Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 22/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Thừa Thiên - Huế
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin tức - sự kiện chung
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 2 5 6 3 3
Số người đang truy cập
1 2 4 0
 Tin tức - Sự kiện
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với nhân dân xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. ( ảnh: http://home.vnn.vn)
Nam Đông, huyện Anh hùng trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Thừa Thiên Huế

Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa. Qua những năm tác động các biện pháp can thiệp, tình hình sốt rét nội địa trên cơ bản đã được khống chế và sốt rét ngoại lai đã chủ động kiểm soát được. Tại đây đã xây dựng và phát triển các yếu tố phòng chống sốt rét bền vững, duy trì được thành quả lâu dài. Mặc dù là một huyện miền núi nhưng Nam Đông là huyện đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế được phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

 

Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, gồn thị trấn Khe Tre và 10 xã Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Quảng, Thượng Long, Thượng Nhật, Thương Lộ, Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Giang và Hương Hữu. Tổng diện tích tự nhiên 65.051,8 ha, trong đó diện tích nông nghiệp có 4.019,18 ha, đất lâm nghiệp chiếm 41.799,31 ha, còn lại là đất khác và chưa sử dụng. Dân số gồm 2 dây tộc Kinh và Ka Tu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 41%. Toàn huyện có 10 xã, trong đó có 6 xã là đồng bào dân tộc thiểu số.

Những năm qua, được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và huyện, người dân Nam Đông đã nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 15%. Cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại; văn hóa, xã hội có nhiều bước chuyển tiến bộ, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ngày càng được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt, bộ mặt nông thôn mới từng bước đổi thay, chính trị luôn ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững ... Thông qua các chương trình định cư 134, 135 ... Từ chỗ hệ thống giao thông gần như ách tắc, luôn bị chia cắt mỗi khi lũ lụt; thì nay có 100% thôn bản, cụm dân cư có hệ thống giao thông, các tuyến đường liên xã, liên thôn và những nơi tập trung đông dân cư đều được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% xã đồng bào dân tộc thiểu số đều được đầu tư hệ thống trường học, trạm xá, bảo đảm việc học tập và khám chữa bệnh của bà con nhân dân. 100% xã, thôn đã có điện lưới quốc gia và có trên 98% hộ sử dụng điện; gần 97% hộ dùng nước hợp vệ sinh. Các xã đồng bào dân tộc thiểu số ở Nam Đông đã hoàn thành việc hỗ trợ về nhà ở và nước sạch. Nam Đông đã trở thành huyện miền núi dẫn đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế về thành tích xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 1993 là 32% (tiêu chí cũ), năm 2008 chỉ còn 11,42%. Từ huyện miền núi có 7/11 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn; 9/11 xã nghèo, nay chỉ còn 2 xã, 4 thôn đặc biệt khó khăn. Diện mạo đô thị Nam Đông đã thay đổi, đặc biệt thị trấn Khe Tre ngày càng khởi sắc với sự tập trung dân cư, hệ thống hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, bưu chính viễn thông, nước sạch và các công trình công cộng, thiết chế văn hóa xã hội ... được xây dựng khang trang, tạo cho trị trấn dáng vẻ bề thế, hiện đại.

Đầu năm 2009, Nhà máy xi măng Nam Đông với công suất 5.000 tấn clinker mỗi ngày và 1,8 triệu tấn/ năm đã được khởi công xây dựng. Việc đầu tư dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng thế mạnh, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của huyện Nam Đông. Theo tính toán của nhà đầu tư, sau khi Nhà máy xi măng Nam Đông đi vào hoạt động sẽ đóng góp vào ngân sách địa phương mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng. Cùng với Nhà máy xi măng Nam Đông, tuyến đường huyết mạch từ quốc lộ 1A nối thị trấn Khe Tre được mở rộng trong nay mai sẽ tạo một diện mạo mới cho vùng kinh tế anh hùng. Mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng, chợ trung tâm huyện đã được đầu tư nâng cấp, bảo đảm số lượng hàng hóa tiêu dùng, sản phẩm phục vụ nhân dân. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, vận tải hàng hóa và hành khách tăng khá. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tạo được nhận thức trong nhân dân về trách nhiệm sự nghiệp giáo dục là của toàn xã hội. Từng bước ứng dụng khoa học, công nghệ sinh học vào sản xuất chăn nuôi, nhất là lãnh vực cây, con giống. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển trồng rừng, tạo phong trào mạnh mẽ trong nhân dân tự bỏ vốn để phát triển đầu tư trồng rừng. Nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc. Từ chỗ canh tac lúa nương với phương thức lạc hậu, năng suất kém, đời sống đói nghèo thì đến nay ruộng nước ở miền núi Nam Đông đã phát triển mạnh với 700 ha; năng suất đạt xấp xỉ 50 tạ/ha/vụ, không hề thua kém miền xuôi. Không chỉ có lúa nước, nhiều vùng quê của Nam Đông còn sẽ làm say lòng người bởi những cánh rừng cao su, rừng kinh tế, những đồng mía , nương cau ... là nguồn sống của nhiều hộ gia đình nơi đây.

 

 

Ngày 12/05/2010
Nguyễn Võ Hinh (st)
(Theo Thừa Thiên Huế trên bước đường
trở thành thành phố trực thuộc trung ương)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích