|
(Ảnh: Pennhealth) |
Một số xét nghiệm chuyên khoa dị ứng góp phần tầm soát và phát hiện bệnh ký sinh trùng thấu đáo hơn
Với cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người đã sản xuất và phát minh ra nhiều trang thiết bị, vật tư hóa chất phục vụ cho cuộc sống của con người và ngược lại, một số hóa chất hay các phế phẩm do quá trình công nghiệp phân hủy và thải ra đã gây không ít tác hại cho con người, một trong những điều đó là bệnh dị ứng với các dị nguyên đa dạng. Các dị nguyên đó có thể là các loại lông vũ, hóa chất, thức ăn, rau quả, thịt, protein động vật lẫn thực vật, thuốc,…Một số tác nhân khác cũng gây nên các bệnh dị ứng khác như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, đơn bào, ….Song, thực tế lâm sàng cho biết các bệnh nhân phần lớn đến khám tại các cơ sở y tế biểu hiện với các triệu chứng rất đa dạng và biểu hiện có thể mày đay mạn tính hoặc cấp tính, có thể biểu hiện dị ứng nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí có thể gây chết người. Một điều đặc biệt, hiện tại phần lớn người dân khi bị ngứa, dị ứng mày đay điều trị tại chuyên khoa da liễu không khỏi bệnh thì lại nghĩ ngay đến bệnh giun sán và ngay lập tức họ chuyển sang khám và xét nghiệm theo chuyên khoa ký sinh trùng may ra tìm ra bệnh tốt hơn (!). Song, thực tế lâm sàng cho thấy các xét nghiệm giun sán hiện nay trên các cơ sở y tế là làm phản ứng ELISA, nhưng cần lưu ý phản ứng này có một tỷ lệ dương tính giả khá cao có thể lên đến 40% đối với một số test chẩn đoán giun sán hiện nay? Vậy làm thế nào để loại trừ - đó chính là dành thời gian hỏi bệnh cẩn thận, chi tiết, nhất là bệnh sử, các chẩn đoán và các thuốc đã dùng trước đây và nên có thời gian tư vấn họ khi có xét nghiệm dương tính,…Điều cần nhất với các bác sĩ điều trị là làm thế nào để tìm ra nguyên nhân hay nói đúng hơn là dị nguyên nào đã gây nên tình trạng bệnh cho bệnh nhân, nhằm mục đích đưa ra khuyến cáo hoặc lời khuyên cũng như nhắc nhở bệnh nhân đó không nên hoặc hạn chế phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với các dị nguyên như thế, sẽ giảm đi gánh nặng bệnh tật cũng như mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Công nghệ kỹ thuật cao và các phương pháp kỹ thuật khác ra đời đã phát minh và chế tạo ra các máy móc phát hiện các loại dị nguyên như thế hiên đạng sẵn có trên thế giới. Một chất dị nguyên là một kháng nguyên không phải ký sinh trùng có khả năng kích thích một phản ứng quá mẫn loại I (type-I hypersensitivity reaction) trên những cơ địa atopic. Hầu hết con người có phản ứng miễn dịch Immunoglobulin E (IgE), nhất là khi có bệnhvề ký sinh trùng. Tuy nhiên, những cá nhân có đáp ứng IgE chống lại các kháng nguyên môi trường. Các tình trạng mang tính tố bẩm gọi là tạng dị ứng (atopy). Trên những cá nhân có tạng dị ứng, các kháng nguyên không phải ký sinh trùng sẽ kích thích sinh IgE bất thường, dẫn đến phản ứng quá mẫn type I. Tính nhạy cảm khác nhau giữa người này với người khác và nó óc khả năng bị dị ứng với một số chất khác nữa. Bảng 1. Giới thiệu các loại thử nghiệm/xét nghiệm phát hiện dị nguyên TT | Các loại xét nghiệm liên quan đến tầm soát và chẩn đoán bệnh dị ứng | | | 1 | Pricks test hay Scracth test (hay test trích, lẩy da) | | 2 | Patch test (test áp) | | 3 | ITS (Vaccinotherapie Allergenique) hay SIT (Specific Immunotheurapy) | | 4 | Phát hiện một số loại dị nguyên (UNICAP test) | | 5 | RADI - Panel Screening test kit | | 6 | Các xét nghiệm về bệnh ký sinh trùng (Parasitic Laboratory findings) | | 7 | Các xét nghiệm sinh hóa và huyết học (bạch cầu ái toan, IgE, chức năng gan,…) | | 8 | Sinh thiết và phân tích mô học về da và niêm mạc bị thương tổn. | |
Một số chất dị nguyên đã được tầm soát thông qua test lẩy da để xác định Thử nghiệm đánh giá dị ứng ở da (skin allergy testing) là một phương pháp để chẩn đoán về mặt y khoa nhằm chẩn đoán các ca bệnh dị ứng, phát hiện một dấu nhỏ trên bề mặt da để xem phản ứng đáp ứng sau khi lẩy da. Prick test hay scratch test: chính là chích da với một cây kim nhỏ chưa một lượng nhỏ dị nguyên dùng chuẩn bị thử. Có thể có 2 hình thức thử đánh giá dị nguyên này là: -Prick test hay scratch test: chích da với một kim nhỏ chứa một loại kháng nguyên dùng để thử; -Patch test: hay gọi là test áp dùng để dán trên bè mặt da và trên miếng dán có chứa dị nguyên. Nếu một đáp ứng miễn dịch nhìn thấy hình thành một vết đỏ, mày đay hoặc nặng hơn là tình trạng sốc phản vệ, nó có thể được kết luận là bệnh nhân đó mẫn cảm (hypersensitivity) với dị nguyên đã thử. Các xét nghiệm tiếp theo có thể tiến hành làm để xác định sự gây bệnh của dị nguyên. Loại "scratch test" như thể tên gọi của nó là một loại thử nghiệm thông dụng đẻ phát hiện dị nguyên. Một test tương tự liên quan đến việc đưa dị nguyên vào cũng được dùng nhưng không thường quy do tăng nguy cơ nhiễm trùng và so sánh thì không hiệu quả bằng các loại test khác. Một số dị ứng được xác định trong vòng vài phút nhưng một số khác mất đến vài ngày, có khi không ra tác nhân dị nguyên. Trong hầu hết trường hợp test dương tính, da sẽ trở nên đỏ và ngứa. Kết quả ghi nhận là qua vết đỏ dị ứng, chỉ ra rằng bệnh nhân đó nhạy cảm với chất dị nguyên đặc biệt này. Trong trường hợp âm tính, không có nghĩa là test này không dị ứng. Trong các prick (scratch) test, một vài giọt kháng nguyên tinh khiết đưa qua vết chính trên bề mặt của da, thường là vùng cánh tay. Thử nghiệm này thường làm để xác định các dị ứng đối với gàu của vật cưng (pet dander), bụi, phấn hóa, thực phẩm, mạt nhà,… Test lẩy da nội bì này được tiến hành và đưa một lượng nhỏ dị nguyên (allergen) vào trong phía bên dưới mặt da. Thử nghiệm được tiến hành để đánh giá dị ứng với thuốc, như penicilline hoặc nọc độc của rắn. Để đảm bảo da có phản ứng, tất cả phản ứng dacũng thực hiện để được chứng minh giống histamine hay glycerin. Đa số người có có phản ứng lại với histamine hay glycerine, nếu da không phản ứng lại với các dị nguyên này thì hầu như sẽ không phản ứng với các dị nguyên khác. Các kết quả này được phiên giải âm tính giả. Sự chuẩn độ cuối cùng của test lẩy da Chuẩn độ cuối cùng của test lẩy da (skin end point titration_SET) sử dụng một mũi tiêm trong da có chứa dị nguyên tăng nồng độ để đo lường đáp ứng phản ứng dị ứng. Để ngăn ngừa một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, test nên bắt đầu với dung dịch pha loãng rất nhỏ. Sau 10 phút, tại ví trí tiêm được đo vòng tròn tiến triển, một vết sưng phồng trên da. 2mm phát triển trong vòng 10 phút là được xem là dương tính. Nếu vòng tròng đầu 2 mm chú ý, song thì mũi tiêm thứ 2 với nồng độ cao hơn để xác dịnh đáp ứng. Chỉ điểm cuối cùng chính là nồng độ kháng nguyên mà gây ra tăng kích thước của vết đỏ do dị ứng. Nếu vết đỏ phát triển > 13mm thì không cần tiêm tiếp vì khi đó đã được xem là phản ứng quá mẫn nặng. Chống chỉ định test lẩy daDù là test da có thể cho các hình ảnh giống như một quy trình và tạo ra phản ứng lành tính song nó lại có một vài nguy cơ như vết đỏ sưng phồng bọng nước. Các tình trạng mày đay thường biến mất trong vài giờ sau khi thử nghiệm. -Trong một số trường hợp hiếm chúng có có thể tồn tại 1-2 ngày. Các loại mày đay này có thể bị ngứa và điều trị tốt nhất là dùng kem hydrocortisone; -Trong những trường hợp rất hiếm nếu phản ứng là dị ứng nở to, phình to (full blown allergic reaction) cần thận trọng; -Các thầy thuốc thực hiện test da luôn luôn trang bị thuốc sẵn theo người để cấp cứu các trường hợp sốc phản vệ xảy ra. Đây cũng là các lý do chính đáng mà người dân không nên tự ý làm các thử nghiệm cũng như các cán bộ không chuyên khoa; -Test da có thể làm trên những cá nhân ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, có vài lần khi test thử da không nên làm. Những đối tượng dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống tiết dịch vị dạ dày hoặc thuốc kháng histamine không nên thực hiện test này. Trong những trường hợp như thế, nên dừng thuốc để thử test da mới có giá trị; -Các cá nhân bị bệnh lý da nặng hoặc nhiễm trùng da cấp tính cũng không nên thử test da này. Một số cá nhân nhạy cảm cao với một lượng dị nguyên nhỏvà trong các tình huống đó, xét nghiệm dị ứng cũng không nên khuyến cáo; -Bất cứ khi nào có những thay đổi sốc phản vệ cao thì các thử nghiệm như lẩy da cũng nên tránh. Bên cạnh các test da, có nhiều xét nghiệm máu đánh giá kháng thể đặc hiệu trong máu. Kháng thể IgE đóng một vai trò quan trọng trong dị ứng nhưng nồng độ của nó trong máu không phải luôn luôn tương ứng với phản ứng dị ứng. Nhiều thầy thuốc chăm sóc sức khỏe thực hiện nhiều loại test phản ứng trung hòa, nhưng phần lớn test không là đặc hiệu và chưa có chứng minh hiệu lực về mặt khoa học cao nhất. Các loại xét nghiệm tầm soát các dị nguyên mạt, nấm, cỏ, thực phẩm Bảng 2. Giới thiệu các loại thử nghiệm/xét nghiệm phát hiện dị nguyên nấm, thực phẩm TT | Các loại xét nghiệm liên quan đến tầm soát và chẩn đoán bệnh dị ứng | | | Inhalative Allergens (Các dị nguyên hít/ dị nguyên hô hấp) | | | - Acariens (con mạt nhà) + D. pteronyssinus + D. farinae + Acarus siro + Storage | | | - Animal (súc vật nhà) + Cat fur (lông mèo) + Dog hair (lông chó) + Rat hair (lông chuột) + Cockroach (gián) + Mixed feather (lông vũ) | | | - Mould (nấm mốc) + Aspergillus + Cladosporium + Candida albicans + Alternaria + Penicillium mix | | Food Allergens (Dị nguyên thực phẩm) | | | + Shrimp (tôm) + Scab (cua) + Tuna fish (cá ngừ) + Sardine (cá mòi) + Morue (cá tuyết) + Pork (thịt heo) + Chicken (thịt gà) + Oyster (con hàu) + Egg (trứng) + Soya (đậu nành) + Celery (7 loại ngũ cốc) + Strawberry ( dâu tây) + Wheat flourt (bột mì trắng) + Peanuts (đậu phụng) + Freshwater fish (cá nước ngọt) + Sesame (hạt mè) + Apple (táo) + Potato (khoai tây) + Tomato (cà chua) + Carrot (cà rốt) + Beans (đậu) + Yeast mixture (men bia) | | Latex (Nhựa mủ) | | | + Hạt nhưa Latex | | Weed (cỏ) | | | + Weed mixture (cỏ hỗn hợp) | |
Các loại xét nghiệm tầm soát các dị nguyên đặc biệt Dị nguyên (allergen) là một chất mà óc thể gây ra các phản ứng dị ứng. Các dị nguyên ở một số người có thể hệ thống miễn dịch nhận ra và xem nó như thể vật lạ ("foreign") hoặc chất nguy hiểm ("dangerous") nhưng không có phản ứng chống lại. Đó có thể là vật là hay chất nguy hiểm đối với người này nhưng lại không hề gì với người khác - nghĩa là phản ứng dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Các dị nguyên hay gặp ở dạng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, bụi nhà, thuốc (thuốc kháng sinh hay thuốc thoa da), thức ăn (sữa, chocolate, dâu tây, bột mì), nước hoa, phấn hóa, khói thuốc lá,…Đó chính là các dị nguyên từ thành phần của các động vật hoặc thực vật mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày như các lông và các chất bài tiết của chó mèo, và các lông vũ khác. Hay các loại thức ăn hàng ngày, nhất là các hải sản (tôm, cua, ghẹ, cá,…). 8 loại thực phẩm đã góp phần gây ra 90% số ca dị ứng thực phẩm là sữa, trứng, đậu phụng, cây đậu, cá, các loại động vật biển có vỏ (như trai, sò, vẹm, cua, tôm), đậu nành và lúa mì. Một số bộ xét nghiệm dị nguyên liên quan đến phát hiện các dị nguyên hay chất lạ liên quan đến đường hô hấp, thức ăn. Bảng dưới đây xin giới thiệu một số thông số về dị nguyên được xét nghiệm để sàng lọc dị ứng. Bảng 3. Giới thiệu các loại thử nghiệm/xét nghiệm phát hiện dị nguyên đặc biệt RIDA ALLERGY SCREEN (Panel 1 VIET) | | - Derm. pteronyssinus | | - Derm. farinae | | - Blomia tropicalis | | - Cat (epithelia/hair) lông hoặc biểu mô của mèo | | - Dog (epithelia/ hair) lông hoặc biểu mô của chó | | - Mouse (epithelia/ hair) lông hoặc biểu mô của chuột | | - Cockroach (con gián) | | - Mix feathers (Pi, Goo, Chic, Duck) các loại lông vũ tổng hợp | | - Hay dust (mạt, bụi từ cỏ khô) | | - Mould fungi 1 (A.f, A.t, C.h, P.n) | | - Shrimp (tôm) | | - Crab (cua) | | - Cuttlefish (mực nang) | | - Mackerel (cá thu) | | - Sardines (cá mòi) | | - Tuna (cá ngừ) | | - Beef (thịt bò) | | - Chicken (gà) | | - Egg yolk (lòng đỏ trứng) | | - Vegetables (soybea, onion, cel, mu) các loại rau | | - |
Một số xét nghiệm liên quan đến tầm soát các dị nguyên hiếm, đặc biệt Trong thực hành lâm sàng, một số thuốc dùng trên người có thể gây nên các hình ảnh hồng ban, người bệnh lại lo lắng và đi xét nghiệm tìm đủ mọi cách để điều trị, song vấn đề tìm thấy nguyên do không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hồng ban nhiễm sắc cố định là một trong những dạng phản ứng ngoài da do thuốc xảy ra khá phổ biến, cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, song giới khoa học xem đây là một phản ứng dị ứng chậm đối với thuốc qua chứng minh trên y học chứng cứ về miễn dịch. Về hình ảnh hồng ban xuất hiện sau khi dùng thuốc một thời gian (không rõ là bao lâu), loại hồng ban này chiếm # 15% tổng số các trường hợp phản ứng da do thuốc, đặc trưng của tổn thương là xảy ra nhiều lần ở cùng một vị trí khi phơi nhiễm lại nhiều lần với cùng một “tác nhân’ gây bệnh. Tổn thương cơ bản thường gặp nhất là những đám ban đỏ sẫm màu, hình tròn hoặc vòng, bờ rõ, gồ trên mặt da, khi mới hình thành, ban có màu đỏ tươi, sau sậm màu, bong da nhiều đợt trước khi khỏi; vùng da bị tổn thương thường có cảm giác rát, ngứa hoặc rần rần, xuất hiện một hoặc nhiều đám ban đỏ và có thể có mụn nước hoặc bọng nước ở giữa. Hồng ban dạng này có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên thân mình, song hay thấy nhất là hồng ban có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên da niêm, song thường gặp nhất là ở môi, quanh mắt, sinh dục, thân mình và bàn tay, ban có thể mọc ở một vị trí đơn thuần hoặc nhiều vị trí khác nhau. Vị trí tổn thương thường gặp khác nhau giữa các loại thuốc. Thời gian xuất hiện, hồng ban thường xuất hiện sau uống thuốc 1 - 2 tuần (sau lần đầu dùng thuốc), còn ở những lần sau đó, tổn thương da có thể xuất hiện sau uống thuốc từ vài giờ đến vài ngày ở cùng một vị trí với lần xuất hiện đầu. Tổn thương da có thể đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Về các thuốc thường gây hồng ban là có thể nói tất cả có thuốc đều có thể gây dị ứng hoặc hồng ban, kể cả thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, chúng ta thường gặp là kháng sinh nhóm Sulfamide, Tetracycline, thuốc tránh thai, Allopurinol, thuốc chống viêm giảm đau (như Naproxen, Tenoxicam, Meloxxicam, Serratiopeptidase, thuốc kháng nấm, …. Mặc dù hồng ban nhiễm sắc thường gây ra do một loại thuốc đơn lẻ nhưng trong một số ít trường hợp, tổn thương da này có thể gây ra do sự phối hợp đồng thời của nhiều loại thuốc có khả năng tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm chuyển hoá gây dị ứng. Bảng 4. Giới thiệu các loại thử nghiệm/xét nghiệm phát hiện dị nguyên hiếm SIT (Specific Immunotherapy) | | - Derm. pteronyssinus | | - Derm. farinae | | - Blomia tropicalis |
Một số xét nghiệm kiêm tra nhiễm giun, sán và đơn bào: Đây là các xét nghiệm xem như thường quy về bệnh ký sinh trùng ở người, song trong số đó có một số bệnh truyền từ động vật sang người và ngược lại. một khi có dấu hiệu hay bản chất là bệnh truyền từ động vật sang người, bệnh nhân có thể bị tình trạng ấu trùng hoặc giun sán trưởng thành lạc chỗ hay lạc chủ, nhất là có các hội chứng ấu trùng di chuyển: Đây cũng là các xét nghiệm hiện tại Việt Nam đã và đang sử dụng rất nhiều để vừa tầm soátcác bệnh giun sán ở người, vừa đánh giá xem nguyên nhân gây ngứa hoặc mày đay có phải do ký sinh trùng hay không? Bảng 5. Giới thiệu các loại thử nghiệm / xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng PAA (Parasitic agents Assay) | | - Strongyloides stercoralis | | - Toxocara canis / cati | | - Gnathostoma spinigerum | | - Cysticercosis (neurocysticercosis) | | - Fasciola spp (F. hepatica/ F. gigantica) | | - Trichinella spiralis | | - Dipylidium caninum | | - Ancylostoma caninum | | - Ascaris lumbricoides |
Các xét nghiệm huyết học sinh hóa hỗ trợ cho chẩn đoán Bảng 6. Giới thiệu các loại thử nghiệm/xét nghiệm phát hiện dị nguyên hiếm Các thông số huyết học cần làm | | - Công thức máu toàn | | - Bạch cầu ái toan | | - Nồng độ kháng thể IgE tổng thể (quan trọng) | | - Chức năng gan, mật và viêm gan siêu B, C, …khác |
Ngoài ra các bệnh lý khác cũng góp phần gây nên tình trạng dị ứng hoặc mày đay mạn hoặc tính này như bệnh lý nội khoa, nhãn khoa, nhi khoa và đặc biệt các bệnh lý tai mũi họng cũng góp phần làm thay đổi diện mạo của dị ứng. Tài liệu tham khảo 1.American Academy of Allergy Asthma & Immunology: What is Allergy Testing? Retrieved on 2010-01-20. 2.MeSH Skin Test End-Point Titration 3.Skin Testing and Allergy Injection Treatment for Allergies and Asthma - The University of Arizona Health Sciences Center, Retrieved on 2010-01-20. 4.Allergy Testing - August 15,2002 - American Family Physician, Retrieved on 2010-01-20. 5.Skin test for Allergy, Retrieved on 2010-01-20. 6.Skin Testing Basic Information, Retrieved on 2010-01-20. 7.http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002229.htm 8.http://www.foodallergy.org/section/allergens 9.http://en.wikipedia.org/wiki/Allergen
|