Bộ Y tế khai giảng khóa đào tạo “Phát hiện, phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong tình huống khẩn cấp” ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Thực hiện kế hoạch Chương trình đào tạo về dịch tễ học dài hạn năm 2010, Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế và Chương trình đào tạo Dịch tễ học thực địa Việt Nam thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp tổ chức khóa đào tạo về ““Phát hiện, phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong tình huống khẩn cấp” (Training course on Communicable disease detection, prevention and control in emergency settings) cho các học viên thuộc Chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa dài hạn và cán bộ phụ trách công tác đáp ứng với bệnh truyền nhiễm trong tình huống khẩn cấp của các đơn vị liên quan trong phạm vi cả nước. Khóa học được tổ chức tại Khách sạn Hoàng Yến, TP. Quy Nhơn trong thời gian 6 ngày (từ 25/10-30/10/2010) với sự tham dự của các giảng viên đến từ Cục YTDP-Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các học viên đến từ các Viện thuộc hệ y tế dự phòng và khu vực miền Trung-Tây Nguyên. TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn được Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế mời dự và khai mạc khóa học này. Với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay xã hội loài người đang phải đối mặt với sự gia tăng cường độ và tần số thiên tai bão lụt, hạn hán, mưa lớn, sạt lở đất… làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng và bệnh tật. Trong đó Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực bị ảnh hưởng lớn của thiên tai và bão lụt, hàng năm phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại đến từ các đến từ các tác động xấu của thiên nhiên mà vừa qua là hậu quả kinh hoàng của “cơn đại hồng thủy” ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình làm hàng triệu người mất nhà cửa, tài sản và hàng trăm người tử vong do bị lũ cuốn trôi. Thảm họa thiên nhiên còn dẫn đến sự phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm do môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng và đây là một trong những nguyên nhân chính gây bùng phát các vụ dịch bệnh đường tiêu hóa và các bệnh khác lây lan theo nguồn nước bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến, đặc biệt là số ca mắc mới bệnh truyền nhiễm có thể tăng lên nhanh chóng với tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy sau thảm họa, cần phải nhanh chóng đưa các hoạt động y tế trở lại bình thường như tìm kiếm nạn nhân, cấp cứu người bị nạn, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh và tổ chức chăm sóc sức khỏe nhân dân tại nơi xảy ra thảm họa. Các giảng viên tham gia giảng dạy khóa học | Vì vậy, khoá học “Phát hiện, phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong tình huống khẩn cấp” sẽ tập trung vào các kỹ năng của Chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP) nhằm tăng cường hiệu quả trong phối hợp hoạt động cho việcphát hiện, phòng và chống các bệnh truyền nhiễm trong các tình huống khẩn cấp; góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống giám sát giải quyết các vấn đề y tế công cộng ở tất cả các cấp, xây dựng mạng lưới y tế dự phòng có khả năng đáp ứng nhanh với sự đe dọa của các vấn đề y tế công cộng.
Với quan điểm nêu trên, thực hiện triển khai Chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa đã được Bộ Y tế phê duyệt, Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế phối hợp với Ban Quản lý chương trình, các Viện thuộc hệ y tế dự phòng tổ chức khóa đào tạo về đáp ứng các tình huống khẩn cấp với 5 mục tiêu: (i)Mô tả cách xử lý và phối hợp giữa các ngành và các cơ quan trong việc đối phó với những đe doạ từ các bệnh truyền nhiễm (ii)Thực hiện đánh giá nhanh (kể cả đánh giá nguy cơ) về phòng và chống các bệnh truyền nhiễm (iii)Thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm để xác định nguy cơ xảy dịch và các yếu tố nguy cơ liên quan tới môi trường; giám sát các nguồn lực cần thiết để đảm bảo việc đáp ứng có hiệu quả (iv)Mô tả các biện pháp chủ yếu nhằm ngăn chặn dịch và đáp ứng nhanh chóng đối với những báo động về nguy cơ bệnh truyền nhiễm (v)Phát triển và thực hiện khung giám sát và đánh giá và kế hoạch đáp ứng khẩn cấp. | Các giảng viên và học viên tham gia khóa học | Kết quả mong đợi là thông qua khóa học này, Ban quản lý lớp học sẽ nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của các giảng viên cũng như học viên về chương trình đào tạo và cập nhật thông tin hữu ích trong việc giải quyết các tình huống khẩn cấp ở Việt Nam, góp phần giảm thiểu tác hại của thiên nhiên và ngăn chặn sự phát sinh dịch bệnh sau các thảm họa của môi trường.
|