Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 2 4 7 3
Số người đang truy cập
2 7 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Nguy cơ tiềm ẩn từ các bệnh giun sán ký sinh

Cóc vừa đôc, vừa chứa nhiều giun sán ký sinh

“Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khẳng định nọc cóc có nhiều chất độc. Nọc độc này có thể tiết qua hạch bạch huyết truyền đi khắp da, mủ, trứng và gan cóc. Cóc cũng chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng không có lợi cho cơ thể”. Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc TT chống độc BV Bạch Mai, hiện là Chủ tịch Hội đồng khoa học nghiên cứu về hiện tượng ăn thịt cóc sống chữa ung thư mà Bộ Y tế vừa thành lập. Các nghiên cứu cho thấy, trong nọc cóc có chất bufagins, (giống với chất độc có trong cây trúc đào và nếu được tính toán kỹ lưỡng, thận trọng về liều lượng sẽ có tác dụng trong điều trị suy tim); tetrodotoxin (có trong cả cá nóc và nếu trúng độc, sẽ bị co mạch, tăng huyết áp, làm cho tim đập nhanh hoặc chậm...). Trong thực tế suốt thời gian làm công tác điều trị chống độc, GS Dụ đã chứng kiến nhiều ca ngộ độc đau lòng vì ăn thịt cóc. Trong đó, GS Dụ vẫn nhớ như in trường hợp của 3 ông cháu phải vào Trung tâm chống độc BV Bạch Mai cấp cứu vì ngộ độc thịt cóc năm 2001. Ông nội bắt và làm cóc cho cháu ăn. Dù đã cẩn thận lột da, bỏ mỡ, chỉ lấy phần nạc ở đùi, thân... nhưng sau ăn, một cháu chết ngay tại nhà, một cháu vào viện trong tình trạng bị rối loạn nhịp tim, phải đặt nội khí quản và điều trị chống độc.

          “Dù thịt, mỡ cóc không có độc nhưng tôi vẫn khuyên người dân không nên sử dụng nguồn thực phẩm này. Vì khi chế biến không cẩn thận, chẳng may chất độc của da, nọc cóc dính vào thịt, sau đó lại chế biến cho trẻ ăn sẽ rất nguy hiểm, thậm chí tử vong. Điều đó không ai có thể lường trước, không ai có thể khẳng định mình làm khéo đến mức độc tố không dính vào thịt. Hơn nữa trong cóc chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng, nếu chế biến không kỹ, giun sán, ký sinh trùng sẽ gây hại cho cơ thể”, GS Dụ nói.

          “Nghiên cứu hiện tượng ăn cóc sống chữa ung thư, đây là một vấn đề rất mới, y văn trên thế giới cũng ít đề cập, vì thế, chúng tôi không thể vội vàng. Theo tôi, cần phải mất từ 3-5 năm mới đủ cho thời gian nghiên cứu. Và tôi cũng khẳng định lại, chúng tôi mới bắt đầu quá trình nghiên cứu về vấn đề này, vì thế, người dân nên ngừng ăn cóc sống trước khi có câu trả lời rõ ràng của khoa học”, GS Dụ khẳng định. Người dân có thể nhận biết dấu hiệu ngộ độc cóc như thấy tê môi, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, hồi hộp, tụt huyết áp, hoảng hốt vì thế sinh ra ảo giác, các rối loạn nhịp tim nguyên hiểm, hạ huyết áp, một số trường hợp có thể co giật... 

Phát hiện loài cóc mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học Australia và Việt Nam mới phát hiện một loài cóc mày mắt trắng ở vườn quốc gia Bidoup, Núi Bà thuộc cao nguyên miền Trung Việt Nam.

Tên khoa học của loài mới là Leptobrachium leucops, được phát hiện ở khu rừng thường xanh, ở độ cao khoảng 1.558m - 1.900m, trên cao nguyên Langbian, thuộc ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa. Leptobrachium leucops có kích thước nhỏ, khoảng 1/3 phía trên của con ngươi có màu trắng; mặt bụng có màu sậm.

Loài cóc mới có cơ thể mập mạp, hơi thon về phía hông. Đầu rộng và dẹp, mõm tròn, có chiều dài gần bằng với đường kính mắt; mũi gần mõm hơn gần mắt; mắt to, hơi nhô. Chân trước và chân sau của cóc mày trắng mảnh khảnh, chân trước các ngón không có màng bơi; chân sau hơi ngắn; đầu các ngón chân cùn, hơi phình to, lưng có màu xám sậm.

 

 Cóc mày mắt trắng Leptobrachium leucops.
Ảnh: Trần Thị Anh Đào, Đại học KHTN thành phố HCM.

 

Những món ăn tiềm ẩn giun sán

Gỏi cá, thịt bò nhúng, tái, cua nướng... là những món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhiều người không hề biết chúng có thể chứa ký sinh trùng giun sán và có thể truyền bệnh cho người.Dưới đây là một số thực phẩm dễ là nơi "cư trú" của nhiều loại giun, sán:

1. Cá: bệnh sán lá gan nhỏ được phát hiện ở 24 tỉnh, thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng dân cứ có thói quen ăn gỏi cá. Nhiều nơi tỷ lệ ăn gỏi cá trên 70% như: Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Nam Định và Hà Nội.

Theo một khảo sát trong năm 2009 thì tỷ lệ người nhiễm bệnh ở Ba vì (Hà Nội) là gần 28%, tại Kỳ Sơn (Hòa Bình) là hơn 32%...Những người có thói quen ăn cá không nấu kỹ (đặc biệt là gỏi cá) rất dễ bị lây truyền các bệnh từ cá như sán lá ruột nhỏ, sán lá gan...Cá đã chế biến làm gỏi xét nghiệm thấy 95% ấu trùng vẫn còn sống.13 loại lá hay dùng ăn gỏi cũng được xay ra xét nghiệm thì 93% ấu trùng vẫn còn sống sau 4 giờ.

Trong năm 2009, Phó giáo sư Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội cùng các cộng sự cũng đã tiến hành lấy 250 mẫu cá gồm: cá chép, mè, trôi, trắm và rôphi. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gây bệnh cho người trong cá ở Nam Định là 10%, Hòa Bình 3,2% và Hà Nội 2%.

2. Thịt trâu, bò: ngày nay rất nhiều người ưa chuộng món thịt bò nhúng, tái mà không biết rằng bệnh sán dây bò cũng bắt nguồn từ những món ăn này. Loài sán này rất nguy hiểm, có thể sống trong cơ thể người 50 - 60 năm ở trong ruột, trong cơ, não, mắt...Ngoài ra cũng phải kể đến sán lá gán lớn, ký sinh chủ yếu ở động vặt ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu... và gây bệnh ở người. Tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan lớn từ 31 đến 98%. Bệnh có diễn biến cấp tính, gây đau bụng vùng gan, tổn thương gan, nguy hiểm đến tính mạng, đã có trường hợp vỡ gan (ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định). Ấu trùng sán lá gan lớn có thể di chuyển ra ngoài gan, sán non có thể cư trú ở khớp, não, đại tràng, dưới da... làm cho bệnh cảnh lâm sàng phức tạp, khó chẩn đoán.

 
3. Cua:
tại một số vùng bệnh sán lá phổi như: Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang..., nhóm nguy cơ mắc cao thường do ăn cua nướng. Kết quả điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Trung ương cho thấy 100% cua có mang ấu trùng sán lá phổi. Nhiều người còn ngộ nhận rằng cứ nướng cua là sán chết. Tuy nhiên, thực tế trên cua đã nướng vàng vỏ, 65% ấu trùng sán lá phổi còn sống, còn cua nướng cháy vỏ, tỷ lệ này là 23%. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ấu trùng của giun đầu gai trên lươn, ấu trùng sán trên nhái.

4. Rau sống: Ấu trùng của sán lá gan lớn được tìm thấy trên một số loại rau thủy sinh ở Việt Nam như: ngổ, cải xoong... Tuy nhiên, không chỉ các loại rau sống dưới nước mà cả những rau trồng trên cạn cũng nhiễm ký sinh trùng giun sán do được tưới bằng nước thải sinh hoạt. Trong gần 1.000 mẫu rau lấy tại Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định vào năm 2009, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun sán như giun đũa, giun móc, giun tóc... cao nhất ở Nam Định (hơn 8%), sau đó là Hà Nội (hơn 3%). Trong đó, rau cải xanh nhiễm nhiều hơn cả.

 
Vì thế, để phòng bệnh giun sán, nếu chỉ kiêng ăn sống các loại rau thuỷ sinh thì chưa đủ, mà các loại rau trồng trên cạn cũng cần được nấu chín.

5. Thịt lợn: người nhiễm sán dây, ấu trùng sán lợn có tính chất tản phát tại các vùng miền khác nhau. Tỷ lệ nhiễm thường cao hơn ở miền núi và trung du, bệnh được phát hiện ở 50 tỉnh, thành, có tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5-12%. Con người dễ nhiễm sán dây lợn khi ăn phải thịt lợn, gan lợn không được nấu chín, tiết canh. Trong số các loại giun sán thì sán dây lợn là nguy hiểm nhất bởi khi xâm nhập vào cơ thể con người thì vị trí hay gặp nhất là mắt và não người và có thể dẫn đến tử vong.
 

Nhiều ca tổn thương não do sán dây lợn

Tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh sốt rét và giun sán tổ chức tại Hà Nội hôm qua, Viện Sốt rét ký sinh trùng cho biết, chỉ tính riêng bệnh sán dây lợn, trung bình mỗi năm Viện tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhân, trong đó 84% có tổn thương não với các triệu chứng động kinh, liệt, mù mắt, tăng áp lực nội sọ, nguy cơ tử vong cao. Nguyên nhân chính nhiễm giun sán là thói quen ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh, ăn gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, gan lợn tái, rau thủy sinh không nấu chín...

Ngày 25/04/2011
PGS.TS Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích