Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 2 3 5 7
Số người đang truy cập
2 6 5
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Những tiến bộ trong nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên toàn cầu

Sự xuất hiện của các bệnh ký sinh trùng mới nổi như bệnh sốt ốc (snail fever), giun đũa chó/mèo (Toxocariasis), bệnh ngủ do ký sinh trùng (T. brucei)… cùng với sự ảnh hưởng không nhỏ của chúng tới sức khỏe cộng đồng, đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.

1. Bệnh sốt ốc (snail fever_SF): khoa học đã xác định cơ chế chống lại nhiễm ký sinh trùng

Tạp chí ScienceDaily (Dec. 17, 2010) cho hay các nhà khoa học đã khám phá một điều quan trọng về cơ thể chống lại bản thân nó với bệnh sốt ốc - một bệnh giun sán hay gặp ở các quốc gia phát triển. Các nhà nghiên cứu nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch trên các con chuột nhiễm loại ký sinh trùng sốt do ốc. Họ đã tìm thấy một loại tế bào miễn dịch đặc biệt, được biết như là tế bào hình cây (dendritic cell), chịu trách nhiệm gây ra cơ chế bảo vệ chống lại của hệ thống miễn dịch để ngăn cơ chế xâm nhập miễn dịch.

 
Sự phát triển của các nhà khoa học tại đại học Edinburgh, có thể chỉ ra một con đường mới cho nghiên cứu điều trị tình trạng bệnh này là một sự nhiễm trùng kéo dài. ‘Sốt ốc” còn được gọi là bệnh bilharzia, là một căn bệnh có thể gây tử vong lây truyền bệnh bằng con đường nước và ốc nước ngọt tại các vùng nhiệt đới. Thông thường tại các quốc gia đang phát triển của châu Á, châu Phi và Nam Mỹ thì tình trạng bệnh gây ra mạn tính có thể làm tổn thương các cơ quan bên trong và ảnh hưởng lên sự phát triển não bộ ở trẻ em. Bệnh thường ảnh hưởng và tác động lên trên các du khách thường bơi lội trong nguồn nước bị nhiễm bệnh, và là nguyên nhân đứng thứ hai sau sốt rét làm tác động mạnh đến nền kinh tế và xã hội.

 
Nghiên cứu được ấn bản trên tạp chí y học có tiếng Journal of Experimental Medicine, tiến hành có sự phối hợp với Trung tâm nghiên cứu ung thư Đức tại Heidelberg và được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu y khoa và Wellcome Trust. Tiến sĩ Andrew MacDonald, đang làm việc tại đại học Edinburgh dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết đến giờ này họ chưa chắc rằng nhiều loại tế bào tìm thấy trong hệ thống miễn dịch có thể chống lại ký sinh trùng này. Giờ đây họ biết các tế bào hình cây là điểm mấu chốt trong chu trình. Nếu chúng ta vận dụng đáp ứng miễn dịch này, chúng ta sẽ có cơ hội đánh đích vào căn bệnh vốn dĩ lan rộng và diễn tiến bệnh mạn tính này.

2. Điều sai lầm trong lập luận về bệnh ngủ do ký sinh trùng ở châu Phi

Theo tạp chí ScienceDaily (Dec. 14, 2010) cho biết loại ký sinh trùng Trypanosoma brucei chịu trách nhiệm gây bệnh ngủ châu Phi đã gây tác động đến mặt xã hội, mở ra một hướng tiềm tàng để giải quyết căn bệnh này-đó là dẫn lời các nhà khoa học trên American Society for Cell Biology's tại cuộc họp thường niên ở Philadelphia.
 

"Quan niệm về tác động của vi khuẩn như một nhóm tế bào truyền thông tin và phối hopự với một loại tế bào khác có một tác động quan trọng lên sự hiểu biết sinh lý bệnh của vi khuẩn và cơ chế bệnh sinh, nhưng điển hình không được ứng dụng – theo tiến sĩ Kent Hill thông báo tại đại học California, Los Angeles. Tính cải thiện và linh động về mặt xã hội đã mang lại nhiều loiự điểm tiềm tàng, như hỗ trợ về các mô vật chủ. Sự khám phá không mong đợi này đúng thời điểm và bề mặt đúng, T. brucei thật sự cho thấy một mặt nào đó liên quan đến xã hội cũng như tính phức tạpvà hành vi trypanosome chưa được nhận ra trước đây. Người ta cũng đề nghị toàn bộ một vốn tiết mục hành vi cho loài ký sinh trùng đơn lẻ này chịu trách nhiệm trong căn bệnh sốt rét và dịch tiêu chảy. Loài ký sinh trùng hay đơn bào này được biết rõ hơn là có mối quan hệ giữa ruồi cánh cứng châu Phi với vật chủ người. Đối với ký sinh trùng T. brucei trong giai đoạn ở ruồi tsetse là cá thể đa bào lớn và nhạy cảm với môi trường, trao đổi thông tin và phối hợp trong đáp ứng lại với các tín hiệu bên ngoài. Roi của T. brucei cung cấp một “clue” về hành vi xã hội. Trong khi kiểm tra các protein phơi nhiễm bên ngoài roi của trypanosome, ông ta và cộng sự xác định một họ gồm các receptor bề mặt và các lớp tín hiệu ngược dòng liên quan đến cAMP truyền tín hiệu nội bào.

Sử dụng các công cụ di truyền để làm tắc các sự trình diện gen và thuốc làm tắc hoạt động của protein, các nhà khoa học tìm thấy các roi của ký sinh trùng này nhạy cảm và hệ thống tín hiệu mà trang bị cho trypanosomes liên quan đến hành vi xã hội.

3. Nhiều ca bệnh giun đũa chó, mèo (Toxocariasis) gây tăng bạch cầu ái toan bất thường

Một bệnh nhân là phụ nữ 33 tuổi có tiền sử trước khi nhập viện hoàn toàn khỏe mạnh đến khám tại cơ sở y tế ban đầu có tiền sử đau ngực 2 tuần nay, đay cơ, đau đầu và cảm giác yếu tay (P). Đánh giá ban đầu cho thấy số bạch cầu chung 25 × 109/L (BT: 3.5-10.5 × 109/L) ưu thế bạch cầu ái toan chiếm 71% (BT: 0%-7%), 10% lymphocytes (BT: 16%-52%), và 19% neutrophils (BT: 42%-75%). Các chỉ điểm sinh học trong huyết thanh về tim mạch đều tăng, làm điện tâm đồ (ECG) 12 chuyển đạo cho thấy hình ảnh sóng T đảo ngược trong chuyển đạo II, III, V5, V6. Bệnh nhân được nhập viện tại một bệnh viện địa phương để đánh giá thêm, ở đó người ta làm siêu âm tim mạch đầu dò thực quản (transthoracic echocardiography) cho thấy phân số tống máu không có biểu hiện chuyển động của vách tim bất thường. Chụp mạch vành cho kết quả bình thường. Chụp MRI đầu được thực hiện vì chỉ điểm cánh tay (P)của bệnh nhân bị yếu, kết quả MRI cho hình ảnh nhiều/ đa ổ ở vùng vỏ và vùng chất trắng cho các tín hiệu bất thường liên quan đến vùng thùy trán, thùy đỉnh và chẩm của não. Bệnh nhân được chuyển viện đến Viện của chúng tôi để đánh giá thêm và điều trị.
 

Thăm khám khi vào viện, bệnh nhân than phiền rằng thay đổi thị lực hai bên mắt từng đợt, mô tả giống như nhìn thấy những đường nguệch ngoạc (“squiggly lines”) trong thị trường của mắt, nhìn dạng đường hầm và có ánh sáng tăng chói cả hai bên mắt. Bệnh nhân không có sốt, ớn lạnh, ho, khó thở,đánh trống ngực, rói laonj tiêu hóa, buồn nôn, thay đổi cân nặng gần đây, tiêu chảy. Gần đây, bệnh nhân có dùng một liệu trình đủ ngày Amoxicillin để điều trị viêm đường hô hấp trên.

Bệnh nhân sống tại South Dakota cả cuộc đời và không có tiền sử đi du lịch ra khỏi Mỹ. cô ta có 11 chú mèo và chúng thường xuyên mang các con chim hoặc con rắn chết vào nhà cô ta và có 2 con chó con. Bệnh nnhân không ăn thịt sống hoặc cá sống. tuy nhiên, bệnh nhân có cho biết rằng mùa hè năm trước cô cùng chịcô ta có thai đã có thói quen ăn gỡ đất bẩn trong một hố trong vườn nhà. Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu lâu dài nhưng không sử dụng ma túy hoặc thuốc đường tiêm khác. Cô ta hút 10 điếu thuốc mõi ngày và nhai thuốc lá. Bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm và rối loạn kiểu chán ăn đang được điều trị bằng escitalopram và lorazepam.

Thăm khám và xét nghiệm tại Viện cho thấy thân nhiệt 37.3°C; huyết áp 104/73 mmHg;mạch55 / phút, nhịp thở 22 lần/ phút và nồng độ oxy bão hòa 100% trong khi thở. Bệnh nhân có yếu nhẹ cơ duỗi bên tay phải và cơ hypothenar bên phải. Gân phản xạ sâu chi trên tăng bên phải so với bên trái. Khám mắt cho các dấu hiệu bình thường. nhịp tim bình thường và không có tiếng tim bất thường. Kết quả khám bụng không có gì đáng kể, không có gan lách to. Sau khi tầm soát hết toàn bộ cả xét nghiệm và lâm sàng cho kết quả nhiễm giun đũa chó và điều trị đặc hiệu bệnh khỏi, các chỉ số trở về bình thường.
 

Bệnh giun đũa chó mèo là một bệnh ký sinh trùng hay gặp gây ra bởi T. canis, đây là một loại giun tròn của chó và các vật chủ khác. T cati, một loại giun tròn tìm thấy ở mèo và các họ mèo khác, song không phải là nguyên nhân thường gặp. Bệnh Toxocariasis có thể dẫn đến một số bệnh lý hình thái đa dạng, gồm nhiễm trùng không triệu chứng, tăng bạch cầu ái toan đơn thuần, hội chứng VLM và OLM.

Kiến thức về chu kỳ sinh bệnh và phát triển của T. canis là cần thiết để hiểu biết về cơ chế bệnh sinh và đặc điểm lâm sàng của bệnh. Chó và một số loại súc vật thuộc họ chó là các vật chủ chính của ký sinh trùng T. canis. Con giun T. canis trưởng thành sống trong ruột non của chó, thường là chó con và sinh ra trứng bài tiết ra phân vào môi trường. Giun cái T. canis trưởng thành đẻ ra khoảng 200.000 trứng/ ngày và chó nhiễm nhiều giun có nguy cơ cao đào thải hàng triệu trứng ra môi trường mỗi ngày. Trứng của T. canis đào thải vào trong đất, cát và thường nhiễm trong vòng2-5 tuần trong điều kiện môi trường thích hợp.

Người được xem là vật chủ tình cờ của T. canis và liên quan đến chu kỳ của bệnh do tiêu hóa phải trứng từ môi trường. Các trứng bị nhiễm đào thải bởi chó đã được phân lập trong các sân vườn, công viên, sân chơi và các nơi vui chơi cộng cộng. Trứng Toxocara có thể sống sót trong đất vài tháng đến vài năm, lệ thuộc vào môi trường. Một điều đáng chú ý, T. canis nhiễm vào trong các vật chủ chó tại các vùng nhiệt đới và ôn đới trên thế giới, ngoại trừ vùng có vĩ độ bắc cao hơn 60°. Một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh giun đũa chó mèo là thói quen ăn đất (geophagia) (hay ăn chất bẩn). Các trẻ em thường bị nhiễm do chơi đùa với đất bẩn mà không chú ý. Tiếp xúc với các con chó con là một yếu tố nguy cơ khác cho nhiễm vì các chó con có tỷ lệ nhiễm Toxocara cao hơn chó khác.

Một khi vật chủ người có tiêu hóa phải trứng nhiễm, trứng sẽ đẻ trong đoạn gần của ruột non và ly giải ấu trùng. Ấu trùng xuyên thành niêm mạc ruột non và di chuyển thông qua tuần hoàn tĩnh mạch cửa đến gan. Rồi tiếp đó, ấu trùng di chuyển đến tim, đi vào tuần hoàn phổi và đến tuần hoàn chung của cơ thể, nên chúng có thể đi rải rác khắp các mô và cơ quan trong cơ thể.. Ấu trùng óc thể tìm thấy khắp các cơ quan, gồm thần kinh trung ương, tim, phổi, gan, hệ thống cơ (dẫn đến àVLM), và mắt (dẫn đến à OLM). Dự di chuyển đến các mô gây ra tình trạng đáp ứng viêm nghiêm trọng và tăng bạch cầu ái toan.

Hai triệu chứng lâm sàng ban đầu liên quan đến nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara làhội chứng VLM và OLM. Các mô tả ban đầu bởi tác giả Beaver và cộng sự năm 1952, VLM đặc trưng bởi các triệu chứng tăng bạch cầu ái toan trường diễn, tăng bạch cầu chung, sốt, gan lách to và thói quen ăn đất. Các bệnh nhân có thể có nhiều đặc điểm lam sàng khác nhau vì ấu trùng có thểlan theo đường máu đến hầu hết các cơ quan. Sự thâm nhiễm của gan dẫn đến gan lớn. Đặc điểm lâmsàng liên quan đến hô hấp bao gồm viêm phế quản cấp, hen phế quản và viêm phổi. Khoảng ½ số bệnh nhân có triệu chứng ở phổi sẽ có bằng chứng thâm nhiễm phổi trên phim chụp x quang. Các tổn thương ảnh hưởng đến viêm cơ tim hoặc thàn kinh trung ương cũng đã được báo cáo.

Các đặc điểm lâm sàng về thần kinh gồm co giật, động kinh, viêm não màng não và rối loạn hành vi. Các nghiên cứu về giải phẩu tử thi tren bệnh nhân có triệu chứng của bệnh lý thần kinh do giun đũa chó mèo đã cho thấy nhiều u hạt với ấu trùng nằm trong hệ thần kinh trung ương. OLM là do nhiễm trùng trong mắt với Toxocara và điển hình thường xảy ra một bên mắt. Đặc điểm lâm sàng trên mắt gồm có viêm mạch võng mạc, viêm nhú nhãn cầu, viêm nội nhãn, sưng viêm giác mạc và giun tròn di động trong mắt. Rói loạn có thể diễn tiến từng phần trường diễn hoặc mất thị lực hoàn toàn.

Chẩn đoán hội chứng VLM nên cân nhắc trên các bệnh nhân có tăng bạch cầu ái toan, tăng số bạch cầu chung và gan lớn. Một bệnh sử có thói quen ăn đất và phơi nhiễm với chó con đã giúp chẩn đoán cho ca bệnh này, bệnh thường ảnh hưởng đến các trẻ em từ 1-5 tuổi (trung bình 2 tuổi). Hội chứng OLM nên ngi ngờ và hướng đến trên các trẻ em có triệu chứng mắt một bên và có tổn thương chất trắng hoặc chất xám trên kết quả soi đáy mắt. Các trẻ em bị OLM thường lớn tuổi hơn (trung bình là 8 tuổi) hơn các trẻ khác về VLM. Toxocara ELISA đã được báo cáo có độ nhạy 78% và độ đặc hiệu 92% ở hiệu giá kháng thể ≥ 1:32 và có ích đẻ xác định một chẩn đoán khi lâm sàng nghi ngờ. Chẩn đoán xác định có thể thiết lập bằng xác định có ấu trùng trong mẫu bệnh phẩm sinh thiết.

Các bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng không cần thiết phải điều trị thuốc giun sán. Đối với các bệnh nhân có triệu chứng, nhiều loại thuốc điều trị giun sán dùng như diethylcarbamazine, thiabendazole, mebendazole, albendazole. Albendazole (400 mg đường uống, mỗi ngày 2 lần x 5 ngày) hoặc mebendazole (100-200 mg đường uống, 2 lần mỗi ngày x 5 ngày) đãđược khuyến cáo là các thuốc chọn lựa trong điều trị VLM. Đối với các bệnh nhân bị tổn thương các cơ quan như viêm hô hấp, tim mạch, thần kinh trung ương nghiêm trọng, thì liệu pháp corticosteroid chỉ định là có thể đảm bảo. Thuốc corticosteroid dùng nội nhãn và đường toàn thân được chỉ định trong OLM trong 4 tuần đầu có triệu chứng nhưng dùng đồng thời với thuốc giun chưa thấy chứng minh là có hiệu quả hơn.

Nhiễm giun đũa chó, mèo Toxocara có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp đpơn giản Các con chó và mèo nhiễm nên được điều trị bằng thuốc giun sán thú y. Các chủ nuôi thú cưng nên được giáo dục sức khỏe về nguy hiểm của giun đũa Toxocara, chủ động giải quyết các khó khăn về con vật cưng của họ cùng với các nhà thú y giải quyết bệnh Toxocara. Xử lý các rác bẩn của thú cưng mọt cách thích hợp nhất. Các trẻ em không nên tiếp xúc với các chó, mèo nhiễm bệnh. Các trẻ và người lớn có thói quen ăn đất nên tránh môi trường ô nhiễm.

 

Ngày 04/01/2011
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích