Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 9 7 4 9
Số người đang truy cập
4 6 9
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Bệnh than với nỗi lo vũ khí sinh học và căn bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm ở người

1. Bệnh than - Một bệnh truyền nhiễm và Vũ khí sinh học nguy hiểm

Bệnh than (từ nguyên tiếng Hy Lạp Άνθραξ nghĩa là than) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính diễn ra ở gia súc (, cừu, ...) do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Bệnh Than tiếng Anh hoặc Mỹ gọi là Antharx, tiếng Pháp gọi “Maladie de Charbon”. Nhiều người đã biết chúng kể từ năm 2011 như vũ khí và khủng bố sinh học. Bệnh này chủ yếu trên các loài thú có móng chẻ (như: trâu bò, heo, dê, ngựa, cừu, lạc đà, hươu, nai...) Những người sống vùng sơn cước khi săn bẫy được nai rừng, họ thường ăn thịt không đun kỹ, nên vi trùng từ con nai bệnh vào thẳng đường ruột rồi lan ra máu. Theo phân loại ICD-10 là A22: Anthrax, vi khuẩn do bác sĩ người Đức tên là Ferdinand Julius Cohn (1828-1898) tìm ra và mô tả. Bệnh có thể truyền sang người, ở một vài dạng nó có độc tính rất cao. Vi khuẩn than là một trong số ít những vi khuẩn có thể tồn tại rất lâu ở môi trường trong dạng bào tử. Khi vòng đời của vi khuẩn gặp nhân tố bất lợi ví dụ như vật chủký sinh chết hoặc là nhiệt độ môi trường thay đổi bất lợi, vi khuẩn chuyển thành dạng bào tử có tính ngủ đông để chờ các vật chủ mới, tiếp tục vòng đời của mình.

Sau khi thâm nhập (bào tử của vi khuẩn rơi vào vết thương vật chủ), các vi khuẩn hay bào tử này sẽ tự phục hồi hoạt động và nhân lên với một tốc độ rất nhanh. Bào tử vi khuẩn than có sức sống rất cao, có thể tồn tại đến hàng thập kỷ thậm chí thế kỷ và được ghi nhận có mặt ở hầu khắp các lục địa (trừ Nam cực).
 

2. Tác nhân gây bệnh

Baccilus anthracis là loại vi khuẩn gram dương, thường sống và tồn tại trong đất, hình hai đầu vuông, kích thước từ 12-10µm. Nó có thể ở dưới dạng đơn độc hay dính với nhau từng chuỗi như thân cây tre nhiều đốt. Bào tử có  dạng  quả trứng, không biến dạng và có thể  sống trong đất trên 100 năm nhờ lớp vỏ protein bền vững.

Đến năm 1875, Bác sĩ người Đức-Ferdinand Julius Cohn tìm được vi trùng này, nó hình que nhỏ. Nhưng vô cùng sống dai vì vỏ bọc rất cứng, chịu được ánh nắng mặt trời. Nên những thịt khô như khô nai hay khô bò, phơi khô bằng sức nóng mặt trời sẽ không giết được bệnh Than này. Bác sĩ Cohn đặt tên khoa học là: “Baccilus anthracis”. Sau đó bác sĩ Louis Pasteur định gốc đầu tiên là phát sinh từ động vật, truyền nhiễm trực tiếp. Trước đó người ta cho rằng do không khí hay nước uống. Vi trùng trước khi chuyển mình, nó bọc bằng lóp vỏ mà ta gọi là bào tử. Bào tử này sống dưới đất hay gốc cây... hàng chục năm trời mà không bị chết. Tại sao lại có phần dưới gốc cây? Vì con vật rừng bị chết, thường chết rũ dưới gốc cây, vì đi không nổi cơn bệnh hành, nên con vật tìm gốc cây mà chết rũ. Khi gặm cỏ, thú vật hít thở những vi trùng này vào phổi, rồi lan bệnh.
 

3. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Than

-Bệnh Than hay Anthrax được mô tả rất sớm trong y văn của Hy Lạp, Ai Cập, Ý và Ấn Độ. Vụ dịch thứ 5 cũng được mô tả trong cuốn sách Genesis, và đây có thể là một trong những thông tin mô tả sớm nhất về bệnh than trong y văn. Các tác nhân này có thể làm vũ khí sinh học, thông qua các thư tín tại Mỹ, đã có lần làm chết 5 người và bị thương đến 22 người.

-Phân bố theo thời gian, địa điểm, con người: bệnh thường lưu hành ở các quốc gia Nam Mỹ, Trung Mỹ, Nam và Đông Âu, châu Á, châu Phi. Bệnh thường xảy ra đối với các người có liên quan đến công việc chăn nuôi và giết mổ động vật ăn cỏ, ở những công nhân chế biến da, lông thú hoặc các nhân viên y tế thú y;

-Bệnh than cũng đã ảnh hưởng lên các nông trang chăn nuôi động vật thường gặp hơn ở người, nhưng chúng có thể gây 3 thể bệnh ở người (mô tả phần lâm sàng). Bệnh than do phơi nhiễm với các bào tử của vi khuẩn Bacillus anthracis rồi chúng có thể khó thay đổi trong cơ thể vật chủ và sinh ra các độc chất gây chết người. Trước hết, có thể coi đây là bệnh của các động vật ăn cỏ như cừu, dê, ngựa. Heo thì có đề kháng hơn, như chó và mèo. Các loài chim thường có đề kháng tự nhiên với bệnh Than. Chim ó và chim kền kền là đề kháng tự nhiên với bệnh Than nhưng nhiều vấn đề truyền bào tử lên ở mũi, móng vuốt và vòi của chúng. Vi khuẩn gây bệnh Than có thể đi vào pha ngủ dưới dạng các bào tử. Các bào tử này có thể tồn tại trong môi trường hàng thập niên. Dưới các điều kiện thuận lợi, các bào tử giai đoạn ngủ này có thể phát triển và nhân lên. Nếu những kẻ khủng bố dùng các bào tử bệnh Than này thì có thể phát tán trong không khí với một ảnh hưởng tác động rất lớn;
 

-Năm 70 B.C bệnh Than đã làm chết đến chục ngàn người La Mã. Hy Lạp vô cùng lo sợ, họ gọi căn bệnh tên là Anthrax, vì bệnh nhân chết cơ thể chuyển màu đen (?);

-Bệnh than là bệnh hay xảy ra ở động vật có vú, đặc biệt là loài ăn cỏ. Người mắc bệnh than khi nhiễm phải bào tử của Bacillus anthracis qua vết xước trên da, qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Bệnh thường lây do tiếp xúc với súc vật mắc bệnh, chưa có trường hợp nào lây trực tiếp từ người này sang người khác;

-Ổ chứa là các động vật ăn cỏ và động vật hoang dã có thể lan truyền trực khuẩn trong chảy máu hoặc khi chết. Môi trường bên ngoài, vi khuẩn tạo bào tử và bào tử rất bền vững với những điều kiện môi trường khắc nghiệt và chất khử khuẩn; vi khuẩn có thể sống sót trong đất nhiều năm sau khi động vật đã bị tiêu diệt. Da động vật bị nhiễm trực khuẩn mặc dù đã được chế biến có thể là nơi trú ngụ của bào tử trong nhiều năm và là vật lan truyền bệnh trên toàn thế giới.
 

4. Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh

Bệnh than khởi phát do nhiễm bào tử của B. anthracis, một trực khuẩn gram dương trong đất xâm nhập vào lớp dưới da, đường tiêu hóa hoặc trong khoang phế nang. Trong thể bệnh dưới da và đường tiêu hóa, bào tử này nảy mầm ở mức độ thấp gây phù và hoại tử tại chỗ. Bào tử có thể bị tấn công bởi các đại thực bào, đại thực bào chứa vi khuẩn di chuyển đến hạch bạch huyết lân cận, tiếp đến trực khuẩn than phát triển trong hạch và gây viêm hạch bạch huyết, vi khuẩn lan truyền theo đường máu và bạch huyết, tăng sinh và gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng. Ngoại độc tóc được tiết ra với nồng độ cao, gây nên các triệu chứng rầm rộ và thậm chí có thể tử vong, một số trường hợp dẫn đến viêm màng não.

Trong thể hô hấp, vi khuẩn có thể gây viêm hạch bạch huyết quanh phế quản làm nghẽn dẫn lưu bạch huyết, dẫn đến phù phổi. Bệnh nhân có thể chết vì nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc hoặc biến chứng phổi sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 1-7 ngày. Bào tử không phân chia, không chuyển hóa và đề kháng với nhiệt, khô hạn, tia cực tím, bức xạ gamma và nhiều chất sát khuẩn (Watson và Keir, 1994). Ở môi trường đất thích hợp, bào tử có thể tồn tại ở dạng tiềm sinh trong vài thập kỷ. Chính vì thế bào tử vi khuẩn bệnh than được một số nước dùng làm vũ khí sinh học. Tất cả những gen độc lực của B. anthracis đều xuất phát từ sự nảy mầm của bào tử trong cơ thể.

Tổn thương bệnh học của thể thần kinh là viêm màng não xuất huyết với phù lan rộng, thâm nhiễm tế bào viêm và có trực khuẩn gram (+) ở màng não. Dịch não tủy thường có máu và vi khuẩn than.
 

5. Biểu hiện lâm sàng và phương thức lây truyền

Con người dù ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Hầu hết các trường hợp bệnh đều nhẹ và khỏi sau khi điều trị. Tuy nhiên, bệnh Than có thể gây tử vong, có ba con đường chính làm cho bệnh than lây truyền sang người:

-Thể da niêm mạc (Cutaneous anthrax);

-Thể hít hoặc thể hô hấp (Inhalational anthrax);

-Thể tiêu hóa (Gastrointestinal anthrax);

-Thể viêm màng não (Anthrax meningitis);

-Thể nhiễm trùng huyết (Septicemic anthrax).

 
5.1. Bệnh than thể ngoài da
(Cutaneous anthrax)

           Thể bệnh ở da có đặc tính là các vết loét trên da và do phơi nhiễm với các bào tử thông quan con đường chăm sóc động vật bị bệnh hoặc lông, da, sản phẩm thịt, xương của động vật bị nhiễm vi khuẩn. Đây có thể là mối nguy hiểm cho bệnh nghề nghiệp đối với các nông dân, nhà thú ý và người có tiếp xúc với các sản phẩm từ động vật. Có điều nghịch lý nơi mà vi khuẩn thường gặp thì nhiếm trùng ở người vẫn không thường gặp. Con người có thể đề kháng nhưng các bào tử có thể tiếp cận thông qua các vết nứt hoặc xước nhỏ trên da. Thể bệnh than ở da niêm dễ điều trị nếu điều trị sớm bằng các kháng sinh đặc hiệu.

              Thể bệnh này chiếm 95% các trường hợp bệnh than. Vị trí tổn thương thường ở đầu, cổ, các chi. Tổn thương ban đầu trên da có dạng sẩn ngứa, không đau, xuất hiện sau khi nhiễm bào tử 3-5 ngày. Trong vòng 24-36 giờ, chúng sẽ trở thành dạng bọng nước, bị hoại tử ở giữa, rồi khô đi để lại một vảy mục màu đen đặc trưng, kèm phù chung quanh với những bọng nước đỏ tím. Nếu loét hoại tử có mủ, đau và bệnh nhân bị sốt thì có thể có bội nhiễm, thường là do tụ cầu hoặc liên cầu(Edwards MS và cs., 1992). Phù ở mặt và cổ thường lan rộng hơn so với phù ở thân hoặc các chi. Mặc dù là thể bệnh nhẹ, có thể khỏi mà không có biến chứng hoặc để sẹo trong 80-90% số trường hợp, nhưng cũng nên điều trị kháng sinh. Phù nghiêm trọng (hay có tác giả gọi là phù ác tính) là biến chứng hiếm, nhưng có thể gặp ở vùng cổ hoặc ngực kèm triệu chứng sốc và gây khó thở, đòi hỏi phải dùng kèm corticosteroid hoặc đặt nội khí quản. Hình ảnh mô học của tổn thương da là hoại tử, kèm phù nề và thâm nhiễm bạch cầu lympho. Nhuộm gram phát hiện được trực khuẩn than ở mô dưới da.
 

            Nói chung, thể này thường hay ảnh hưởng đến các vùng tiếp xúc, phơi nhiễm mầm bệnh là vùng cánh tay, đầu, cổ. Nhiễm trùng có thể lan rộng khắp cơ thể lên đến 20% số ca không điều trị. Thể này bắt đầu với những thương tổn như nốt sưng nhô lên cao và lớn dần lên trong vòng 24-48 giờ để thành một nốt ác tính ("malignant pustule") tại vị trí nhiễm trùng. Vết sẩn, loét (khoảng 2-3 cm hoặc 1 inch) tròn và sau đó có góc cạnh. Vết loét này không đau. Vùng trung tâm của nhiễm trùng được bao quanh bởi các mụn nước nhỏ chứa đầy máu dịch hoặc dịch trong chứa nhiều vi khuẩn bên trong. Một dạng vảy đen ở vị trí loét xuất hiện trong vòng 7-10 ngày và kéo dài 7-14 ngày trước khi tách ra khỏi. Vùng xung quanh có thể sưng phồng và đau và có thể kéo dài sau khi hình thành vảy. Các vết lở loét ảnh hưởng lên cổ có thể gây sưng phồng và có thể góp phần làm khó thở.

5.2. Bệnh than đường tiêu hóa (Intestinal anthrax)

Bệnh than thể này rất khó nhận ra, sốc và tử vong có thể xảy ra trong vòng 2-5 ngày sau khi khởi bệnh. Việc nuốt các bào tử có thể gây bệnh than thể tiêu hóa 2-5 ngày sau đó. Người bị bệnh than thể tiêu hóa có thể biểu hiện nôn, nôn ra máu, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, tiêu lỏng ra máu kèm theo sốt.
 

Bệnh than đường tiêu hóa là một thể bệnh nặng. Sau khi nuốt hoặc ăn thịt động vật mắc bệnh có chứa bào tử, có thể xảy ra các triệu chứng sốt, đau bụng lan tỏa kèm hồi ứng, táo bón hoặc tiêu chảy. Phân có màu bã cà phê hoặc lẫn máu. Sau khi khởi phát 2-5 ngày, có thể xuất hiện cổ trướng kèm với giảm đau bụng. Dịch cổ trướng có thể trong hoặc có mủ và khi cấy hoặc nhuộm Gram có thể phát hiện được trực khuẩn B. anthracis. Khảo sát mô học có thể thấy trực khuẩn ở mô bạch huyết trong niêm mạc hoặc dưới niêm mạc ở vùng tổn thương; niêm mạc bị phù, hoại tử và thâm nhiễm tế bào viêm. Ngoài ra, còn thấy bằng chứng viêm bạch mạch mạc treo. Biến chứng nặng là chảy máu, rối loạn nước-điện giải và sốc. Bệnh nhân chết do thủng ruột hoặc nhiễm độc ngoại độc tố. Nếu cơ may sống sót, triệu chứng thường lui dần trong vòng 10-14 ngày (Alizad A và cs., 1995).

           Thể bệnh than thể tiêu hóa do ăn các chế phẩm thịt chứa mầm bệnh than. Thể bệnh này rát khó chẩn đoán vì dễ nhầm với một số bệnh nhiễm trùng khác. Nó có thể sinh ra loét miệng, họng. một người có tiền sử ăn các sản phẩm có mầm bệnh sẽ cảm thấy đau họng hoặc khó nuốt. Thể này có tỷ lệ tử vong cao.

5.3. Thể bệnh họng-thanh quản (Oropharyngeal anthrax):

Thể họng - thanh quản ít gặp hơn thể tiêu hóa, nhưng cũng do nuốt phải bào tử bệnh than. Những triệu chứng ban đầu gồm phù nề và sưng hạch bạch huyết vùng cổ, nuốt đau và khó thở. Có thể nhìn thấy tổn thương ở họng dưới dạng vết loét có màng giả. Thể bệnh này nhẹ và có tiên lượng tốt hơn thể tiêu hóa.

Nuốt các bào tử dẫn đến bệnh than thể này sau 2-7 ngày sau khi phơi nhiễm bệnh. Người bị thể này có thể loét họng, thanh quản một bệnh hoặc khó nuốt, có thể tử vong vì họng sưng phù và khó thở.
 

5.4. Bệnh than đường hô hấp (Inhalational anthrax)

Thể bệnh này hiếm gặp trong tự nhiên nhưng có thể có tần suất cao trong trường hợp bào tử bệnh than được dùng làm vũ khi sinh học. Khi bào tử bệnh than được dùng dưới dạng khí dung, nó có thể lan xa trong khí quyển và thâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh với tỉ lệ tử vong cao. Trong vụ dịch do tai nạn tại Sverdlovsk năm 1979, chỉ có 1/5 số bệnh nhân sống sót (Meselson và cs., 1994). Mặc dù phổi là nơi nhiễm bào tử, nhưng bệnh than đường hô hấp không phải là viêm phổi thực thụ. Ða số trường hợp không có dấu hiệu viêm ở phổi (Abramova FA và cs., 1993; Albrink WS và cs., 1961). Trái lại, bào tử được đại thực bào phế nang bắt giữ và được đưa đến hạch bạch huyết quanh phế quản và hạch trung thất. Tại đây, chúng sẽ nảy mầm và trực khuẩn B. anthracis tăng sinh trong hạch bạch huyết, gây viêm bạch hạch xuất huyết, và lan đi khắp cơ thể bằng đường máu. Thời gian ủ bệnh ghi nhận được trong vụ dịch Sverdlovsk khoảng 10 ngày, nhưng triệu chứng có thể khởi phát muộn sau khi tiếp xúc đến 6 tuần. Thời gian ủ bệnh càng dài khi số lượng bào tử bị nhiễm càng ít. Triệu chứng lâm sàng ban đầu gần giống nhiễm siêu vi đường hô hấp trên với sốt, ho khan, đau cơ, mệt mỏi. X-quang lồng ngực từ đầu có thể thấy rộng trung thất (do viêm bạch hạch xuất huyết) và tràn dịch màng phổi. Sau 1-3 ngày, bệnh trở nặng với khó thở, ho the thé, rét run dẫn đến tử vong.

Thể bệnh hô hấp hay thể hít (inhalational anthrax) bắt đầu đột ngột, 1-60 ngày (thường 1 - 3 ngày) sau khi hít một lượng lớn bào tử vi khuẩn than vào hô hấp. Kích thước các bào tử là đặc biệt quan trọng khi chúng đi đến và gây bệnh. Các bào tử quá nhỏ sẽ bị hít vào nhưng rồi ngay tức khắc chúng bị tống ra và không duy trì trong phổi để gây bệnh. Các bào tử quá lớn sẽ không tồn tại trong không khí khi chúng ly giải và rơi trên đất và do vậy không bao giờ hít vào vào vị trí ban đầu. kích thước của bào tử lý tưởng cho vũ khí sinh học là đường kính 1-5mm.

Một người có thể ban đầu không có triệu chứng hô hấp hoặc khó thở đặc hiệu nhưng có thể sốt nhẹ và ho không rõ ràng. Bệnh nhân có thể đau ngực sớm và cải thiện một cách tạm thời trước khi diễn tiến nhanh chóng sang vấn đề thở nghiêm trọng. Thể hít nghiêm trọng biểu hiện sốt cao, khó thở, thở nhanh, da tái xanh và toát nhiều mồ hôi, nôn ra máu và đau ngực có thể rất nặng giống như cơn đau tim. Thể này thường gây nên tử vong khi độc tố sinh ra bởi vi khuẩn quá mức đào thải của hệ thống tuần hoàn.

Bệnh than thể phổi hay thể hít do hít vào các bào tử vào đường thở vào trong phổi. có thể do người đó cầm các thực phẩm động vật chứa mầm bệnh à chuyển thành thể bệnh này, thể này còn gọi là bệnh Woolsorter (“woolsorter's disease”). Một khi hít vào, vi khuẩn nhân lên và có thể lan rộng các độc tố của chúng vào trong dòng máu và đi đến nhiều cơ quan khác. Nhiễm trùng có thể đến gan, lách và thận, do đó chúng có thể gây nhiễm trùng nặng toàn thân và tử vong. Thể bệnh này còn gọi là nhiễm trùng huyết sau khi bị thể hít.

5.5. Thể viêm màng não (Anthrax meningitis):

Thể bệnh này có thể gây biến chứng bất kỳ hình thức nào và lan rộng khắp hệ thống thần kinh trung ương và não bộ. Ðây là một biến chứng hiếm gặp song rất dễ tử vong. Ðường xâm nhập của trực khuẩn than thường thấy nhất là qua da, nhưng cũng có thể xảy ra với thể bệnh ở đường tiêu hóa và ở hô hấp. Bệnh nhân hấu như sẽ tử vong trong vòng 1-6 ngày sau khi khởi phát, tuy được điều trị kháng sinh tích cực. Một số ít trường hợp sống sót được báo cáo khi điều trị phối hợp kháng độc tố, prednisone hoặc với cả hai. Ngoài các triệu chứng điển hình như viêm màng não mủ, còn có triệu chứng đau cơ, kích động, co giật hoặc hôn mê. Tình trạng thần kinh suy sụp nhanh và sau đó là tử vong. Tổn thương bệnh học là viêm màng não xuất huyết với phù lan rộng, thâm nhiễm tế bào viêm và có trực khuẩn gram (+) ở màng não. Dịch não tủy thường có máu và vi khuẩn.
  

5.6. Thể nhiễm trùng huyết (Septicemic anthrax):

Nhiễm trùng bệnh than thể này ám chỉ đến sự nhiễm trùng trực khuẩn than quá mức trong toàn bộ tuần hoàn. Điều này có thể là một biến chứng của thể hít ở trên. Các cơ quan nội tạng có thể chuyển màu đen với sự lan rộng nhiễm trùng trong máu. Vi khuẩn nhân lên trong máu và tràn lan gây nhiễm cho nhiều tế bào hồng cầu.

Thuật ngữ bệnh than xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là than đá (coal) và mô tả các tổn thương do trực khuẩn thanh tấn công có chuyển màu đen. Hầu hết thể bệnh than nhiễm trùng máu xảy ra sau thể hít. Số vi khuẩn ly giải từ gan và lách vào trong phổi quá mức chống đỡ của cơ thể và vì thế sinh ra một lượng lớn độc chất gây chết người (lethal toxin) biểu hiện lâm sàng là sốc và tử vong.

6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch

Chưa rõ ràng. Hiện có một số bằng chứng về nhiễm thể ẩn ở người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh; mắc bệnh lần thứ 2 có thể xảy ra nhwung hiếm gặp.

7. Chẩn đoán

7.1. Chẩn đoán về mặt lâm sàng

Tổn thương trên da sẽ chuyển màu đen. Nếu khi đó bạn không bị đau tại vết loét thì có thể nghi ngờ do nhiễm trực khuẩn than khi đó đi khám bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm nhỏ dịch tổn thương và sẽ nuôi cấy cho phát triển trong môi trường đặc biệt tại phòng xét nghiệm. Các mẫu bệnh phẩm này sẽ được xem dưới kính hiển vi, vi khuẩn than sẽ phân biệt với các vi khuẩn khác. Nếu bệnh than được nghi ngờ, nhân viên phòng xét nghiệm sẽ thận trọng với các mẫu này vì chúng ta nên xem đó là mối nguy hiểm sinh học (biohazard).
 

Bệnh than không phải là bệnh lây nhiễm từ người sang người, song các quy trình thực hành chuẩn của bệnh viện về vệ sinh, được biết là các quy định chung toàn cầu nhằm khuyến cáo tránh lây nhiễm lan rộng sang đối tượng khác. Nếu bị bệnh than thể ngoài da và có biểu hiện sốt và các triệu chứng khác trên khắp cơ thể, bác sĩ có thể kiểm tra máu của bệnh nhân để tìm vi khuẩn. Nếu bác sĩ nghĩ rằng bệnh nhân bị thể hít, sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang hoặc CT-scan. Các xét nghiệm khác có thể thực hiện thêm, như chọc dò tủy sống và cần thiết phải nhập viện theo dõi và điều trị.

7.2. Chẩn đoán về mặt xét nghiệm

+ Xét nghiệm vi khuẩn học

Bacillus anthracis thuộc nhóm trực khuẩn B. cereus (gồm 4 loài: B. cereus, B. anthracis, B. thuringensis, và B. mycoides), tất cả đều kháng penicilline, trừ B. anthracis. Nhóm trực khuẩn này thường được xem là vi khuẩn vấy nhiễm nếu không có yêu cầu xét nghiệm định loại chuyên biệt. Trên môi trường thạch máu, khuẩn lạc B. anthracis có màu trắng đến xám, đục như kính mờ, không gây tan huyết (Parry JM và cs., 1983). Có thể phân lập được vi khuẩn trong máu bệnh nhân ở giai đoạn muộn, trong dịch cổ trướng, dịch màng phổi, dịch não tủy (nếu có viêm màng não).Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, bệnh nhân thườing chết trước khi có kết quả cấy máu, nên cần chẩn đoán vi khuẩn học sớm bằng cách dùng que thử API50 CH và API20E để phát hiện trực khuẩn (Logan NA và cs., 1985). Do tiềm năng kháng thuốc, mọi trực khuẩn đã phân lập cần được làm kháng sinh đồ.
 

Lấy mẫu bệnh phẩm: đối với thể da thì lấy dịch bọng nước trong giai đoạn bọng nước, lấy dịch dưới vảy trong giai đoạn đóng vảy; thể phổi - hít lấy bệnh phẩm là đờm và máu; Thể tiêu hóa lấy bệnh phẩm là phân và máu;

Phương pháp xét nghiệm:

+ Phương pháp nhuộm Gram: biểu hiện là vi khuẩn hình viên gạch, gram (+);

+ Phương pháp phân lập: cấy bệnh phẩm lên môi trường thạch. Vi khuẩn than mọc thành khuẩn lạc xù xì (khuẩn lạc R);

+ Phương pháp gây bệnh cho động vật thực nghiệm.

+ Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch học

Kháng nguyên của B. anthracis là các protein của lớp vỏ và các thành phần của ngoại độc tố. Dấu hiệu chỉ điểm đáng tin cậy nhất là tăng hiệu giá kháng thể với kháng nguyên bảo vệ và các thành phần của vỏ bọc khi xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA. Theo Sirisanthana và cộng sự (1988), các nghiên cứu huyết thanh học tại Thái Lan đo hiệu giá kháng thể bằng ELISA cho thấy độ nhạy với các dấu ấn huyết thanh như sau: 72% đối với kháng nguyên bảo vệ, 95-100% đối với kháng nguyên vỏ bọc, 42% đối với yếu tố chết, và 26% đối với yếu tố phù. Xét nghiệm vi ngưng kết hồng cầu gián tiếp cho kết quả tương tự như ELISA nhưng có nhược điểm là hồng cầu mẫu có tuổi thọ ngắn, khả năng lặp lại hạn chế, và mất thời gian lâu.

Xét nghiệm miễn dịch đối với ngoại độc tố bệnh than chỉ có giá trị dịch tễ học, ít có giá trị chẩn đoán trong lâm sàng, vì kháng thể xuất hiện muộn trong diễn tiến bệnh. Tuy vậy, test da với anthracin (chất trích từ một chủng B. anthracis giảm độc lực) có thể giúp chẩn đoán được 82% số trường hợp bệnh than sau khi khởi bệnh 1-3 ngày (Shlyakhov EN & Rubinstein E, 1996).
 

Hiện nay, kỹ thuật chẩn đoán mới tập trung vào việc sử dụng phản ứng khuyếch đại chuỗi gen (PCR) để khuyếch đại? các gen đặc hiệu hoặc các dấu ấn plasmid độc lực đặc hiệu của B. anthracis. Kỹ thuật này rất có ích để chẩn đoán sớm trên lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm do tác nhân khác

Bảng 1. Chẩn đoán phân biệt các biểu hiện lâm sàng của bệnh than

Biểu hiện

Bệnh

Tác nhân gây bệnh

(nếu có)

Thể ngoài da

của bệnh than

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chốc loét hoại thư

Pseudomonas aeruginosa

Sốt do chuột cắn

Streptobacillus moniliformis, Spirillum minor

Tularemia thể loét-hạch

Francisella tularensis

Dịch hạch

Yersinia pestis

Nhiễm do P. pseudomallei

P. pseudomallei

Rickettsialpox

Rickettsia akari

Bệnh Orf

Parapovirus

Viêm bạch hạch do tụ cầu khuẩn

Staphylococcus aureus

Lao da

Mycobacterium tuberculosis

Phong

Mycobacterium leprae

Loét Buruli

Mycobacterium ulcerans

Thể tiêu hóa

của bệnh than

 

 

 

 

 

Thương hàn

Salmonella typhii

Tularemia đường ruột

Francisella tularensis

Viêm dạ dày-ruột cấp

Viêm màng bụng

Tắc ruột cơ học

Loét dạ dày hoặc tá tràng

Thể hô hấp

của bệnh than

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viêm trung thất nhiễm khuẩn cấp

Viêm phổi do Mycoplasma

Mycoplasma peumoniae

Bệnh lê-dương

Legionella pneumophilia

Nhiễm psittacose

Chlamydia psittaci

Tularemia

Francisella tularensis

Sốt Q

Coxiella burnetti

Viêm phổi siêu vi

Nhiễm histoplasma

Histoplasma capsulatum

Nhiễm coccidioidomycose

Coccidioides immitis

Vỡ phồng động mạch chủ

Hội chứng tĩnh mạch chủ trên

 

Nhiễm silic

 

Bệnh sarcoid

 

Thể màng

não

Xuất huyết dưới nhện

 

Viêm màng não mủ

 

Viêm màng não vô khuẩn

 

8. Điều trị

8.1. Thái độ điều trị

Vì bệnh than là bệnh do nhiễm độc nên hiện nay có đề nghị dùng liệu pháp kháng độc tố. Các thử nghiệm dùng kháng sinh trên động vật ở các giai đoạn bệnh khác nhau đã phát hiện được nguyên tắc "không quay lại" của bệnh này, nghĩa là một khi tình trạng nhiễm bệnh phát triển đến một mức nào đó, thì con vật sẽ chết cho dù có diệt sạch vi khuẩn, và những con vật được tiêm toxin gây chết tinh khiết sẽ chết y hệt như những con vật nhiễm bệnh tự nhiên (Hanna PC và cs., 1993; Hanna PC và cs., 1994). Mặc dù vậy. hiện vẫn chưa có chế phẩm kháng độc tố nào được sản xuất.

Penicillin là kháng sinh chọn lọc đối với tác nhân gây bệnh, và trực khuẩn bệnh than trong thiên nhiên rất hiếm khi đề kháng với Penicillin. Ngoài ra, B. anthracis cũng nhạy cảm với đa số kháng sinh thường dùng, ngoại trừ một số thuốc đã có bằng chứng kháng thuốc in vitro như Cefuroxime, Cefotaxime, Ceftazidime, Aztreonam, Trimetroprim / Sulfamethoxazole. Cần dùng thuốc đường tĩnh mạch đối với thể tiêu hóa, thể hô hấp, thể màng não, hoặc thể ngoài da nhưng có biểu hiện toàn thân, phù lan rộng hoặc tổn thương ở vùng dầu, cổ. Kháng sinh cần được dùng liên tục ít nhất là 14 ngày sau khi không còn triệu chứng. Nếu nghi ngờ kháng penicillin hoặc Doxycylin, hoặc không thử được độ nhạy cảm, thì nên dùng Ciprofloxacin. Theo khuyến nghị mới đây (26/10 /2001) của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh (CDC) Mỹ, trong điều trị bệnh than thể hô hấp, ngay từ đầu nên dùng Ciprofloxacin hoặc Doxycyclin cộng với một hoặc hai kháng sinh khác có hoạt tính in vitro với B. anthracis.

Chống chỉ định cắt lọc vết loét hoại tử. Cần điều trị nâng đỡ để?ngăn ngừa sốc nhiễm độc và rối loạn nước-điện giải, bảo đảm thông thoáng đường thở. Cách tốt để điều trị bệnh than là bằng kháng sinh. Mục đích của kháng sinh là phá sự nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng cũng như tử vong. Nhiều loại kháng sinh có hiệu quả chống lại trực khuẩn B. anthracis và các loại kháng sinh sau:Doxycycline (Vibramycin), Penicillin, Amoxicillin (Trimox, Amoxil, Biomox), Ampicillin (Marcillin, Omnipen, Polycillin, Principen, Totacillin), Ciprofloxacin (Cipro), Levofloxacin (Levaquin). Gatifloxacin (Tequin), Chloramphenicol (Chloromycetin). Thể bệnh nặng có thể cho thuốc đường tĩnh mạch. Điều trị có thể tiếp tục trong vài tuần. Người bệnh phơi nhiễm với trực khuẩn than có thể cho thuốc dự phòng dùng trong 60 ngày.

8.2. Dự phòng & điều trị

Kháng sinh có thể chữa khỏi bệnh Than nếu được chẩn đoán sớm và dùng thuốc kịp thời.Song, nhiều người không biết mình mắc bệnh cho đến khi triệu chứng và diễn biến bệnh quá muộn. Vaccine phòng bệnh Than hiện đã sẵn có để dự phòng trong quân đội và nhóm người có nguy cơ cao. Một vaccine chống bệnh than có sẵn nhưng không phải lúc nào cũng đáp ứng. Nó bao gồm một loạt 6 tiêm chủng trong vòng 18 tháng. Sau đó, mũi booster cho mỗi năm, đặc biệt đối với những người phơi nhiễm các động vật hoặc các thực phẩm chứa mầm bệnh than. Một xét nghiệm da có thể xác định bệnh nếu vaccine có hoạt tính.

Để ngăn ngừa các bào tử B. anthracis ly giải trong không khí sau khi một đợt khủng bố sinh học nghi ngờ, bác sĩ của bạn có thể kê đơn Ciprofloxacin hoặc Doxycycline trong 60 ngày. Các kháng sinh khác có thể sử dụng khi có dấu hiệu các thuốc khác hiệu quả hơn.

-Người tiếp xúc với bào tử nhưng chưa có triệu chứng, cần uống phòng Doxycycline hoặc Ciprofloxacine ít nhất trong 6 tuần. Hiện nay được khuyến cáo dùng kháng sinh phòng bệnh trong 60 ngày;

-Vaccine ngừa bệnh Than hiện dùng tại Mỹ là một chế phẩm của kháng nguyên bảo vệ được hấp phụ với hydroxid nhôm (gọi tắt là AVA_anthrax vaccine adsorbed). Ðối với người lớn, cần tiêm dưới da liều 0.5ml và tiêm nhắc lại sau 2 tuần, 4 tuần rồi 6 tháng. Sau đó, phải tiêm nhắc lại hàng năm. Có thể tiêm AVA đồng thời với uống thuốc dự phòng đối với người đã tiếp xúc với mầm bệnh. Tại Nga, vaccine được sử dụng rộng rãi cho người và gia súc là loại được sản xuất từ bào tử còn sống giảm độc lực (Shlyakhov EN và Rubinstein E., 1994);

-Biện pháp tiệt khuẩn ở những nơi nhiễm bào tử bệnh Than là dùng formaldehyd xông hơi;

Bảng 2. Khuyến nghị điều trị dự phòng sau tiếp xúc

 

Loại trị liệu

Người lớn (kể cả thai phụ và người suy giảm miễn dịch)

Trẻ em

Trị liệu ban đầu

 

Ciprofloxacin 500 mg uống mỗi 12 giờ

Ciprofloxacin 10-15 mg/kg uống mỗi 12 giờ

hoặc Doxycycline 100 mg uống mỗi 12 giờ

hoặc Doxycycline 100 mg uống ngày 2 lần nếu trẻ > 8 tuổi và >45 kg

Trị liệu tối ưu nếu vi khuẩn nhạy cảm với thuốc

Amoxicillin 500 mg uống mỗi 8 giờ

hoặc Doxycycline 100 mg uống mỗi 12 giờ

Amoxicillin 500 mg uống mỗi 8 giờ nếu trẻ ?20 kg; uống 40 mg/kg chia 3 lần/ngày nếu trẻ <20 kg.

Theo Inglesby và cộng sự và hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (2001). Do có thể có nguy cơ kháng thuốc ở các chủng vi khuẩn dùng trong khủng bố sinh học, nên phải dùng Ciprofloxacin ngay từ đầu, mặc dù thuốc này không được khuyên dùng trên phụ nữ có thai. Tương tự, Doxycycline có thể có tác dụng phụ trên thai phụ và trẻ em, nhưng vẫn được khuyến cáo dùng từ đầu nếu vì một lý do nào đó mà không thể sử dụng được Penicilline, Ciprofloxacin (dị ứng, kháng thuốc, hết thuốc). Tổng thời gian điều trị dự phòng là có thể kéo dài đến 60 ngày

Bảng 3. Thuốc kháng sinh dùng trong bệnh Than

LIỆU PHÁP

LIỀU NGƯỜI LỚN

LIỀU TRẺ EM

Ðiều trị nhiễm khuẩn? 

Penicillin V

200 - 500 mg uống ngày 4 lần

25 - 50 mg/kg/ngày chia uống 2-4 lần/ngày

Penicillin G

8 triệu - 12 triệu đơn vị/ngày, tiêm tĩnh mạch mỗi 4-6 giờ

100.000 - 150.000 đơn vị/kg/ngày chia ra mỗi 4-6 giờ

Streptomycin

30 mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (có thể dùng Gentamicin phối hợp với penicillin).

 

Tetracyclin

250 - 500 mg, uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 4 lần/ngày

Không dùng cho trẻ em

Doxycyclin

Liều tải 200 mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch, rồi dùng 50 - 100 mg mỗi 12 giờ

Không dùng cho trẻ em <9 tuổi.

Trẻ ? 45 kg: 2,5 mg/kg mỗi 12 giờ

Trẻ > 45 kg: dùng liều người lớn

Erythromycin

250 mg uống mỗi 6 giờ

40 mg/kg/ngày chia uống mỗi 6 giờ

Erythromycin lactobionat

15 - 20 mg/kg/ngày (tối đa 4g), tiêm tĩnh mạch

20 - 40 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ

Chloramphenicol

50 - 100 mg/kg/ngày, uống hoặc tiêm TM mỗi 6 giờ

50 - 75 mg/kg/ngày, chia dùng mỗi 6 giờ

Ciprofloxacin

250 - 750 mg uống ngày 2 lần

200 - 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ

20 - 30 mg/kg/ngày, chia 2 lần

Không dùng đường uống và đường tĩnh mạch cho bệnh nhân < 18 tuổi.

Hóa dự phòng? 

Doxycyclin

100 mg uống ngày 2 lần trong 4 tuần

 

Ciprofloxacin

500 mg uống ngày 2 lần trong 4 tuần

 

Liệu pháp corticoid trong trường hợp phù nặng 

Dexamethason

0,75 - 0,90 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, chia ra mỗi 6 giờ?

0.25 - 0,5 mg/kg mỗi 6 giờ

Predison

Uống 1 - 2 mg/kg hoặc 5 - 60 mg/ngày

0.5 - 2 mg/kg/ngày

Phần lớn các chủng B. anthracis đều kháng Cefuroxim in vitro. Ðối với thể tiêu hóa, thể hô hấp và thể màng não nên dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân chưa tiêm chủng, nên bắt đầu tiêm vaccine, đặc biệt trên các nhóm nguy cơ cao.

9. Tiên lượng và theo dõi bệnh

*Về tiên lượng, nếu bệnh nhân được điều trị sớm thì thể ngoài da sẽ nhanh chóng hồi phục. thể hầu họng hoặc thể tiêu hóa cho hiệu quả điều trị kém hơn và những bệnh nhân bị thể hít sẽ có hậu quả tệ nhất. Khoảng ½ nạn nhân trong mùa thu năm 2001 bị bệnh than đã chết.

*Về theo dõi bệnh nhân, với thể bệnh ngoài da, nếu điều trị có thể cho thuốc về nhà uống. Sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn ngay vùng tổn thương. Đối với các thể hít, tiêu hóa, viêm màng não hoặc thể nhiễm trùng huyết cần phải nhập viện điều trị.

10. Các biện pháp phòng chống dịch

10.1. Biện pháp dự phòng:

Tuyên truyền, giáo dục công nhân giữ gìn vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm khuẩn có khả năng bị lây truyền bệnh than và cách chăm sóc chỗ da bị trầy xước.
 

- Vệ sinh phòng bệnh:

+Phòng chống bui và baorddamr thông giớ tốt ở những ngành công nghiệp có nguy cơ lây bệnh than, đặc biệt ở những nơi chế biến nguyên vạt liệu động vật thô. Duy trì kiểm tra sức khỏe thường kỳ cho công nhân với sự chăm sóc y tế kịp thời đối với những chỗ da bị thương tổn nghi nhiễm khuẩn. Sử dụng quần áo bảo hộ lao động, nhà tắm thích hợp để tắm giặt và thay quần áo sau khi làm việc. Dùng hơi forrmandehyl để tiệt khuẩn giai đoạn cuối cùng ở những nhà máy bị nhiễm vi khuẩn than;

+Rửa, tiệt khuẩn cẩn thận các lông, da, các sản phẩm của xương và các thức ăn khác nguồn gốc động vật thật cẩn thận trước khi chế biến;

+Không bán da của các súc vật nhiễm bệnh than và không được dùng xác động vật nhiễm bệnh này làm thức ăn;

+Nếu nghi ngờ bệnh than thì không cần mổ xác súc vật nhwung lấy mẫu máu vô khuẩn ở cổ để nuôi cấy vi khuẩn. Tránh lây nhiễm ra xung quanh. Do sơ xuất đã mổ xác súc vật thì phải tiệt khuẩn và tiêu hủy các dụng cụ và vật dùng. Vì bào tử than có thể sống hàng chục năm ở ngoại cảnh, cần chôn sâu xác chết, không được đốt ở ngoài trời. Tẩy uế nơi có xác chết và chất thải của gia súc bằng dung dịch kiềm 5%, oxyt canxi (vôi bột). Xác súc vật phải được phủ một lớp vôi bột trước khi chôn;

+Kiểm tra nước thải và chất thải từ các nhà máy chế biến súc vật có thể bị nhiễm bệnh và các nàh máysản xuất sản phẩm lông, da có thể nhiễm vi khuẩn.
 

10.2. Biện pháp chống dịch:

- Tổ chức thành lập đội chống dịch;

- Chuyên môn:

+Thu dung, cách ly điều trị bệnh nhân: bệnh nhân cần được thu dung và cách lý điều trị. Phải giám sát những chất thải trong thời gian bệnh nhân bị bệnh thể ngoài da và thể phổi. Điều trị kháng sinh trong vòng 24 giờ;

+Dự phòng cho các đối tượng có nguy cơ: tiêm phòng gây miễn dịch ngay và thường xuyên tiêm nhắc lại hằng năm cho tất cả súc vật có nguy cơ mắc bệnh. Điều trị súc vật có triệu chứng bằng kháng sinh Penicilline hoặc Tetracycline. Tiêm phòng cho tất cả súc vật sau khi điều trị khỏi (không nên ăn các súc vật này trong vòng vài tháng sau khi khỏi bệnh). Có thể điều trị thay thế cho tiêm phòng đối với súc vật đã tiếp xúc với chất thải bị nhiễm vi khuẩn than;

+Xử lý môi trường: sát khuẩn tẩy uế đồng thời tiệt trùng những chất tiết thải ra từ bệnh nhân và các đồ vật nhiễm khuẩn. Hypochloride calci là thuốc diệt bào tử tốt nếu như đồ vật không chứa chất hữu cơ và không bị ăn mòn; Peroxyt hydro, acide peraxetic, glutaraldehyt, formandehyl, oxide ethylen và tia xạ cobal được thay nhau để khử khuẩn. Tiệt khuananr bằng hơi và dùng biện pháp đốt để tiệt bào tử. Biện pháp khử khuản bằng xông khói và hóa chất có thể sử dụng đối với trang thiết bị có giá trị. Phải tiệt khuẩn khi khỏi bệnh. Súc vật bị bệnh phải được chọn chôn ở nơi thích hợp và khử khuẩn trước khi chôn.

10.3. Nguyên tắc xử trí:

+Với mầm bệnh than thông thường (chủng hoang dã) là thể da dẽ điều trị nhất; thể hô hấp diễn biến nhanh và nặng thường dẫn đến suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc, viêm màng não cần được cấp cứu điều trị tích cực từ đầu; thể tiêu hóa khó điều trị hơn, tuy không nghiêm trọng bằng thể hô hấp, nhưng cũng có thể dẫn đến mất nước điện giải, mất máu, nhiễm khuẩn huyết, thủng ruột;

+Sử dụng kháng sinh hợp lý để điều trị bệnh than.

10.4. Kiểm dịch biên giới:

Tuân thủ các quy định hiện hành.

Tài liệu tham khảo:

1.Bộ Y tế - Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (2009). Cẩm nang Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Hà Nội 2009, trang 236-243;

2.Brachman P, Friedlander AM.Vaccines.In: Plotkin SA, Orenstein WA.Anthrax.Philadelphia:WB Saunders;1999:629-37.

3.CDC.Bioterrorism alleging use of anthrax and interim guidelines for management--United States, 1998.MMWR Morb Mortal Wkly Rep.Feb 51999;48(4):69-74.[Medline].

4.Christopher GW, Cieslak TJ, Pavlin JA, Eitzen EM.Biological warfare. A historical perspective.JAMA.Aug 61997;278(5):412-7.[Medline].

5.Cieslak TJ, Eitzen EM.Clinical and epidemiologic principles of anthrax.Emerg Infect Dis.Jul-Aug1999;5(4):552-5.[Medline].

6.Cunha BA.Doxycycline re-revisited.Arch Intern Med.May 101999;159(9):1006-7.[Medline].

7.Cunha BA.Doxycycline. Antibiotics for Clinicians.Vol 3.1999:21-33.

8.Cunha BA, Domenico P, Cunha CB.Pharmacodynamics of doxycycline.Clin Microbiol Infect.May2000;6(5):270-3.[Medline].

9.Cunha CB.Anthrax: Ancient Plague, Persistent Problem.Infect Dis Pract.1999;23(4).

10.Dixon TC, Meselson M, Guillemin J, Hanna PC.Anthrax.N Engl J Med.Sep 91999;341(11):815-26.[Medline].

11.Dragon DC, Rennie RP.The ecology of anthrax spores: tough but not invincible.Can Vet J.May1995;36(5):295-301.[Medline].

12.Friedlander AM.Anthrax: clinical features, pathogenesis, and potential biological warfare threat.Curr Clin Top Infect Dis.2000;20:335-49.[Medline].

13.Inglesby TV, Henderson DA, Bartlett JG, Ascher MS, Eitzen E, Friedlander AM.Anthrax as a biological weapon: medical and public health management. Working Group o­n Civilian Biodefense.JAMA.May 121999;281(18):1735-45.[Medline].

14.Kadlec RP, Zelicoff AP, Vrtis AM.Biological weapons control. Prospects and implications for the future.JAMA.Aug 61997;278(5):351-6.[Medline].

15.Lalitha MK, Mathai D, Thomas K.Anthrax: a continuing problem in southern India.Salisbury Med Bull Suppl.1996;87:14-15.

16.Meselson M, Guillemin J, Hugh-Jones M, Langmuir A, Popova I, Shelokov A.The Sverdlovsk anthrax outbreak of 1979.Science.Nov 181994;266(5188):1202-8.[Medline].

17.Office of the Surgeon General.Medical aspects of chemical and biological warfare.Washington, DC:US Dept of the Army;1997:467.

18.Pile JC, Malone JD, Eitzen EM, Friedlander AM.Anthrax as a potential biological warfare agent.Arch Intern Med.Mar 91998;158(5):429-34.[Medline].

19.Plotkin SA, Brachman PS, Utell M.An epidemic of inhalation anthrax, the first in the twentieth century.Am J Med.1960;29.

20.Shlyakhov E, Rubinstein E.Evaluation of the anthraxin skin test for diagnosis of acute and past human anthrax.Eur J Clin Microbiol Infect Dis.Mar1996;15(3):242-5.[Medline].

21.Shlyakhov EN, Rubinstein E.Human live anthrax vaccine in the former USSR.Vaccine.Jun1994;12(8):727-30.[Medline].

22.Stepanov AV, Marinin LI, Pomerantsev AP, Staritsin NA.Development of novel vaccines against anthrax in man.J Biotechnol.Jan 261996;44(1-3):155-60.[Medline].

23.http://www.ykhoanet.com/tapchiyhoc

24.http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/microbiologie/anthax.htm

25.http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/anthrax.html

26.http://www.bt.cdc.gov/agent/anthrax/

27.http://www.emedicinehealth.com/anthrax/article_em.htm

 

Ngày 24/03/2011
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Huỳnh Hồng Quang
và Cn. Võ Thị Thu Trâm
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích