Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 2 2 2 6
Số người đang truy cập
3 0 6
 Chuyên đề Ký sinh trùng
23 người ăn thịt trăn bị nhiễm loại giun gì ?

Vào cuối tháng 8/2010, sau khi ăn thịt trăn hơn một tuần, cả 23 người ở xã Ia Nhin, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai bị sốt cao, co giật, nhức mỏi cơ bắp... phải vào bệnh viện để điều trị. Sau gần 4 tháng xảy ra sự kiện, ngày 16/12/2010, lãnh đạo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã xác định thủ phạm gây bệnh là một loại giun móc. Vậy giun móc này có tên khoa học là gì?

Cần xác định rõ loại giun móc

Theo cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét và xác định; 23 người sau khi ăn thịt trăn đã mắc bệnh với các triệu chứng xảy ra có chu kỳ như sốt cao, nhức mỏi các bắp cơ, có người lên cơn co giật... do bị nhiễm ký sinh trùng giun móc từ các món ăn được chế biến từ trăn chưa được nấu chín như tiết và mật cho vào rượu để uống, thịt và bao tử làm món nộm để ăn với rượu huyết trăn; da và xương dùng để nấu cao... Thông báo xác định chưa nêu rõ cụ thể tên khoa học của loại giun móc này.

Các loại giun móc thuộc họ Ancylostomidae. Trong thời gian qua, hai loại giun móc Ancylostoma duodenale và giun mỏ Necator americanus đã được đề cập nhiều và có sự phân bố rộng rãi khắp vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Đường ranh giới phân bố của hai loại giun này có khác nhau về đặc điểm hình thể, vòng đời sinh học nhưng có nhiều đặc điểm giống nhau về hình thái, bệnh học và cách phòng chống. Ngoài hai loại giun đã nêu trên, còn có loại giun móc Ancylostoma ceylanicum tuy không phổ biến nhưng rất đáng quan tâm ở một số nơi và thường gây bệnh cho chó, mèo; vòng đời sinh học gần giống với giun móc Ancylostoma duodenale. Có thể còn có nhiều loại giun móc gây bệnh khác chưa được phát hiện có khả năng lây truyền ký sinh trùng từ các loại động vật, kể cả động vật hoang dã sang người tại nước ta. Loại giun móc từ con trăn bị ăn thịt làm cho 23 người bị nhiễm bệnh vừa qua cần xác định thêm tên khoa học và vai trò truyền bệnh của nó.

  

 giun mỏ Necator americanus

 giun móc Ancylostoma duodenale
http://commons.wikimedia.org

Khả năng giun móc hay giun xoắn gây bệnh

Theo triệu chứng lâm sàng ghi nhận, 10 ngày sau khi ăn thịt trăn, cả 23 người đều bị sốt cao, các bắp thịt nhức mỏi, có người lên cơn co giật... Cử nhân y khoa Đàm Hồng Hải, Phó Chi cục trưởng, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ đã đề cập người bệnh có khả năng bị nhiễm loại giun xoắn (Trichinella spiralis).

Bệnh giun xoắn khá phổ biến nhiều nước trên thế giới và phân bố ở khắp các châu lục. Giun xoắn hình thành các ổ bệnh thiên nhiên, tiền tàng, lưu hành giữa động vật với động vật. Các nước láng giềng với nước ta như Lào, Campuchia, Trung Quốc đều có bệnh này. Ở Việt Nam cũng đã phát hiện ổ bệnh thiên nhiên của giun xoắn tại một số địa phương. Bệnh giun xoắn gây nên tình trạng cấp tính, nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong; có thể phát triển thành dịch khi tại địa phương có sẵn động vật mắc bệnh và có tập quán ăn thịt sống.

 

Ông Nguyễn Văn Hóa, trưởng thôn 7, xã Ia Nhin cũng
là một trong số 23 người tham gia bữa ăn thịt trăn
và bị mắc bệnh. Ảnh: Báo Gia Lai. 

Trong vai trò y học, giun xoắn có thể gây nên bệnh do giun trưởng thành và bệnh do ấu trùng giun. Bệnh do giun trưởng thành tương ứng với giai đoạn khởi phát của bệnh lúc giun đực và giun cái giao phối, ký sinh ở thành ruột, có thể gây triệu chứng đau bụng, đi tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt... giống như bị ngộ độc thức ăn. Biểu hiện lâm sàng của giai đoạn này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng ấu trùng giun bị nhiễm nhiều hay ít. Bệnh do ấu trùng giun tương ứng với giai đoạn toàn phát của bệnh lúc ấu trùng giun vào máu chu du khắp cơ thể, tới cư trú ở các cơ vân. Triệu chứng lâm sàng ở thời kỳ này khá rầm rộ, đa dạng, xuất hiện các hội chứng sau đây:

- Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: gây sốt cao liên tục, kéo dài, trạng thái lơ mơ... dễ nhầm với bệnh thương hàn. Xét nghiệm máu, số lượng bạch cầu tăng tới 20.000/mm3 máu hoặc cao hơn.

- Hội chứng dị ứng quá mẫn nặng: người bệnh bị phù nề mí mắt, mặt, các chi hoặc toàn thân. Có thể phát ban, nổi mề đay. Bạch cầu ái toan tăng cao từ 40 đến 80%, tăng kéo dài nhiều tháng.

- Triệu chứng đau cơ: khi sốt giảm dần, bệnh nhân có cảm giác đau cơ, hạn chế vận động các cơ, xương, khớp; có triệu chứng khó thở, nhai khó...

Nếu bệnh năng, có thể bị viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm xuất huyết võng mạc... Do ấu trùng giun từ máu xâm nhập vào các cơ quan gây nên các triệu chứng rất đa dạng. Ấu trùng giun không thể ký sinh ở các cơ quan nên sau một thời gian nó sẽ bị chết, ấu trùng giun chỉ có thể ký sinh ở các tổ chức cơ vân mà thôi.

Nếu thoát khỏi thời gian nguy hiểm, người bệnh có thể phục hồi dần sức khỏe sau khi nhiễm bệnh từ 1 đến 3 tháng. Bệnh nhân có thế chết do nhiễm trùng nhiễm độc nặng, do dị ứng quá mẫn hoặc do liệt các cơ hô hấp.

 
 
Căn cứ vào diễn biến lâm sàng của những người đã ăn thị trăn, sau 10 ngày người bệnh có các triệu chứng như sốt cao, nhức mỏi các bắp cơ, có người lên cơn co giật... Diễn biến này phù hợp với thời gian phát triển qua từng giai đoạn phát triển của vòng đời giun xoắn như: từ khi ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người để phát triển thành giun trưởng thành khoảng 2 ngày, chúng bắt đầu sinh sản vào ngày thứ 4, ấu trùng giun xâm nhập các bắp cơ vân vào ngày thứ 7. Sau đó, ấu trùng giun bắt đầu cuộn lại và có khả năng lây nhiễm vào ngày thứ 17 đến ngày thứ 30. Ấu trùng giun tạo thành nang vào ngày thứ 30 đến ngày thứ 60. Nang kết vôi ở tháng thứ 14. Hạn định đời sống của giun trưởng thành khoảng từ 6 đến 7 tuần. Ấu trùng có thể sống và tồn tại trong các nang ở tổ chức cơ vân tới 25 năm hoặc hơn nhưng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành ở đó.

Theo y văn, nguồn bệnh là lợn, chuột, các loại thú rừng hoang dã... bị nhiễm giun xoắn. Mầm bệnh là ấu trùng giun xoắn hiện diện trong cơ vân của các loài động vật nói trên và được lây truyền theo đường tiêu hóa do ăn phải nang ấu trùng giun còn sống. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị mắc bệnh giun xoắn, không phân biệt tuổi tác, giới tính, người ở vùng có bệnh lưu hành hay khách vãng lai.

Theo báo Science Daily phát hành ngày 02/10/2010 với chủ đề “Nguy cơ về mặt sinh học khi ăn thịt loài bò sát” (Biological Risks of Eating Reptiles) đã liệt kê các loại động vật có khả năng nhiễm giun xoắn. Ngoài lợn, chuột, chó, mèo, loài gậm nhấm... còn có các loại cá sấu, rùa, ba ba, động vật họ thằn lằn như kỳ đà, kỳ nhông; họ rắn gồm rắn và trăn hoang dã…Một nghiên cứu ở Trung Quốc tại tỉnh Quảng Châu từ tháng 7/2009 đến tháng 6/2010 về tình hình nhiễm bệnh ký sinh trùng. Loại giun xoắn được phát hiện ở các loài rắn hoang dã, kể cả loài trăn với tỷ lệ 29,8% trong số mẫu 1.160 con được khảo sát. Theo thống kê từ năm 1964 đến năm 1999, tại 12 tỉnh ở Trung Quốc đã xảy ra 548 vụ dịch giun xoắn do người ăn các loại thịt động vật, đặc biệt là động vật hoang dã đã làm cho 23.004 người mắc bệnh, trong đó có 236 trường hợp bị tử vong.

Việc phát hiện, chẩn đoán bệnh giun xoắn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của giun. Thời kỳ giun trưởng thành ký sinh ở ruột rất khó chẩn đoán, rất hiếm khi tìm thấy giun trưởng thành trong phân thải hoặc dịch tá tràng. Thời kỳ ấu trùng giun di chuyển trong máu cũng rất khó chẩn đoán, rất hiếm khi tìm thấy ấu trùng giun xoắn ở trong máu, dịch não tủy... Thời kỳ ấu trùng giun hình thành nang trong tổ chức cơ vân có thể chẩn đoán quyết định dựa vào kết quả sinh thiết cơ ở cẳng chân. Cần kết hợp với chẩn đoán dịch tễ học để xác định vùng lưu hành bệnh giun xoắn, xác định bệnh có liên quan đến bữa ăn, có thể xét nghiệm các thức ăn thừa sau bữa ăn. Các phản ứng miễn dịch học cũng có thể cho kết quả chẩn đoán tương đối chính xác.

Như vậy căn cứ vào dữ liệu thu thập được, 23 người bị mắc bệnh vừa qua ở xã Ia Nhin, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai do ăn thịt trăn hoang dã không bảo đảm an toàn vệ sinh có khả năng bị nhiễm loại giun xoắn nhiều hơn là loại giun móc. Vấn đề này cần được các nhà khoa học xem xét, nghiên cứu thêm.

Nếu bị nhiễm giun xoắn, cần điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu. Việc điều trị triệu chứng được ưu tiên hàng đầu vì bệnh nhân thường chết do nhiễm trùng nhiễm độc, dị ứng quá mẫn, đau nhức, liệt cơ hô hấp... Vì vậy cần điều trị chống dị ứng bằng thuốc nhóm thuốc corticoide, thuốc giảm đau, an thần. Điều trị đặc hiệu bằng cách sử dụng thuốc thiabendazole 25mg/kg trọng lượng cơ thể, dùng 2 lần trong ngày, từ 5 đến 7 ngày. Đây là loại thuốc có tác dụng tốt trên động vật thực nghiệm nhưng khi dùng cho người bệnh cần thận trọng vì thuốc có khả năng diệt ấu trùng giun mạnh sẽ gây nên tình trạng dị ứng nặng hơn. Phải dùng thuốc sớm khi ký sinh trùng giun xoắn mới xâm nhập vào cơ thể sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

 

Thịt trăn luôn thu hút sự quan tâm của người dân Việt nam
ảnh: http://thegioidongvat.org
 

Luận bàn

Sau gần 4 tháng, sự việc 23 người bị mắc bệnh do ăn thịt trăn hoang dã không được xử lý, nấu chín kỹ xảy ra tại tỉnh Gia Lai đã được cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm khảo sát, nghiên cứu xác định thủ phạm gây bệnh là một loại giun móc nhưng chưa nêu rõ tên khoa học của loại giun móc này. Khi các cơ quan thông tin báo chí đưa tin, một số người quan tâm đến lĩnh vực này đã điện thoại hỏi về tên khoa học của loại giun móc gây bệnh. Do không có cơ sở để trả lời về tên khoa học cụ thể của loại giun móc nên người viết bài này xin phép được luận bàn vấn đề để các nhà khoa học tiếp tục xem xét, nghiên cứu xác định rõ tên khoa học của loại giun móc gây bệnh. Thủ phạm gây bệnh chính là loại giun móc hay là loại giun xoắn (Trichinella spiralis)?

Ngày 20/12/2010
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích