|
Biểu tượng hóa chất nguy hiểm sinh ung thư của Globally Harmonized System. |
Điểm mặt một số tác nhân sinh ung thư !
Một chất gây ung thư (carcinogen) là bất cứ chất nào, chất sinh nuclite phóng xạ hoặc chất phóng xạ, liên quan trực tiếp đến sự trầm trọng lên của ung thư hoặc làm tăng lên quá trình lan rộng bệnh lý. Điều này có thể do khả năng làm phá hủy bộ gen hoặc giáng hóa tiến trình chuyển hóa tế bào. Một số chất có hoạt tính phóng xạ được xem như là chất sinh ung thư, nhưng hoạt tính sinh ung thư của chúng được quy kết bởi sự phát xạ, chẳng hạn các tia gamma, các phần tử alpha, …là các chất phát ra. Những ví dụ về chất sinh ung thư phổ biến là các chất amiang hít vào, một số dioxin và khói thuốc lá. Ung thư là một căn bệnh mà ở đó các tế bào bị tổn thương trong cơ thể bệnh nhân không thực hiện theo một chương trình chết tế bào đã theo chương trình hóa (programmed cell death), nhưng sự phát triển của chúng chưa được khống chế và sự khống chế đó có phần thay đổi. Các chất sinh ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư do quá trình thay đổi trong chuyển hóa tế bào hoặc tổn thương DNA trong các tế bào, quá trình này đã can thiệp vào tiến trình sinh học và không được kiểm soát, phân chia ác tính, cuối cùng dẫn đến hình thành nên các khối u. Thường thì tổn thương DNA, nếu quá nghiêm trọng để sửa chữa, sẽ dẫn đến quá trình chết tế bào theo chương trình, nhưng con đường chết tế bào theo chương trình bị tổn thương, rồi tế bào không thể ngăn ngừa chúng thành tế bào ung thư. Nhiều chất gây ung thư trong tự nhiên. Aflatoxin B1, là một chất sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus phát triển trên các sản phẩm ngũ cốc lưu trữ trong kho, các hạt đậu và bơ lạc đậu phụng, là một ví dụ về chất sinh ung thư sinh vật xảy ra trong tự nhiên một cách tiềm tàng. Một số loại virus như virus viêm gan siêu vi B và virus u nhú (HPV_human papilloma virus) được phát hiện là óc vai trò sinh ung thư ở người. loại virus đầu tiên gây nên ung thư ở động vật là Rous sarcoma virus, khám phá năm 1910 bởi tác giả Peyton Rous. Benzene, kepone, EDB, chất amiang và các chất cặn từ dầu mỏ có thể phân laoij tất cả chúng vào trong nhóm chất sinh ung thư. Từ khoảng những năm 1930, khói công nghiệp và khói thuốc lá được xác định là nguồn sinh ung thư, bao gồm benzo[a]pyrene, nitrosamine như nitrosonornicotine và chất aldehyde tái hoạt như formaldehyde, cũng có mức độ nguy hại trong lĩnh vực ướp xác và làm ra sản phẩm plastic. Vinyl chloride, từ quá trình sản xuất PVC cũng là một tác nhân sinh ung thư và do đó có nguy hiểm trong quy trình sản xuất nhựa PVC. Các chất đồng gây ung thư là các chất hóa học không cần thiết phải riêng nó có gây ung thư, nhưng thúc đẩy tiến trình hoạt hóa của các chất sinh ung thư khác trong việc sinh ra một bệnh ung thư nào đó. Sau khi các chất sinh ung thư đi vào cơ thể, cơ thể sẽ cố gắng đào thải chúng thông qua một quy trình gọi là chuyển dạng sinh học. Mục đích của các phản ứng này là làm cho các chất sinh ung thư có thể hòa tan trong nước để có thể dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Nhưng các phản ứng này cũng có thể chuyển dạng thành một chất sinh ung thư ít độc hơn. DNA là là một chất ưa nucleophilic, do đó có thể hòa tan các ion carbon sinh ung thư, vì DNA tấn công chúng. Chẳng hạn, một số alkene bị gây độc tính bởi các enzyme ở người sinh ra một electrophilic epoxide. DNA tấn công epoxide và rồi gắn kết thường xuyên với chúng. Đây là một cơ thế dằng sau của sự sinh ung thư của benzo[a] pyrene trong khói thuốc lá, một số aromatic khác, aflatoxin và hơi mustard. Phóng xạCERCLA xác định tất cả chất radionuclides như là chất sinh ung thư, mặc dù bản chất của chúng là phát xạ (alpha, beta, gamma, neutron và cường độ phát xạ), hậu quả cuối cùng của nó là gây nên sự ion hóa trong các mô và xem như là nguy hiểm tiềm tàng đối với người. Đặc tính sinh ung thư của chất phóng xạ tùy thuộc vào loại khác nhau, loại gây nhiễm và con đường xuyên thấm vào cơ thể. Chẳng hạn, sự phát ra các tia alpha có xuyên thấm thấp và không nguy hại bên ngoiaf cơ thể, nhưng sinh ung thư khi hít phải hoặc ăn vào. Chẳng hạn, Thorotrast, một dịch treo (tình cờ - có hoạt tính phóng xạ) trước đây sử dụng như một chất đối quang hay cản quang trong chẩn đoán x quang, cũng là một chất sinh ung thư tiềm tàng ở người được biết vì sự tồn lưu của chúng rất lâu trong các cơ quan khác nhau và chất phát xạ tồn tại của các phần tử alpha. Marie Curie, một trong những nhà tiên phong về các hoạt chất phóng xạ, đã chết vì ung thư do phơi nhiễm với chất phóng xạ trong suốt quá trình thử nghiệm. Không phải tất cả các loại chất phát xạ điển tử từ đều thật sự có đặc tính sinh ung thư. Sóng năng lượng thấp trên phổ điện từ nói chung là không, bao gồm sóng radio, phát xạ lò vi sóng, tia hồng ngoại và tia sáng có thể nhìn tháy được. Sự phát xạ các tia có năng lượng cao, bao gồm tia cực tím, tia x và gamma nói chung là sinh ung thư, nếu nhận vào cơ thể chúng ta đủ liều. Một số nghiên cứu đã ấn bản cho thấy một mối liên quan giữa phơi nhiễm với ánh sáng ban đêm và nguy cơ ung thư vú, do sự ức chế sinh sản melatonin vào ban đêm. Năm 1978 Cohen và cộng sự đề nghị rằng sự giảm sinh hormone melatonin có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và hj tuyên dương và khuyến khích ánh sáng môi trường là tốt. Các nhà nghiên cứu tại Viện ung thư quốc gia (National Cancer Institute_NCI) và Viện khoa học sức khỏe môi trường quốc gia (National Institute of Environmental Health Sciences) kết luận một nghiên cứu rằng ánh sáng nhân tạo để suốt ban đêm có thể là yếu tố sinh ung thư vú. Mọt tổng hợp tốt về kiến thức ngày nay hậu quả lên sức khỏe khi phơi nhiễm với ánh sáng nhân tạo ban đêm và sự giải thích cơ chế bệnh sinh đã được ấn bản trên tạp chí Journal of Pineal Research năm 2007. Các chất hoặc thực phẩm có chiếu xạ với điển tử hoặc điện từ (như là vi sóng, tia x, tia gamma) không sinh ung thư. Chất gây ung thư trong thực phẩm chế biến sẵn (Carcinogens in prepared food)Nấu hoặc xử lý các thực phẩm với nhiệt độ cao, chẳng hạn nướng nên vỉ sắt hoặc lò nước sắt ngoài trời đối với thịt, có thể dẫn đến hình thành một số ít chất sinh ung thư có thể sánh ngang với khói thuốc lá. Đốt thành than các thực phẩm của than cốc và sự nhiệt phân của thuốc lá, sinh ra các sản phẩm như chất sinh ung thư. Có một số chất nhiệt phân sinh ung thư, như là polynuclear aromatic hydrocarbons, dính vào DNA thường xuyên. Thịt trước khi nướng, nấu trong lò vi sóng 2-3 phút trước khi nướng vỉ một thời gian ngắn trong chảo, loại bỏ phần từ heterocyclic amine (HCA), điều này giúp hạn chế tói thiểu hình thành nên các chất sinh ung thư. Các báo cáo từ cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (Food Standards Agency) tìm thấy các chát sinh ung thư trên động vật được biết acrylamide nhìn chung là các thực phẩm carbohydrate làm quá khô hoặc nấu ở nhiệt độ quá cao (như khoai tây chiên Pháp). Các nghiên cứu tiến hành bởi cơ quan FDA và theo điều luật châu Âu để đánh giá các nguy cơ tiềm tàng đối với người. Tiến sĩ Colin Campbell lên tiếng trong tờ The China Study rằng protein sữa loại casein, tìm thấy trong sữa và nhiều thực phẩm chế biến sẵn khác cũng là chất sinh ưng thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu độc lập báo cáo rằng casein và các protein trong sữa bảo vệ chống lại ung thư. Chất gây ung thư trong thuốc lá (Carcinogens in cigarettes)Khói thuốc lá chứa trên 4000 hợp chất hóa học, nhiều chất trong số đó sinh ung thư và độc. Một trong những chất đó là chất độc wasilewski cao. Sự thay đổi chu kỳ sinh lý học (Circadian disruption) "Làm việc theo ca liên quan đến quá trình phá vỡ chu kỳ sinh lý của con người” đã được ghi nhận, năm 2007 khía cạnh này được cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư của TCYTTG (World Health Organization's International Agency for Research on Cancer_WHO-IARC) trên ấn bản số IARC Press release No. 180. Nhiều nghiên cứu trình bày một mối liên quan giữa làm việc ca đêm có tăng lên tỷ lệ ung thư vú. Sự rối loạn chu kỳ sinh lý hoặc nhịp sinh học do tiếp xúc với các ánh sáng ban đêm ức chế quá trình sinh ra nội tiết tố melatonin, điều này dẫn đến suy giảm cơ chế bảo vệ miễn dịch tế bào và cần thiết phải giám sátđể bảo vệ tránh khỏi sự hình thành các ung thư. Melatonin dường như cũng có tác động trực tiếp bảo vệ khỏi ung thư một phần nào do đặc tính chống oxy hóa mạnh của chúng. Cơ chế sinh ung thư Các chất sinh ung thư có thể phân loại như một chất sinh độc hay không sinh độc (genotoxic/nongenotoxic). Genotoxin có gây các tổn thương về mặt di truyền không thể hồi phục hoặc đột biến do gắn với chất liệu di truyền DNA. Genotoxin gồm các tác nhân hóa học như N-nitroso-N-methylurea (NMU) hoặc các chất phi hóa học như ánh sáng tia cực tím và phát xạ ion hóa. Một vài loại virus cũng tác động như chất sinh ung thư do tương tác với DNA. Nongenotoxins không ảnh hưởng trực tiếp lên DNA nhưng tác động theo một hướng khác lên tiến trình phát triển này. Điều này gồm các hormone và các hợp chất hữu cơ. Phân loại tác nhân sinh ung thưXấp xỉ tương đương giữa các phân loại tác nhân sinh ung thư | | IARC | GHS | NTP | ACGIH | EU | | Group 1 | Cat. 1A | Đã biết | A1 | Cat. 1 | | Group 2A | Cat. 1B | Nghi ngờ hợp lý | A2 | Cat. 2 | | Group 2B | | Cat. 2 | | A3 | Cat. 3 | | Group 3 | | | A4 | | | Group 4 | A5 | |
Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer)Cơ quan IARC là một cơ quan đa chính phủ liên kết các chính phủ với nhau thành lập năm 1965, hình thành nên một phần của WHO và Liên Hiệp Quốc. Nó đóng trụ sở tại Lyon, Pháp. Năm 1971 nó ấn bản một loạt kỷ yếu về đánh giá các nguy cơ sinh ung thư đối với con người (Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans) điều này đã ảnh hưởng rất có ýnghĩa trong việc phân loại các chấtcó khả năng sinh ung thư. ·Nhóm I: gồm các tác nhân (hoặc hỗn hợp) là các chất sinh ung thư đã được xác định ở con người. Thực trạng dẫn đến hậu quả do quá trình phơi nhiễm với các chất sinh ung thư với con người; ·Nhóm IIA: là các tác nhân hoặc hợp chất hầu như chắc chắn (probably) sinh ung thư đối với con người. Thực tế phơi nhiễm có hậu quả hầu như chắc chắn sinh ung thư sau đó; ·Nhóm IIB: các tác nhân hoặc hợp chất có thể (possibly) sinh ung thư ở người. Hoàn cảnh phơi nhiễm sau đó có thể gây hậu quả ung thư ở người; ·Nhóm III: là các tác nhân hoặc hợp chất hoặc hoàn cảnh tiếp xúc không phân loại vào đặc tính sinh ung thư đối với người. ·Nhóm IV: gồm tác nhân hoặc hợp chất hầu như chắc chắn không gây ung thư cho người. Hệ thống làm hòa hợp toàn cầu (Globally Harmonized System)Hệ thống phân loại và dán nhãn các hóa chất hợp thức toàn cầu (The Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals_GHS) là một tổ chức của Liên hiệp quốc bước đầu cố gắng làm hài hòa các hệ thống khác nhau trong đánh giá các nguy cơ về hóa chất hiện có (2009) trên khắp thế giới. Chúng được phân loại các chất sinh ung thư thành 2 loại, trong đó loại thứ nhất có thể chia ra thành phụ loại nếu có điều quy định riêng: ·Loại 1: các chất được biết trước hoặc nghĩ đến có tiềm năng sinh ung thư cho con người; - Loại 1A: sự đánh giá dựa vào các bằng chứng trên người ban đầu;
- Loại 1B: sự đánh giá dựa trên các bằng chứng ban đầu trên động vật.
·Loại 2: các chất sinh ung thư cho người nghi ngờ. Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ (The National Toxicology Program of the U.S), khoa sức khỏe và phục vụ con người đã ủy quyền ấn bản báo cáo về chất sinh ung thư (Report on Carcinogens) mỗi hai năm. Vào tháng 3.2009, phiên bản mới nhất là tập báo cáo thứ 11. Chúng phân loại các chất sinh thư thành 2 nhóm: ·Các chất sinh ung thư đã biết trước đối với người ·Các chất sinh ung thư ở người đoán trước nhưng hợp lý. Hội thảo của các nhà vệ sinh học quốc gia của Mỹ (ACGIH) là một tổ chức tư nhân được biết đến nhiều nhất đối với các ấn bản cho các giá trị ngưỡng giới hạn đối với sự phơi nhiễm bệnh nghề nghiệp và các kỷ yếu về các mối nguy hại hóa chất nghề nghiệp. Nó đánh giá các chất sinh ung thưnhư một phần đánh giá phạm vi rộng cho các mối nguy hại về hóa chất liên quan đến bệnh nghề nghiệp. Phân loại như sau: ·Nhóm A1: Các chất sinh ung thư ở người đã được xác định; ·Nhóm A2: Các chất sinh ung thư ở người nghi ngờ; ·Nhóm A3: Các chất sinh thư trên động vật, song chưa biết mức độ nguy hại trên người; ·Nhóm A4: không thể phân loại như một chất sinh ung thư ở người; ·Nhóm A5: không nghi ngờ như một chất sinh ung thư ở người Phân loại các chất sinh ung thư theo hiệp hội châu ÂuTheo phân loại các chất sinh thư của Hiệp hội châu Âu nằm trong hướng dẫn về các chất nguy hiểm và các chế phẩm nguy hiểm. Nó bao gồm 3 phân loại: ·Loại I: các chất được biết là sinh ung thư ở người; ·Loại II: các chất nên được xem như là có thể sinh ung thư nếu chúng có gây ung thư ở người; ·Loại III: các chất có liên quan đến con người, nhờ vào khả năng tác động sinh ung thư nhưng nghi ngờ mà có sẵn thông tin không đầy đủ làm cho đánh giá một cách thấu đáo. Việc đưa ra mô hình đánh giá như thế này có vẻ uư việt hơn hệ thống sắp xếp GHS, rất gần với định nghĩa của phân loại. Chất tiền sinh ung thư (Procarcinogen)Một chất tiền sinh ung thư là một chất tiền thân sinh ung thư. Một ví dụ là chất nitrite khi ăn vào do ăn uống hàng ngày. Chúng không sinh ung thư, nhưng ngươc lại chuyển thành nitrosamine sẽ sinh ung thư. Chất sinh ung thư liên quan nghề nghiệp (Occupational carcinogens)Các chất sinh ung thư liên quan đến nghề nghiệp là các tác nhân mà sự phơi nhiễm với một nguy cơ ung thư tại các vị trí đặc biệt: Chất sinh ung thư | Các vị trí hay loại ung thư liên quan | Nguồn nhiễm liên quan đến nghề nghiệp | Arsenic và hợp chất của nó | ·Phổi ·Da ·Ung thư mạch máu (Hemangiosarcoma) | - Các sản phẩm luyện kim và nấu chảy, gồm:
·Hợp kim ·Thiết bị điện, bán dẫn; ·Thuốc ·Chất diệt thảo dược ·Chất diệt nấm ·Nước ngâm động vật | Chất A miang (Asbestos) | ·Phổi ·Ung thư trung biểu mô ·Ung thư đường tiêu hóa | Không sử dụng, nhưng vẫn tìm thấy: rVật liệu lợp mái rĐá lát sàn - Chất dệt chống cháy
- Chất chà sát
| Benzene | ·Ung thư máu ·U lympho Hodgkin | - Dầu
- Dung môi và chất xông
- Chất in
- Thuật in đá
- Sơn
- Cao su
- Các chất tẩy khô
- Các chất dính
- Các chất phủ, choàng
- Thuốc tẩy rửa
| Beryllium và hợp chất | ·Phổi | rDùng trong máy bay rHạt nhân | Cadmium và hợp chất | | - Chất nhuộm màu vàng
- Phosphors
- Chất hàn
- Pin
- Sơn kim loại và phủ ngoài
| Hợp chất hexavalent chromium(VI) | | - Sơn
- Chất nhuộm
- Chất bảo quản
| Ethylene oxide | | - Tác nhân làm chín quả, đậu
- Chất nổ đẩy (Rocket propellant)
- Thuốc xông cho thực phẩm và nguyên liệu dệt
- Chất khử trùng trang thiết bị bệnh viện
| Nickel | | - Nickel
- Hợp kim sắt
- Ceramic
- Pin
- Thép không rỉ
| Radon và sản phẩm phân hủy | | ·Mìn ·Trong hầm hoặc thông khí kém | Vinyl chloride | - U mạch máu (Hemangiosarcoma)
- Gan
| | Công việc liên quan đến thay đổi nhịp sinh học | | | Hút thuốc lá thụ động | | |
Các tác nhân khác·Gasoline (chứa aromatics) ·Chì và các hợp chất ·Các tác nhân chống tân sinh alkylating trong liệu pháp điều trị. ·Các tác nhân alkylat khác (ví dụ dimethyl sulfate) ·Tia cực tím từ ánh sáng mặt trời và bóng đèn UV. ·Các chất phóng xạ dạng ion hóa khác (tia x, tia gamma, ...) Tài liệu tham khảo 1.Report on Carcinogens, Eleventh Edition; U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service, National Toxicology Program (2005). 2.Scott Davis, Dana K. Mirick, Richard G. Stevens (2001). "Night Shift Work, Light at Night, and Risk of Breast Cancer". Journal of the National Cancer Institute 93 (20): 1557–1562. 3.Eva S. Schernhammer, Francine Laden, Frank E. Speizer, Walter C. Willett, David J. Hunter, Ichiro Kawachi, Graham A. Colditz (2001). "Rotating Night Shifts and Risk of Breast Cancer in Women Participating in the Nurses' Health Study". Journal of the National Cancer Institute 93 (20): 1563–1568. 4.Cohen M, Lippman M, Chabner B. Role of pineal gland in aetiology and treatment of breast cancer. Lancet 1978;2:14–16. 5.The Independent Avoid breast cancer. Sleep in the dark... 6.Navara KJ, Nelson RJ (2007) The dark side of light light at night: physiological, epidemiological, and ecological consequences. J. Pineal Res. 2007; 43:215–224 7.Wei Zheng, Deborah R Gustafson, Rashmi Sinha, James R Cerhan, et al. "Well-done meat intake and the risk of breast cancer." Journal of the National Cancer Institute. Oxford: Nov 18, 1998.Vol. 90, Iss. 22; pg. 1724, 6 pgs. 8.National Cancer Institute, 2004 analysis and recommendations 9."Acrylamide". http://www.food.gov.uk/safereating/chemsafe/acrylamide_branch/. 10.Thomas M., II Campbell; Campbell, Thomas M.; Colin T., PH D. Campbell (2005). The China study: the most comprehensive study of nutrition ever conducted and the startling implications for diet, weight loss and long-term health. Benbella Books. ISBN 1-932100-38-5. 11.Parodi PW (2007). "A role for milk proteins and their peptides in cancer prevention". Current Pharmaceutical Design 13 (8): 813–28. 12.IARC Monographs Programme finds cancer hazards associated with shiftwork, painting and firefighting, International Agency for Research on Cancer, http://monographs.iarc.fr/ENG/Meetings/vol98-pressrelease.pdf, retrieved 2009-01-24 13.Schernhammer E, Schulmeister K. Melatonin and cancer risk: does light at night compromise physiologic cancer protection by lowering serum melatonin levels? Br J Cancer 2004;90:941–943. 14.Hansen J. Increased breast cancer risk among women who work predominantly at night. Epidemiology 2001; 12:74–77. 15.Hansen J. Light at night, shiftwork, and breast cancer risk.J Natl Cancer Inst 2001; 93:1513–1515. 16.Schernhammer E, Laden F, Speizer FE et al. Rotating night shifts and risk of breast cancer in women participating in the nurses' health study. J Natl Cancer Inst 2001; 93:1563–1568. 17.Navara KJ, Nelson RJ (2007) The dark side of light light at night: physiological, epidemiological, and ecological consequences. J. Pineal Res. 2007; 43:215–224 18."The Gale Encyclopedia of Cancer: A guide to Cancer and its Treatments, Second Edition. Page no. 137". 19.IARC Monographs 20.Section 301(b)(4) of the Public Health Service Act, as amended by Section 262, Pub. L. 95–622. 21.Web definitions for Procarcinogen 22.Tobacco Smoke and Involuntary Smoking, IARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans, Volume 83 (2004). 23.Table 6-2 in: Mitchell, Richard Sheppard; Kumar, Vinay; Abbas, Abul K.; Fausto, Nelson (2007). Robbins Basic Pathology. Philadelphia: Saunders. ISBN 1-4160-2973-7. 8th edition.
|