Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 1 7 9 9
Số người đang truy cập
5 6 6
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em và phụ nữ-Các bệnh lý không nên xem thường !

GIỚI THIỆU

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs_Urinary tract infections) thường gặp không nhưng trên người lớn mà còn trên cả trẻ em nhỏ. Lứa tuổi 5, khoảng 8% số trẻ gái và 2% trẻ em nam có ít nhất một lần nhiễm trùng đường tiểu. tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo là các phần chính bị nhiễm trùng. UTI mạn tính là một tình trạng rối loạn liên quan đến nhiễm khuẩn lặp lại hoặc kéo dài của bàng quang hoặc đường tiểu dưới. Vì vấn đề nghiêm trọng này, chúng ta cần hiểu biết thấu đáo hơn về NTĐTN để điều trị và ngăn ngừa các biến chứngvà đặc biệt cần quan tâm đến tình trạng nhiễm trùng tái phát của đường tiết niệu (RUTIs_recurring urinary tract infections).

Các loại nhiễm trùng đường tiểu

Các loại nhiễm trùng đường tiểu thông thường gồm có viêm bàng quang, cũng là loại phổ biến gặp nhất của UTI. Đó là nhiễm trùng bàng quang có thể xảy ra khi vi khuẩn đến niệu đạo, do cấu trúc bất thường của ống cho phép nước tiểu ra khỏi bàng quan khác thường. Viêm niệu đọa là một vấn đề xảy ra khi vi khuẩn nhiễm vào phần niệu đạo. Viêm thận bể thận là một loại nhiễm trùng đặc biệt, đặc biệt nhiễm trùng ở thận có thể xảy ra khi dòng nước tiểu nhiễm khuẩn chảy ngược dòng trào ngược từ bàng quang lên thận, hoặc khi nhiễm trùng máu đến gây nhiễm trùng ở thận.

Thế nào là nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn (RUTIs)

Sự tái phát hay tái hồi trong nhiễm trùng tiết niệu xảy ra trên cả UTIs có biến chứng và không có biến chứng. Sau một tình trạng UTIs cấp không biến chứng thì quá trình tái hồi có thể xảy ra đến 27% - 48% trên phụ nữ, ở đó nhiễm trùng thường xảy ra vài tháng 1 lần. Nguy cơ do UTIs có biến chứng còn cao hơn nhiều. Con số thật lên đến 50 - 60% đối tượng có nhiễm trùng taisp hát sau mỗi 4-6 tuần sau khi điều trị nếu có vấn đề bệnh lý nền không được xử lý đúng. Sự tái hồi (recurrence) thường xác định hoặc là tái nhiễm (reinfection) hoặc là tái phát (relapse). Sự tái nhiễm là một vấn đề lớn vì khoảng 80% số ca RUTIs là có tái nhiễm. Sự tái nhiễm xảy ra vài tuần sau khi dùng kháng sinh đã sạch khuẩn. Tiếp đó nó lại nhiễm bởi một vi sinh vật khác, tác nhân nhiễm trùng thường là từ vùng trực tràng và di chuyển đến đường tiết niệu. Sự tái phát ít gặp hơn và chúng được chẩn đoán khi một RUTIs xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi điều trị đầu tiên và tác nhân giống như tác nhân ban đầu. Tái phát thường xảy ra trong nhiễm trùng thận, hoặc có liên quan tắc nghẽn sỏi thận, bất thường về cấu trúc giải phẩu (ở nam chẳng hạn do tuyến tiền liệt).

Các triệu chứng hay gặp ở nhiễm trùng đường tiểu

Các triệu chứng hay gặp là: đau khi đi tiểu, thay đổi số lần đi, xuất hiện màu sắc và mùi khác, buồn nôn, đau bụng dưới, sốt, đau thắt lưng hoặc khó chịu, rét run, chán ăn, nôn mửa.

Nhiễm trùng đường tiểu tái phát cũng có thể gây ra các triệu chứng tiểu dầm ở trẻ mà trước đây không hề có, trong khi các trẻ em nhỏ chỉ có thể có biểu hiện các dấu hiệu không đặc hiệu, như sốt, nôn mửa, chán ăn hoặc kém hoạt động. Một số trẻ có thể nhiễm trùng tái đi tái lại cũng gọi là RUTIs. Nếu không điều trị, RUTI có thể gây ra các tổn thương thận, có thể đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ em < 6 tuổi.

Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu liên quan đến UTIs tái phát

Nhiễm trùng đường tiểu taisp hát đôi khi nhìn thấy có liên quan đến một số tình trạng khác. Nó thường liên quan với trào ngược bàng quang-niệu đạo (vesico-ureteral reflux), tình trạng này chiếm khoảng 30% - 50% trên những đứa trẻ bị UTI.Đó là một tình trạng bẩm sinh, có nghĩa là khi sinh ra đã có, khi trẻ có vấn đề này, dòng nước tiểu của chúng chảy ngược từ bàng quang lên niệu đạo. Như chúng ta đã biết, niệu đạo rất mỏng, cấu trúc hình ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang và đôi khi đến lại thận. Nếu nước tiểu trong bàng quang bị nhiễm khuẩn, tình trạng trào ngược có thể dẫn đến viêm thận bể thận. Thận ứ nước là một tình trạng lớn một trong hai thận do bị tắc nghẽn dòng tiểu và thường gây ra tình trạng trào ngược này hoặc gọi là tiểu tắc. Trên các trẻ em có thận ứ nước (hydronephrosis) đôi khi có nguy cơ tái phát UTIs và có thể cần đến liều kháng sinh thấp mỗi ngày để ngăn ngừa UTIs. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp UTIs có thể giải quyết được vì đôi khi liên quan đến bất thường cấu trúc đường tiểu. Chẳng hạn, sự bài tiết rối laonj chức năng hoặc khi một đứa trẻ không đi tiểu đủ hoặc không nghỉ ngơi thích hợp khi đi tiểu, cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu.

Các tình trạng không liên quan là cơ chế bảo vệ của cơ thể suy giảm, như trong bệnh miễn dịch cũng có thể dẫn đến vấn đề RUTIs. Ngoài ra, cũng còn do sử dụng thông tiểu không vô trùng sẽ vô tình đưa vi khuản vào trong đường tiểu gây nhiễm trùng.

Nguyên nhân, tần suất và các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tái phát

Hầu hết UTIs là xảy ra ở đường tiểu dưới, gồm bàng quang và niệu đạo, nơi mà viêm bàng quang xảy ra khi một đường tiểu dưới bình thường vô khuẩn lại nhiễm khuẩn và trở nên viêm. Viêm bàng quang rất thường gặp và hầu hết, các triệu chứng của viêm bàng quang dường như biến mất trong vòng 24-48 giờ sau khi điều trị. Nhiễm trùng mạn tính hay tái phát gồm các đợt cấp lặp đi lặp lại của một tình trạng viêm bàng quang và có hơn 2 lần nhiễm trùng trong vòng 6 tháng. Có thể nhiễm trùng đó không đáp ứng với liệu pháp điều trị thông thường hoặc đã kéo dài hơn 2 tuần. Trên các bé gái nhỏ, RUTIs có thể do một bất thường đường tiết niệu, như bị trào ngược bàng quang niệu quản (vesicoureteral reflux).

Nên đánh giá bởi một nhà chuyên khoa. Trên các bé trai, thậm chí một nhiễm trùng đường tiểu thông thường cũng nên đánh giá và tìm hiểu cẩn thận. Điều này bởi vì UTIs trên các trẻ nam không phải là nguyên nhân thường gặp khi có vắng mặt bất thường đường tiểu. Trên quần thể người lớn có nguy cơ tăng hơn đối với viêm bàng quang. Trong quần thể đó, vấn đề xảy ra do lượng nước tiểu trong bàng quang không đi hết có liên quan đến các tình trạng như viêm tiền liệt tuyến, tăng sản tại tuyến tiền liệt, chít hẹp niệu đạo. Ngoài ra, không đủ dịch, bất thường về nhu động ruột, bất động hoặc giảm nhu động, có đặt một sond hoặc có các biện pháp làm gián tiếp nguy cơ tăng nhiễm trùng đường tiểu.

Dấu chứng và các xét nghiệm kiểm tra nhiễm trùng RUTIs

Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính hoặc tái hồi có nghĩa là có triệu chứng tồn tại khoảng ≥ 2 lần/ trong vòng 6 tháng, các triệu chứng đó của một giai đoạn cấp của một bệnh mạn tính kéo dài nhiều tuần, hoặc triệu chứng đó kéo dài hơn 48 giờ sau khi điều trị bắt đầu. Các xét nghiệm có thể làm gồm phân tích nước tiểu, thường cho thấy trị số bạch cầu tăng cao. Cấy nước tiểu hoặc đặt catheter lấy mẫu nước tiểu cho biết vi khuẩn niệu. Một kết quả cấy nước tiểu dương tính > 2 tuần thậm chí sau khi điều trị chỉ định cho mạn tính hoặc RUTIs. Siêu âm bụng hoặc chụp X quang bụng đánh giá tình trạng thận và hệ tiết niệu.

Tỷ lệ những trường hợp nhiễm trùng tiểu có biến chứng tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh: vi khuẩn Escherichia coli gây biến chứng cao nhất (21-54%); kế đó là Klebsiella pneumoniae (1,9 - 17%)...

Điều trị nhiễm trùng tái phát

Những trường hợp nhẹ của viêm bàng quang cấp có thể biến mất mà không cần điều trị, nhưng vì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng lan rộng lên thận hoặc biến chứng toàn bộ hệ tiết niệu, do đó việc điều trị nên được khuyến cáo. Cũng do tỷ lệ tử vong cao ở người lớn tuổi, điều trị thích hợp cần khuyên cho thích ứng với từng bênh nhân. Các kháng sinh có thể dùng để phòng bệnh nhiễm khuẩn, nhưng bạn phải hoàn tất toàn bộ liệu trình đơn thuốc kháng sinh kê đơn. Thông thường, kháng sinh kê toa loại Nitrofurantoin, nhóm sulfa, Amoxicillin, Cephalosporins, Trimethoprim-sulfamethoxazole, Doxycycline, Fluoroquinolones.

Nhiễm trùng mạn tính hoặc RUTIs nên điều trị cẩn thận và có kiểm tra. Điều này rất quan trọng vìcơ hội nhiễm trùng là viêm thận bể thận. Kiêm soát bằng kháng sinh cho nhiễm khuẩn tiết niệu, để cho cần một liều thuốc kéo dài trong một thời gian khoảng chừng 6 tháng đến 2 năm. Trong một số trường hợp kháng sinh mạnh hơn có thể phải cần dùng đến. Ngaoif ra, thận trọng, kháng sinh liều thấp có thể được khuyên sau khi các triệu chứng cấp đã giảm đi. Phenazopyridine hydrochloride có thể dùng để giảm cảm giác đau đơn hoặc khẩn cấp trong trường hợp viêm bàng quang, và ascorbic acid có thể khuyên để giảm đi nồng độ vi khuẩn trong nước tiểu.

Phẩu thuật nói chung không cần thiết trong các ca nhiễm trùng đường tiểu, song một số dị tật hoặc bất thường cấu trúc giải phẩu tiết niệu, chúng ta nên tính đến khả năng phẩu thuật để giải quyết triệt để.

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM

Hãy cảnh giác với bệnh đường tiết niệu ở trẻ

Không chỉ ở người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh vẫn có thể bị viêm đường tiết niệu. Trẻ em bị viêm đường tiết niệu gặp khá nhiều, đứng sau viêm đường hô hấp và viêm đường tiêu hoá. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em chủ yếu hay gặp do viêm bàng quang hoặc viêm thận.

 

 Phải đảm bảo vô trùng khi chăm sóc cho bé.

Đối với trẻ em, kể cả trẻ còn rất nhỏ (sơ sinh) đến trẻ lớn đều có thể mắc các bệnh viêm đường tiết niệu, vì vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan và cho rằng trẻ em không mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Trẻ bị viêm đường tiết niệu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ để lại di chứng và biến chứng.

Nguyên nhân của viêm đường tiểu ở trẻ em

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường tiết niệu cho trẻ. Ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang. Ở bé trai, có một số do có dị dạng ở đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng. Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít hoặc hay chơi lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Ngày nay, việc đóng bỉm cho bé là chuyện bình thường nhưng việc sử dụng bỉm không đúng quy cách cũng có thể làm cho trẻ bị viêm đường tiết niệu, nhất là mỗi khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên rất dễ làm cho trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Viêm đường tiết niệu ở trẻ đôi khi còn do các bậc phụ huynh hoặc cô nuôi dạy trẻ gây ra như việc rửa cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh. Nếu rửa đít cho trẻ mà rửa từ sau ra trước thì vô tình sẽ đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các trẻ em gái.

Về căn nguyên gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E. coli và có thể do một số ký sinh trùng (vi nấm) hoặc do virut. Vi khuẩn E. coli là một loại vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột có nhiều trong phân của người và động vật. Ở ngoại cảnh, vi khuẩn này phân bố khắp nơi (trong đất, bụi, nước và không khí, thực phẩm, rau, quả...) nên rất dễ lây nhiễm sang cho con người mỗi khi có điều kiện, nhất là khi vệ sinh môi trường chưa được cải thiện, vệ sinh cá nhân chưa tốt.
 
 

Biểu hiện viêm đường niệu ở trẻ em

Tuỳ theo độ tuổi, tuổi càng nhỏ thì triệu chứng viêm đường tiết niệu càng kín đáo, khó phát hiện. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Người ta thấy rằng có một tỷ lệ khoảng từ 10 - 15%  số trẻ không sốt mà thân nhiệt lại giảm. Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc, đôi khi có rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy. Đôi khi trẻ khóc khi tiểu bởi bị đau. Một số trẻ em trai lớn hơn có động tác sờ vào chim do khó chịu, đau khi đi tiểu. Trẻ cũng có thể đái dắt, buốt, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn nên một số trẻ bị viêm đường tiết niệu hay đi tiểu làm cho một số phụ huynh hoặc các cô bảo mẫu hiểu nhầm và đánh giá sai về hành vi của cháu. Trẻ càng lớn thì hiện tượng đái buốt, đái dắt càng rõ nét hơn do trẻ đã nhận biết được. Nước tiểu của trẻ bị viêm đường tiểu có thể đục. Mức độ đục nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bị viêm đường tiết niệu, nước tiểu được lấy để quan sát vào lúc nào trong ngày (nếu nước tiểu lấy vào lúc sáng sớm thì có thể thấy đục nhưng lấy nước tiểu vào buổi trưa hoặc chiều thì có thể không thấy).

Muốn biết trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không, nên căn cứ vào một trong các dấu hiệu (hoặc có nhiều dấu hiệu) như mô tả ở trên. Khi cần thiết phải lấy nước tiểu làm xét nghiệm vi sinh (nhuộm soi và nuôi cấy phân lập vi khuẩn). Qua xét nghiệm vi sinh có thể biết được trong nước tiểu có vi khuẩn hay vi nấm. Xét nghiệm nước tiểu của trẻ nghi nhiễm khuẩn tiết niệu bằng phương pháp vi sinh, qua đó người ta còn làm kỹ thuật kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp điều trị có hiệu quả nhất cho trẻ. Người ta cũng có thể kiểm tra toàn bộ hệ thống đường tiết niệu bằng siêu âm và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để góp phần chẩn đoán chính xác trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không.  

Nên làm gì để ngăn chặn viêm đường tiết niệu ở trẻ?

Phụ huynh có con nhỏ luôn luôn quan tâm đến sức khoẻ của trẻ là điều hết sức cần thiết, không nên phó thác mọi vấn đề cho ông, bà hay cô nuôi trẻ cho dù bận công việc đến đâu đi nữa. Mỗi khi thấy con mình sốt thì dù là sốt nhẹ cũng không được chủ quan và xem thường. Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, chơi kém, cần cho trẻ đi khám bệnh bởi vì nhiều trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân chính lại do viêm đường tiết niệu. Khi đóng bỉm cho trẻ, cần để ý xem có cặn trắng ở bỉm hay không mỗi khi thay bỉm. Cần để ý thay bỉm sau khi trẻ tè, nhất là sau khi trẻ đại tiện cần thay ngay, tránh làm cho lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu, đặc biệt là trẻ em gái.

Hằng ngày, nếu thấy trẻ hay sờ tay vào chỗ kín thì phụ huynh cần xem xét có điều gì nghi ngờ hay không? Mỗi khi thấy trẻ em trai đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu hoặc đi đái khó là phải cho trẻ đi khám xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không bởi vì hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân hay gặp gây viêm đường tiết niệu. Cần tập thói quen cho trẻ đi tiểu tự chủ và không để trẻ đái dầm bằng cách trước khi trẻ đi ngủ cần cho trẻ đi tiểu. Mỗi lần vệ sinh cho trẻ sau khi đi ngoài hay đi tiểu, cần lau giấy vệ sinh từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các bé gái.

Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước làm cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để trẻ mau chóng được điều trị, không nên chậm trễ sẽ để lại biến chứng như nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm thận dẫn đến suy thận.
 

NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU Ở NỮ GIỚI

Nhiễm trùng tiết niệu ở nữ giới, tuổi hoạt động tình dục chiếm 75%-90%

Sinh hoạt khoa học về chủ đề cập nhật điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo của giáo sư Kurt G.Naber đến từ Đức về tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu cho biết: giao hợp là nguyên nhân của 75% - 90% tổng số trường hợp nhiễm khuẩn đường niệu ở phụ nữ đang còn hoạt động tình dục. Khoảng 20 - 30% số phụ nữ trưởng thành có từ 1 đợt trở lên về tình trạng tiểu khó trong một năm. Còn báo cáo của các bác sĩ đến từ BV Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh thì cho biết: có 50 - 85% số người trưởng thành có nhiễm trùng tiểu trong đời.

Dịch tễ học tại Mỹ ghi nhận, hằng năm nước này có 8 triệu lượt bệnh nhân nhiễm trùng tiểu đến khám tại các bệnh viện; tỷ lệ mắc bệnh tính chung là 10,8%, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ từ 40-50%; có liên quan đến phụ nữ có sinh hoạt tình dục...Một nghiên cứu cho biết ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 7 triệu lượt khám ngoại trú và 1 triệu lượt nhập viện cấp cứu nhiễm khuẩn niệu. Trên 50% phụ nữ có một lần nhiễm khuẩn niệu trong đời. Trong độ tuổi 24, trên 30% phụ nữ bị ít nhất một đợt nhiễm khuẩn niệu phải điều trị bằng kháng sinh. Trong độ tuổi 16 -35, tỷ lệ nhiễm khuẩn  niệu ở phụ nữ cao hơn 40 lần so với nam giới. Trong vòng 6 tháng sau lần nhiễm khuẩn đầu tiên, một phần ba phụ nữ bị tái phát.

Vi khuẩn gây bệnh thường trú ở vùng trực tràng, âm đạo, vi khuẩn di trú đến vùng quanh âm đạo rồi chúng ngược dòng niệu đạo để đến bàng quang. Quá trình sinh hoạt tình dục có thể góp phần làm nhiễm trùng tiểu ngược dòng. Vi khuẩn niệu không triệu chứng trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây viêm thận, bể thận trong 3 tháng cuối thai kỳ.
 

Những biểu hiện cần lưu ý

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu thường gặp là: tiểu khó, tiểu lắt nhắt, và phối hợp với tiểu có mủ. Đặc điểm lâm sàng của nhiễm trùng tiểu không có biến chứng là hay gặp ở phụ nữ trẻ sinh hoạt tình dục. Còn nhiễm trùng tiểu có biến chứng thường xảy ra ở đàn ông trung niên và phụ nữ lớn tuổi. Tình trạng viêm thận - bể thận không biến chứng xảy ra ở mọi lứa tuổi, gặp ở nữ nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, theo các nhà chuyên môn còn có những trường hợp nhiễm trùng tiểu do môi trường bệnh viện - là tình trạng nhiễm trùng tiểu, lúc này bệnh do nhiều yếu tố gây ra. Theo các báo cáo, 80% trường hợp nhiễm trùng tiểu mắc phải trong môi trường bệnh viện là có liên quan đến các ống đặt ở đường niệu, 5%-10% trường hợp có liên quan đến các dụng cụ, thiết bị khác trong bệnh viện. Nhiễm trùng đường tiểu liên quan đến ống thông là loại nhiễm trùng thường gặp nhất (chiếm khoảng 40% trong số bệnh nhân).

Những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường tiểu gồm, tiểu đường, sỏi, hoại tử nhú thận và u nang thận...

Phụ nữ cảnh giác với bệnh nhiễm khuẩn niệu

Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến và dễ tái phát. Vi khuẩn gây bệnh có thể từ trực tràng, ở âm đạo, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận.

Vì sao phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn niệu?

Nhiễm khuẩn niệu là sự hiện diện của vi sinh gây bệnh bên trong đường tiết niệu, đồng thời gây ra các triệu chứng của bệnh trên bệnh nhân. Nhiễm khuẩn niệu phức tạp thường xảy ra ở bệnh nhân: sỏi, nang thận nhiễm khuẩn, tổn thương tủy sống, đang đặt các loại ống thông; bệnh tiểu đường; có thai; suy giảm miễn dịch. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu theo 3 đường: ngược dòng, theo đường máu và lây lan từ ổ nhiễm khuẩn gần cơ quan niệu sinh dục. Tuy nhiên không phải lúc nào vi khuẩn cũng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn niệu, vì khả năng nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào các yếu tố: độ pH thấp và tính ưu trương của nước tiểu; các chất nhầy của đường tiết niệu như protein, mức độ bám dính khác nhau giữa các vi khuẩn gây bệnh.

Phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn niệu hơn nam do những khác biệt về giải phẫu và sinh lý của cơ quan niệu sinh dục, đó là: lỗ niệu đạo nữ nằm rất gần âm đạo và trực tràng nên vi khuẩn dễ lây lan ngược dòng. Ở âm đạo luôn có sẵn một hệ vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí, nhưng trong điều kiện bình thường chúng không gây nhiễm khuẩn niệu. Nhưng khi hệ vi sinh này bị thay thế bởi hệ vi sinh gây bệnh, có nguồn gốc từ trực tràng, thì mới gây nhiễm khuẩn niệu. Niệu đạo nữ ngắn hơn niệu đạo nam nên vi khuẩn dễ xâm nhập ngược dòng vào bàng quang. Giao hợp là một yếu tố dễ gây nhiễm khuẩn niệu.

 
Theo Hooton, ở phụ nữ luôn có tình trạng khuẩn niệu thoáng qua ngay sau giao hợp. Thời kỳ mãn kinh, vì giảm estrogen, phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn niệu do: niêm mạc âm đạo teo đi, môi trường âm đạo bớt tính acid và giảm số lượng vi khuẩn lactobacilli. Nhiễm khuẩn niệu chủ yếu là do vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây viêm bàng quang. Do viêm niệu đạo bàng quang phù nề làm cho khúc nối bàng quang - niệu quản không đóng kín được khi rặn tiểu, khi đó nước tiểu có vi khuẩn sẽ đi ngược dòng lên bể thận gây nhiễm khuẩn. Hầu hết nhiễm khuẩn niệu do vi khuẩn gram âm, trong đó E. coli chiếm 80%.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ: cần hiểu biết và kiên nhẫn điều trị

Nhân một trường hợp bệnh nhân nữ, hỏi về tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ tái phát nộ dung câu hỏi xoay quanh: bệnh nhân nữ 52 tuổi, mãn kinh đã 4 năm, năm 2005 tôi bị nhiễm khuẩn đường tiểu, điều trị ở bệnh viện 4 ngày thì khỏi, năm nay lại tái phát, đã uống thuốc Amoxiline + Midason ngày 3 lần trong 10 ngày à khỏi bệnh à sau 10 ngày bệnh tái phát, đi tiểu nhiều lần ngày và rất rát à đi khám bệnh bác sĩ cho thuốc Pefacin (viên 400mg ngày yuống 2 lần liên tục trong 7 ngày) à ngừng thuốc được 3 ngày đi tiểu ra máu à nhập viện tiêm Peflacin và 3 ngày sau đó chuyển lên tuyến trên à làm nhiều xét nghiệm và điều trị bằng Zinnat 500mg (20 viên) + B Complex (30 viên) + Betasiphon. Bệnh nhân này bị bệnh đã 2 tháng, uống thuốc thì đỡ, rồi lại tái phát, liệu có nguy hiểm không, vì đang bị nhiễm khuẩn nên không thể nội soi à xin tư vấn.

Bác sĩ chuyên khoa II sản phụ khoa Đào Xuân Dũng cho biết:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. NKĐTN là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ, bất cứ một phần nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận à niệu quản à bàng quang à niệu đạo. Nhiễm khuẩn niệu đạo hay gặp ở phụ nữ vì niệu đạo nữ ngắn hơn nam lại gần với trực tràng và âm đạo là những vị trí dễ có vi khuẩn, song nhiễm khuẩn bàng quang là bệnh thường gặp nhất. Buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt cao có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận; cần được khám và làm một số xét nghiệm. Nhiễm khuẩn bàng quang có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau: có cảm giác rát, buốt khi đi tiểu; muốn đi tiểu nhiều lần hơn; mót đi tiểu nhưng lại không thể; rò rỉ nước tiểu; nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục hay có lẫn máu, nếu được dùng kháng sinh thì sau 1-2 ngày các triệu chứng sẽ giảm bớt.

Một số người dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu vì có hiện tượng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên trên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu có thể bao gồm: đái nhiều; đái buốt, nóng rát; đái dắt tức muốn đi đái nhưng lại không ra nước tiểu hay chỉ có rất ít; đau vùng thắt lưng; đau ở vùng trên xương vệ (với phụ nữ) hay có cảm giác đầy trực tràng (với nam giới); nước tiểu có lẫn máu hay có mùi hôi; sốt nhẹ; mỏi mệt. Những phụ nữ hay bị tái phát nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì nên có những biện pháp phòng ngừa sau: uống nhiều nước để đào thải bớt vi khuẩn; không nên cố nhịn đi tiểu mà nên đi tiểu mỗi khi thấy cần; rửa vùng cơ quan sinh dục sau khi đi cầu nên rửa từ trước ra sau; sau quan hệ tình dục nên đi tiểu để thải trừ vi khuẩn ra ngoài; dùng thuốc bôi trơn khi quan hệ tình dục nếu có hiện tượng ít tiết dịch nhờn; tránh dùng màng ngăn âm đạo mà nên dùng các phương pháp tránh thai khác.            

Ngoài ra, có thể phải dùng thuốc với liều thấp trong vài tháng hay lâu hơn để phòng ngừa nhiễm khuẩn tái phát. Nếu nhiễm khuẩn có vẻ như do quan hệ tình dục gây ra thì có thể dùng kháng sinh sau quan hệ tình dục, nhưng sau đó cần được thầy thuốc xác định rõ nguyên nhân gây nhiễm khuẩn. Không nên quá lo lắng khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu vì ngày nay đã có nhiều thuốc để chữa trị. Nhiễm khuẩn bàng quang có thể gây khó chịu nhiều nhưng với các thuốc hiện có không để cho bệnh phát triển đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhiễm khuẩn thận có thể là loại nghiêm trọng hơn và thường phải dùng kháng sinh trong thời gian dài hơn.

Không nên dừng thuốc kháng sinh khi chưa khỏi hẳn vì dễ làm cho bệnh tái phát.

Cách phát hiện và điều trị nhiễm khuẩn niệu 

Viêm niệu đạo và bàng quang cấp: Trên thực tế, để phân biệt viêm niệu đạo cấp và viêm bàng quang cấp là rất khó vì các dấu hiệu gần giống nhau. Viêm niệu đạo cấp thì đi tiểu đau, tiểu khó, chảy dịch niệu đạo, tác nhân gây bệnh thường là Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorhea, Herpes simplex. Viêm bàng quang cấp cũng đi tiểu đau, tiểu khó, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu máu và đau vùng trên xương mu. Đối với bệnh nhân nữ khỏe mạnh, mới bị lần đầu viêm bàng quang cấp, có thể bị điều trị ngay bằng kháng sinh mà không cần cấy nước tiểu. Dùng thuốc 7-10 ngày, hầu hết bệnh nhân đều khỏi. Tuy nhiên khoảng 1/3 số bệnh nhân này sẽ tái phát, khi đó bắt buộc phải cấy nước tiểu để tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Nếu bệnh nhân tái phát trên 3 lần trong một năm thì cần tìm các bất thường về phụ khoa. Chụp Xquang để phát hiện sỏi, niệu quản lạc chỗ, túi thừa đài thận.

Viêm đài bể thận cấp: Biểu hiện thường gặp là sốt, buồn nôn, mệt mỏi, đau hông, đau lưng. Trước khi điều trị phải cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ. Nếu nhiễm khuẩn không phức tạp có thể dùng kháng sinh 7 ngày. Trường hợp các triệu chứng không giảm, phải cho bệnh nhân nhập viện dùng kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ từ 10 - 14 ngày.

 
Ngay khi có triệu chứng nhiễm khuẩn niệu ở phụ nữ, có thể điều trị bằng kháng sinh, tốt nhất là dùng nhóm Fluoroquinolone, vì khoảng 40% số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn niệu kháng với aminopenicillin và 20% kháng với Trimethoprim-Sulfamethoxazole. Những phụ nữ bị tái phát trên 3 lần trong năm nên dùng kháng sinh dự phòng. Cách dùng kháng sinh dự phòng: dùng liên tục mỗi ngày, liều thấp, thích hợp cho những phụ nữ có trên 3 đợt tái phát trong 1 năm; dùng kháng sinh khi có triệu chứng; dự phòng sau giao hợp.

Nhiễm khuẩn niệu ở phụ nữ có thai: Nhiều nghiên cứu thấy rằng có từ 4  -  6% thai phụ có thai bị nhiễm khuẩn niệu, dễ dẫn đến viêm đài bể thận, sinh non, tử vong sơ sinh. Do đó phải điều trị khỏi hẳn các nhiễm khuẩn niệu cho phụ nữ mang thai. Dùng tốt nhất là các thuốc: Penicillin, Cephalosporin, Nitrofurantoin. Không nên dùng Fluoroquinolone vì ảnh hưởng đến sự phát triển sụn của thai và TMP - SMX gây ức chế acid folic làm thiếu máu cho thai.

Nhiễm khuẩn niệu ở trẻ em gái: Một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 3% trẻ em gái chưa đến tuổi dậy thì bị nhiễm khuẩn niệu, trong đó gần 30% bị tái phát trong vòng 3 năm. Nếu bị tái phát, tổn thương gây ra những vết sẹo ở chủ mô thận, đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh thận ở tuổi trưởng thành. Vì vậy cần điều trị tích cực, dứt điểm các trẻ gái có viêm ngược dòng bàng quang niệu quản, nên dùng kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiểu trên.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong khi mang thai: Dùng thuốc thế nào?

Đường niệu của người mang thai thường có những điểm không bình thường như: giãn niệu quản gây ứ đọng nước tiểu, giảm độ đặc nước tiểu, có hiện tượng chuyển ngược dòng bàng quang – niệu quản, lượng đường trong nước tiểu tăng, progestin và estrogen niệu tăng… Đây là yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn niệu khi mang thai (NKNMT).
 

Trường hợp NKNMT không có triệu chứng

Không có biểu hiện lâm sàng, nhưng 10% người mang thai gặp trường hợp này. Vì thế, ngay từ lần khám thai đầu tiên phải bắt buộc cấy nước tiểu và sau đó từ tuần thứ 12 - 16 của thai kỳ phải lặp lại để tìm vi khuẩn. Đa số người mang thai khám ở tuyến dưới thường không làm xét nghiệm này, nên bỏ sót. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm bàng quang cấp (30%) hay viêm đài - bể thận câp (50%). Ngoài ra, cũng có thể đưa đến tình trạng thai chậm phát triển, trẻ sinh ra thiếu cân.

Khi tìm thấy vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh cho đến lúc hết nhiễm khuẩn. Kháng sinh thường dùng là Ampicilline, Erythromycine. Trường hợp vi khuẩn kháng thuốc (khoảng 30% E. coli kháng thuốc) thì dùng Amoxycillin + Acid clavulanic hay Cephalexin hay Nitrofurantoin. Thường dùng nhất là Ampicillin. Các kháng sinh dưới đây tuy kháng các vi khuẩn trên có khi còn mạnh hơn, nhưng khuyến cáo không nên dùng: Tetracyclin vì gây hại xương và mầm răng của thai (từ tháng thứ tư), gây dị tật ở ngón chân, ngón tay. Fluoroquinolon vì gây thoái hoá sụn khớp chịu lực và chưa có đầy đủ thông tin trên thai. Bactrim (Trimethoprim+ Sulfamethoxazol) vì với bà mẹ sẽ gây tổn thương nặng đến công thức máu, gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, gây hoại tử - ly giải tế bào thượng bì (ít gặp, song nguy hiểm), có thể gây suy thận, suy gan nặng và tất cả những ảnh hưởng trên bà mẹ đều có ảnh hưởng không lợi cho thai (nhất là 3 tháng đầu thai kỳ), thậm chí có thể gây khuyết tật thai (do thiếu acid folic).
 

Trường hợp NKNMT gây viêm bàng quang cấp

Biểu hiện tiểu khó, tiểu nhiều lần nhưng không có sốt. Có khoảng 1,3% người mang thai gặp trường hợp này. Khác với viêm bàng quang ở người không mang thai chỉ dùng kháng sinh 3 ngày là có hiệu quả, người mang thai viêm bàng quang phải dùng kháng sinh tới 10 ngày (có thể do khi mang thai, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển, trong khi cơ thể thì giảm sức đề kháng với vi khuẩn). Nếu điều trị ngắn ngày sẽ dễ bị tái phát. Vẫn dùng các kháng sinh trên, nhưng nếu cần có thể dùng liều cao hơn.

Trường hợp NKNMT gây viêm đài bể thận cấp

Biểu hiện sốt, lạnh run, nôn, đau hông, lưng, có hay không có rối loạn tiểu (tiểu nhiều lần, tiểu khó). Rất nguy hiểm, vì có thể dẫn đến sinh non, choáng nhiễm khuẩn. Có 2% người mang thai gặp trường hợp này và trong số mắc này có khoảng 23% bị tái phát. Không được điều trị tại nhà hay tuyến cơ sở mà cần được đưa ngay tới bệnh viện, điều trị sớm.

  
Kháng sinh thường dùng là dạng tiêm tĩnh mạch cefazolin hoặc gentamycin kết hợp với ampicillin hoặc ceftriaxon. Kháng sinh tiêm tĩnh mạch được dùng ngay từ khi có biểu hiện lâm sàng rõ mà không chờ kết quả xét nghiệm, dùng liên tục cho đến khi hêt sốt. Trừ một số trường hợp đặc biệt, còn đa số người bệnh đáp ứng và có hiệu quả sau 24 - 48 giờ. Nếu trường hợp đặc biệt (bị kháng thuốc hay có dị dạng đường niệu) thì cần dùng các giải pháp phức tạp hơn, cần chuyên lên tuyến có đủ điều kiện.

Sau khi khỏi, có thể dùng cephalexin hoặc nitrofurantoin hàng ngày trong một thời gian nữa để tránh tái phát. NKNMT nguy hại cho bà mẹ (gây cao huyết áp - tiền sản giật, thiếu máu, viêm ối, có thể sinh non, bị choáng nhiễm khuẩn), nguy hại cho thai (làm thai chậm phát triển, trẻ sinh ra thiếu cân và có thể bị sinh non). Do vậy, cần được điều trị tích cực. Với trường hợp NKNMT không triệu chứng, cần chú ý đến việc thăm khám thai để khỏi bỏ sót. Với NKNMT có viêm bàng quang cấp hay viêm đài - bể thận cấp, cần xác định là trường hợp nặng, đưa đến đúng tuyến, điều trị sớm. Trong mọi trường hợp, cần tránh dùng các kháng sinh có hại cho thai.

Phòng bệnh

Các biện pháp phòng bệnh có thể giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát nhiễm. vì thế nếu bạn giữ cho vùng sinh dục sạch và chùi sạch từ trước ra sau, bạn có thể ngăn được sự vấy nhiễm vi khuẩn từ vùng trực tràng vào trong niệu đạo. Đi tiểu ngay sai khi quan hệ tình dục có thể giúp loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào có mặt trong quá trình giao hợp. Không nên nín tiểu trong một thời gian dài vì có thể đây là cơ hội giúp vi khuẩn nhân lên, vì thế đây là một điểm quan trọng để biết tần suất đi tiểu nhiều sẽ giảm nguy cơ viêm bàng quang trên những đối tượng dễ nhạy cảm với nhiễm trùng đường tiểu. Sự gia tăng các loại dịch vào người, 2.000 - 4.000 cc /ngày, khích lệ đi tiểu sẽ giúp tống sạch nước tiểu ra khỏi bàng quang.

Bạn nên tránh các loại nước kích thích bàng quang, như rượu, nước cam quýt và các loại nước có chứa caffeine. Theo dõi kết quả nuôi cấy nước tiểu có thể là biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không còn vi khuẩn trong bàng quang nữa. Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng thời gian dài có thể được khuyên cho một số người thường hay xảy ra UTIs hoặc RUTIs.

Tiên lượng

Hầu hết những trường hợp đều được chữa khỏi mà không có biến chứng gì sau khi điều trị đầy đủ, mặc dù đôi khi điều trị phải kéo dài. Các biến chứng của viêm thận, bể thận, abces thận và sưng lớn thận. Nên chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị toàn diện sau khi đã điều trị viêm bàng quang hơn 2 lần trong vòng 6 tháng.

Cần gọi điện cấp cứu hoặc chuyển viện cấp cứu nếu bệnh nhân có triệu chứng nặng nề hơn, đặc biệt sốt cao, nôn mửa, đau lưng, đau thắt hông dữ dội.

Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Kiều Linh (2009). Phụ nữ cảnh giác với bệnh nhiễm khuẩn niệu

2.Bùi Văn Uy (2008). Nhiễm khuẩn niệu lúc mang thai: Dùng thuốc thế nào?

3.http://tintuc.bacsi.com/chuyen-khoa/tiet-nieu/12616.html. BACSI.com

4.http://www.eva.vn/suc-khoe/. Hãy cảnh giác với bệnh đường tiết niệu ở trẻ

5.http://en.wikipedia.org/wiki/Urinary_Tract_Infection

6.http://www.webmd.com/a-to-z-guides/urinary-tract-infections

7.image: www.faqs.org

 

Ngày 29/09/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích