Giới thiệu về bệnh Toxoplamosis ở người nhân 2 trường hợp nhiễm đơn bào Toxoplasma gondii
Giới thiệu ca bệnh: Ca bệnh thứ nhất: đây là ca bệnh bị nhiễm Toxoplasma gondii lan tỏa được đăng tải trên y vănArch Pathol Lab Med do nhóm tác giả Yermakov V, Rashid RK, Vuletin JC, Pertschuk LP, Isaksson H báo cáo. Trường hợp người đàn ông 40 tuổi bị Toxoplasmosis lan tỏa sau chứng lao kê và có liên quan đến tính miễn dịch ở da rất yếu. Trong các ca bệnh báo cáo trước đây về bệnh đơn bào toxoplasmosis lan tỏa, thì 3 cơ quan thường bị liên quan chính là não, tim và phổi. Hình ảnh mô bệnh học của bệnh lý hạch lympho do toxoplasma không thấy ở ca bệnh này hoặc các báo cáo trước đây. Do đó, chẩn đoán toxoplasmosis lan tỏa không nên loại bỏ mọt cách đơn giản vì có thể vằng mặt trong bệnh lý hạch lympho (toxoplasmal lymphadenopathy) trong bệnh phẩm sinh thiết. Tuyến ức ở ca bệnh này có hình ảnh hình thái học bất thường và hình ảnh gợi ý một tiến trình tự miễn. Ca bệnh thứ hai: là một bệnh nhân có xét nghiệm huyết thanh dương tính với Toxoplasma gondiivà trầm cảm do tác giả Nilamadhab Kar, Baikunthanath Misra đang công tác tại Đơn vị chăm sóc ban đầuWolverhampton, Dunstall Road, Wolverhampton, WV6 0NZ, Anh và Đại học y khoa SCB, Cuttack, Orissa, Ấn Độ báo cáo trên BMC Psychiatry 2004. Bệnh nhân trầm cảm, đáp ứng kém với với thuốc chống trầm cảm. Bệnh nhân tìm thấy xét nghiệm dương tính huyết thanh với toxoplasma. Đáp ứng với điều trị thuốc chống trầm cảm cải thiện chỉ sau khi dùng thuốc điều trị toxoplasma đầy đủ. Ca bệnh trên cho thấy có khả năng có mối liên quan giữa bệnh toxoplasmosis và trầm cảm. Đây là bệnh nhân nam 32 tuổi có vẻ mặt buồn, có ý tưởng tự sát, rối loạn giấc ngủ, chán ăn đã 7 tháng qua được chẩn đoán là trầm cảm và điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả gì. Anh ta thường chóng mặt, ù tai, yếu người, cảm giác đầu lâng lâng. Xét nghiệm cận lâm sdangf đặc biệt như CT scan não, cơ quan thính giác không đáp ứng, chưa thấy gì bất thường. HIV (-) xét nghiệm huyết thanh với toxoplasma (+). Chỉ định điều trị bằng pyrimethamine và sulphadiazine. Anh ta cũng được kê toa carbamazepine 600 mg, clonazepam 4 mg và sertraline 100 mg/ ngày. Theo dõi thường xuyên và sau 6 tháng hồi phục hoàn toàn và không thấy bằng chứng nhiễm toxoplasma. Tổng quan về bệnh Toxoplasma gondii Ký sinh trùng hoặc đơn bào có thể có trong thực phẩm, hoặc trong nước và chúng có thể gây bệnh. Việc phân loại của chúng theo kích thước có thể từ rất nhỏ, đơn bào đến những loài giun, sán, đơn bào có thể nhìn thấy bằng mắt thường; ký sinh trùng ngày càng được xác định nhiều hơn như những tác nhân gây bệnh qua đường thực phẩm, biểu hiện bệnh có thể từ rất nhẹ đến rối loạn nặng hoặc thậm chí tử vong, các tác nhân thường gặp là đơn bào Giardia duodenalis, Cryptosporidium parvum, Cyclospora cayetanensis, Toxoplasma gondii, giun xoắn Trichinella spiralis, sán dây Taenia saginata hoặc Taenia solium. Toxoplasma gondii là loại đơn bào gây bệnh, có mặt khắp nơi trên thế giới. Một điều thú vị là các đơn bào này chỉ có thể thực hiện chu kỳ sinh sản bên trong cơ thể một số họ mèo. Trong mối liên hệ giữa vật chủ - đơn bào, mèo là vật chủ chính. Giai đoạn nhiễm chính là bào nang, phát triển trong ruột mèo, rồi đẻ trứng trong phân rơi vào trong môi trường. Con đường lây nhiễm và biểu hiện bệnh Người bị nhiễmtoxoplasmosis bằng các con đường: [1] Thông qua con đường ăn các thực phẩm như rau xanh, thịt heo, bò chưa được xử lý hoặc chưa được nấu chín hoặc uống nước chưa xử lý (từ sông, hồ) có thể có chứa ký sinh trùng;[2] Đường phân - miệng:bỏ tay hoặc mút tay trong miệng sau khi chăm trẻ, ôm ấp mèo, hoặc bất cứ phương thức nào tiếp xúc với phân mèo; [3] Đường mẹ-con (nếu mẹ mang thai khi nhiễm T. gondii lần đầu); [4] Thông qua đường ghép tạng hoặc truyền máu, cho dù phương thức này rất hiếm. Triệu chứng bệnh toxoplasmosis và một số biến chứng nặng Những người có nguy cơ là người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, nhận ghép tạng hoặc cá thể đang điều trị hóa chất. Những trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm T. gondii trong thời gian ngắn trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai. Các bà mẹ phơi nhiễm T. gondii trong thời gian hơn 6 tháng trước khi có thai hiếm khi truyền bệnh toxoplasmosis cho con cô ta. Thời gian để xuất hiện triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung triệu chứng xuất hiện khoảng 1 tuần đến 1 tháng sau khi nhiễm ký sinh trùng. Thời gian bệnh lệ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tình hình hệ miễn dịch của vật chủ.Những đối tượng suy yếu miễn dịch sẽ mắc bệnh kéo dài, có thể dẫn đến tử vong -Tác hại bệnh toxoplasmosis đến tất cả mọi người, mặc dù một số đối tượng có thể diễn tiến và biểu hiện triệu chứng giả cúm như sưng hạch, tuyến lympho, đau cơ. Ngược lại, một số đối tượng khỏe mạnh, bệnh thường nhẹ và có thể mất đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các giai đoạn trong mô ở thể ngủ (dormant tissue stages) có thể tồn tại suốt đời; -Tuy nhiên, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu như HIV/AIDS, cấy ghép tạng, hoặc đang điều trị hóa trị và những đứa trẻ có thể bị nhiễm thể nặng của bệnh này; -Nhiễm toxoplasmosis nặng có thể dẫn đến hủy hoại đôi mắt hoặc tổn thương não. -Những đửa trẻ nhiễm bệnh này trước khi sinh ra có thể chậm phát triển trí tuệ hoặc có những bất thường tâm thần và thể chất. Toxoplasma gondii gây bệnh nhiễm trùng bẩm sinh, đặc biệt lúc sinh thì phổ nhiễm trùng rất lớn, mức độ bệnh có thể từ không có biểu hiện triệu chứng đến biểu hiện bệnh nặng với các bệnh lý thần kinh đặc biệt. Tiền sử tự nhiên của nhiễm trùng bẩm sinh này có thể liên quan nhiều hậu quả như giảm thị lực sau đó hoặc ngay lúc chào đời đã phát hiện. Trong một số báo cáo cho biết các nàh điều tra ghi nhận chi tiết và theo dõi số liệu trên 120 trẻ em (trung bình tuổi 10.5) với bệnh Toxoplasmosis bẩm sinh, được điều trị trong 12 tháng sau khi sinh bằng thuốc sulfadiazine (với leukovorin) và pyrimethamine hàng ngày trong 2 và6 tháng và 3 ngày/ tuần tiếp sau đó. Vì lý do y đức, nên trong các nghiên cứu không bao gồm nhóm chứng, hiệu quả điều trị được so sánh với phác đồ 2 và 6 tháng và so với nhóm chứng lịch sử. Hai phác đồ điều trị đều có hiệu quả như nhau, cả hai nhóm có sự cải thiện lâm sàng đáng kể so với nhóm chứng. 9/11 trẻ em được điều trị đã bị chết vì tổn thương và suy hệ thần kinh trung ương lúc sinh. Trong số 24 trẻ em không có triệu chứng hoặc có triệu chứng bệnh hệ thống mức độ vừa lúc sinh có biểu hiện tính giác bình thường, vận động bình thường vác chức năng khác bình thường qua thời gian theo dõi. Tất cả 96 trẻ em có bệnh lý thần kinh từ trung bình đến nặng lúc sinh cũng có sức nghe bình thường, mặc dù 85% trẻ em có giảm thị lực. Về bàn luận, nghiên cứu này cung cấp cho một phương thức điều trị hữu ích và thông tin tiên lượng về bệnh toxoplasmose bẩm sinh. Hiệu quả của liệu trình điều trị một năm rất tốt so với nhóm chứng lịch sử. Mặc dù số lượng trẻ em bị mắc bệnh mức độ nhẹ rất nhỏ, song lợi ích mang lại cho chúng rất lớn để đưa ra các hướng chẩn đoán sớm và khả năng chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm được chăm sóc và điều trị tối ưu nhất. Các nghiên cứu chỉ ra việc điều trị cho người mẹ có thể giúp làm giảm độ nặng của bệnh trên trẻ nhưng không có nghĩa là giảm lan truyền bệnh từ mẹ sang con. Nhiễm ở các bà mẹ mang thai có thể điều trị bằng kháng sinh spiramycin. Những đứa trẻ suy yếu miễn dịch thường đòi hỏi phải nhập viện khi chúng mắc toxoplassmosis và nếu nhiễm thêm AIDS có thể đòi hỏi thuốc chống lại toxoplasmosis cứu sống cho bệnh nhân. Những đứa trẻ sinh ra bị mắc bệnh toxoplasmosis bẩm sinh được điều trị bằng các liệu pháp phối hợp khác nhau, thường dùng trong 1 năm sau sinh. Điều trị toxoplasmosis bẩm sinh về kinh điển bao gồm thuốc pyrimethamine, sulfadiazine và leucovorin trong thời gian 1 năm. Các trẻ này đôi khi cũng được cho steroids nếu thị lực của chúng bị đe dọa hoặc nếu nồng độ protein trong dịch não tủy quá cao. Ngăn ngừa bệnh toxoplasmosis hiệu quả? Vì tính nghiêm trọng của bệnh như thế, chúng ta nên quan tâm đến căn bệnh này về mọi khía cạnh, cần làm thế nào để có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất: [1] Nếu bạn có thai hoặc suy giảm miễn dịch, bạn nên tham khảo ý kiến vè vấn đề nhiễm bệnh toxoplasmosis với nhân viên y tế; [2] Mang găng tay bằng chất liệu latex khi cầm rau, thịt, nấu chín thịt, rửa sạch tay, dụng cụ cắt móng tay, các dụng cụ đựng với nước ấm, xà phòng sau khi cầm rau, thịt sống; [3] Chùi rửa các chuồng, hộp giữ mèo mỗi ngày sạch sẽ bởi vì phân mèo hơn một ngày tuổi có thể chứa ký sinh trùng trưởng thành; [4] Rửa tay với nước nóng, xà phòng sau khi ôm mèo, trước khi ăn; mang bao tay khi chăm sóc đất trong vườn, mèo có thể sử dụng đấy vườn hoặc hộp nhỏ để đại tiện thải phân; [5] Đậy kín hộp chứa mèo để ngăn ngừa mèo khỏi nhiễm bệnh, giúp ngăn mèo khỏi nhiễm T. gondii [6] Ăn thịt mèo như một thực phẩm thương mại cần nấu kỹ.
|