World Health Organization. Chemotherapy of malaria and resistance to antimalarials. Report of a WHO scientific group. WHO Tech Rep Ser 1973; 529: 30-5

6.Trịnh Kim Ảnh, Nguyễn Văn Kim, Trần Quang Bính, Lê Ngọc Hùng, Lê Thị Diễm Thủy, Vũ Thị Tuyết, Lê Thành Ni. Artemisinin trong điều trị sốt rét falciparum chưa biến chứng. Tập san đề tài nghiên cứu quốc gia về sốt rét (KY -01-01) Bệnh viện Chợ Rẫy; 1992-1995; 17-64

7.Ðỗ Văn Chính, Phan Thanh Phúc, Lê Thị Anh Thư, Trần Thị Kim Hồng, Nguyễn Mạnh Hùng, Ðoàn Công Khanh. Hiệu quả lâm sàng của phác đồ kết hợp Artemisinin với Mefloquine (A4M3) trong điều trị sốt rét do P falciparum không biến chứng. Thời Sự Y Dược Học 2/1995; 14-16

8.Kwiatkowski D; Nowak M. Periodic and chaotic host-parasite interactions in human malaria. Proc Natl Acad Sci USA 1991; 88:5111-3.

9.Udomsangpetch R, Pipitaporn B, Krishna S et al. Antimalarial drugs reduce cytoadherence and rosetting Plasmodium falciparum. J Infect Dis 1996; 173: 691-8.

10.Karbwang J, White N. Clinical pharmacokinetics of mefloquine. Clin Pharmacokinet 1990; 19: 264-79.

11.Looareesuwan S, Charoenpan P, Ho M et al. Fatal Plasmodium falciparum malaria after an inadequate response to quinine treatment. J Infect Dis 1990; 161: 577 .

 

Ngày 10/05/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích