Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 2 1 8
Số người đang truy cập
4 3 7
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Cập nhật thông tin những vấn đề còn ít biết về bệnh ký sinh trùng

Chỉ số IQ phụ thuộc vào ký sinh trùng?;Ký sinh trùng tiết lộ những bí mật về tuổi thọ;Protein giúp ký sinh trùng sống trong tế bào chủ ;Ký sinh trùng sốt rét có từ 16 triệu năm trước;Những bệnh ký sinh trùng biểu hiện “hiếm gặp” cả về lâm sàng và nguyên nhân;Bệnh do ký sinh trùng - Không thể coi thường; Kí sinh trùng lạ trong phổi bệnh nhi thuộc dòng nhuyễn thể ;Mắc bệnh não vì ôm ấp chó mèo;Kiểm soát ký sinh trùng, nâng cao chất lượng thủy sản  ;Bệnh ký sinh trùng lây qua nguồn nước; Cẩn thận với ký sinh trùng trên mèo;Nguy cơ lây nhiễm amip tăng gấp đôi qua nguồn nước;Ký sinh trùng thúc đẩy "niềm vui sex"

Chỉ số IQ phụ thuộc vào ký sinh trùng?

Chỉ số thông minh IQ trung bình của người dân ở mỗi đất nước thường không giống nhau, để giải thích về điều này câu trả lời đầu tiên thường là do nền giáo dục đào tạo. Nhưng mới đây một nhóm 3 nhà khoa học Mỹ đã đưa ra một giả thuyết hoàn toàn khác. Theo đó, khả năng trí tuệ trung bình của người dân mỗi quốc gia có liên quan đến công tác vệ sinh dịch tễ của mỗi nước. Theo nhóm nhà khoa học này thì nhân tố văn hoá truyền thống tác động không nhiều đến chỉ số này.

Nhóm 3 nhà khoa học Mỹ Christopher Eppig, Corey Fincher và Randy Thornhill, thuộc Đại học New Mexico, cho rằng chống nhiễm khuẩn ký sinh từ khi còn nhỏ sẽ giúp cho thể lực các em bé khoẻ mạnh và tăng cường năng lượng có giá trị để phát triển não bộ. Nhiều ký sinh trùng cũng có nghĩa là não bộ bị kìm hãm phát triển và khả năng tư duy bị hạn chế.

Để kiểm chứng ý tưởng gây tranh cãi này, bộ ba nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập chỉ số thông minh trung bình của tất cả các nước trên thế giới, sử dụng 3 nhóm dữ liệu riêng biệt. Họ cũng sử dụng dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về sự giảm thiểu chức năng con người theo tuổi tác của các nước (DALYs). Đây là một tiêu chuẩn đánh giá về gánh nặng của dịch bệnh đặt lên mỗi quốc gia thông qua theo dõi số năm sống vui tươi khoẻ mạnh của một công dân bị mất dần đi do sức khoẻ kém. Kết quả cho thấy có sự tương quan rõ giữa hai chỉ số này, ở từng đất nước và mỗi lục địa.

Các nhà khoa học cho rằng khả năng kiểm soát bệnh truyền nhiễm chính là biện pháp hữu hiệu nhất để dự báo về chỉ số IQ bình quân quốc gia. Dù cho các yếu tố khác đã được điều chỉnh như nhiệt độ trung bình, thu nhập quốc dân GDP, tỷ lệ người biết đọc biết viết, trình độ học vấn và các yếu tố liên quan khác. Họ cũng cho rằng điều này có thể giúp giải thích về hiệu ứng Flynn bí ẩn, cho thấy chỉ số IQ trung bình của người dân tăng mạnh trong giai đoạn một quốc gia đang phát triển. Thông tin này rõ ràng không kết luận bệnh dịch là nguyên nhân cốt lõi.

Mối liên kết giữa dịch bệnh và chỉ số IQ không nói với chúng ta rằng những người bị nhiễm một căn bệnh truyền nhiễm nào đó thì khi lớn lên sẽ kém thông minh, hoặc ngược lại một người thông minh thì ít nhiễm bệnh dịch. Trí tuệ, sau cùng có thể ảnh hưởng đến hiểu biết của một người về bệnh dịch là gì, làm thế nào để phòng tránh và khi bị nhiễm trùng thì tìm kiếm sự trợ giúp ở đâu. Và nhân tố thứ 3 có lẽ biểu hiện rõ nhất, trình độ học vấn cao có thể dẫn đến cả thông minh hơn và đủ hiểu biết để phòng tránh lây nhiễm các bệnh dịch thông thường.

Những vấn đề này trở nên đặc biệt rõ nét khi xem xét mối tương quan giữa số liệu thống kê phản ánh tình hình toàn diện của các quốc gia. Phương pháp tiếp cận "sinh thái học" này không cho chúng ta nhìn nhận ở cấp độ cá nhân. Tuy vậy, vẫn chưa ai lý giải được tại sao ở một đấtnước có nhiều trẻ em bị mắc bệnh truyền nhiễm thì những người dân có chỉ số IQ trung bình thấp hơn.

Nói về kết quả nghiên cứu này khá bất ngờ này, nhóm 3 nhà khoa học Eppig, Fincher và Thornhill cho biết: "Chúng tôi không nói rằng sự khác nhau về chỉ số thông minh chỉ duy nhất do tác động của ký sinh trùng gây ra". Các số liệu dẫn chứng đã đủ để hỗ trợ cho giả thuyết nhưng chưa dẫn đến kết luận..Và nhóm nghiên cứu cũng trình bày rằng giả thuyết này chỉ như một tiền đề gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo.

Ký sinh trùng tiết lộ những bí mật về tuổi thọ

Cách tế bào sử dụng oxy có thể giữ chúng trẻ hơn, sống lâu hơn.

Ký sinh trùng cung cấp cho các nhà khoa học một sự hiểu biết mới bên trong tế bào, và các mô có thể giữ sự trẻ trung của bạn trong một khoảng thời gian dài. Một cơ chế bảo vệ được sử dụng bởi các tế bào để duy trì sự hoạt đông khi nồng độ oxy thấp (được gọi là đáp ứng giảm oxy) làm tăng tuổi thọ và giúp chống lại các bệnh có liên quan đến tuổi tác, một nghiên cứu mới nhận thấy. “Đây là một con đường mới hoàn toàn về sự lão hóa và các bệnh có liên quan đến tuổi”, tiến sĩ Matt Kaeberlein, trợ lý giáo sư khoa Bệnh lý học tại Đại học Washington, Seattle, nói trong một bản tin của trường đại học.

Nhóm của ông đã phát hiện thấy những con giun tròn sống lâu hơn nếu chúng cũng có thể bật được đáp ứng giảm oxy khi nồng độ oxy ở mức bình thường. Thêm vào đó, những tế bào của giun chứa một ít protein gây độc mà có thể tích tụ và cùng kết lại thành khối khi chúng lớn hơn.

Sự tích tụ của các protein gây độc xuất hiện trong các tế bào não ở những người bệnh Alzheimer, bệnh Huntington và một số bệnh thoái hóa khác được phát hiện thấy ở những người lớn tuổi, các nhà khoa học lưu ý. Biết nhiều hơn về cơ chế tế bào mà có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ các protein gây độc có thể giúp các nhà khoa học tìm thấy được các phương pháp điều trị mới cho các bệnh có liên quan đến tuổi tác này. “Các kết quả này gợi ý rằng các đáp ứng giảm oxy tăng cường tuổi thọ và giảm sự tích tụ của các protein gây độc nhờ một cơ chế mà rất khác biệt so với cả hai cơ chế như sự hạn chế chế độ ăn và sự truyền chất tín hiệu như insulin. Nó xuất hiện là một con đường thay thế mới”, Kaeberlein nói. “Tuy nhiên, chúng tôi không biết nếu các cuộc nghiên cứu trong tương lai có thể tiết lộ rằng tất cả các con đường di truyền khác nhau này có thể cùng quy tụ về cùng một cơ chế phổ biến để làm trì hoãn những hậu quả của tuổi tác”, ông bổ sung.

Yếu tố chìa khóa kiểm soát đáp ứng giảm oxy được gọi là HIF, và các nhà khoa học đại học Washington hiện giờ đang cố gắng để xác định HIF bảo vệ các con giun khỏi sự lão hóa như thế nào. Trong cả giun và người, HIF điều hòa sự hoạt động của một số yếu tố mà có vai trò trong việc lão hóa và chống lại stress. “Nếu chúng ta có thể hiểu được ở một mức độ rất chi tiết cách HIF làm chậm sự lão hóa, chúng ta có thể sử dụng những thông tin đó để phát triển những trị liệu hữu hiệu để điều trị những bệnh do tuổi ở người”, Kaeberlein nói.

Protein giúp ký sinh trùng sống trong tế bào chủ

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Tế bào chủ và vi khuẩn”, các nhà khoa học cho biết protein ROP18 làm mất khả năng hoạt động của các protein tế bào gốc và hình thành một bong bóng bảo vệ ký sinh trùng. Bằng cách hình thành một màng bao quanh, ký sinh trùng tự bảo vệ mình khỏi môi trường thù địch khi thâm nhập vào các tế bào chủ.

Giáo sư vi trùng học phân tử L. David Sibley nói: “Nếu chúng ta có thể tìm ra các liệu pháp cô lập ROP18 và các protein ký sinh giống nó thì có thể tạo cho tế bào chủ có ưu thế trong trận chiến chống lại nhiễm trùng."

Nhiễm Toxoplasma hoặc Toxoplasmosis là một trong những bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là khi phụ nữ mang thai thì khả năng mắc phải rất cao. Bệnh này do một loại ký sinh trùng có tên là Toxoplasma gondiigây ra, có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.

Loại ký sinh trùng này thường trú ngụ nhiều nhất ở mèo, nó có thể sản sinh rất nhanh và nhiều trong ruột mèo, phân mèo. Ngoài ra, nếu sản phụ ăn đồ ăn chưa chín (ví dụ như thịt bò tái) hay tiếp xúc với những con vật bị nhiễm ký sinh trùng này thì rất có thể sẽ bị nhiễm trùng cơ hội. Vì vậy việc phát hiện ra vai trò chính xác của ROP18 và các protein liên quan trong các bệnh ở cơ thể người là rất quan trọng.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã chỉ ra protein ROP18 gắn kết với một nhóm tế bào chủ GTPases liên quan đến miễn dịch. Những kiểm tra trong các cấu trúc tế bào chủ ở người và động vật cho thấy liên kết này làm GTPases mất khả năng hoạt động. Như vậy, con người sẽ không có GTPases liên quan đến miễn dịch.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trên cũng cho biết: Chúng ta có một nhóm protein có chức năng miễn dịch tương tự có tên gọi protein guanylate-binding và hiện chúng tôi đang kiểm tra xem liệu ROP18 có làm mất tác dụng của các protein này trong tế bào của cơ thế người hay không”. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể áp dụng trong nghiên cứu các ký sinh trùng và các mầm bệnh khác.

Toxoplasmosis thuộc gia đình ký sinh trùng, trong đó có cả ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh sốt rét. Những ký sinh trùng này đều được bao quanh bởi màng bảo vệ khi chúng thâm nhập vào các tế bào chủ. Theo họ, Plasmodium không tạo ra ROP18 nhưng chúng chứa các protein tương tự có tên gọi FIKK và có thể chúng cũng hoạt động phá hoại cơ chế phòng thủ của các tế bào chủ như GTPases và protein guanylate-bindin.

Ký sinh trùng sốt rét có từ 16 triệu năm trước

Các nhà khoa học đã xác định chính xác thời điểm tiến hóa của sốt rét, một trong những loài ký sinh trùng gây ra thảm họa bệnh tất lan rộng nhất thế giới từ 16 triệu năm trước. Hiểu biết về nguồn gốc dòng / giống phát triển của những loại mầm bệnh, hay các thực thể gây bệnh là nguyên lý cơ bản để hiểu rõ quá trình phát triển và gây hại nghiêm trọng của chúng.

 
 
Theo các nghiên cứu trước đây, nguồn gốc của bệnh sốt rét ở người chỉ mới xuất hiện từ cách đây 10.000 cho đến vài triệu năm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí Nature, nhà sinh học Robert Ricklefs thuộc ĐH Missouri-StLouis và Diana Outlaw thuộc ĐH Mississipi (Mỹ) đã phát hiện một loại đồng hồ phân tử trong ký sinh trùng sốt rét, cung cấp thời điểm chính xác hơn.

Bằng cách cấy ghép DNA, các nhà khoa học đã có một phương pháp thống kê mới để hiểu rõ quá trình tiến hóa của ký sinh trùng. Họ phát hiện ra, một gien chìa khóa trong ký sinh trùng sốt rét đã tiến hóa với tỉ lệ 60% so với gien cùng loại trong vật chủ.

 
 
 Các tế bào máu màu đỏ bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.

Xác định được tỉ lệ tiến hóa của gien ở vật chủ (là các loài động vật có xương sống), các nhà sinh vật học đã tính toán, loại ký sinh trùng sốt rét ngày nay đã bắt đầu đa dạng hóa biến thể trên các loài thú có vú, chim và bò sát từ 16 triệu năm trước. Loài người cổ đại trở thành vật chủ cho loài ký sinh này từ 2,5 triệu năm trước. Ricklefs nói: “Ký sinh trùng sốt rét gần như phát triển song hành với lịch sử nhiều loài, trong đó có con người. Chúng là nguyên nhân bệnh dịch phổ biến từ khi con người hoạt động nông nghiệp và tập trung dân cư”.

 

Bệnh sốt rét ở người bắt đầu bằng một vết đốt của con muôi mang ký sinh trùng sốt rét,
gây bệnh cho các cơ quan trong cơ thể.
 

             Ông Alan Tessier, giám đốc chương trình Sinh học môi trường, cơ quan tài trợ cho nghiên cứu phát biểu: “Phát hiện này vô cùng quan trọng khi cung cấp tiến hóa của bệnh sốt rét. Nó góp phần giải mã bí ẩn liên quan đến việc thay đổi vật chủ tạo nên sự đa dạng trong bệnh sốt rét”.

Những bệnh ký sinh trùng biểu hiện “hiếm gặp” cả về lâm sàng và nguyên nhân

Mỗi năm, chỉ tính riêng Bệnh viện (BV)  Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng trăm bệnh nhân (BN) đến điều trị các bệnh do ký sinh trùng gây ra với nhiều biểu hiện lạ như: khối u cỡ hạt sầu riêng tự di chuyển dưới da, hôn mê vì hít phân dơi, viêm màng não do đi chân không…

Chỉ tại đi chân không

Đang ngồi chơi trong nhà, ông Võ Văn H., 33 tuổi, bỗng dưng lên cơn sốt đột ngột, tri giác lơ mơ. Sau khi xét nghiệm và soi phân, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não do nhiễm giun lươn (Strongyloides stercoralis). TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Trưởng khoa Xét nghiệm của BV Bệnh nhiệt đới cho biết, chỉ trong một năm, bệnh nhân này đã ba lần bị viêm màng não do giun lươn gây ra. Ngay lần đầu tiên, bệnh nhân đã được “tẩy giun” nhưng ấu trùng giun ở đường ruột vẫn chưa sạch, lại tiếp tục di chuyển lên não và tủy sống theo đường máu, khiến bệnh nhân bị viêm màng não tái phát.

Giun lươn được thế giới biết đến lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1872 và trở thành bệnh rất phổ biến. Mỗi năm, BV Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận hơn 100 ca mắc bệnh do giun lươn gây ra. Giun lươn sống ở những vùng đất ẩm, “lẻn” qua da bàn chân, lên mạch máu tấn công cơ thể lúc nào không biết. Khi mắc bệnh, giun lươn có thể gây tổn thương đa dạng, từ xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, tiêu chảy, viêm màng não, tràn dịch màng phổi, màng bụng… sẽ bị suy nhược thiếu đạm, mệt mỏi, vì giun lươn tiêu hao phần dinh dưỡng vitamin, đạm, sắt ở ruột non. Nhiều trường hợp, giun lươn còn chui lên dạ dày, gây loét kéo dài mà không thuốc nào điều trị được.

U chạy lòng vòng?

Bệnh nhân T.T.D., 37 tuổi, đến BV Bệnh Nhiệt đới vì mang một khối u cỡ hạt sầu riêng, có thể tự di chuyển một cách lạ lùng: hôm nay nằm ở cổ, ngày mai lại nằm ở gò má… Sau khi khám và xét nghiệm máu, BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn - Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn của BV cho biết, BN bị nhiễm giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum). Mỗi năm, BV điều trị cho gần 30 bệnh nhân bị nhiễm giun đầu gai do ăn lẩu lươn, cá lóc trui, tôm nướng… không chín. Giun đầu gai là một loại giun nhỏ, đầu tròn có bốn hàng gai, sống ký sinh ở chó, mèo, heo... Chúng đẻ trứng ra ngoài theo phân của các loài động vật này. Ấu trùng trưởng thành của giun đầu gai có kích cỡ bằng hạt mè, sống bám ở các cơ, vách thành ruột của lươn, cá, ếch, nhái, chuột, chim… Do đó, nếu ăn thịt các loại động vật có ấu trùng giun chưa được nấu chín sẽ dễ mắc bệnh.

Khi vào cơ thể người, chúng thường ký sinh thành một khối u dưới da; có thể gây đau, nóng, đỏ, dễ gặp ở mu bàn tay, lưng, mông. Khối u cũng có thể di chuyển khắp nơi trong nội tạng gây phù nề, chèn ép lên các bộ phận khác trong cơ thể, có thể ký sinh ở ruột, phổi, não, cơ… Nếu chúng vào gan, vào phổi, người bệnh có thể khó thở, đau ngực, ho, đau bụng. Giun đầu gai còn gây viêm màng bồ đào, mống mắt, xuất huyết mắt gây giảm thị lực, mù lòa… Những bệnh nhân bị ấu trùng di chuyển lên hệ thần kinh trung ương, có thể bị hôn mê nhiều ngày, thậm chí tử vong.

Bỗng dưng mù mắt

Sau một tháng đau đầu, không sốt, Bệnh nhân N.K.P., 16 tuổi (học sinh một trường chuyên ở An Giang) bắt đầu nhìn mờ, lé mắt. Nhập viện mới biết, P. bị nhiễm một loại nấm gây viêm màng não có tên là Cryptococcus neoformans. Vì nhập viện trễ nên dây thần kinh thị giác teo lại, hai mắt BN đã mờ, không thể chữa khỏi. Năm 2009, BV Bệnh Nhiệt đới đã điều trị gần 200 trường hợp viêm màng não do nấm. Đây là loại nấm hoại sinh, sống chủ yếu trong ruột của dơi, chim bồ câu, rồi theo phân ra ngoài phát tán trong không khí. Chúng còn tồn tại ở những vùng đất ẩm, vỏ cây bạch đàn. Khi cơ thể hít bào tử nấm vào phổi, chúng sẽ “leo thang” lên não gây viêm màng não.

Theo GS Trần Vinh Hiển - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh, ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh chủ yếu gây viêm màng não vì nấm Cryptococcus neoformans  rất thích môi trường chứa nhiều lipid như não. Tuy nhiên, nấm còn có thể gây bệnh trực tiếp tại phổi như: viêm phế quản, ho, đờm có ít máu; hoặc phát tán khắp cơ thể theo đường máu gây sẩn da, loét da, viêm khớp ở đầu gối... Bệnh dễ nhầm với viêm màng não do lao vì biểu hiện ban đầu mơ hồ như nhức đầu, sốt hoặc không sốt. Bệnh thường tái phát nhiều đợt, nếu điều trị không kịp có thể dẫn đến mù mắt, tử vong!

Đừng để bệnh tái phát

Trong ba loại ký sinh trùng nêu trên, các bác sĩ lo ngại nhất là giun lươn, vì chúng hiện diện khắp nơi, cả nông thôn lẫn thành thị và dễ tái phát. Nhiều loại giun khác khi ký sinh vào cơ thể người sẽ chết khi già đi, nhưng giun lươn thì vẫn tiếp tục sinh sản “thế hệ sau”, ngay trong cơ thể người. Thậm chí, điều trị xong, nếu vẫn tiếp tục đi chân không, giun lươn trong đất ẩm vẫn có thể lẻn vào da tiếp tục gây bệnh. Nếu bệnh nhân không điều trị sẽ bị nhiễm suốt đời. Khi cơ thể suy yếu hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, giun lươn sẽ bùng phát lên thành bệnh cảnh nặng, có thể dẫn đến tử vong. Tốt nhất là không nên đi chân không ở những vùng đất ẩm thấp.

Cách phòng ngừa giun đầu gai đơn giản là phải ăn chín các loại lươn, tôm, cá lóc, nhất là lươn hoang dã, vì đây là nguồn lây bệnh chủ yếu. Theo khảo sát mới đây của BS Siêu, có hơn 10% lươn bị nhiễm ấu trùng giun đầu gai và bệnh giun đầu gai thường gặp ở người dân các tỉnh phía Nam vì khoái khẩu các món tôm nướng, cá lóc trui, lẩu lươn.

Với bệnh viêm màng não do nấm, TS.BS Siêu cho biết, trước đây ở nước ta đây là bệnh thuộc loại hiếm nhưng gần đây số bệnh nhân nhập viện ngày càng nhiều. Bệnh viêm màng não thường phát triển chậm trong nhiều tháng. Bệnh khởi đầu với biểu hiện đau đầu vùng trán, sốt hoặc không sốt, sau đó cơn nhức đầu càng lúc càng dữ dội. Sau một thời gian, bệnh nhân thường có triệu chứng buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn, cứng cổ, buồn nôn, ói mửa, liệt chi, mờ mắt. Nếu bệnh nặng sẽ hôn mê, tử vong, nhất là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Người mắc bệnh thường do cơ địa yếu, sức đề kháng giảm do sử dụng thuốc corticoid điều trị một số bệnh như: ung thư, các bệnh về máu, hen suyễn, lao, HIV. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh hoàn toàn khỏe mạnh nhưng do hít quá nhiều nấm Cryptococcus neoformans khiến hàng rào miễn dịch của phổi bị pháhủy; chủ yếu là những người nuôi chim bồ câu, nuôi dơi, trồng cây bạch đàn. Thời gian điều trị bệnh rất lâu, ít nhất từ một - ba tháng; có khi kéo dài hơn một năm. Lo ngại nhất là bệnh tái phát thành nhiều đợt, nếu điều trị không kịp dễ dẫn đến mù mắt, tử vong. Để phòng bệnh, cách tốt nhất phải vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với phân chim bồ câu, phân dơi. Các hộ gia đình nuôi chim bồ câu, dơi nên khám sức khỏe định kỳ để tránh những biến chứng do nấm gây ra.

Bệnh do ký sinh trùng - Không thể coi thường

Có những bệnh do ký sinh trùng gây ra thưởng vắng bóng từ lâu hoặc rất hiếm gặp, nhưng thực tế vẫn xuất hiện không ít tại thành phố Hồ Chí Minh. Thống kê của phòng khám ký sinh trùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi ngày phòng khám này tiếp nhận 40-50 bệnh nhân có các biểu hiện ngứa không rõ nguyên nhân, nổi u cục trên da, da có các vệt đỏ dài ngoằn ngoèo. Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán của bệnh viện sau đó xác định 30-40% số bệnh nhân đến khám bị mắc một số bệnh do ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên, bệnh do ký sinh trùng ít được các bác sĩ khám bệnh chú ý nên thường bị bỏ qua.
 

Đi chữa nhiều nơi vẫn không hết bệnh

TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh - cho biết trong năm 2010 bệnh viện phát hiện một số bệnh nhân bị bệnh gạo heo thể dưới da điển hình. Các bệnh nhân đều cư trú tại thành phố, nguồn lây bệnh không rõ, gia đình không ai mắc bệnh tương tự.

Đơn cử, từ ngày 23-6 đến 14-7 vừa qua, phòng khám ký sinh trùng xác định có ba bệnh nhân ở thành phố hồ Chí Minh bị bệnh gạo heo (dân gian gọi là bệnh sán xơ - mít). Các bệnh nhân này đều cùng triệu chứng: có nhiều nốt cứng dưới da vùng da bụng, cẳng tay, cẳng chân, không đau, không đỏ hoặc bề mặt da có khối u xung huyết, màu đỏ, kích thước từ 1x1cm - 2 x 2cm.

Có người còn xuất hiện vài nốt nhỏ tương tự vùng sau tai, cứng chắc. Các bệnh nhân này đi khám ở nhiều bệnh viện, uống nhiều loại thuốc vẫn không đỡ mới đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố hồ Chí Minh. Sau bốn tuần điều trị bằng thuốc đặc hiệu, các nốt gạo heo trên người bệnh nhân hoàn toàn biến mất.

Chưa kể chỉ trong gần hai tháng, phòng khám ký sinh trùng tiếp nhận ba bệnh nhân bị bệnh giun đầu gai. Cụ thể, bệnh nhân H.T.B. (40 tuổi, ngụ tại H.Củ Chi) đến khám vì có khối sưng nề ở mặt trước cẳng chân trái kích thước 8x12cm, ấn đau; mu bàn chân trái sưng to, đỏ, đau, kích thước 5 x 8cm, chỗ sưng di chuyển vị trí.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân V.Q.T. (29 tuổi, ngụ Q.2) bị sưng, đau góc hàm trái nửa năm nay. Bệnh nhân đi khám nhiều nơi nhưng việc điều trị vẫn không đem lại kết quả. Bệnh nhân thứ ba là N.T.N.D. (44 tuổi, ngụ Q.Bình Tân) đến khám vì một năm nay có những chỗ sưng nề dưới da vùng cẳng tay, ấn đau, to 3x5cm... Chỗ sưng tự xẹp, sau đó lại nổi lên chỗ khác. Người bị bệnh này thường cư ngụ ở khu vực Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Đặc biệt, ở Củ Chi người dân hay bị mắc bệnh do ăn lươn sống trong môi trường tự nhiên và bị nhiễm loại ký sinh trùng này rất nhiều.

TS.BS. Trần Phủ Mạnh Siêu cho biết nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh viêm màng não nước trong do ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis xâm nhập vào người sau khi ăn một số loại ốc như ốc bươu, ốc ma... có ký sinh trùng này.

Thống kê của phòng khám ước tính cứ khoảng 10 bệnh nhân đến khám với triệu chứng ban đầu là ngứa, nổi mề đay mà không rõ nguyên nhân thì 15-20% do ký sinh trùng gây ra. Còn lại do những nguyên nhân khác như xơ gan, tiểu đường, rối loạn điện giải, dị ứng... Đa số bệnh nhân đã đến khám ở chuyên khoa da liễu, uống cả thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng mà không hết hoặc chỉ hết tạm thời rồi tái phát.

Do ăn sống, tái

Theo TS.BS. Trần Phủ Mạnh Siêu, bệnh gạo heo (cysticercosis) là bệnh do nuốt phải trứng sán dây lợn (Taenia solium) từ môi trường qua rau xanh bị nhiễm trứng sán hoặc ăn phải thịt heo gạo. Trứng sán dải heo vào ruột và trở thành sán trưởng thành, đôi khi do phản nhu động ruột, đốt sán dải heo sẽ trào ngược lên dạ dày, vỡ ra, trứng sán được phóng thích. Ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng xuyên qua thành ruột, theo máu đi khắp cơ thể. Nang gạo heo có thể lên não, mắt, gan, cơ tim, mô dưới da.

Triệu chứng điển hình của bệnh gạo heo dưới da do ấu trùng sán dải heo xâm nhập vào mô dưới da tạo nên những nốt cứng, chắc, lúc mới xuất hiện gây đau, có khi sốt. Sau nhiều tháng nang gạo heo nhỏ dần và hóa vôi, bệnh nhân thấy giảm đau dần và hết đau. Bệnh có thể tự khỏi dù có để lại những nốt vôi hóa dưới da. Còn loại giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum) sống ký sinh trong vách dạ dày của chó, mèo và thú ăn thịt như cọp, beo, sư tử... Trứng giun theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng giai đoạn 1 bơi trong nước, bị lăng quăng đỏ cyclop nuốt vào. Sau đó đến lượt lăng quăng đỏ bị cá, tôm, cua, ếch, lươn, rắn nuốt vào. Ấu trùng từ cyclop sẽ chui ra đi vào cơ, gan của cá, lươn, ếch, rắn...

Khi ăn phải thủy sản chưa chín chứa nang ấu trùng, 1-2 tuần sau nang ấu trùng theo máu đến các cơ quan nội tạng như gan hoặc lên não (gây tử vong rất nhanh) hoặc ra ngoài gây khối u ở da hoặc ở mô dưới da. Thời gian tồn tại của nang ký sinh trùng trong cơ thể người có thể từ vài tuần đến 10 năm. Bệnh xảy ra nhiều vào mùa mưa do mầm bệnh dễ phát tán theo nước mưa vào môi trường.

Nấu chín kỹ thức ăn

Không chỉ ăn sống mới bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng mà ăn chín nhưng nấu không kỹ (nhất là khi ăn lẩu lươn, lẩu cá lóc) thì nang ký sinh trùng vẫn còn sống. Để phòng bệnh, người dân cần thay đổi cách ăn uống, ăn chín, uống sôi, nấu thức ăn sôi ở nhiệt độ 1000C trong 5-10 phút. Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường xung quanh, giường nệm (nếu nhà có nuôi chó, mèo). Dù điều trị khỏi bệnh nhân vẫn bị tái nhiễm nếu còn tiếp xúc với nguồn lây. Nông dân dễ bị nhiễm giun lươn, giun móc; khi tiếp xúc với đất nên mang ủng cao su, găng tay.

Kí sinh trùng lạ trong phổi bệnh nhi thuộc dòng nhuyễn thể

Ký sinh trùng lạ trong phổi bệnh nhi Đinh Thành Long hiện vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học trong nước và cả nước ngoài.

PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Bộ môn Kí sinh trùng, Trường ĐH Y, người trực tiếp nghiên cứu để định danh về kí sinh trùng này cho biết, sau một thời gian nghiên cứu, bước đầu nhận định đây là loại nhuyễn thể không xương sống, hút máu ở động vật, lần đầu tiên phát hiện trên cơ thể người.

Cũng theo PGS Đề, khi mới nhận được mẫu kí sinh trùng lạ mà BV Nhi TƯ gửi đến, cùng với mô tả bệnh cảnh khiến lúc đầu các nhà khoa học nghi ngờ loài kí sinh trùng này là giun móc kí sinh lạcchỗ hoặc tắc te đi theo đường thở vào cơ thể người nhưng sau nghiên cứu thì đã khẳng định đều không phải.

Một giả thiết mới được đặt ra, kí sinh trùng này có thể là sán lá phổi, nhưng về hình thái kí sinh trùng lạ trong phổi bệnh nhi có chiều dài 2,3cm, rộng 3,4mm, có đuôi, có đầu, có giác máu, sinh vật có màu đỏ hồng, thân trong suốt, bên trong chứa đầy máu thì cũng chắc chắn đây không phải là sán lá phổi.

Hiện tại, các nhà khoa học của Viện sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng TƯ, trường ĐH Y Hà Nội, phòng xét nghiệm của BV và Viện Khoa học Việt Nam vẫn đang tích cực nghiên cứu, đồng thời mời các nhà khoa học trong nước cùng tham gia và cũng gửi mẫu kí sinh trùng lạ ra nước ngoài nhờ nghiên cứu nhưng vẫn chưa định danh được loại kí sinh trùng này. Được biết, mẫu bệnh phẩm mới nhất vừa được lấy theo quy trình bài bản để làm các xét nghiệm phục vụ cho quá trình định danh và chẩn đoán bệnh.

Hiện tại, sức khoẻ bệnh nhân tiến triển tốt và không còn ho ra máu nhưng vẫn đang tiếp tục được theo dõi chặt chẽ tại khoa Hô hấp và thường xuyên được soi phổi để phát hiện kịp thời ký sinh trùng nếu có.

Mắc bệnh não vì ôm ấp chó mèo

Vốn yêu chó, gia đình chị Dung ở An Giang nuôi rất nhiều chú khuyển cảnh, Hàng ngày chăm sóc, ôm ấp, bồng bế chúng, không ngờ chị Dung phát bệnh phù não vì nhiễm một loại giun đũa từ cún. Thấy bụng to dần, ăn uống kém, chị Dung đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị phù não do nhiễm giun đũa chó Toxocara canis - một loại giun đũa của chó. Chị Dung cho biết gia đình có nuôi nhiều chó và chị thường xuyên ôm ấp bồng bế chúng. Theo các bác sĩ, đây chính là nguyên nhân khiến chị nhiễm giun.

Một trường hợp khác là cháu Nguyễn Thị Huyền, 7 tuổi, nhập viện nhi tỉnh Đồng Nai trong tình trạng động kinh, đầu bị nhức buốt kéo dài. Kết quả xét nghiệm tại khoa nội thần kinh sau đó cho thấy, bệnh nhi cũng bị nhiễm giun chó Toxocara canis.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm có hàng chục ca nhiễm giun chó được chuyển từ các tỉnh lên sau khi được chẩn đoán nhầm nguyên nhân bệnh, dẫn đến chữa trị không có kết quả. Hầu hết bệnh nhân đều có những biểu hiện như: đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt.

Theo bác sĩ Trần Kim Ngọc, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis là rất cao do điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển các loại ký sinh trùng và thói quen nuôi chó phổ biến của người dân. Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân có biểu hiện thần kinh được nhập vào Khoa Nội thần kinh có tỷ lệ bị nhiễm Toxocara canis cao nhất so với các loại ký sinh trùng khác. 32,5% người nhiễm có triệu chứng lâm sàng là động kinh, 10% là viêm màng não… Người bị nhiễm thường là trẻ em chơi đất, chơi với chó, người lớn làm những nghề gần gũi các chú khuyển hoặc ý thức vệ sinh kém, ăn rau sống…

Tiến sĩ Trần Thị Hồng, giảng viên trường Đại học y Phạm Ngọc Thạch, TP HCM, cho biết, trứng của loài giun sán này nằm ở miệng, mũi, mắt, hậu môn.. của chó mèo. Khi người tiếp xúc với chúng, ấu trùng này sẽ nhiễm vào cơ thể, theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Khi đó ấu trùng có thể tồn tại hàng tháng hoặc nằm im thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt. Chính vì thế, những ca nhiễm bệnh thường có lượng bạch cầu tăng cao. "Tuy nhiên do có nhiều biểu hiện khác nhau nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn và rất dễ nhầm với bệnh khác", tiến sĩ Hồng nói. Để phòng bệnh, tiến sĩ Trần Thị Hồng khuyên cả người lớn và trẻ em không nên quá thân thiện với chó mèo. Phải vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn. Trái cây, rau sống cũng cần rửa thật kỹ. Không nên ăn sống hay tái các món lòng heo, gà, thỏ, cừu... Nên xổ giun định kỳ cho chó mèo.

Kiểm soát ký sinh trùng, nâng cao chất lượng thủy sản 

Trao đổi với phóng viên Hanoimoi o­nline, ông Anders Dalgaards, Giám đốc điều hành Dự án xây dựng năng lực nghiên cứu ký sinh trùng gây bệnh có nguồn gốc thủy sản ở Việt Nam (FIBOZOPA) cho biết, ở Việt Nam, sán lá có nguồn gốc thủy sản (sán lá ruột và sán lá gan) được phát hiện là nhân tố chính cho an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, ước tính có khoảng 1 triệu người bị nhiễm sán từ thủy sản.

 
Cán bộ Dự án điều tra thực tế về tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Nam Định 
Các loại sán trên là nguyên nhân dẫn tới các bệnh nghiêm trọng về gan, nhất là trực tiếp dẫn tới ung thư gan. Những nỗ lực kiểm soát nguồn bệnh này bằng thuốc chưa thành công đối với con người chống lại việc bị nhiễm qua việc ăn gỏi cá (cá chưa nấu chín).  Nguồn bệnh ở cá hiện tại là vấn đề quan tâm lớn đối với an toàn thực phẩm cho việc mở rộng ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, cho cả người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Dự án FIBOZOPA triển khai ở Việt Nam được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Đan Mạch với tổng kinh phí 3 triệu USD, đã kết thúc giai đoạn I (2004-2007) và đang thực hiện giai đoạn II (2008-2012). Theo ông Anders, Dự án đã thành công trong việc xây dựng năng lực nghiên cứu giữa các Viện nghiên cứu thủy sản của Việt Nam để nhận biết và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến lây truyền ký sinh trùng gây bệnh tới cá trong thủy sản.

Trước khi tiến hành dự án, rất ít người được biết về ký sinh trùng ở Việt Nam. Dự án FIBOZOPA gần đây đã thực hiện trên diện rộng các thử nghiệm về kiểm soát và phòng chống ký sinh trùng có nguồn gốc thủy sản ở các ao cá giống.

Những kết quả đầu tiên hứa hẹn và chỉ ra rằng, những nghiên cứu (đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, ngăn chặn sự ô nhiễm của các ao bởi phân và kiểm soát ốc) có thể giảm sự xuất hiện của ký sinh trùng. Vào năm 2011 và 2012, dự án FIBOZOPA sẽ tăng cường ảnh hưởng tới các vùng cùng với các hộ ngư dân để ngăn chặn và kiểm soát sự truyền nhiễm ký sinh trùng. Những chỉ dẫn và các khóa tập huấn sẽ được phát triển tới các nhân viên và hộ nông dân.

Bệnh ký sinh trùng lây qua nguồn nước

Bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người thường lây qua nguồn thức ăn, nước uống. Tuy nhiên, đa số người dân chỉ chú ý đến vệ sinh thực phẩm, chưa ý thức được hết sự nguy hại của nguồn nước mang mầm bệnh. Cùng với sự đô thị hóa ngày càng lan rộng, con người xâm hại môi trường tự nhiên ngày càng nặng nề, các cư dân thành thị bắt đầu đối mặt với vấn nạn khan hiếm nước sạch. Nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt dẫn đến sự sử dụng nhiều nguồn nước nhiễm bẩn, từ sông rạch, ao hồ, giếng đóng chưa qua xử lý, làm lây nhiễm nhiều bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, nhiễm độc hóa chất ngày càng trầm trọng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Các mầm bệnh lây qua nguồn nước

Ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, nếu uống nước lấy thẳng từ sông hồ bị nhiễm bẩn phân người, phân súc vật có thể bị nhiễm các mầm bệnh sau: Entamoeba histolytica (từ phânngười gây kiết lỵ); Cryptosporidium sp. (từ phân người và súc vật như trâu bò, cừu, chim… gây tiêu chảy phân nước ồ ạt); Balantidium coli (từ phân heo gây tiêu chảy); Giardia lamblia (từ phân người gây tiêu chảy phân sống).

Tại các vùng dịch tễ của bệnh sán lá lớn ở gan như các tỉnh miền Trung (Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa), nếu uống nước sông, ao hồ có thể nuốt nhằm ấu trùng đuôi của sán lá lớn ở gan Fasciola sp, khi vào ruột non người ấu trùng sẽ đi xuyên qua thành ruột vào gan gây bệnh áp-xe gan.

 
 Sử dụng nguồn nước không qua xử lý rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tại các vùng dịch tễ của giun lươn strongyloides stercoralis, giun móc (ankylostoma duodenal hoặc necator americamus) như các tỉnh miền Trung, miền Đông Nam bộ, nơi người dân làm ruộng, vườn, rẫy, ấu trùng giun lươn có thể sống trong các vũng nước đọng, ao hồ. Khi người uống vào sẽ mắc bệnh nhiễm giun lươn. Hoặc khi lội trong vùng ngập nước, ấu trùng giun lươn, giun móc có thể chui qua da chân gây bệnh nhiễm giun lươn, giun móc. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nhiều loài chim di trú, chim và vịt sẽ thải phân có nhiễm trứng sán máng microbilharzia sp, trứng sẽ nở thành ấu trùng đuôi chẻ bơi trong nước. Khi người tiếp xúc với nước sông hồ, ấu trùng đuôi chẻ sẽ chui xuyên qua da và mắc kẹt tại đây, gây bệnh cảnh viêm da do sán máng. Da sẽ ngứa dữ dội, phù và nổi mẩn đỏ, sau 2 – 3 ngày sẽ dày lên thành sẩn và sẽ tự hết sau 1 tuần.

Về phòng ngừa, đối với nước uống: phải tuyệt đối uống nước đun sôi để nguội, không được uống nước lấy thẳng từ môi trường ngoại cảnh mà không qua xử lý. Khi lội nước ao hồ, sông suối, tránh bị vô tình nuốt nước vào miệng. Đối với người làm việc trong môi trường nước: Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nếu phải ngâm mình dưới nước thì sau khi lên bờ, phải lau sạch ngay tất cả nước bám trên mình, như vậy ấu trùng sán máng nằm trong giọt nước sẽ chết, không chui qua da được. Khi lội nước, cố gắng mang ủng cao su nếu có thể để tránh bị ấu trùng giun móc, giun lươn chui qua da.

Cẩn thận với ký sinh trùng trên mèo

Ký sinh trùng trên mèo là một trong những ký sinh trùng thông minh nhất trên trái đất, và rất có thể chính bạn cũng đang mang chúng trên người.

Chúng có tên là Toxoplasma gondii. Chúng có thể ký sinh trên hầu hết các động vật máu nóng, nhưng nó chủ yếu tồn tại trong một trong những động vật cưng và thân thiết nhất với con người - những con mèo. Nếu bạn không đang mang thai và có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, những ký sinh trùng này sẽ không gây nguy hiểm gì cho bạn. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng xấu tới bà mẹ đang mang thai và thai nhi trong bụng. Người có hệ miễn dịch yếu cũng có thể bị ảnh hưởng không tốt. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng và cũng không cần tránh xa chú mèo cưng của mình, chỉ cần có các biện pháp phòng tránh mà thôi.

Toxoplasma gondii là một loại ký sinh trùng có ngay tại nhà và cơ thể chúng ta. Ông Herga Bender đã mang loại ký sinh trùng này trong người trong hơn 20 năm nay. Đối với hầu hết mọi người, điều đó không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, ông Bender lại bị vị khách không mời này tấn công vào mắt. Điều nguy hiểm nhất là ký sinh trùng tấn công vào võng mạc hay dây thần kinh của mắt. Nó có thể dẫn tới suy giảm thị lực và phá hủy một phần nào đó trên mắt của bệnh nhân.  Ký sinh trùng đã gây ra 5 viêm nhiễm tổn hại vĩnh viễn trên võng mạc của ông Bender. Thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm có thể giúp giảm sự viêm tấy và ngăn chặn sự lan rộng của ký sinh trùng. Nhưng ông sẽ không bao giờ hoàn toàn thoát khỏi chúng.

Bác sỹ Uwe Pleyer (Bệnh viện mắt Charite Berlin - Đức) cho biết: "Ký sinh trùng đó sẽ không thể được loại bỏ hoàn toàn khỏi mắt hay cơ thể người nhiễm. Sẽ luôn có nguy cơ người bệnh bị tấn công trở lại".Mèo đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện của chúng ta. Khi mèo đi ra ngoài chơi và bị nhiễm ký sinh trùng, chúng sẽ là vật chủ trung gian giữa con người và Toxoplasma gondii. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Toxoplasma gondii là phụ nữ mang thai và đứa con trong bụng. Chị Beatrix Valesky đã đi kiểm tra bởi vì chị không chắc mình có bị nhiễm loại ký sinh trùng này hay không.  Chị đã được xác nhận là không hề bị nhiễm. Tuy nhiên, chị phải tránh tiếp xúc với chỗ đi vệ sinh của mèo bởi vì chất thải của mèo có thể chứa ký sinh Toxoplasma gondii.

Cô mèo Laura của chị cũng cần phải được giữ trong nhà không cho đi chơi, trong thời gian chị mang thai. Chỉ có mèo đi chơi ở ngoài mới tiếp xúc được với nguồn có ký sinh Toxoplasma gondii. Ký sinh trùng cũng có thể có trong thịt sống. Vì thế chị Beatrix biết mình không nên ăn thịt sống. Và chị luôn rửa rau thật kỹ vì ký sinh trùng cũng có thể có trên rau. Nhưng chị không cần phải tránh xa cô mèo yêu quý của mình. Vì thế, câu chuyện này của chúng ta vẫn có một kết thúc vui vẻ. Còn ông Herga Bender hy vọng các loại thuốc sẽ giúp đôi mắt mình tránh được sự tấn công trở lại của loại ký sinh trùng này.

Nguy cơ lây nhiễm amip tăng gấp đôi qua nguồn nước

Phân tích mới đây đã tìm thấy bằng chứng về ô nhiễm lan rộng của các nguồn cung cấp nước với Amip, chẳng hạn như ba tế bào của ký sinh trùng Acanthamoeba. Mỗi tế bào chứa nhiều vi khuẩn (một số được hiển thị, mũi tên màu đỏ), có thể độc hại cho sức khỏe con người. Các vòng tròn ánh sáng là một u nang, một amip nghỉ ngơi bên trong một lớp vỏ bảo vệ rất chắc chắn.

Theo một phân tích về mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước sinh hoạt, các nhà nghiên cứu phát hiện, sự hiện diện của ký sinh trùng Amoebas, là thủ phạm gây ra các bệnh ở đường ruột, gan và phổi, trong nguồn nước uống. Hiện nay, nguy cơ lây nhiễm Amoebas hay còn gọi là Amip, qua nguồn nước sinh hoạt tăng gấp hai lần, và bệnh nhân bị lây nhiễm ký sinh trùng Amoebas có thể bị tử vong, nếu không được điều trị đúng cách. Nghiên cứu mới cho thấy, Amip hiện đang gây ô nhiễm cho các hệ thống cung cấp nước uống trên phạm vi toàn cầu, bởi ký sinh trùng Amoebas có thể có mặt ngay trong hệ thống nước máy đã được xử lý xong, đây thực sự là một nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.

Mặc dù, một số vi sinh vật này có thể trực tiếp gây bệnh, từ một bệnh nhân bị mù do nhiễm trùng giác mạc, biến chứng dẫn tới tình trạng viêm não gây tử vong nhanh chóng. Tuy nhiên, ký sinh trùng Amip thực sự hoạt động theo kiểu "con ngựa Troy", chúng có thể mang theo và cho phép nhiều loại vi khuẩn độc hại, không chỉ nhân lên về số lượng trong cơ thể amip, mà còn giúp các vi khuẩn độc hại này, trốn tránh các tác nhân khử trùng tại các cơ sở xử lý nước.

Các dữ liệu gần đây cho thấy, ký sinh trùng Amip có thể phát tán nhiều tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trong hệ thống nước uống của con người. Tuy nhiên, hệ thống cung cấp nước sạch tại Hoa Kỳ, vẫn không thể lọc bỏ hết được các ký sinh trùng Amip, theo kết quả nghiên cứu của đồng tác giả Nicholas Ashbolt, làm việc tại phòng thí nghiệm Quốc gia của Cơ quan Bảo vệ Môi trường, ở Cincinnati, Hoa Kỳ. Ông là đồng tác giả một nghiên cứu khác về nguy cơ "khả năng định lượng về nguy cơ sức khỏe", kết quả nghiên cứu này được đăng trực tuyến trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường. Nicholas Ashbolt và Jacqueline Thomas của Đại học New South Wales, ở Sydney, Australia, đã phân tích dữ liệu từ 26 nghiên cứu khác nhau được thực hiện tại 18 quốc gia. Tất cả các kết quả nghiên cứu đã xác nhận sự hiện diện của ký sinh trùng Amip trong các hệ thống nước uống. Một số báo cáo đã tập trung vào các phép đo mức độ ô nhiễm nguồn nước tại nhà máy xử lý nước, những người khác thực hiện phép đo mức độ ô nhiễm nguồn nước tại cống thoát nước, một số thậm chí trích xuất các ký sinh trùng Amip từ nước máy. Thật vậy, hiện có 16 nghiên cứu nhìn nhận rằng nước máy nhiễm bẩn, và 45% các báo cáo tìm thấy ký sinh trùng Amip trong nguồn nước.

Năm 2003, Francine Marciano-Cabral, làm việc tại  trường Đại học Virginia Commonwealth, ở Richmond, Hoa Kỳ, và các đồng nghiệp đã xác định được một loài Amip trực tiếp gây chết người, đó là loài Amip Naegleria fowleri, hiện diện trong hệ thống cung cấp nước sinh hoạt của một gia đình ở bang Arizona, Hoa Kỳ, nơi có hai cô gái trẻ vừa mới qua đời vì căn bệnh viêm não do nhiễm Ký sinh trùng Amip.

"Chúng tôi nghi ngờ rằng ký sinh trùng Amip đang hiện diện trong các bồn tắm gia đình", theo Marciano-Cabral. Các công ty cung cấp nước tư nhân đã không khử trùng nước bằng clo, một quá trình khử trùng có thể hạn chế ký sinh trùng Amip. Thomas và Ashbolt đã cùng nhau xem xét 6 nghiên cứu bao gồm các dữ liệu từ 16 nhà máy xử lý nước khác nhau, cũng như từ các kết quả nghiên cứu ở trên. Ký sinh trùng Amip xuất hiện với tỷ lệ cao, trong 75% đến 100% diện tích mặt nước, chúng có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả các mẫu nước lấy từ các con sông, theo kết quả nghiên cứu của 5 trong số 6 nghiên cứu về ký sinh trùng Amip. Sau khi xử lý nước, thường các nhà máy lọc nước sử dụng lọc carbon hoặc clo, lúc này, mức độ ô nhiễm ở các mẫu nước đã giảm đôi chút, ít hơn 50 % mẫu nước bị nhiễm Amip. Nhìn chung, theo các hướng xử lý nước trên, sẽ làm giảm nồng độ amip đến 1/10 hoặc 1/100 so với nồng độ bắt đầu, "nhưng sự kiện mang tính đột phá đã xảy ra và có khả năng gia tăng số lượng lớn các Amip sống tự do".

Hiện có khoảng 110 ký sinh trùng amip trong 1 lít nước uống đã qua xử lý. Megan Shoff , làm việc tại trường Đại học Ohio State, ở Columbus, Hoa kỳ và các đồng nghiệp đã phân tích các mẫu nước lấy từ các thùng chứa nước ở các nhà vệ sinh, xuyên suốt các quận Broward, Palm Beach và Dade, ở Bang Florida, Hoa kỳ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những con amip sống tự do không được bảo vệ bởi một màng sinh học với tỉ lệ: 55 trong số 283 mẫu nước hay 1 trong 5 mẫu nước. 8 mẫu nước có chứa Acanthamoeba, một loại ký sinh trùng mà theo các nghiên cứu khác, là có liên quan đến bệnh nhiễm trùng giác mạc ở những người đeo kính áp tròng.

Phát hiện này cho thấy rằng những con amip hoặc là sống sót sau quá trình xử lý nước ở các nhà máy xử lý nước ở đầu nguồn hoặc là các con amip đã xâm nhập vào hệ thống phân phối nước công cộng, có lẽ thông qua các vết nứt trong đường ống dẫn nước, theo Thomas và Ashbolt. Ký sinh trùng Acanthamoeba chỉ là một trong vài chi của loài amip có thể đã phát tán các vi khuẩn Legionella pneumophila, các vi khuẩn chịu trách nhiệm về hầu như tất cả các trường hợp nhiễm bệnh Legionnaire. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sống bên trong một con Amip đã "làm tăng độc tính của vi khuẩnLegionella". Vì vậy, nếu các vi khuẩn này đã dành thời gian trong một máy chủ lưu trữ, mang tên Amip, ông nói,  "các con Amip có nhiều khả năng làm chúng ta bị lây nhiễm".

Gunnar Sandström, làm việc tại Viện Karolinska, ở Stockholm thụy Điển, đã tìm ra nhiều mối liên hệ của Amip với vi khuẩn Vibrio cholerae. Dịch bệnh dịch tả xảy ra thường xuyên nhất khi các vi trùng sống trong nước xuất hiện cùng nhau với amip, bao gồm cả ký sinh trùng Acanthamoeba. Bằng thực nghiệm, trong phòng thí nghiệm của mình. Gunnar Sandström chỉ ra rằng cư trú bên trong 1 con amip có biểu hiện của sự gia tăng của 438 gen của vi khuẩn Vibrio cholerae và sự sụt giảm sự hiện diện của 396 gen của vi khuẩn khác. "Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác, các gen này làm những gì", ông thừa nhận, nhưng kết quả cuối cùng là vi khuẩn tồn tại tốt hơn trong cơ thể Amip, sinh sản với cấp số nhân để đạt tới số lượng 100 triệu tế bào, mà ông nói là cần thiết để kích hoạt các bệnh nhiễm trùng ở người. Số liệu sơ bộ của Gunnar Sandström cho thấy rằng, "Nếu chúng ta nuôi dưỡng vi khuẩn cholerae bên trong một con amip, vi khuẩn gây bệnh dịch tả này sẽ phát triển cho đến khi nó đạt khoảng 100 tế bào vi khuẩn. Nếu tiếp tục nuôi dưỡng một trong những vi khuẩn này bên trong một con amip mới, 100 tế bào vi khuẩn này sẽ phát triển không dừng lại bên trong 100 con Amip. chúng ta sẽ có trong tay khoảng 10.000 tế bào vi khuẩn". Bằng cách tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình này, Gunnar Sandström đã quan sát từ sự phát triển mầm của tế bào vi khuẩn trong một con amip đơn, cho tới sự xuất hiện lên đến một tỷ tế bào vi khuẩn. Ông kết luận rằng, các con amip xuất hiện như một sân tập cho các vi khuẩn Vibrio cholerae và là chìa khóa cho sự lây truyền của bệnh dịch tả.
 

Các báo cáo của Thomas và Ashbolt là một tổng hợp tuyệt đẹp của tác phẩm trước đó, nó đã thực sự rất cần thiết cho sự tiến bộ về vấn đề này, cả chuyện amip gây bệnh, cũng như cho sự hiểu biết về bệnh Legionella’ và của các bệnh khác do vi khuẩn tồn tại ở hệ sinh thái tự nhiên xâm nhập vào hệ thống ống dẫn nước của gia đình, theo Marc Edwards. Mức độ ô nhiễm do amip gây ra trong nước uống có lẽ cần được quy định, theo Edwards contends, "chúng ta không thể ngồi chờ cho đến khi dữ liệu định lượng đầy đủ về sự xuất hiện và nguy cơ liên quan với các tác nhân gây bệnh". Kết quả của nghiên cứu mới là một bước đầu tiên quan trọng trong quá trình tổng hợp của hơn 100 nghiên cứu, đã đưa ra bằng chứng mạnh mẽ rằng, sự xuất hiện của các vi sinh vật sống trong các hệ thống cung cấp nước uống toàn cầu, đang ở mức độ báo động, đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng.

Ký sinh trùng thúc đẩy "niềm vui sex"

Một bài báo vừa công bố trên Tạp chí American Naturalist cho thấy sex tiến hoá trong sự “bảo vệ” của ký sinh trùng. Cho dù có vai trò trung tâm trong ngành sinh học, sex vẫn có một chút bí hiểm nào đó về mặt tiến hoá. Sinh sản mà “không cần sex” như vi trùng, một số thực vật - thậm chí vài loài bò sát - dường như là một con đường dễ hiểu hơn. Mỗi cá thể trong các loài “không cần sex” (asexual) ấy đều có khả năng sinh ra “truyền nhân” của chính mình mà không cần phải thực hiện “chuyện ấy”. 

Trong khi đó ở các loài sinh sản hữu tính, còn gọi là những loài “cần sex”, phải hai cá thể đồng tâm hiệp lực mới sinh ra được thế hệ sau. Như thế, nếu nói theo lý thuyết, loài “không cần sex” có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều gấp đôi (không phân biệt là đực hay cái, đều sinh con được). Vậy tại sao sex lại là chiến lược ưu tiên, trong khi quá trình “tự túc” có hiệu quả hơn?

Một giả thuyết cho rằng các ký sinh trùng kìm hãm các sinh vật “không cần sex” không cho các sinh vật loại này phát huy hết khả năng của mình. Khi một sinh vật “không cần sex” sinh con đẻ cái thì chẳng qua đó là sự “nhân bản vô tính”, để tạo ra các bản sao di truyền của chính mình.

Vì các phiên bản đó đều có cùng bộ gen, nên khi bị ký sinh trùng tấn công sẽ “chết” hàng loạt. Nếu một loại ký sinh trùng nào đó xuất hiện và khai thác nhược điểm “nguy hiểm” này, thì loài ký sinh trùng ấy có thể quét sạch một loài sinh vật “không cần sex”. Ngược lại, mỗi cá thể thuộc các thế hệ sau của các loài “cần sex” là đơn vị độc đáo về di truyền mà ký sinh trùng khó xâm phạm, nói cách khác, chúng chỉ tấn công được một số lượng nào đó chứ không thể tấn công tất cả.

Như vậy, theo lý thuyết, chính sex duy trì tính ổn định cho các loài “cần sex”, và quần thể sinh vật “không cần sex” phải đương đầu với nạn tuyệt chủng do ký sinh trùng.

Ký sinh trùng chỉ giao phối khi đủ “quân số”

Từ nhiều năm nay, nhà vi sinh vật học, tiến sỹ Stephen Beverley đã cố gắng làm cho loài ký sinh trùng gây bệnh Leishmania giao phối. Trên trang Khoa Học tuần này, ông và đồng nghiệp ở Viện Sức Khỏe Quốc Gia báo cáo rằng họ cuối cùng đã tìm ra câu trả lời: khi đưa đủ số lượng cá thể Leishmania vào trong ruột của loài côn trùng có tên là ruồi cát, những ký sinh trùng này sẽ tiến hành giao cấu. Một vài loài ký sinh trùng có độc chết người và hàng năm giết chết hàng trăm ngàn người ở các nước đang phát triển. Cá thể con sinh ra từ sự giao phối của những ký sinh trùng có thể giữ chìa khóa gen vô hiệu hóa được chất độc.

 

Các loài ruồi cát, ví dụ như loài Phlebotomus papatasi chính là thủ phạm lây lan bệnh truyền
nhiễm Leishmaniasis; đây là bệnh gây ra do dạng nguyên sinh nội bào của loài Leishmania.
(Ảnh: CDC Frank Collins)
 

Thành tựu này có thể là một bước quan trọng xác định các gen quyết định độc tính của các động vật ký sinh. Điều đó có thể thúc đẩy sự phát triển của những phương pháp trị liệu mới cho các bệnh nhiễm trùng này. “Ý tưởng của chúng tôi là cố gắng cho lai các loài ít độc với các loài độc hơn, và nghiên cứu thế hệ con để tìm ra yếu tố giữ lại khả năng gây nhiễm độc nghiêm trọng”, thạc sỹ Beverley, giáo sư trường Marvin A. Brennecke và là trưởng nhóm nghiên cứu Siêu vi trùng phân tử cho biết. “Với việc theo dõi xem những thành phần nào trong tư liệu gen của cá thể bố/ mẹ mang độc được truyền lại cho cá thể con mang độc, chúng ta sẽ có thể xác định được những đoạn gen điều khiển khả năng gây nhiễm độc thực sự của loài ký sinh trùng này". Cùng với Beverley, đồng tác giả của báo cáo là Thạc sỹ David Sacks, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Sức Khỏe Quốc Gia chuyên về loài ruồi cát và miễn dịch ký sinh trùng. Loài ký sinh trùng truyền nhiễm Leishmania hay còn gọi là Leishmaniasis, chủ yếu được lan truyền qua các vết đốt của ruồi cát, bệnh này là một vấn đề nghiêm trọng trong sức khỏe cộng đồng ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và các nước đang phát triển khác.

Các triệu chứng bao gồm thương tổn diện rộng trên da, sốt, sưng tấy lá lách và gan, thậm chí là biến dạng khuôn mặt trong những ca bệnh nặng. Dạng nguy hiểm nhất của Leishmaniasis, tình trạng mà đôi khi người ta gọi là sốt đen, là một bệnh gây tử vong nếu không được chữa trị; người ta ước tính dạng này đã giết chết nhiều người hơn bất kỳ một loài ký sinh trùng nào khác, trừ Plasmodium, một loài ký sinh trùng gây sốt rét. Giống như rất nhiều vi sinh vật, Leishmania có thể sao chép bằng sinh sản vô tính thông qua việc tạo ra các cá thể con chứa vật liệu di truyền từ hơn một cá thể bố mẹ - hình thức này tương đương với giao phối. Giờ đây, các nhà nghiên cứu chỉ có thể tìm thấy giao phối ở loài Leishamnia trong sản phẩm cuối cùng của nó: một cá thể con với hỗn hợp gen bất thường. 

Sau hơn 20 năm cố gắng làm cho loài Leishmania sinh sản thông qua giao phối trong khi còn chưa biết được loài này có bao giờ sinh sản hữu tính hay không, Beverley và Sacks gần đây đã tìm ra rằng đáp án là đưa đủ một số lượng cá thể nhất định vào cơ thể ruồi cát. Thạc sỹ Natalia Akopyants, trợ giáo trong ngành Vi Sinh Vật Phân Tử tại trường đại học vWashington, đã phát hiện ra các động vật ký sinh nguyên tử thông qua các phân tích gen. “Lý thuyết của chúng tôi, dẫu chưa được chứng minh, cho rằng đây là vấn đề về số lượng”, Beverley cho biết. “Mỗi khi chúng tôi có được đủ số lượng ký sinh trùng trong một cơ thể ruồi, chúng tôi thấy xuất hiện sinh sản hữu tính. Nếu chúng tôi không có đủ số lượng này, sẽ không thấy bất kỳ hiện tượng tự giao phối nào.”

Hoạt động bên trong cơ thể ruồi cát cũng không quá đặc biệt: hầu hết ký sinh trùng tiến hành sinh sản vô tính thay vì giao phối với nhau. Các cơ chế của sinh sản hữu tính ở loài Leishmania hiện vẫn chưa rõ ràng. Ví dụ, người ta vẫn chưa hiểu liệu chúng có dạng giao tử kiểu như trứng và tinh trùng, mỗi giao tử chứa một nửa số gen để rồi kết hợp lại để hình thành một cơ thể hoàn thiện về gen như ở những sinh vật cao hơn hay không.

Beverley hi vọng sẽ phát triển được một công cụ để soi rõ được các cơ thể Leishmania khi chúng đang tiến hành sinh sản hữu tính, để các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về những gì xảy ra trong quá trình giao phối và từ đó nhanh chóng xác định được các yếu tố thúc đẩy quá trình này trong ruột ruồi. “Nếu chúng ta có thể soi rõ các ký sinh trùng đang tiến hành giao phối, chúng ta sẽ có được một vài ý tưởng đại loại như có thể cho chúng nghe bài hát nào để khiến chúng tiến hành giao phối trong môi trường đĩa cấy”, ông nói.

Beverley lưu ý rằng nghiên cứu mới vừa rồi đã chẳng thể được tiến hành nếu không có kiến thức của Sacks về loài ruồi cát, tuy nhiên ông muốn tìm cách loại ruồi cát ra khỏi các thí nghiệm gen và chỉ nghiên cứu Leishmania trong môi trường nuôi cấy. “Trong tự nhiên có những tác động qua lại quan trọng diễn ra giữa cơ thể ruồi cát và loài ký sinh trùng, chúng ta cần hiểu rõ điều đó, và với tư cách là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này, những khả năng của Sacks là vô cùng cần thiết”, ông cho biết. “Nhưng mục tiêu của chúng tôi là tìm ra những gen khiến cho Leishmania nguy hiểm đối với con người, nên chúng tôi sẽ ngừng phương pháp nghiên cứu thông qua cấy ký sinh trùng này vào cơ thể ruồi cát để tiết kiệm thời gian và chi phí.” Nghiên cứu được hỗ trợ kinh phí bởi Viện Nghiên cứu sức khỏe Quốc gia và Viện Nghiên cứu Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm và dị ứng.

Những căn bệnh tiềm ẩn khi đi bơi

Sau một ngày lao động, học tập vất vả, được bơi lội trong làn nước trong xanh là khoảng thời gian thư giãn nhất. Nhưng ẩn chứa đằng sau nó là những mầm bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người. Sau đây là 10 bệnh lý thường mắc phải khi đi bơi:

Viêm kết mạc

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây bệnh viêm kết mạc dễ sống trong hồ bơi. Vì thế, không có gì lạ khi chúng ta dễ mắc bệnh viêm kết mạc khi đi bơi. Bệnh này nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác. Ngoài viêm giác mạc, khi đi bơi bạn còn dễ bị dị ứng mắt, khô mắt, đỏ mắt... Để phòng bệnh, khi đi bơi, bạn nên đeo kính bảo vệ. Sau khi bơi cần nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%.

Viêm tai ngoài

Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai. Từ đó, gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong. Vì thế, nếu thấy tai bị ngứa hay có vết lở loét, bạn nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng. Tuyệt đối không được ngoáy tai. Vì làm như vậy sẽ tạo thêm các vết xước, giúp vi khuẩn sinh sôi, nảy nở nhanh hơn. 

Bệnh tiêu chảy

Người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Mà nước là môi trường lý tưởng để ký sinh trùng gây tiêu chảy sinh sống. Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, bạn cần tránh nuốt phải nước khi bơi. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác.

Bệnh phụ khoa

Nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh... Nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn nấm và vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục.

Bệnh hen

Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hóa học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước tại bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.

Nấm kẽ chân

Bệnh này do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, trợt, loét...Trường hợp bị nấm kẽ chân Trichophytin, kẽ ngón chân thường tróc vảy da khô, nền da hơi đỏ, rất ngứa. Các móng chân có thể dày lên, sần sùi, màu vàng đục hoặc mủn ra như lõi sậy.

Bệnh da do ấu trùng sán vịt

Bệnh này còn gọi là "bệnh ngứa của người bơi lội", hay gặp ở người lội nước, tắm sông, ao, hồ. Vài phút sau khi ấu trùng thâm nhập qua da, bệnh nhân sẽ thấy ngứa. Khoảng 2 giờ sau nổi các vết đỏ, 10 giờ sau nổi mề đay. Vị trí thường gặp là cẳng chân, mắt cá chân, quanh các móng chân, móng tay, kẽ tay, kẽ chân.

Bệnh da do hóa chất

Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh ngoài da. Chúng xuất hiện ở mặt trong cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi với các triệu chứng đỏ da, ngứa, mọc mụn nước nhỏ lấm tấm...Để tránh các bệnh này, sau mỗi lần bơi lội, cần phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước từ vòi sen. Dùng khăn cá nhân thật sạch lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo. Hạn chế tối đa thuê quần áo bơi để sử dụng.

Bệnh liên quan đến phổi

Chất Clo có trong nước bể bơi rất dễ phản ứng với mồ hôi, tạo nên sản phẩm phụ là chất chloramines. Chất này gây khó chịu cho hệ hô hấp. Người thường tiếp  xúc với chloramines có nguy cơ mắc các chứng bệnh xoang, viêm họng, cảm cúm mãn tính hơn những người khác.

Bệnh về tóc

Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng. Thậm chí là rụng tóc sau 1 thời gian đi bơi. Khi bơi, bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này

Cá nước ngọt chứa nhiều ấu trùng sán nguy hiểm

Kết quả nghiên cứu của “Dự án Ký sinh trùng có nguồn gốc Thủy sản – FIBOZOPA” tại Việt Nam do Đan Mạch tài trợ cho thấy cá nước ngọt của Việt Nam tại một số vùng có tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán rất cao, gần 100%. Trao đổi với ông Bùi Ngọc Thanh, Quản lý vấn đề nghiên cứu của dự án FIBOZOPA cho biết, tổng hợp kết quả điều tra nghiên cứu trên người, gia súc và các loài cá nước ngọt nuôi và tự nhiên cho đến thời điểm này của dự án FIBOZOPA không khỏi khiến người ta phải ngạc nhiên: Cá nước ngọt có thể lây truyền nhiều loài ký sinh trùng cho con người. Các loài sán lá được phát hiện thấy ở Việt Nam bao gồm Haplorchis pumilio, Haplorchis taichui, Haplorchis yokagawai, Stellantchasmus falcatus và Procerovum varium.

Nghiên cứu trên cá nước ngọt phổ biến như mè hoa trắm cỏ, trôi Mrigal, chép, mè trắng và rô phi, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán trung bình là 44.6%. Tại Nam Định tỷ lệ nhiễm trung bình là 45%, trong đó cá Trắm cỏ nhiễm 87% và Mè trắng 86%. Tương tự, dự án cũng triển khai hàng loạt nghiên cứu trên cá tại các vùng miền khác nhau và ghi nhận nhiều loài cá như cá diếc, sặc rằn, tai tượng cũng bị nhiễm, thậm chí cả cá Song (loại cá nước lợ) tại Nha Trang, Khánh Hòa nhiễm ấu trùng sán với tỷ lệ lên tới 80 - 95%.

Do tập quán ăn gỏi cá nên con người cũng bị nhiễm với tỷ lệ cao ở một số vùng đặc hữu. Ví dụ như Nam Định tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá trên người là 64,9% (gồm sán lá gan và sán lá ruột). Đặc biệt, có trường hợp bệnh nhân được phát hiện mang trong người tới 4.834 sán lá ruột nhỏ và sán lá gan nhỏ. Chó, mèo và lơn cũng bị nhiễm sán lá lây truyền từ cá với tỷ lệ 13-38%.

Không chỉ gỏi cá mới gây bệnh

PGS.TS Nguyễn Văn Đề, chủ nhiệm Bộ môn ký sinh trùng trường ĐH Y Hà Nội cảnh báo, không chỉ ăn gỏi cá mới nhiễm bệnh. Hiện tại nhiều người có thói quen ăn cá om dưa, cá rán chưa chín kỹ là nguyên nhân gây bệnh. Điều nguy hại là các bệnh giun sán tiến triển rất âm thầm và gây nguy hại cho cơ thể. Chẳng hạn sán là gan nhỏ diễn biến rất âm thầm, ở giai đoạn sớm hầu hết đều không có triệu chứng lâm sàng, một số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa nhẹ. Ở giai đoạn muộn bệnh biểu hiện bằng trạng thái đầy bụng, cảm giác như bị đau dạ dày, ăn mỡ thì mức độ đau tăng, khi lao động nặng người bệnh có cảm giác đau tức hạ sườn phải và vùng gan. Sán lá gan nhỏ ký sinh trong đường mật, làm đường mật dày lên, xơ hóa, thoái hóa mỡ gan, cổ trướng với kích thước gan to gấp 2-3 lần bình thường – gây ung thư gan. Bệnh gây sỏi mật, thậm chí nó chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư đường mật.

Nhiều người vẫn chủ quan với sán lá ruột, nhưng theo các chuyên gia, đây là loại sán rất nguy hiểm gây nên bệnh với triệu chứng lúc đầu nhẹ như cảm thấy mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút, tiêu chảy, chướng bụng và sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Trường hợp bị nhiều khiến ruột non, thậm chí cá ruột già bị phù nề và viêm khiến niêm mạc ruột có thể bị sùi, có những đám xung huyết hoặc xuất huyết tương ứng với vị trí bám của sán; đường kính của ruột bị giãn nở gây rối loạn tiêu hóa, một số trường hợp có thể bị tắc ruột. Nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn ở những chỗ bị tổn thương thì có hiện tượng viêm và sưng những hạch mạc treo. Ngoài ra, những chất độc tố của sán tiết ra sẽ gây nên những thương tổn và rối loạn chung như toàn thân bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng nhất là ở tim và phổi, bị cổ trướng, lá lách biến đổi tổ chức, có tình trạng thiếu máu, hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm, bạch cầu toan tính tăng 15-20 %. Bệnh nhân có thể chết trong tình trạng bị suy kiệt nặng.

Điều đáng nói, theo ThS Thanh là những nỗ lực trước đây nhằm hạn chế tập quán ăn cá sống bị nhiễm ký sinh trùng nhìn chung đều không thành công, chủ yếu có thể là thiếu hiểu biết về nguy hại của sán lá đối với sức khỏe con người. Vì vậy, dự án đang triển khai các mô hình thí điểm ngăn ngừa sự lây nhiễm ấu trùng sán trong Nuôi trồng thủy sản. Sự thành công của dự án hứa hẹn mang lại lợi ích cho cộng đồng bởi chất lượng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần làm tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tài liệu tham khảo:

1.Những bệnh ký sinh trùng bí ẩn. Báo Phụ nữ 2010.

2.http://www.eva.vn/suc-khoe/

3.http://news.bacsi.com/y-hoc/

4.http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/vikhuan-contrung/

5.http://www.khoahoc.com.vn/Nguy-co-lay-nhiem-Amip-tang-gap-doi-qua-nguon-nuoc.

6.http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/vikhuan-contrung

7.http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Khoa-hoc/

8.http://tin180.com/suckhoe/

9.http://O2tv.vn/2009/

10.http://www.gdtd.vn/channel/

11.http://www.info.vn/khoa-hoc

12.http://cuasomoi.com/truong-sinh/

13.http://vtc.vn/

Ngày 04/03/2011
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung & Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích