Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 1 8 8 1
Số người đang truy cập
5 4 5
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Nhiều thuật toán và bản đồ mới được dùng trong lập kế hoạch loại trừ sốt rét

Hai nhà khoa học của Đại học Florida và một số nhà nghiên cứu trên thế giới đã dùng các thuật toán và bản đồ nhằm mục đích đánh giá tính khả thi và triển vọng của công tác loại trừ bệnh sốt rét ở những đất nước có tỷ lệ tử vong cao nhất so sốt rét gây ra.

 

Tiến sĩ Andrew Tatem, người đứng đầu trong một nghiên cứu mới đã được xuất bản trực tuyến trên tạp chí Y học Anh Quốc Lancet, số tháng 11/2010. Đây là một trong những nghiên cứu trên toàn thế giới nằm trong một chuỗi các hoạt động khoa học nhằm loại trừ căn bệnh sốt rét.

 

Chúng ta biết rằng, những khoản kinh phí khổng lồ mà chúng ta đang sử dụng đã mang lại một hiệu quả nhất định”, ông Tatem nói.

 

Ông David L. Smith, một giáo sư thuộc Đại học Florida và là đồng tác giả của nghiên cứu trên cho biết, số liệu của họ khẳng định rằng Plasmodium falciparum - chủng ký sinh trùng sốt rét nguy hiểm nhất có thể sẽ được loại trừ ở hầu hết các vùng lãnh thổ trên thế giới trong vòng từ 10 đến 15 năm tới, bao gồm các khu vực tại châu Á và một số nước thuộc châu Mỹ nếu tỷ lệ lan truyền sốt rét giảm đến 90% từ năm 2007.

 

 Bản đồ Kiểm soát sốt rét (Ảnh: rollbackmalaria.org)

 

Hiện tại khoảng một nửa dân số có nguy cơ nhiễm sốt rét và hằng năm khoảng 1,2 triệu người tử vong vì căn bệnh này, khu vực các nước thuộc khu vực Tiểu vùng Sahara châu Phi chiếm đến 19% trong tổng số các ca tử vong.

 

Tỷ lệ mắc sốt rét tại châu Phi không cân đối so với bất kỳ châu lục nào trên thế giới hay thậm chí là một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào khác, ví dụ như PakistanAfghanistan. Các quốc gia tại châu lục này đang phải đương đầu với những thách thức đang ngày càng lớn dần như các bệnh do muỗi truyền đã và đang kháng lại với các loại thuốc điều trị và hóa chất diệt côn trùng.
 

 

Trong 5 năm vừa qua, Tatem và Smith đã cộng tác với một đội ngũ các nhà nghiên cứu y học, địa lý, các chuyên gia trong lĩnh vực thống kê và các nhân viên y tế bản địa để tạo nên một cơ sở dữ liệu và bản đồ phân bố sự lan truyền của ký sinh trùng sốt rét P. falciparum trên toàn cầu. Các nhận định của nhóm nghiên cứu trong tạp chí Lancet được dựa trên sự lan truyền thực thực tế tại các vùng có bệnh sốt rét lưu hành, sự ảnh hưởng của hệ thống y tế địa phương và số lượng dân di cư tạo ra sự lan truyền sốt rét từ vùng này sang vùng khác và nước này sang nước khác… Các phân tích của Tatem và Smith có thể tạo ra một công cụ hiệu quả cho việc hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật hệ thống y tế công cộng tại các vùng chịu tác động của sốt rét.

 

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida cũng đã phân tích sự tương đồng trong việc loại trừ P. vivax của một số quốc gia mặc dù hiện tại chưa có một cơ sở dữ liệu nào được cập nhật trên bản đồ về chủng ký sinh trùng này.

 

 

 Nhân viên y tế hướng dẫn cách sử dụng màn chống muỗi
cho người dân tại Mashegu, Nigeria (Ảnh: globalgiving.org)

 

32 trong tổng số 99 quốc gia vẫn còn lưu hành bệnh sốt rét đã bắt đầu triển khai chiến dịch loại trừ sốt rét. Và, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, các quốc gia ở khu vực Nam Mỹ sẽ là những nơi có nhiều điều kiện tốt nhất để thành công trong công tác này. Nhiều quốc gia thuộc Tiểu vùng Sahara – châu Phi như Angola, Somali, Congo, Chad… được các nhà nghiên cứu nhận định đây là các quốc gia khó thực hiện được kế hoạch trên vì những bất ổn về chính trị và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

 

Các bất ổn về chính trị và nền kinh tế luôn là điều kiện tốt cho các loại dịch bệnh phát triển, trong đó có sốt rét”, Smith nói. “Đã có những dấu hiệu thành công tại châu Phi khi mà một số quốc gia triển khai mạnh mẽ các chương trình phòng chống sốt rét. Một số quốc gia như Tanzania, KenyaBotswana bước đầu đã đạt nhiều thành công hơn một số quốc gia khác trong cuộc chiến chống lại sốt rét”, ông cho biết thêm.

 
 
 

 

Những chương trình và dự án nằm trong kế hoạch loại trừ sốt rét bao gồm Dự án Atlas Sốt rét của Đại học Oxford (Malaria Atlas Project), AfriPop của Đại học Florida, Chương trình Thanh toán sốt rét (malERA-Malaria Eradication Research Agenda) và Dự án Đẩy lùi sốt rét (Roll Back Malaria)

 

Nghiên cứu của Tatem và Smith là một trong số các các chương trình phòng chống sốt rét được tài trợ kinh phí bởi Quỹ Bill & Melinda Gates.

 

Ngày 05/11/2010
Nguyễn Hải Khánh
(Biên dịch & tổng hợp từ University of Florida, Mednews)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích