Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 7 1 8
Số người đang truy cập
3 8 7
 Chuyên đề Sinh học phân tử
Anisakis simplex. Nguồn: www.usc.es
Tổng hợp các đặc điểm lâm sàng trên người do dị ứng với bệnh ký sinh trùng Anisakis

Ký sinh trùng loại A. simplex có thể nhiễm trên người và gây nên bệnh Anisakiasis khi họ ăn phải các thịt cá nấu chưa chín hoặc ăn sống. Từ khi Kasuya và cộng sự báo cáo ca bệnh đầu tiên dị ứng do ký sinh trùng Anisakis trên một bệnh nhân mày đay có ăn phải cá thu vào năm 1990, sau đó nhiều phản ứng di ứng do Anisakis đã được báo cáo, đặc biệt ở Nhật Bản và Tây Ban Nha. Nhiễm loài ký sinh trùng biển loại A. simplex gây nên các tổn thương mô trực tiếp sau khi chúng xâm nhập vào thành ruột, phát triển dạng u hạt tăng bạch cầu ái toan, sự thủng ruột hay đường tiêu hóa gây nên các phản ứng dị ứng rất mạnh. Đặc điểm lâm sàng có tần suất cáo nhất liên quan đến dị ứng do ký sinh trùng Anisakis là mày đay có hoặc không kèm theo phù mạch ở mặt (facial angioedema). Thỉnh thoảng, sốc phản vệ có thể xảy ra trên các bệnh nhân có biểu hiện dị ứng do Anisakis.

Audicana và cộng sự báo cáo đặc điểm lâm sàng của dị ứng do A. simplex trên 67 bệnh nhân ở Tây Ban Nha: mày đay/ phù mạch đều óc trên tất cả bệnh nhân, các triệu chứng tiêu hóa xảy ra trên 40% số bệnh nhân, và sốc phản vệ là 12%. Toàn bộ, 88% só bệnh nhân có biểu hiện tăng nồng độ IgE huyết thanh. Các đặc điểm không thường gặp của bệnh Anisakiasis gồm viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan do bệnh Anisakis (Anisakis-induced eosinophilic gastroenteritis), bệnh nghề nghiệp, đặc điểm bệnh khớp và viêm da tiếp xúc. Nhân đây, nhóm nghiên cứu xác định các triệu chứng dị ứng thường gặp nhất là cấp tính hoặc mày đay mạn tính và phù mạch, được nhìn thấy trên các bệnh nhân., đau bụng và sốc phản vệ chỉ chiếm 30%. Hầu hết các bệnh nhân đều óc nồng độ IgE trong huyết thanh toàn phần tăng cao. Nghiên cứu này chỉ ra đặc điểm lâm sàng của bệnh Anisakis trên 10 bệnh nhân đầu tiên nhiễm Anisakis có dị ứng tại Hàn Quốc. Và qua 10 ca bệnh này cho thấy các phản ứng dị ứng do Anisakis nên cân nhắc và đặt ra vấn đề chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh có phản ứng dị ứng khác, với mày đay và sốc phản vệ, đặc biệt nếu bệnh nhân có ocw địa dị ứng và trong tiền sử bệnh có dị ứng thức ăn.

Anisakis simplex là một trong những dị nguyên không rõ ràng hoặc bị cheo dấu hay khó phát hiện nhất trong thực phẩm. Añíbarro và cộng sự đã mô tả vai trò của các dị nguyên ẩn danh này trong các phản ứng dị ứng. Báo cóa cho biết 530 phản ứng dị ứng có liên quan đến thực phẩm, 119 (22.4%) trường hợp liên quan đến đáp ứng với các dị nguyên “ẩn danh”. Ngoài ra, 65 phản ứng (12%) là sốc phản vệ và 38 (58.5%) do dị nguyên ẩn danh. Añíbarro và công sự cũng cho thấy rằng A. simplex là nguyên nhân của 58% trường hợp sốc phản vệ và là nguyên nhân hay gặp nhất của phản ứng dị ứng ẩn danh hay gặp nhất của thực phẩm (45%), tiếp sau là đậu (13%) và cá (7.9%). Do đó, A. simplex cũng nên là tác nhân nên được cân nhắc như một yếu tố dị nguyên liên quan đến phản ứng dị ứng thực phẩm.

Các loài cá thường có liên quan đến dị ứng bệnh ký sinh trùng Anisakis là cá me lúc thuộc họ cá tuyết, cá trổng, cá thu, mặc dù các nghiên cứu dã báo cáo các loài cá này theo thứ tự khác nhau về tầm quan trọng và vai trò của chúng. Trong nghiên cứu này, flatfish và cá chình biển được xem là những tác nhân hay gặp nhất, tiếp đó là mực nang, mực ống, ốc xoắn, cá ngừ. Các kết quả này khác với các nghiên cứu khác, so với tại Hàn Quốc và tại các quốc gia khác. Flatfish và cá chình thường được dùng để ăn sống tại Hàn Quốc; Seol và cộng sự trình bày nguồn chính của nhiễm Anisakis trên các bệnh nhân chính là cá chình Conger myriaster. Chẩn đoán bệnh dị ứng do Anisakis là dựa trên 3 tiêu chuẩn: một tiến trình bệnh sử phù hợp như mày đay, phù mạch hoặc sốc phản vệ sau khi ăn cá; một phản ứng da dương tính theo phương pháp lẩy da hoặc sự có mặt của kháng thể IgE đặc hiệu với loài A. simplex trong huyết thanh; và thiếu một phản ứng với protein đối với vật chủ cá. Trong nghiên cứu này, tất cả bệnh nhân có tiền sử có tiền sử bệnh phù hợp với di ứng Anisakis và có nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu cao trong huyết thanh với tác nhân A. simplex. Tất cả bệnh nhân, có ngoại lệ 3 trường hợp từ chối xét nghiệm, cho thấy đáp ứng âm tính với vật chủ cá qua phản ứng lẩy da. Thất bại thực hiện trong 3 trường hợp trên có thể là một mặt giới hạn của nghiên cứu.

Các điều trị tốt nhất cho bệnh Anisakiasis là phòng bệnh. ấu trùng không thể sống sót trong nhiệt độ > 600C trong 10 phút hoặc < -200C trong 24 giờ. Đề nghị mọi người nên tránh ăn các thức ăn biển, đặc biệt là cá sống, trong khi mắc bệnh thì nên giám sát các triệu chứng và phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE với A. simplex.

Nhóm tác giả gồm Sung-Jin Choi, Jae-Chun Lee, Moo-Jung Kim, Gyu-Young Hur, Seung-Youp Shin, Hae-Sim Park đang công tác tại khoa Dị ứng và thấp học của đại học y khoa Ajou, Suwon, Hàn Quốc; khoa nội, đại học quốc gia Jeju, Hàn Quốc;
khoa Tai mũi họng, đại học y khoa Kyunghee, Seoul, Hàn Quốc cùng tiến hành nghiên cứu cho biết ấu trùng Anisakidae có thể gây bệnh Anisakiasis khi người tiêu hóa phải chúng. Mặc dù một số nhóm đã báo cáo về dị ứng trong bệnh Anisakis trên đường tiêu hóa trong số những đối tượng người Tây Ban Nha và Nhật Bản, song báo cáo ở đây là lần đầu tiên tóm lượt các đặc điểm lâm sàng của 10 trường hợp nhiễm Anisakis dị ứng tại Hàn Quốc. Tổng số 10 bệnh nhân Hàn quốc (6 nam và 4 nữ) có triệu chứng phàn nàn là dị ứng nghiêm trọng sau khi ăn phải cá sống hoặc thực ăn từ biển. Sự mẫn cảm với Anisakis được xác định bằng phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu với Anisakis simplex trong huyết thanh các bệnh nhân. Các đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh Anisakiasis là ngứa, mày đay (100%), theo sau bởi đau bụng (30%) và sốc phản vệ (30%). Tất cả bệnh nhân cho thấy có triệu chứng cũng biểu hiện một lượng kháng thể cao là IgE trong máu (0.45-100 kU/L) đối với A. simplex. 9/10 bệnh nhân (90%) có biểu hiện atopy và tăng nồng độ IgE trong huyết thanh rất cao. Các loài cá nghi ngờ bị nhiễm loại ký sinh trùng Anisakis là flatfish (40%), cá lạc hay cá chình biển (40%), mực ống (30%), ốc biển (10%), cá ngừ (10%). Anisakis simplex nên được xem là một tác nhân gây diự ứng thực phẩm (food allergen) ở bệnh nhân người lớn khi óc biểu hiện mày đay, phù mạch, sốc phản vệ sau khi tiêu thụ các thức ăn biển còn sống hoặc nấu chưa chín.

Sự phát triển của dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng liên quan đến tiêu thụ thức ăn trên phạm vi toàn thế thế giới. Tại Mỹ, khoảng 6% trẻ em và trẻ em nhỏ, 3.7% người lớn biểu hiện một số mức độ khác nhau về phản ứng dị ứng với một vài thực phẩm. Các thực phẩm chính nguyên trên trẻ em là sữa bò, trứng, đậu phụng, bột mì, hạt đậu, cá, các thức ăn biển có vỏ như tôm, cua, trai, sò, vẹm là các thực phẩm đứng đầu danh sách. Anisakis simplex là loại giun tròn thuộc bộ Ascaridida, họ Anisakidae, họ phụ Ascaridoidea. Bất kỳ cá hoặc loài động vật thâm mềm nào đều có thể bị ký sinh bởi ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakis. Các loại cá thu, cá tuyết, cá
meluc thuộc họ cá tuyết, cá trổng, cá mòi, cá ngừ, mực ống cũng là trong số các loài dễ nhiễm ký sinh trùng tần số cao nhất. Sự tiêu hóa hoặc ăn phải ấu trùng giia đoạn 3 của
Anisakis có thể gây nên bệnh Anisakiasis ở người. Các triệu chứng của bệnh Anisakiasis tăng lên khi giun đi xuyên qua niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng thuộc vùng ổ bụng và phản ứng dị ứng.

  Van Thiel và cộng sự (1960) báo cáo ca đầu tiên về bệnh Anisakiasis, tại Netherlands năm 1960. Sau đó, nhiều trường hợp được báo cáo tại nhật Bản, Tây Âu là những nơi thường ăn cá sống. Kim và công sự (1971) cũng báo cáo một trường hợp ấu trùng Anisakis có mặt trong vùng hầu họng ở người như một ca bệnh đầu tiên tại Hàn Quốc. Tiếp theo đó, một số bệnh nhân bị bệnh Anisakiasis cấp và biểu hiện chủ yếu là triệu chứng dạ dày ruột như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa đã được phân tích và làm rõ thông qua nội soi dạ dày tá tràng. Desowitz và cộng sự (1985) mô tả một phương pháp phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE chống lại A. simplex. Từ thời gian đó, Kasuya và cộng sự cũng đã xác định tiềm năng gây dị ứng của A. simplex trên 2 ca lâm sàng và đã nhấn mạnh loại ký sinh trùng này là tác nhân gây bệnh liên quan đến ăn cá sống trên các bệnh nhân có nổi mày đay. Tại Hàn Quốc, Kim và cộng sự đã báo cáo ca bệnh đầu tiên Anisakiasis có dị ứng dạ dày ruột sau khi bệnh nhân ăn cá sống ở đảo Jeju, chưa có báo cáo nào đề cập đến phản ứng dị ứng do Anisakis, mặc dù người dân Hàn Quốc tự do ăn cá sống rất nhiều.

10 bệnh nhân (6 nam và 4 nữ) có triệu chứng đau bụng xuất hiện, biểu hiện mày đay và phù mạch cấp hoặc mạn tính (urticaria/angioedema), hoặc sốc phản vệ ít hơn 24 giờ sau khi ăn phải các thực phẩm biển được đưa vào trong nhóm nghiên cứu này. Sự nhạy cảm hay đúng hơn là mẩn cảm với loài ký sinh trùng A. simplex được đánh giá thông qua phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE đối với A. simplex (bộ chẩn đoán do ImmunoCAP System; Phadia, Uppsala, Sweden cung cấp). Nhóm nghiên cứu đã theo dõi và ghi nhận các thông số lâm sàng của mỗi bệnh nhân, gồm tuổi, giới, triệu chứng dị ứng, loài cá đã ăn, viêm mũi dị ứng, các bệnh dị ứng liên quan gồm dị ứng thực phẩm, tình trạng viêm da cơ địa (atopic dermatitis), hen phế quản, mày đay mạn tính và tình trạng cơ địa khác (atopy).

Tổng số bạch cầu eosin trong máu ngoại vi xét nghiệm trên mỗi bệnh nhân.
Nhóm nghiên cứu cũng đã đo lượng IgE toàn phần trong huyết thanh, lượng kháng thể IgE đặc hiệu với A. simplex, và lượng protein của bạch cầu ái toan (eosinophile cationic protein_ECP) sử dụng hệ thống máy miễn dịch ImmunoCAP System (Phadia). Kháng thể đặc hiệu IgE với Anisakis được xem là dương tínhkhi kết quả cho giá trị ngưỡng > 0.35 kU/L. Tình trạng tạng dị ứng hay chứng dị ứng do di truyền (atopy status) được xác định trên các bệnh nhân có đáp ứng dương tính với một hay nhiều dị nguyên như các con mạt nhà, phấn hoa, phấn cây rừng thông qua phản ứng lẩy da dị ứng.

Các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm trên 10 bệnh nhân nhiễm Anisakis biểu hiện dị ứng được tổng hợp trong bảng. Tuổi trung bình là 50 (22 - 71 tuổi). Tất cả 10 bệnh nhân có nồng độ IgE đặc hiệu IgE với A. simplex, chỉ số giá trị dao động 0.45-100 kU/L, điều này không liên quan đến độ trầm trọng của bệnh cũng như mức độ phản ứng dị ứng. 9/10 bệnh nhân (90%) có tạng dị ứng. Nồng độ IgE toàn phần trong huyết thanh của 9 bệnh nhân này đều tăng. Đếm chỉ số bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi đều trên ngưỡng chuẩn bình thường trong 2 bệnh nhân và tất cả nhưng một trong số các bệnh nhân đó không phải có nồng độ ECP tăng.

Mày đay mạn tính đươc chú ý trong 4 bệnh nhân (40%), dị ứng thức ăn được ghi nhận trong 3 trường hợp (30%), viêm mũi dị ứng là 2 ca (20%). Hen phế quản và viêm da cơ địa không xác định trong bất kỳ bệnh nhân dị ứng do Anisakis nào. Các đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh Anisakiasis trong nghiên cứu này là mày đay hoặc phù mạch (100%), tiếp đó là đau bụng (30%) sốc phản vệ (30%). Cá được xem là lây truyền ký sinh trùng, chủ yếu là cá (40%), cá lạc (40%), mực ống (30%), ốc xoắn (10%) và cá ngừ (10%).

 

Tài liệu tham khảo

1.For Chlonorchiasis: Public Health Agency of Canada/ Clonorchis sinensis-Material Retrieved o­n April 14, 2009

2.For Anisakiasis: WrongDiagnosis: Symptoms of Anisakiasis Retrieved o­n April 14, 2009

3.For Diphyllobothrium: MedlinePlus/Diphyllobothriasis Updated by: Arnold L. Lentnek, MD. Retrieved o­n April 14, 2009

4.For symptoms of diphyllobothrium due to vitamin B12-deficiency University of Maryland Medical Center > Megaloblastic (Pernicious) Anemia 2009.

5.Akbar A, Ghosh S (2005). "Anisakiasis–a neglected diagnosis in the West". Dig Liver Dis 37 (1): 7–9.

6.Lorenzo S, Iglesias R, Leiro J, et al. (2000). "Usefulness of currently available methods for the diagnosis of Anisakis simplex allergy". Allergy 55 (7): 627–33.

7.Mattiucci S., Nascetti G., Tortini E., Ramadori L., Abaunza P. & Paggi L (2000). "Composition and structure of metazoan parasitic communities of European hake (Merluccius merluccius) from Mediterranean and Atlantic waters: stock implications". Parassitologia 42 (S1): 176–86.

8.Sampson HA. Update o­n food allergy. J Allergy Clin Immunol. 2004;113:805–819. [PubMed]

9.Moreno-Ancillo A, Caballero MT, Cabañas R, et al. Allergic reactions to Anisakis simplex parasitizing seafood. Ann Allergy Asthma Immunol. 1997;79:246–250.

10.Van Thiel PH, Kuiper FK, Roskam RTH. A nematode parasitic to herring causing acute abdominal syndromes in man. Trop Geogr Med. 1960;12:97–113.

11.Kim CH, Chung BS, Moon YI, Chun SH. A case report o­n human infection with Anisakis sp. in Korea. Korean J Parasitol. 1971;9:39-43.

12.Desowitz RS, Raybourne RB, Ishikura H, Kliks MM. The radioallergosorbent test (RAST) for the serologic diagnosis of human anisakiasis. Trans R Soc Trop Med Hyg. 1985;79:256–259.

13.Kasuya S, Hanano H, Izumi S. Mackerel-induced urticaria and Anisakis. Lancet. 1990;335:665.

14.Kim SH, Kim HU, Lee JC. A case of gastroallergic anisakiasis. Korean J Med. 2006;70:111–1166.

15.Audicana M, Garcia M, del Pozo MD, etal. Clinical manifestations of allergy to Anisakis simplex. Allergy. 2000;55(S59):28-33.

16.Audicana MT, Ansotegui IJ, de Corres LF, Kennedy MW. Anisakis simplex: dangerous-dead and alive? Trends Parasitol. 2002;18:20–25.

17.Añíbarro B, Seoane FJ, Múgica MV. Involvement of hidden allergens in food allergic reactions. J Investig Allergol Clin Immunol. 2007;17:168–172.

18.Seol SY, Ok SC, Pyo JS, et al. Twenty cases of gastric anisakiasis caused by Anisakis type I larva. Korean J Gastroenterol. 1994;26:17–24.

19.http://www.wrongdiagnosis.com/fda_bad_bug_book/anisakis_simplex.htm

20.http://en.wikipedia.org/wiki/Anisakis

21.http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2698627/

 

Ngày 03/11/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích