Dược lâm sàng và cần thiết triển khai đồng bộ công tác dược lâm sàng tại Việt Nam
Khoa học về dươc lâm sàng (Clinical pharmacology Sciences)Dược lâm sàng (Clinical pharmacology) là một bộ mon khoa học về thuốc và các sử dụng trên lâm sàng của chúng. Dược lâm sàng (DLS) có thể được xem như một môn khoa học được củng cố thêm bởi môn dược, tập trung vào các ứng dụng các nguyên lý dược học và các phương pháp trong một thế giới thật. Phạm vi ứng dụng rất rộng, từ khi khám phá một phân tử đích mới đến hiệu dụng của sử dụng thuốc đó trong toàn quần thể. DLS kết nối các khoảng trống giữa thực hành y học (medical practice) và khoa học trong phòng thí nghiệm (laboratory science). Mục tiêu chính của DLS chính là sự thúc đẩy độ an toàn của kê đơn thuốc, tăng tối đa hiệu quả của thuốc và hạn chế tối thiểu tác dụng phụ. Điều quan trọng là có sự liên quan với các dược sĩ có kỹ năng trong lĩnh vực thông tin thuốc, anb toàn thuốc và các khía cạnh khác của thực hành dược liên quan đến DLS. Những dược sĩ lâm sàng (DSLS) thường được đào tạo một cách bài bản về y khoa cũng như khoa học dược để có thể cho họ đánh giá các bằng chứng và đưa các dữ liệu mới thông qua các nghiên cứu thiết kế tốt. Các dược sĩ lâm sàng phải tiếp cận đầy đủ các bệnh nhân ngoại trú về mặt lâm sàng, dạy và đào tạo cũng như giám sát bởi các chuyên gia y học. Trách nhiệm của họ đối với bệnh nhân bao gồm nhưng có hạn chế về phân tích các phản ứng có hại của thuốc, liệu pháp, độc tính gồm độc tính hệ sinh sản, nguy cơ tim mạch, quản lý thuốc xung quanh phẩu thuật và dược về tâm thần (psychopharmacology). Ngoài ra, việc áp dụng các kỹ thuật di truyền, sinh hóa hay virotherapeutic dẫn đến làm rõ hay đánh giá chính xác cơ chế liên quan đến tác động thuốc. Các nhánh của dược lâm sàng·Dược lực học (Pharmacodynamics): tìm ra những thuốc nào đang diễn ra trong cơ thể và diễn ra như thế nào? Điều này bao gồm không chỉ về mặt tế bào và khía cạnh phân tử mà còn liên quan đến đánh giá về mặt lâm sàng liên quan. Chẳng hạn, không chỉ về mặt sinh học của thuốc salbutamol - một loại chất đối vận của beta2-adrenergic receptor, nhưng tỷ lệ dòng dòng đỉnh trên cả người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân thật sự. ·Dược động học (Pharmacokinetics): những gì đang xảy ra với thuốc trong cơ thể. Điều này liên quan đến hệ thống cơ thể khi bị thuốc tác động, thường phân chia thành những phân loại sau: -Sự hấp thu (Absorption) -Sự phân bố (Distribution) -Sự chuyển hóa (Metabolism) -Sự thải trừ (Elimination) ·Kê đơn hợp lý: dùng thuốc đúng, liều đúng, đường dùng đúng và số lần cho thuốc đúng cho bệnh nhân và dừng thuốc hợp lý: -Tác dụng ngoại ý (Adverse Drug Effects) -Độc tính (Toxicology) -Tương tác thuốc (Drug interactions) -Phát triển thuốc (Drug development) Hoạt động dược lâm sàng tại Việt Nam Dược lâm sàng triển khai chậm, vì sao? Dược lâm sàng đã được áp dụng ở các nước trên thế giới từ những năm 1960 nhưng ở nước ta mãi đến những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ trước mới được áp dụng. Tuy vậy, đến nay việc triển khai trong hệ thống cơ sở y tế vẫn còn khá chậm. Dược lâm sàng là hoạt động dược tập trung trên người bệnh nhằm đảm bảo dùng thuốc an toàn - hợp lý (cũng là hiệu quả). Muốn làm điều này, dược sĩ lâm sàng (DSLS) phải dùng các kiến thức cơ bản chung về chuyên môn dược và nhiều chuyên khoa (như dược lý, dược trị liệu, độc chất học...) và các kỹ năng giao tiếp với nhân viên y tế (với bác sĩ, điều dưỡng...), với người bệnh. Theo đó, có thể hình dung dược lâm sàng gồm các việc: Giúp bác sĩ trong việc quyết định kê đơn - Kiểm soát các chống chỉ định, tương tác, liều lượng, nhịp tốc độ dùng thuốc - Giám sát các tác dụng không mong của thuốc (ADR), báo cáo về Trung tâm ADR - Tham gia vào Hội đồng biên soạn các phác đồ điều trị - Phổ biến các thông tin thuốc (thuốc mới, công dụng mới, tác dụng phụ mới, cách dùng mới..) và các ý kiến thống nhất tại hội thảo hay ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế (về các vấn đề này)- Giúp bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích- nguy cơ, hiệu quả - giá thành khi quyết định liệu trình. Tư vấn cho người bệnh về dùng thuốc (khi xuất viện) - Tham gia với thầy thuốc lập kế hoạch dùng thuốc điều trị cho người bệnh - Tham gia lập kế hoạch dùng thuốc điều trị cho đơn vị Dược lâm sàng đã có ở một số nước trên thế giới từ thập niên 1960, riêng các nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Singapore) có muộn hơn nhưng cũng từ năm 1990. Phong trào "dùng thuốc hợp lý, an toàn" của nước ta có ta có từ thập niên 70 nhưng nội dung chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc chấp hành các qui chế, chế độ, chứ chưa thật mang tính chuyên môn đầy đủ như dược lâm sàng theo quan niệm hiện nay. Cho nên dược lâm sàng có thể tính từ khi có các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế vào cuối những năm 1990 (tập trung ở các nơi thí điểm thực hiện Chính sách Quốc gia thuốc). Vì sao việc triển khai công việc này chậm? Có thể nêu lên dù chưa thật đầy đủ một số nguyên nhân: Chưa nắm thật đầy đủ nội dung: Từ đó, chưa thống nhất chức năng nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, đào tạo nhân lực, định ra được các bước triển khai phù hợp. Chẳng hạn: Riêng về mặt tổ chức, mỗi nơi làm mỗi cách theo "cách hiểu của mình". Trong các trường đại học: Đại học Y Thái Nguyên từ năm 2007 đã có bộ môn Dược lâm sàng nhưng chỉ có 4 nhân viên, chức năng nhiệm vụ chỉ nêu tổng quát là "giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học về dùng thuốc, tham gia công tác dược lâm sàng tại bệnh viện thực hành". Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 1999 đã có "phân môn" Dược lâm sàng nhưng đến tháng 8/2008 vẫn nằm trong bộ môn ghép "Dược lý - Lâm sàng". Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức, một thành viên tham gia giảng dạy, thì nhà trường thấy sự cần thiết của việc giảng dạy chuyên khoa dược lâm sàng nhưng việc tách riêng thành một bộ môn còn thiếu nhiều điều kiện. Trong các bệnh viện cũng vậy: Nhiều bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh không có khoa, phân khoa, thậm chí chưa có người chuyên trách. Chẳng hạn Bệnh viện tỉnh Quảng Trị, có 350 giường, chỉ có một dược sĩ đại học vừa làm Trưởng khoa Dược vừa làm Dược lâm sàng. Ngay tại các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện khá lớn ở thành phố Hồ Chí Minh có những nơi cũng chưa có khoa Dược lâm sàng như ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có phân công một số ít dược sĩ làm dược lâm sàng chứ chưa tổ chức thành khoa. Nội dung đào tạo và kiến thức: ở các nước tiên tiến có một đội ngũ chuyên khoa gọi là Dược sĩ lâm sàng (DSLS), có chương trình đào tạo bài bản. Nếu ở ta chưa làm được như thế thì chí ít cũng lấy dược sĩ đại học (theo tiêu chuẩn nào đó) đào tạo bổ sung thêm kiến thức chưa học hay chưa học kỹ trong đại học để thành chuyên khoa DSLS (như các DSCK I - DSCKII thuộc các chuyên khoa khác). Một chi tiết nhỏ: Ngoài những kiến thức kỹ năng (kể ra ở trên) DSLS cần có một cái nền cơ bản về kiến thức y khoa mới hiểu được thuốc, cách dùng thuốc, đặc biệt là các phương pháp trị liệu mới. Điều này phải được nhà trường đào tạo, phải tự rèn luyện. Nếu không như thế, sẽ dẫn đến cảnh y dược không hiểu nhau, khó hợp tác. Hiện nay ta lấy DSĐH (có tập huấn hay không có tập huấn thêm) làm Dược lâm sàng, chứ chưa có đội ngũ DSLS. Sự không thống nhất quan niệm, nội dung, phương pháp làm việc của đội ngũ không chuyên này là khó tránh khỏi. Việt Nam thiếu nhiều dược sĩ lâm sàng Các bệnh viện trên thế giới đều có dược sĩ lâm sàng với chức năng chính là giám sát việc kê đơn của bác sĩ. Ở Việt Nam, hầu hết các bệnh viện chưa có dược sĩ loại này do thiếu nhân lực. Vì thế, bệnh nhân phải chịu nhiều thiệt thòi do sự "phóng tay" của nhiều bác sĩ khi kê đơn. Các nước ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore đã triển khai công tác dược lâm sàng từ đầu những năm 1990. Các dược sĩ lâm sàng không chỉ giám sát việc kê đơn của bác sĩ mà còn hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc, theo dõi nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân... Bệnh nhân không chỉ được quan tâm đến trong thời gian điều trị mà còn được theo dõi để biết sau đó thuốc vào cơ thể nằm ở vị trí nào, tác dụng ra sao... |
Dược sĩ Nguyễn Thị Chuẩn, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, cho biết, công tác dược lâm sàng giúp đỡ được nhiều cho bác sĩ trong việc lựa chọn kháng sinh phù hợp, tiêm thuốc cho bệnh nhân đúng thời gian và liều lượng hơn. Với quy mô hơn 1.700 giường bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy cần hơn 30 dược sĩ lâm sàng. Tuy nhiên, cơ sở này chỉ bố trí được 2 người làm công tác trên. Do nhân lực quá mỏng, họ chỉ có khả năng kiểm tra một số hồ sơ bệnh án có tính nổi trội như các trường hợp được chỉ định dùng kháng sinh dài ngày hoặc sử dụng quá nhiều loại thuốc đắt tiền... Bà Chuẩn cũng cho biết, hầu hết các bệnh viện khác ở TP HCM đều chưa có dược sĩ lâm sàng. Theo dược sĩ Chu Ngọc Lâm, Phó giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, trong tình trạng bác sĩ còn nhiều sai sót khi kê đơn (có bác sĩ kê 5 biệt dược có cùng hoạt chất trong 1 đơn thuốc), việc thành lập khoa Dược sĩ lâm sàng tại mỗi bệnh viện là rất cần thiết. Tiến sĩ dược học Nguyễn Hữu Đức thuộc Đại học Y dược TP HCM cũng có cùng quan điểm trên. Theo ông, do công tác dược lâm sàng chưa được quan tâm nên nhiều bệnh nhân không sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; không ít người được chỉ định dùng thuốc đắt tiền một cách không cần thiết. Tình trạng trên sẽ được cải thiện nếu mỗi bệnh viện có một hội đồng dược sĩ lâm sàng. Tiến sĩ Đức cũng cho biết, Đại học Y dược TP HCM đang có hướng đào tạo dược sĩ lâm sàng và đã thành lập phân môn Dược lâm sàng. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất. Dược lâm sàng: Sự cần thiết và việc triển khai ở nước ta Mục tiêu của hoạt động dược lâm sàng là đẩy mạnh việc dùng đúng thuốc và phù hợp, nhằm tối ưu hoá hiệu quả lâm sàng của thuốc và có hiệu quả điều trị tốt nhất cho từng người bệnh. Tại Việt Nam, câu hỏi được đặt ra là hoạt động dược lâm sàng ở nước ta đang được triển khai như thế nào? Nguồn nhân lực có đáp ứng được nhu cầu? Sau đây là một số ý kiến của các nhà quản lý, cơ sở đào tạo nhân lực và hoạt động thực tiễn dược lâm sàng tại bệnh viện. Chúng tôi xin trích bài viết “Dược lâm sàng: Sự cần thiết và việc triển khai ở nước ta” của tác giả Thu Hương trên báo Sức khỏe và Đời sống” báo điện tử http://suckhoedoisong.vn/20101012095325912p0c19/ để cùng chia sẻ về tình hình hoạt động dược lâm sàng tại Việt Nam hiện nay: TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý KCB - Bộ Y tế: Các đơn vị triển khai dược lâm sàng còn chưa đồng bộ và không thống nhất Trên thế giới dược lâm sàng đã được áp dụng từ những năm 1960 và đã phát triển mạnh ở các nước như Pháp, Mỹ, Úc... và một số nước châu Á như Thái Lan, Malaisia, Singapore. Tuy nhiên, đến những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ trước dược lâm sàng (DLS) mới được du nhập vào Việt Nam. Dược lâm sàng là thuật ngữ thường dùng trong thực hành dược và trong các tài liệu về dược, là chuyên ngành y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng để nâng cao và thúc đẩy dùng hợp lý và phù hợp các sản phẩm thuốc và các thiết bị đi kèm. DLS bao gồm tất cả các dịch vụ mà người dược sĩ thực hành trong bệnh viện, hiệu thuốc, nhà điều dưỡng, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, phòng khám và bất cứ nơi nào thuốc được kê đơn và sử dụng. Có hai khái niệm cần phân biệt rõ đó là: Ngành dược bao gồm các kiến thức tổng hợp về hoá học, bào chế thuốc và tổng hợp thuốc và Dược lâm sàng có xu hướng thiên về phân tích nhu cầu của người dân về sử dụng thuốc và cách thức dùng thuốc, kiểu dùng thuốc và hiệu quả dùng thuốc trên bệnh nhân. Hoạt động DLS lấy người bệnh làm trung tâm. Mục tiêu của hoạt động DLS là đẩy mạnh việc dùng đúng thuốc và phù hợp cùng với các thiết bị đi kèm (ví dụ như bình định liều) nhằm tối ưu hoá hiệu quả lâm sàng của thuốc và có hiệu quả điều trị tốt nhất cho từng người bệnh. Bộ Y tế cũng nhận thức rõ vai trò quan trọng của DLS nhằm thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý, nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí y tế, giảm chi phí cho người bệnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Cụ thể: -Tiếp tục duy trì thực hiện Chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện; Triển khai thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát sử dụng thuốc hợp lý; nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị; Duy trì công tác bình bệnh án, phân tích sử dụng thuốc tại các khoa. -Can thiệp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý thông qua tập huấn, hội thảo: Tập huấn về thực hành kê đơn thuốc tốt cho các bác sĩ; Tập huấn về thực hành DLS cho các dược sĩ; Hỗ trợ các bệnh viện tổ chức tập huấn kiến thức về sử dụng thuốc, phân tích sử dụng thuốc trong các ca lâm sàng; Hội thảo đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện; Hội thảo về y học dựa trên bằng chứng... Trong nhiều cơ sở y tế hiện nay, tuỳ thuộc vào quy mô bệnh viện, nhân lực và trình độ cán bộ dược đã phần nào triển khai hoạt động DLS. Tuy nhiên, do chưa có quy định pháp lý nào hướng dẫn cụ thể việc triển khai DLS như thế nào và chưa có đội ngũ dược sĩ lâm sàng được đào tạo chính quy nên các đơn vị triển khai chưa đồng bộ và không thống nhất. Ví dụ: có cơ sở y tế được hỗ trợ của Hà Lan và hợp tác với trường Đại học Dược Hà Nội (như bệnh viện Bạch Mai) thì triển khai hoạt động DLS tương đối mạnh. Một số bệnh viện cũng đã bước đầu triển khai DLS tương đối tốt như Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi Đồng I (thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện 71 Thanh Hoá, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Xanh Pôn...Bộ Y tế cũng đã thành lập Ban biên soạn Thông tư hướng dẫn thực hành DLS trong các cơ sở y tế ban hành kèm theo Quyết định số 3232/QĐ-BYT ngày 6/9/2010. Thực hiện quyết định trên, Ban soạn thảo sẽ xây dựng và sớm hoàn chỉnh thông tư trình lãnh đạo phê duyệt. ThS.DS. Lê Quốc Thịnh - Trưởng Khoa dược - Bệnh viện 71 Thanh Hoá: Từng bệnh viện phải chú ý triển khai hoạt động DLS Các bệnh viện (BV) muốn làm tốt công tác quản lý sử dụng thuốc theo hướng hiệu quả, an toàn-tiện dụng và kinh tế, trước hết cần phải tổ chức và hoạt động tốt công tác DLS. Hiện nay, khái niệm DLS đối với nhiều người, ngay cả ở cấp lãnh đạo cũng chưa nắm bắt hết các tiêu chí, nội dung và mục đích của công tác DLS, nhất là ở BV. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu cán bộ chuyên trách DLS, nhất là dược sĩ đại học làm cho công tác DLS chưa làm tốt ở nhiều BV. Không nên quan niệm khoa dược BV chỉ là cái kho giữ thuốc và cấp phát theo yêu cầu của bác sĩ. Nhiều BV dùng thuốc theo thị hiếu, phối hợp thuốc tràn lan, lạm dụng các thuốc đắt tiền làm cho gánh nặng tiền thuốc đè lên vai người bệnh. Vì vậy, có thể nói, ở đâu làm tốt công tác DLS, thì ở đó người bệnh được chăm sóc bằng thuốc tốt nhất mà lại kinh tế. Sử dụng thuốc hợp lý là mục tiêu của DLS. Tại các BV, nó bao gồm nhiều hoạt động, từ lên kế hoạch dự trù mua thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật, quản lý việc kê đơn hợp lý, giám sát sử dụng thuốc, bình bệnh án để các thầy thuốc học tập và trao đổi về cách sử dụng thuốc hợp lý, thông tin thuốc và theo dõi ADR (những phản ứng có hại của thuốc), chọn lựa thuốc phù hợp với kinh tế của từng vùng miễn sao cho người bệnh không phải dùng thuốc đắt tiền mà lại hiệu quả nhất... Muốn thực hiện tốt những vấn đề trên, bên cạnh việc phải nắm vững kiến thức về dược động học, kỹ năng thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc, người thầy thuốc phải thường xuyên cập nhật kiến thức về thuốc và những vấn đề liên quan đến thuốc chữa bệnh cho người. Khoa dược BV phải có cán bộ chuyên trách DLS và phải có các cơ sở vật chất tối thiểu như phương tiện thông tin (máy tính nối mạng, tài liệu tra cứu, điện thoại...), cơ sở làm việc (bàn ghế, tủ sách, bảng tin...). Các tiêu chí DLS phải được đưa vào nội dung kiểm tra, thi đua như giám sát sử dụng thuốc, số lần bình bệnh án, bình đơn thuốc, công khai thuốc cho người bệnh, hướng dẫn dùng thuốc cho BS, điều dưỡng và bệnh nhân, báo cáo ADR... PGS.TS Thái Nguyễn Hùng Thu - Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Trường ĐH Dược Hà Nội: Cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở y tế trong việc sử dụng hợp lý nguồn nhân lực này Mục tiêu đào tạo dược sĩ được xác định cách đây 10 năm (2001) đã chỉ ra một phần nhiệm vụ dược lâm sàng của người dược sĩ: "Đào tạo dược sĩ có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y dược học cơ sở vững, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản để cộng tác với bác sĩ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hiệu quả...". Môn học DLS và các môn bổ trợ khác đã được đưa vào chương trình đào tạo ngay từ trước năm 2000 với thời lượng đáng kể. Nhưng vai trò của dược sĩ trong các BV chủ yếu chỉ là quản lý và cung ứng thuốc và một phần vật tư trang bị y tế. Một số khác được bố trí pha chế một số thuốc dùng ngay tại bệnh viện. Hoạt động về DLS hầu như bỏ trắng trong một thời gian dài. Thời gian gần đây, nhiều địa phương, nhiều cơ sở y tế đã ý thức được vai trò của DLS đã tiến hành tổ chức đào tạo lại dưới dạng chuyên đề, đào tạo chuyên sâu dưới các hình thức sau đại học phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhân lực có thể triển khai công tác DLS tại các địa phương và cơ sở. Gần đây chương trình đào tạo của các trường cũng được rà soát tăng cường nội dung về DLS và dược cộng đồng. Tôi cho rằng thực trạng nhân lực về DLS hiện nay đã cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu. Vấn đề là tổ chức triển khai công tác DLS tại các cơ sở y tế và sử dụng nguồn nhân lực này như thế nào cho hợp lý là vấn đề cũng hết sức quan trọng. Hiện nay, bên cạnh việc đổi mới chương trình và mở thêm các mã ngành sau đại học mới về DLS, nhà trường tích cực, chủ động trong liên kết với các cơ sở y tế về nghiên cứu khoa học và tăng tính thực tiễn cho đào tạo. Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc được thành lập và đi vào hoạt động là hỗ trợ tốt cho nghiên cứu và đào tạo về DLS. Sau hơn một năm hoạt động đã thu được những kết quả khả quan, mở rộng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với sự hỗ trợ của chính phủ Hà Lan, dự án "Nâng cao năng lực đào tạo dược sĩ lâm sàng tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng" được Bộ Y tế giao cho nhà trường trực tiếp quản lý. Đến nay, dự án đã được triển khai đúng tiến độ, thu được những kết quả rất thiết thực và đang đi đến những bước hoàn thiện cuối cùng. Dự án giải quyết đầy đủ các nội dung chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và nhân lực. Đây là cơ hội hiếm có để tất cả các trường có tham gia đào tạo dược sĩ đại học và một số nhà quản lý, sử dụng lao động ngồi lại với nhau cùng rà soát chương trình đào tạo. Qua nhiều hội thảo trong và ngoài nước, một chương trình đào tạo dược sĩ khá phù hợp có chú trọng một số định hướng nghề nghiệp mà các dược sĩ sẽ đảm nhận khi ra trường đã được đưa ra trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. DLS là một trong 5 định hướng đào tạo đã được xây dựng. DLS cũng được đề cập đến cụ thể hơn trong mục tiêu đào tạo dược sĩ: "để tư vấn về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; để sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân". Những môn học chính cho định hướng DLS và các cơ sở vật chất đi kèm (như phòng thí nghiệm, trang thiết bị, tài liệu...) cũng đã được xác định. Các cơ sở dữ liệu và phần mềm khai thác các cơ sở dữ liệu đó cũng được song song xây dựng và triển khai. Một số học viên cao học và nghiên cứu sinh được gửi đi học tại Hà Lan để tăng nguồn nhân lực cho các trường tham gia dự án. Với những quyết tâm và cố gắng trên, chúng tôi tin tưởng nhà trường đã và sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đào tạo DLS diện đại trà và diện chuyên sâu phục vụ tốt cho công tác DLS tại các địa phương trong cả nước. Tôi cũng hy vọng sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở y tế trong việc sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sau đào tạo để tránh lãng phí và tránh không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Những nguyên lý của dược lâm sàng Bên cạnh các khía cạnh liên quan đến dược lâm sàng trong phát triển thuốc và điều trị cho bênh nhân, DLS còn có những nguyên tắc hoặc nguyên lý của nó để cho các dược sĩ lâm sàng hoặc các các bác sĩ y khoa học thêm về mảng dược lâm sàng sẽ thực hành thấu đáo hơn. Ngoài ra, dược lâm sàng còn có những nguyên lý của nó. Một khóa học về các nguyên lý của dược lâm sàng (“Principles of Clinical Pharmacology”) khoảng 1 tuần bao gồm các nền tảng của dược học lâm sàng tập trung vào phát triển thuốc và sử dụng hợp lý trong điều trị. Sách giáo khoa “Principles of Clinical Pharmacology”, phiên bản 2 (2007) biên tập bởi Arthur J. Atkinson và cộng sự ấn bản bởi Academic Press/Elsevier cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tài liệu tham khảo 1.Hà Thủy Phước (2010). Dược lâm sàng triển khai chậm, vì sao? http://suckhoedoisong.vn/ 2.Thu Hương (2010). Dược lâm sàng: Sự cần thiết và việc triển khai ở nước ta. http://suckhoedoisong.vn/ 3.Việt Nam thiếu nhiều dược sĩ lâm sàng. http://vnexpress.net/GL/Suc-khoe/2003/08/3B9CA475/ 4.http://en.wikipedia.org/wiki/Clinical_pharmacology 5.http://www.clinicalpharmacology.com/ 6.http://www.clinpharm.ox.ac.uk/ 7.http://www.cc.nih.gov/training/training/ 8.http://www.merck.com/mmpe/ 9.http://www.jhuclinicalpharmacology.org/
|