Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 1 9 4 0
Số người đang truy cập
5 3 3
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
(ảnh: sưu tầm)
Nhân một trường hợp nhiễm giun đũa mèo tại gan ở bệnh nhân nữ

Toxocara canisToxocara cati là các loại giun tròn thường liên quan đến chó và mèo là vật chủ chính, chúng phân bố trên khắp thế giới, tại bắc Mỹ, tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. khoảng 20% trên các chó trưởng thành và 80% trên các chó con và 28-42% trên các mèo nói chung.

Các vật chủ chính và vật chủ cảm thụ thích nghi gồm có người bị nhiễm khi nuốt phải các trứng giun thụ tinh bị nhiễm trong đất hoặc trong thịt chưa nấu chín. Các vật chủ chính cũng có thể trứng phôi thụ tinh bị nhiễm qua con đường nhau thai hoặc cho chó con bú sữa mẹ (transplacental or transmammary transmission). Các trứng dạng đóng phôi đẻ ra và ly giải ấu trùng, ấu trùng đi xuyên qua thành niêm mạc ruột non. Rồi ấu trùng có thể đi vào dòng máu, di chuyển đến nhiều cơ quan khác nhau khắp cơ thể. Trên người, các ấu trùng giai đoạn 2 không thể trưởng thành một cách đầy đủ và sinh sản được. Tuy nhiên, trên các vật chủ chính, ấu trùng non phát triển thành ấu trùng trưởng thành, con trưởng thành và sống trong thành ruột non. Quá trình sinh sản của các vật chủ chính này xảy ra và các trứng không thụ tinh được bài tiết ra một lượng phân lớn. Quá trình phát triển phôi xảy ra trong đất khoảng 1 - 2 tuần sau khi rơi xuống đất.

Bệnh giun đũa chó, mèo là một trong những thể lâm sàng của nhiễm ký sinh trùng ở vật chủ người hoặc là do T. canis hoặc hiếm gặp hơn là T. cati. Vì trứng của Toxocara bài tiết ra trong phân mèo hoặc phân chó, bên ngoài công viên và khuôn viên sân chơi có các hộp cát ở vùng nông thôn và đô thị có các vùng vệ sinh kém - là nơi thích hợp cho các trứng nhiễm định vị. Vì lý do này, bệnh giun đũa chó, mèo thường được nhìn thấy ở trẻ em nhỏ tuổi từ 1 - 5, đặc biệt các đứa trẻ có thói quen nghịch đất cát hoặc ăn đất (pica/geophagia). Một số trường hợp bệnh giun đũa chó mèo trưởng thành do nhiễm qua đường ăn uống đã được báo cáo trong các vùng nơi mà tiêu thụ ăn gan sống là một tục lệ. Khi các trường hợp ấu trùng di chuyển không yêu cầu đưa ra báo cáo tại các khoa y tế công cộng, Tỷ lệ mắc mới chính xác nhiễm giun đũa chó, mèo là chưa biết tại Mỹ. Tuy nhiên, khoảng 3.000 - 4.000 mẫu huyết thanh được chẩn đoán từ các bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ nhiễm giun đũa chó, mèo mang đi chẩn đoán huyết thanh và xác định nhiễm mỗi năm.

 
Hai hội chứng chính của giun đũa chó, mèo - hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng và ấu trùng di chuyển trong mắt (VLM_Visceral larva migrans and OLM_Ocular larva migrans) đã được xác định bởi các cơ quan chính bị ảnh hưởng do sự di chuyển của các ấu trùng non (juvenile larvae). Vào năm 1952, Beaver và cộng sự lần đầu tiên mô tả VLM trong một loạt ca bệnh nhi có biểu hiện sốt, gan lớn, thâm nhiễm phổi, tăng gammaglobulin máu và tăng bạch cầu máu ngoại vi. Trên các bênh nhân có VLM, gan là một tạng thường bị ảnh hưởng nhất. Khi ấu trùng tiếp cận đến tuần hoàn tĩnh mạch cửa (sau khi qua thành ruột và vào trong dòng mạch máu), chúng di chuyển qua gan và tạo ra một đường hầm dài trong nhu mô và gây rối loạn tổ chức, tạo nên các ổ hoại tử phù mô kẻ, thâm nhiễm bạch cầu eosin và xuất huyết, dẫn đến thâm nhiễm và viêm mô hạt, tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Phản ứng viêm này có thể dẫn đến hình thành loại viêm gan u hạt (granulomatous hepatitis).

Các triệu chứng lâm sàng phát hiện được trên bệnh nhân nhiễm giun đũa chó, mèo là hậu quả trực tiếp của tổn thương gây ra bởi ấu trùng di chuyển và đáp ứng viêm của vật chủ khi mắc phải tác nhân gây bệnh. Những nhu mô nhạy cảm với sự xâm nhập của ấu trùng chính là gan, phổi, mắt và hệ thần kinh trung ương. Đặc điểm phản ứng viêm chính là u hạt tăng bạch cầu ái toan (eosinophil granulomas). Các dấu chứng và triệu chứng thường gặp bệnh giun đũa chó, mèo gồm có sốt, đau bụng, gan lớn, lách lớn và viêm hô hấp dưới như ho, khó thở hoặc co thắt phế quản. Các đặc điểm hay gặp nữa là viêm cơ tim, viêm thận và các biểu hiện liên quan đến thần kinh trung ương dẫn đến động kinh, rối loạn tâm thần kinh và bệnh lý não cũng đã được mô tả. Ngoài ra, nhiều triệu chứng lâm sàng “tinh tế” ẩn mình khó phát hiện như hen phế quản, rối loạn tiêu hóa, ngứa sần, mày đay liên quan đến ấu trùng di chuyển mạn tính.
 

Đánh giá về mặt xét nghiệm cận lâm sàng trên bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo luôn luôn biểu hiện tăng bạch cầu, và đáng chú ý là tăng bạch cầu ái toan (phân số bạch cầu eosin 1.7-8.5. Các xét nghiệm khác có thể biểu hiện tăng gammaglobuline máu và tăng hiệu giá kháng thể anti-A hoặc anti-B isohemagglutinin. U hạt hoặc dạng abces có thể xuất hiện trên phim chụp CT scans với hình ảnh giảm âm giống như tổ chức viêm nhiễm.

Vì bệnh giun đũa chó mèo ở gan có biểu hiện không đặc hiệu trên phim CT scan, nên nó có thể dễ nhầm lẫn với chẩn đoán bệnh lý khác. Chẩn đoán phân biệt với các nốt tỷ trọng thấp trong gan (multiple low-density liver nodules) cũng bao gồm microabsces, các bệnh lý u hạt khác (chẳng hạn sarcoidosis), ung thư thế bào gan hoặc tế bào ung thư di căn gan. Khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng này kèm theo chẩn đoán hình ảnh và thông số bạch càu eosin máu ngoại vi tăng, thì khi đó bệnh giun đũa chó mèo thể ở gan phải được nghĩ đến và có thể tiến hành thêm các xét nghiệm huyết thanh học và nếu có thể nên làm giải phẩu bệnh để thuyết phục chẩn đoán. Hai bệnh giun khác có thể dẫn đén hình ảnh trên CT scan tương tự là bệnh sán lá gan lớn ở người và bệnh giun mạch capillariasis. Bệnh giun mạch do hậu quả của nhiễm Capillaria hepatica, và đây cũng là bệnh thường gặp nhất trên trẻ em nhỏ, các mẫu sinh thiết gan cho thấy xuất hiện trứng sán. Bệnh sán lá gan lớn gây ra do nhiễm Fascioliasis hepatica hoặc Fascioliasis gigantica, do hậu quả ăn rau thủy sinh có nhiễm ấu trùng giai đoạn nhiễm.
 

Một thử nghiệm u hạt tăng bạch cầu ái toan trên nhu mô sinh thiết cho thấy rõ bệnh lý VLM, và là tác nhân gây bệnh nên được nghĩ đến. Tuy nhiên, các mẫu chứa ấu trùng nguyên vẹn của giun đũa chó, mèo hiếm khi tìm thấy và không nhất thiết phải có nó mới chẩn đoán thiết lập. Xét nghiệm ELISA phát hiện các kháng thể chống lại kháng nguyên tiết ấu trùng giai đoạn 2 của giun đũa chó mèo nên tiến hành (second-stage larval excretory-secretory antigen) và đây là một trong những phương pháp gián tiếp tốt nhất cho chẩn đoán (độ nhạy 78 - 91%, độ đặc hiệu 86 - 93%). Tuy nhiên, các xét nghiệm miễn dịch chỉ ra mức độ dương tính chéo với cả T. canisT. cati. Xét nghiệm phân tìm trứng của giun nói chung không giúp ích gì vì ấu trùng non giai đoạn nhiễm không thể nhân lên trong vật chủ. Do đó, điều tra bệnh sử, lâm sàng và xét nghiệm máu, bạch cầu eosin tăng và tăng gamaglobuline máu và huyết thanh dương tính kèm theo hình ảnh u hạt tăng eosin được phát hiện từ mẫu sinh thiết mô xác định chẩn đoán giun đũa chó, mèo.

Các ca bệnh của giun đũa chó, mèo có triệu chứng thường không điển hình và đôi khi biểu hiện nhẹ, mơ hồ. Tuy nhiên, một số ca nặng và hiếm gặp tử vong cũng đã được báo cáo. Trường hợp bàn luận ở đây là một phụ nữ trưởng thành có biểu hiện sốt, run lạnh và đau hạ sườn (P). Các xét nghiệm sau đó cũng như mẫu bệnh phẩm mô học là một minh chứng và chẩn đoán xác định, không có yếu tố nguy cơ mắc sán lá gan lớn, không có trứng Capillaria trong mẫu bệnh phẩm mô học và ca bệnh được chẩn đoán cuối cùng là nhiễm giun đũa mèo T. cati.

 

Ngày 29/07/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích