TRANG CHỦ | Chủ nhật, ngày 24/11/2024 |
|
|||||||||||||||
|
Dịch tễ học và đặc điểm lâm sàng nấm da trên bênh nhân nhiễm HIV tại Sao Paulo, Các cá nhân nhiễm HIV/AIDS có xu hướng bị nhiễm trùng cơ hội. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân nhiễm HIV (+) cũng biểu hiện nấm da niêm gây ra bởi các nấm sợi hoặc nấm men (filamentous fungi or yeasts), đặc biệt nhóm nấm Dermatophytes và các loài thuộc giống Candida.Trên các bênh nhân này, theo dõi chẩn đoán và lâm sàng của các bệnh nấm này khó vì khía cạnh thương tổn không điển hình và thường sùi lên và lan rộng. Do đó, mục đích nghiên cứu này là đánh giá các đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học của bệnh nấm da trên các bệnh nhân nhiễm HIV cũng như xác định loài nấm liên quan. Các mẫ bệnh phẩm lâm sàng thu thập được từ da, tóc, móng của 84 bệnh nhân HIV (+) biểu hiện nấm da và đã được gởi đến Trung tâm tham chiếu (Center for Reference and Training) về STD/AIDS hoặc Bệnh viện đại học Sao Paulo. Các mẫu bệnh phẩm thu thạậ được đem xét nghiệm dưới kính hiển vi sau khi làm rõ bằng dung dịch potassium hydroxide. Chúng cũng được tiêm vào môi trường Sabouraud dextrose agar để nghiêng, có hoặc không có cycloheximide. Thạch nghiêng được ủ trong nhiệt độ phòng đến 3 tuần. Trong số 84 bệnh nhân được đánh giá, 54 (64.3%) có biểu hiện nhiễm trùng nấm trên da, tóc và móng tay. Phân lập nấm thường gặp nhất là loại Trichophyton rubrum (35.7%) và Candida spp. (22.6%). Tuổi trung bình nhiễm nấm là 38 tuổi (khoảng 15-60 tuổi), không óc yếu tố nguy cơ đặc biệt. Ngược lại, các mẫu chứng thu thập sau 4 tuần điều trị bằng thuốc nấm đặc hiệu cho thấy một mối liên quan sự tồn tại nấm và tế bào CD4 < 350/mL. Nghiên cứu này xác định các công trình nghiên cứu trước đây xảy ra là nấm men giống Candida và Dermatophyte T. rubrum trong da của những bệnh nhân nhiễm HIV, nhóm nghiên cứu cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng về suy giảm miễn dịch trầm trọng của các dấu chứng lâm sàng về bệnh nấm mạn tính là có thể liên quan.
| |
+ Đặc điểm sinh thái:
-Là nấm lưỡng hình.
-Trong đất, nấm sinh sắc tố màu nâu hoặc đen, sợi nấm có vách ngăn.
+ Khả năng gây bệnh:
-Bệnh nấm đen: Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương sẫm màu (do màu của nấm) trên da, thường ở tay và chân. Bệnh thường hay gặp ở vùng nhiệt đới, lây truyền qua các tổn thương da.
-Chẩn đoán bằng cách quan sát các tế bào nấm trên tiêu bản cạo từ da ngâm trong KOH.
+ Điều trị:
-Miconazole bôi tại chổ;
-Ketoconazole uống;
-Bôi Salisylic acid tại chỗ cũng có tác dụng điều trị tốt.
Sporothrix schenckii:
+ Đặc điểm sinh thái:
-Là nấm lưỡnghình.
-Dạng nấm mốc thấy trong đất và bề mặt cây.
-Nấm có dạng sợi có vách ngăn.
-Dạng nấm men thấy trong mô tổn thương hoặc trên môi trường nuôi cấy ở 37ºC.
+ Khả năng gây bệnh:
-Bệnh Sporotrichosis.
-Là một nhiễm trùng dưới da do nấm.
-Lây nhiễm qua các tổn thương do gai có nhiễm Sporothrix schenckii đâm phải.
-Những người làm vườn hoặc nông dân là những đối tượng có nguy cơ cao.
-Nấm sinh sản và phát triển dưới da, tạo thành những đường rò, loét. Những vị trí gần các hạch lympho cũng có thể bị nhiễm trùng.
-Bệnh trở thành mạn tính nếu không được điều trị.
-Chuẩn đoán dựa vào hình thái nấm giống như điếu xì gà trong mảnh sinh thiết mô và nuôi cấy, xác định nấm.
-Một tỉ lệ rất nhỏ bệnh nhân có các nhiễm trùng toàn thân, hệ thần kinh trung ương, xương và phổi.
+ Điều trị:
-Điều trị nhiễm trùng dưới da bằng Kali iodua dạng uống, nhiễm trùng toàn thân cần được điều trị bằng Amphotericin B.
Nấm có thể gây ra nhiễm trùng toàn thân ở những ngườichức năng miễn dịch bình thường cũng giồng như người bị tổn thương hệ miễn dịch, bao gồm:
Nấm này được tìm thấy trong đất và vụn gỗ. Nấm Histoplasma phổ biến ở phía
Nấm chỉ gây nhiễm nấm toàn thân ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bị bệnh lao. Nấm này được tìm thấy lần lượt trong hoặc trên da bình thường, rau củ bị hư, phân chim, nhưng không riêng ở vùng nào cả. Chúng có ở khắp mọi nơi trên thế giới, bao gồm:
Các nấm gây bệnh cơ hội:
Candida albicans:
+ Đặc điểm sinh thái:
-Chỉ tồn tại ở dạng nấm men.
-Sinh sản bàng cách nảy chồi.
-Trong mô, Candida có dạng chồi hoặc kéo dài giống như sợi nấm.
-Dạng giả sợi nấm cũng có thể gặp ( sợi nấm thật chỉ gặp ở nấm mốc), Candida tạo ra dạng bào tử nấm dày vô tính.
+ Khả năng gây bệnh:
-Bệnh Candidiasis.
-Bệnh có thể xuất hiện trong những tình huống:
+Thiếu hụt hệ vi khuẩn bình thường: Thường thứ phát sau điều trị bằng kháng sinh hoặc ở trẻ mới sinh có thiếu hụt hệ vi khuẩn bình thường.
+Suy giảm miển dịch như nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân điều trị steroid, ung thư máu
-Chẩn đoán dựa vào quan sát những chồi mầm, giả sợi nấm hoặc bào tử nấm dày ở các mô hoặc qua nuôi cấy, nuôi cấy đôi khi cho kết quả chưa chính xác vì Candida là một phần trong hệ vi sinh vật bình thường của cơ thể.
-Nhiễm Candida ở miệng (tưa miệng):
+Thường xảy ra ở trẻ nhỏ, sau khi sinh độ 3 ngày
+Nguyên nhân do trẻ nhiễm phải nấm khi đi qua âm đạo của mẹ.
-Bệnh ban do tả lót:Thường xảy ra ở những nếp gấp da ẩm ướt.
-Viêm âm đạo:
+Chủ yếu thường gặp ở phụ nữ bị đái tháo đường, phụ nữ có thai, người điều trị kháng sinh hoặc dùng thuốc tránh thai qua đường uống.
+Đặc điểm: Xuất hiện khí hư trông giống như phomát, viêm ở bộ phận sinh dục và rất ngứa.
-Quá trình giăt quần áo không tiêu diệt được nấm Candida, bệnh sẻ tái nhiễm
-Viêm thực quản do Candida: Có thể xảy ra đồng thời hoặc không đồng thời với tưa miệng, bệnh nhân đau nhiều khi nuốt và có thể gây rò thực quản.
-Nhiễm Cadida toàn thân:Thường thứ phát sau khi cấy ghép cơ quan, đặt catheter đường tĩnh mạch, hoặc thay van tim nhân tạo.
+ Điều trị:
-Candida là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo, điều trị bàng nistatin đường uống. Nhiễm trùng toàn thân nên được điều trị bằng Amphotericin.
Zygomycetes mucor Rhizopus:
+ Đặc điểm sinh thái:
-Thuộc loại nấm mốc hoại sinh, gặp ở trong đất. Không có dạng nấm mem.
-Dạng nấm không có vách ngăn và sợi nấm dài gặp trong bệnh phẩm sinh thiết mô.
+ Khả năng gây bệnh:
-Bệnh Zygomycosis (còn gọi Mucormycosis hoặc Phycomycosis).
-Bệnh do hai lớp nấm Mucor và Rhizopus gây ra.
-Loại nấm này có khả năng xuyên qua thành mạch máu.
-Những người bị bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin (thể nhiểm acid xetonic) có nguy cơ nhiễm loại nấm này.
-Viêm phổi: viêm phổi do zygomycetes có triệu chứng giống như viêm phổi do các nấm khác.
-Bệnh “mũi-tổ chức não”: Bệnh xuất hiện sau quá trình nhiễm nấm ở niêm mạc mũi, nấm xuyên qua mạch máu vào hệ tuần hoàn đến các cơ quan khác trong cơ thể rồi gây tổn thương ở não. Triệu chứng điển hình là đau đầu, bệnh nhân có thể tử vong sau 2 tuần.
+ Điều trị:
-Điều trị bằng cách phẫu thuật lấy bỏ tổ chức bị bệnh và các mô nhiễm trùng, điều trị phối hợp với Amphotericin B.
Cryptococcus neoformans:
+ Đặc điểm sinh thái:
-Chỉ tồn tại ở dạng nấm men.
-Có lớp vỏ polysaccharid chứa manose.
-Có 4 týp huyết thanh dựa trên sự khác biệt của các kháng nguyên vỏ.
-Thử nghiệm urease dương tính.
-Có thể nhìn thấy nấm khi nhuộm bằng mực tàu, lớp vỏ không thấm mực tạo ra sự tương phản rất rõ.
-Chuẩn đoán thử nghiệm ngưng kết hạt latex.
+ Khả năng gây bệnh:
-Bệnh Cryptococcosis
-Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải bào tử dính trong đất nhiễm phân chim bồ câu.
-Ở người bình thường, nấm bị thực bào bởi các bạch cầu đa nhân. Những bệnh nhân bị suy giảm miển dịch qua trung gian tế bào (HIV/AIDS, điều trị bằng steroid….), nấm gây ra nhiễm trùng cơ hội.
-Biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng do Cryptococcus neoformans là sự thiếu hụt đáp ứng của mô, trong mảnh sinh thiết mô nhiễm trùng, người ta thấy nhiều tế bào nấm mà không có các tế bào của cơ thể tham gia vào đáp ứng miển dịch.
-Viêm màng não: Bệnh khởi phát từ từ với các triệu chứng không đặc hiệu như đau đầu, kích thích, hoa mắt, chóng mặt, thay đổi hành vi, sốt và động kinh;
-Bệnh có thể tử vong 100% nếu khong điều trị;
-Hầu hết các trường hợp có thể phục hồi nếu chuẩn đoán và điều trị kịp thời bàng thuốc kháng nấm, khả năng tái phát bệnh cao và một nữa các bệnh nhân để lại di chứng sau điều trị.
-Loại nhiễm trùng cơ hội này thường gây tử vong cao ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Ở các bệnh nhân này, tỷ lệ phân lập được Cryptococcus neoformans khoảng 15%.
+ Điều trị:
-Điều trị bằng Amphotericin B và Flucytosine.
Aspergilus fumigatus
+ Đặc điểm sinh thái:
-Chỉ tồn tại ở dạng nấm mốc.
-Trong mảnh sinh thiết mô, sợi nấm có vách ngăn, chia nhánh, sinh sản bằng hình thức bào tử vô tính, ưa nhiệt, mọc ở 45ºC, phát triển nhanh.
-Loài nấm mốc này gặp phổ biến trong môi trường và ở mọi nơi trên thế giới, sự có mặt của nấm gây khó khăn cho việc phân biệt nhiễm trùng ở môi trường hay do lây nhiễm trong phòng thí nghiệm.
+ Khả năng gây bệnh:
-Nhiễm trùng phổi: Bệnh xuất hiện do hít phải những bào tử dính trong không khí hoặc những bào tử này tồn tại trong tổ chức phổi.
-Dị ứng Aspegillosis: Bệnh có đặc điểm gây tăng bạch cầu ái toan, tăng kháng thể chống aspegillus (IgG và IgE), chảy nước mũi trong;
-Sự hình thành kháng thể trong máu do quá trình nhiễm trùng mạn tính và sự tồn tại của khang nguyên nấm;
-Tình trạng dị ứng có thể dẫn đến hen hoặc bệnh phổi mạn tính.
-Bệnh phổi “ở nông dân”. Đây là một loại bệnh do dị ứng phế quản phổi do bệnh nhân hít phải một lượng lớn bào tử dính Aspergilus fumigatus trong cỏ khô.
-Bệnh “ bóng nấm” ở phổi: Bệnh xuất hiện khi nấm phát triển trong những vùng tổn thương do một bệnh phổi khác (lao), các tế bào nấm xâm nhập vào vùng tổn thương tạo ra các hình như “quả bàng” nhìn thấy trên phim x-quang;
-Tổn thương có thể lan tràn ra xung quanh gây ho ra máu và nhiễm trùng toàn thân.
-Nhiễm trùng toàn thân: tình trạng nhiễm trùng gây ra các u hạt ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
+ Điều trị:
-Điều trị nhiễm trùng toàn thân nên sử dụng Amphotericin B.
-Điều trị bệnh “bóng nấm” ở phổi bằng phẩu thuật.
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm nấm toàn thân. Suy giảm miễn dịch có thể là nguyên nhân bởi:
Đặc điểm lâm sàng của bệnh tùy thuộc vào bệnh nhiễm trùng cụ thể và bộ phận nào bị ảnh hưởng. Sự nhiễm trùng trên người có chức năng miễn dịch bình thường có lẽ rất ít hoặc không có triệu chứng (điều này gọi là nhiễm trùng chưa biểu hiện lâm sàng). Triệu chứng chung bao gồm: sốt, ho, chán ăn,…
Phổi
-Bệnh nấm ở phổi thường tiến triễn và dẫn đến triệu chứng đặc trưng: ho khan, khó thở, đau khi thở sâu và sốt;
-Những triệu chứng này có thể dẫn đến mối đe dọa cho hội chứng suy hô hấp cấp;
-Ho ra máu đôi khi cũng được ghi nhận, nếu viêm đường hô hấp hiện đang xem xét.
Xương
-Nhiễm trùng nấm ở xương có thể gia tăng do lây nhiễm qua đường máu hoặc hiếm khi qua lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp vào chỗ loét và tác động vào dao;
-Sốt và đau nhứt do xương bị tổn thương là triệu chứng chủ yếu;
-Bệnh này thường được kiểm tra bằng chụp x- quang, CT và chọc hút lấy mẫu để nuôi cấy.
Não
-Liên quan đến não bởi bệnh nấm toàn thân có đặc trưng là tỷ lệ tử vong cao;
-Triệu chứng xảy ra đối với các thể nấm ở não bao gồm nhức đầu, tai biến và khiếm khuyết các chức năng điều khiển não bộ cũng như những cảm nhận thần kinh;
-Bệnh này được xác định bằng chụp CT-scanner hoặc MRI não và nếu đề nghị,có thể theo dõi bởi làm sinh thiết não;
-Viêm màng não có thểtiến triển, đặc trưng là bệnh Candidiasis và Cryptococcosis;
-Triệu chứng thường bao gồm nhức đầu, vẹo cổ và phản ứng vận động quá mức.
Mắt
-Hầu hết mọi bộ phận cấu trúc của mắt đều có thể bị nhiễm nấm;
-Nấm Candida và Cryptococcus gây bệnh nhiễm nấm phổ biến nhất ở cơ quan này;
-Triệu chứng tùy theo bộ phận nào của mắt bị nhiễm bệnh;
-Song, thường triệu chứng thường bao gồm giảm thị lực, mù hoặc có hình ảnh mờ thị trường, nhìn thấy các vết loang bóng bay, đau nhức và đỏ mắt.
Da
-Một loại thay đổi hình thái của da được ghi nhận có liên quan với bệnh nấm toàn thân;
-Vết thương trên da thùy thuộc vào vị trí mà nấm gây ra.
-Các loại nấm gây bệnh toàn thân
Các nấm gây bệnh toàn thân
Bệnh nấm toàn thân là bệnh do nấm gây ra tác động đến các bộ phận bên trong cơ thể. Trong điều kiện thuận lợi nấm xâm nhập vào cơ thể qua đường phổi, qua ruột, xoang mũi, hoặc da. Nấm có thể xuyên qua máu trong cơ thể đến các cơ quan phức tạp kể cả da, thường các cơ quan phức tạp bị hỏng và kết quả cuối cùng là bệnh nhân tử vong.
Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh nấm toàn thân, nhưng chúng cũng có thể phát triển ở những bệnh nhân khỏe mạnh khác. Bệnh nấm toàn thân có thể chia thành hai dạng chính, bệnh nhiễm trùng hô hấp gây dịch và nhiễm trùng cơ hội.
Coccidioides immitis:
+ Đặc điểm sinh vật học:
-Là loại nấm lưỡng hình. Trong đất có dạng nấm mốc, ở phổi có dạng hình cầu nhỏ;
-Cảnh báo không nên nuôi cấy loại nấm này vì rất nguy hiểm cho các nhân viên phòng XN;
-Chẩn đoán bằng cách quan sát hình thể nấm (những hình cầu nhỏ ) trong dung dịch KOH;
-Test da (+) sau 2-4 tuần nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân thì test da (-).
+ Khả năng gây bệnh:
-Bệnh Cocciidioidomycosis, rất phổ biến ở vùng Tây Nam Mỹ và châu Mỹ Latinh;
-Bệnh lây truyền qua đường hô hấp bởi các bào tử đốt trong các hạt bụi và đất;
-Các bào tử đốt gây nhiễm trùng phổi tạo thành các thể hình cầu bên trong chứa hàng trăm các bào tử vô tính. Khi thể cầu trưởng thành, sẽ vỡ ra và giải phóng các bào tử vô tính;
-Vào thời điểm này, cơ thể người sinh ra các đáp ứng miễn dịch qua trung gian các tế bào. Các đại thực bào được hoạt hóa sẽ phá hủy các bào tử vô tính, làm ngừng quá trình nhiễm trùng. Hầu hết các bệnh nhân đều không có triệu chứng;
-Ở những bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch qua trung gian tế bào (như bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, cấy ghép cở quan có sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, ung thư máu….) nhiễm trùng lan tỏa khắp cơ thể hoặc trực tiếp lan tỏa từ phổi;
-Viêm màng não là một biến chứng nặng;
-Bệnh sốt thung lũng: đó là một phản ứng quá mẩn cảm khi cơ thể nhiễm loại nấm này;
-Tỷ lệ bệnh khoảng 10% tổng số nhiễm trùng, bệnh biểu hiện bằng đau khớp, ho và sốt, 50% số phụ nữ mắc các bệnh này xuất hiện các nốt hồng ban;
-Bệnh kéo dài 4 – 6 tuần.
+ Điều trị:
-Điều trị nhiễm trùng bằng Amphotericin B hoặc Ketoconazole tiêm tĩnh mạch.
-Thể hình cầu có khả năng kháng quá trình thực bào.
Blastomyces dermatitidis:
+ Đặc điểm sinh vật học:
-Nấm lưỡng hình, là loại nấm mọc thấy trong đất và mọc tốt ở nhiệt độ 22 – 25ºC. Loại nấm móc có vách ngăn và bào tử dính hình tròn;
-Loại nấm men thấy trong cơ thể người và mọc tốt ở 37ºC, nấm men có hình quả đào, với vách kép rất dày và một chồi khá to.
+ Khả năng gây bệnh:
-Bệnh Blastomycosis ( hay còn gọi là bệnh Gilchrist)
-Bệnh hay gặp ở vùng Đông nam và một số vùng khác ở Mỹ
-Bệnh khởi phát ở phổi với triệu chứng giống như Lao, giông bệnh nấm Histoplasmosis hoặc ung thư;
-Nếu triệu chứng không đỡ, bệnh sẽ tiến triển thành viêm phổi thùy và lan tràn khắp cơ thể qua đường máu.
-Nhiễm trùng lan tỏa: Bệnh tạo ra các u hạt thể loét ở da và xương, bệnh tiến triển lâu dài và gây biến dạng các tổ chức.
+ Điều trị:
-Ketoconazole đường uống;
-Amphotericin B tiêm tĩnh mạch.
Histoplasma capsulatum:
+ Đặc điểm sinh vật học:
-Là loại nấm lưỡng hình, loại nấm mốc thấy trong đất và mọc tốt ở nhiệt độ 22 – 25ºC.
-Loại nấm này gồm các sợi nấm có vách ngăn.
-Có hai loại nha bào sinh sản:
+ Bào tử dính dạng nhỏ: nhỏ và có khả năng gây nhiễm trùng;
+ Bào tử dính to dạng nốt: quá lớn để có khả năng gây nhiễm trùng ở người, loại nấm men tìm thấy trong cơ thể người;
-Chúng mọc được trên môi trường thạch Sabouraud và thạch máu 37ºC, không có vỏ;
-Histoplasma tìm thấy trong phân chim hoặc phân dơi.
+ Khả năng gây bệnh:
-Bệnh Histoplasmosis: Bệnh thường gặp ở các bang miền Trung và miền Tây nước Mỹ, hiếm thấy hơn ở thung lũng sông Missisppi và
-Bệnh này có nhiều điểm giống với bệnh lao:
+Lây truyền qua đường hô hấp bởi các bào tử dính dạng nhỏ.
+Cơ thể đáp ứng lại với các nhiễm trùng bàng cách tạo ra các u hạt dạng pho mát ở phổi, về sau các u hạt này bị calci hóa;
+Nấm có khả năng lan lên bên trong thực bào và lan tràn khắp cơ thể cùng với các tế bào này;
+Chẩn đoán các nhiễm trùng trong quá khứ bằng các test da (phản ứng quá mẩn muộn);
+Các triệu chứng của lao chỉ xuất hiện ở một số ít trường hợp khi mà các tổn thương ban đầu tiếp tục tiến triển và gây ho kéo dài, sốt và sut cân.
-Nhiễm trùng không triệu chứng:
-Loại nhiễm trùng này xuất hiện ở phần lớn số trường hợp nhiễm nấm vì có tới 50% dân số ở vùng dịch có test da dương tính.
-Nhiễm trùng toàn thân: có thể gặp ở người trẻ hoặc già bị suy giảm miễn dịch, bệnh gây tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, hệ sinh dục, tiết niệu và tuyến thượng thận;
-Tổn thương hay gặp nhất là ở hệ liên võng nội mô.
-Dạng tái phát của nhiễm trùng kéo dài: Nhiễm trùng xuất hiện hàng năm sau khi nhiễm trùng tiên phát khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch.
+ Điều trị:
Việc điều trị hạn chế nhiều ở bệnh nhân nhiễm trùng toàn thân hoặc bị suy giãm miễm dịch.
-Điều trị nhiễm trùng bằng Amphotericine B hoặc Ketoconazole tiêm tĩnh mạch.
-Những tổn thương kéo dài biểu hiện trên x - quang bằng các nốt;
-Tổn thương là một “u” nấm do Histoplasma và có thể bị chẩn đoán nhầm là ung thư;
-Test da có thể ảnh hưởng đến các test cố định bổ thể nên không nên dùng.
-Chẩn đoán xác định cần nuôi cấy nấm.
Paracoccidioides brasiliensis:
+ Đặc điểm sinh vật học:
-Nấm lưỡng hình:
+Loại nấm mốc thấy ở trong đất và có dạng sợi;
+Loại nấm men thấy trong cơ thể người và mọc tốt trên môi trường thạch máu ở 37ºC.
-Khi cấy chuyển nhiều lần, nấm có rất nhiều chồi à đây là một đặc điểm rất quan trọng trong chẩn đoán.
+ Khả năng gây bệnh:
-Bệnh rất hay gặp ở vùng Trung và Nam Mỹ;
-Lây truyền qua không khí và do hít phải bào tử dính;
-Hầu hết các nhiễm trùng không có triệu chứng, nhiễm trùng toàn thân khởi phát ban đầu là tổn thương loét trong miệng và niêm mạc mũi;
-Nấm gây nhiễm trùng, loét và rò rỉ từ các hạch lympho ra ngoài da, các mô khác thuộc hệ liên võng đôi khi cũng bị nhiễm trùng;
-Bệnh hay gặp ở nam giới, có thể do hiệu quả bảo vệ của estrogen.
+ Điều trị :
-Sulphonamide hoặc
-Amphotericin B.
Bệnh nấm | Đặc điểm lâm sàng |
Candidiasis |
|
Aspergillosis |
|
Cryptococcosis |
|
Blastomycosis |
|
Histoplasmosis |
|
Coccidioidomycosis |
|
Penicilliosis |
|
Zycomycosis |
|
Những thuốc điều trị nấm dùng để điều trị nấm, lệ thuộc vào bản chất của nhiễm trùng, có thể dùng thuốc dạng thoa ngoài hay dùng để điều trị đường toàn thân. Liệu pháp quang hóa (photochemotherapy) hoặc photopheresis là một kỹ thuật dùng tại các trung tâm y khoa để điều trị nấm. Một ví dụ về thuốc nấm Fluconazole, Diflucan, là một trong những thuốc chống nấm cơ bản dạng thuốc bán không cần kê đơn. Một ví dụ khác là thuốc amphotericin B (dạng A rất độc) là một loại thuốc tiềm năng. Thuốc để điều trị hầu hết các dạng bệnh nấm nghiêm trọng mà có biểu hiện kháng với các thuốc khác và chúng được chỉ định dùng đường tĩnh mạch.
Các thuốc dùng điều trị nhiễm trùng da là Tolfanate (Tinactin), là loại dùng không cần kê đơn bác sĩ, thoa ngoài. Ketoconazole, đặc biệt dùng cho bệnh nấm đa màu (tinea versicolor) và các loại nấm dermatophytes khác; Itraconazole; Terbinifine (Lamisil); Echinocandins (Caspofungin); Griseofulvin, thường dùng cho các trường hợp nấm liên quan đến móng và da đầu (trừ vùng mặt).
Nhiễm các loại nấm men vùng âm đạo có thể điều trị bằng thuốc viên đặt, ngược lại nhiễm nấm men ở da thì điều trị bằng thuốc mỡ (medicated ointments).
Giữ da sạch và khô, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sẽ giúp nhiều hơn cho bệnh nấm ngoài da. Bởi vì những bệnh do nấm rất dễ lây nhiễm, cần thiết phải rữa sạch sau khi tiếp xúc với người khác hoặc thú vật. Quần áo thể thao cũng nên giặt sau khi sử dụng. Mang dép xỏ quai khi sử dụng hồ bơihoặc tắm vòi sen công cộng cũng phòng ngừa được các bệnh liên quan.
Tài liệu tham khảo
1.Lê Huy Chính, Nguyễn Vũ Trung (2005). Cẩm nang vi sinh y học. Nấm. NXBYH, tr.116-124;
2.Dorlands Medical Dictionary:mycosis". http://www.mercksource.com/
3."What Is a Fungal Infection?". http://www.fungalinfections.us/
4."Fungal infections: Introduction". http://www.wrongdiagnosis.com/f/fungal_infections/
5."Athlete's Foot". http://dermatology.about.com/cs/fungalinfections/
6."What is a mycosis? causes, symptoms and treatments". http://www.essortment.com/
7."Therapy". http://pathmicro.med.sc.edu/mycology/mycology-4.htm.
8."How Are Yeast Infections Treated?". http://www.webmd.com/
9.http://linkinghub.elsevier.com/
10.http://www.springer.com/biomed/immunology/
Ngày 04/03/2011 |
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang, Cn. Nguyễn Hải Giang và Cn. Võ Thị Thu Trâm |
|
||||
|
|
|
|
|
|
| |
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng |
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích |