Đôi điều suy ngẫm từ 7 nguyên tắc sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh hợp lý trong điều trị bệnh ký sinh trùng
7 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý Thuốc nói chung cần phải sử dụng an toàn và hiệu qủa. Riêng với kháng sinh là thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi vì nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn. Thứ nhất chính thuốc kháng sinh sẽ gây tai biến cho cơ thể ta như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng. Tác hại thứ hai nghiêm trong hơn nhiều là nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Hiện nay, các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất tốt rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng. Dưới đây là các nguyên tắc sử dụng kháng sinh từ bài viết của tác giả PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, thuộc trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh: 1.Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xáx định được có nhiễm khuẩn hay không? 2.Phải chọn đúng loại kháng sinh Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả 3.Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh 4.Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách. 5.Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày 6.Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết 7.Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm Bảo đảm được những điều trình bày ở trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ Sự cần có nguyên tắc sử dụng thuốc kháng ký sinh trùng hợp lý Hiện nay, vấn đề bệnh về ký sinh trùng nói chung và bệnh ký sinh trùng ở người nói riêng đang là khía cạnh thời sự và ngày càng có nhiều bệnh nhân đi xét nghiệm thường có tỷ lệ số người dương tính rất cao, nhất là các bệnh ký sinh trùng trong đường ruột và trong mô. Song, rất tiếc các ca xét nghiệm dương tính ấy phần lớn là số dương tính huyết thanh (positive seroprevalence) chứ không nhất thiết là 100% số ca dương tính là bệnh có thật vì chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán một ca bệnh, nhưng rất tiếc các ca như thế đều được các thầy thuốc cho thuốc điều trị và số liều thuốc cũng như thời gian dùng thuốc rất lớn và dài ngày. Điều này không thể không ảnh hưởng độc tính lên cơ quan trong cơ thể. Do vậy, việc dùng thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng làm thế nào sao cho hợp lý và đùng người đúng bệnh, hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn và độc tính trên các cơ quan cơ thể? Có lẽ nên chăng chúng ta cũng nên đưa ra một số đề nghị khi dùng phác đồ thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng phù hợp với bệnh-thuốc: 1.Chỉ sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng khi cần thiết (nhất là đối với các thuốc thông dụng như albendazole, Mebendazole), điều đó có nghĩa là dùng theo đúng chỉ định khi nào sổ giun và liều lượng thế nào; 2.Chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng trong các mô và cơ quan cần điều trị liều cao và dài ngày với các thuốc chống ký sinh trùng thì cần thiết phải xác định đúng ca bệnh theo tiêu chuẩn chọn bệnh (xem các framworks). Việc xác định tiêu chuẩn ca bệnh cần kết hợp nhiều tiêu chuẩn cả về lâm sàng và mặt cận lâm sàng cũng như bệnh sử dùng thuốc trước đó đáp ứng ra sao (vì phần lớn các bệnh nhân đã dùng thuốc rất nhiều trước đó); 3.Thuốc ký sinh trùng trước khi chỉ định, nhất là trong các trường hợp phải quyết định dùng dài ngày nên tiên đoán giai đoạn ký sinh trùng và cơ quan bị tác động bởi chúng để quyết định điều trị mà giảm đi các phản ứng nguy hại không cần thiết; 4.Không phải trường hợp nào cũng điều trị bao vây là không cần thiết, vừa lãng phí thuốc, tiền bạc và độc tính trên bệnh nhân; Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh hiện tại, nhất là các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người già, trẻ em, người bị bệnh mạn tính đang dùng các thuốc khác trong một thời gian dài. Việc chỉ định và điều chỉnh liều hoàn toàn do thầy thuốc điều trị quyết định và cân nhắc; 5.Dùng thuốc đúng, đủ liều và thời gian, hay nói một cách khác tất cả xử trí của thầy thuốc cần phải dựa trên các hướng dẫn và nếu có thay đổi vấn đề gì cũng nên dựa vào y học chứng cứ (evidence based medicine) mà không nên dựa hẳn vào kinh nghiệm cá nhân; 6.Việc thay đổi phác đồ và phối hợp thêm thuốc điều trị ký sinh trùng khác hay cùng nhóm là hoàn toàn tùy thuộc vào nhận định của bác sĩ điều trị chứa bệnh nhân không nên tự ý vì thể dẫn đến các tương tác bất lợi đáng tiếc; 7.Phòng tránh và làm trì hoãn việc kháng thuốc do ký sinh trùng gây nên bằng cách dùng thuốc đúng chỉ định, không nên dùng bừa bãi và phòng bệnh trong các tình huống không cần thiết, có nghĩa là dùng phải hợp lý trước trong và sau khi điều trị chứa không nên vì một lý do nào đó mà tiến hành điều trị hàng loạt không đùng khuyến cáo sẽ dẫn đến tăng áp lực thuốc và kháng thuốc.
|