Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 0 0 1
Số người đang truy cập
5 2 6
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Cần nhận định đúng ý nghĩa và giá trị từng thông số xét nghiệm nước tiểu qua máy phân tích nước tiểu bán tự động

Với sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt ngành khoa học y học trong thời gian gàn 10 năm qua đã làm thay đổi rất quan trọng trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh cho con người. Một trong những tiến bộ đó là sự ra đời của các máy phân tích huyết học và sinh hóa tự động và bán tự động. kể cả máy phân tích bán tự động nước tiểu. Tiếp nhận thành quả của khoa học tiên tiến nhưng chúng ta nên nhớ rằng các trang thiết bị đó cũng chỉ là cái máy do con người tạo ra, như vậy không thể hoàn toàn phân tích chính xác những gì mà chúng ta cũng có thể dựa vào đó mà phiên giải thành kết quả bệnh hay không bệnh là điều cần lưu ý.

Ngay cả một só cán bộ y tế hay cả bác sĩ đôi khi cũng đọc kết quả sai khi xem kết quả nước tiểu qua máy phân tích bán tự động, từ nhận định sai dẫn đến kết luận và cho thuốc sai hoặc không cần thiết vì trên thực tế các thông số sinh hóa nước tiểu này có thể bị các yếu tố làm nhiễu hoặc dương tính giả xét nghiệm (chẳng hạn sau khi giao hợp còn đọng tinh trùng, xuất huyết nhẹ, sau lao động nặng, ăn phải các chất có màu, bệnh lý nền,…có thể làm sai lêch kết quả một cách khó hiểu! Do vậy trong phạm vi bài viết chúng tôi muốn đề cập đến một số khía cạnh khi nhận định về kết quả xét nghiệm nước tiểu nếu chúng ta không hỏi lại bệnhsẽ là thiếu sót lớn.

  
Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất, nó chứa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể. Những thay đổi về các chỉ số hoá lý và nhất là thay đổi thành phần hoá học sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hoá của cơ thể. Mặc dù giá trị việc nhận xét nước tiểu để đánh giá tình trạng bệnh từ lâu không thể phủ định. Máy phân tích nước tiểu sử dụng que thử 10 hoặc 11 thông số có cấu tạo đơn giản, dể sử dụng, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, được sử dụng để xác định định tính tỷ trọng nước tiểu, protein, đường niệu, nitrite, bạch cầu, máu, cetonic bilirubine hoặc acide ascorbic (loại 11 thông số). Việc xác định các thông số này dựa trên nguyên tắc quang phổ kế khúc xạ (reflectance photometry), máy có khả năng lưu trữ 500 kết quả, màn hình hiển thị tinh thể lỏng, sử dụng công nghệ sensor cảm biến màu.

Hiện trên thị trường có nhiều loại máy khác nhau như máy Clinitek, Diditron, Miditron, Junior II, Junior, Urilux, Urereader, Combi scan, Docureader, HandUreader,...có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau (Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc), máy in nhiệt được tích hợp trong máy, có độ ổn định cao, sử dụng giấy in nhiệt chiều rộng 57mm, giao diện với thiết bị ngoại vi qua cổng tiếp USB và SP2 máy có dùng kit Lapstrip10 (10 thông số) hay Lapstrip11 (11 thông số)
  

I. Nguyên tắc hoạt động chung máy phân tích tự động

Máy phân tích nước tiểu tự động là một máy quang phổ kế khúc xạ, sử dụng sensor cảm biến màu LCD, được sử dụng để đo bán định lượng thông số trong nước tiểu bằng cách sử dụng thanh nhúng (dipstick). Các bóng đèn 2 cực phát ra ánh sáng được sử dụng như nguồn sáng và thời gian đo được tối ưu hoá để phản ứng hoá học và sự tạo màu xảy ra trongvùng phản ứng của thuốc thử.

Đầu đo trong máy chứa 3 bóng đèn có các bước sóng khác nhau. Que thử được đặt trong một vị trí cố định (table) và đầu đo di chuyển trên mỗi miếng đệm thuốc thử, bắt đầu từ vị trí tham chiếu- nơi hệ thống quang học bắt đầu hoạt động. Trong quá trình đo, máy kiểm tra vị trí của thanh thử dưới đầu đo bằng cách thực hiện sử kiểm tra một cách chính xác dòng ánh sáng khúc xạ được đo. Nếu que nhúng được đặt thiếu chính xác dưới đầu đo, máy sẽ thông báo một tín hiệu lỗi.
 

II.Nguyên tắc phản ứng và giá trị của từng thông số xét nghiệm (thủ công & phân tích máy)

1.Màu sắc của nước tiểu (Color):

Màu sắc của nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến màu hổ phách tuỳ vào lượng nước tiểu bài xuất và đậm độ nước tiểu. Những sắc tố chính trong nước tiểu là urochrome, các sản phẩm chứa nitơ, urobilin (sản phẩm oxy hoá của urobilinogen- sản phẩm thaói hoá của hemoglobine), các dẫn xuất của indoxyl. Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh lý, nước tiểu có thể có các chất làm cho màu sắc thay đổi: bệnh lý gan mật, chảy máu đường tiết niệu, đái dưỡng trấp thì nước tiểu có màu trắng đục như nước vo gạo.

2.Độ trong suốt (Transparance):

Nước tiểu bình thường, lấy trong điều kiện đúng quy cách, thường là trong suốt. Nước tiểu sau một thời gian ngắn để lắng đọng sẽ tạo thành một đám mây vẫn đục lơ lửng ở giữa hay ở đáy ống đựng nước tiểu tuỳ thuộc tỷ trọng nước tiểu. Những vẩn đục trên là những tế bào bình thường của nội mô đường tiết niệu và các chất nhày urosomucoid. Nước tiểu bình thường sau khi tiểu tiện để trong lọ để chỗ mát hay lạnh vẫn có thể tủa lắng xuống đáy lọ, đó có thể là cặn acide uric, muối urat natri hoặc phosphate. Có thể phân biệt dễ dàng hai loại muối này bằng cách đun nước tiểu gần sôi, muối urat tan và nước tiểu trong trở lại, trong khi cặn phosphate không tan trong môi trường trung tính và kiềm, chỉ tan trong môi trường acide nhẹ (thông số này không kèm trong que thử)

  
3.
Độ sánh (vicosity):

Nước tiểu bình thường có độ sánh cao hơn nước một ít. Trong một số trường hợp bệnh lý, tính chất của nước tiểu thay đổi do sự có mặt của một số chất như mủ, máum protein, mucoprotein, dưỡng trấp,.. những chất này làm cho nước tiểu sánh hơn và có nhiều bọt (thông số này không kèm trong que thử).

4.Tỷ trọng nước tiểu (SG-Specific gravity):

Thử nghiệm này phản ánh nồng độ ion trong nước tiểu và tương quan chặt với phương pháp đo khúc xạ. Với sự có mặt của các cation, các proton sẽ được giải phóng bởi một thuốc thử hỗn hợp, tạo nên một sự thay đổi màu của chất chỉ thị bromthymol có màu xanh da trời sang màu xanh lá cây rồi sang màu vàng. sự có mặt của poteine nồng độ từ 100 đến 500mg/dl hoặc các cetoacid, tỷ trọng nước tiểu đọc được có xu hướng tăng. sự tăng tỷ trọng do nồng độ glucose >1000mg/dl (> 56mmol/dl) không được thể hiện ở thử nghiệm này.

Tỷ trọng nước tiểu thay đổi trong ngày. Nước tiểu 24 giờ ở người bình thường, người lớn, chế độ ăn hỗn hợp, đo ở điều kiện nhiệt độ 150C, tỷ trọng từ 1,005-1,030, trung bình là 1,080 ±0,22. Trong một số trường hợp bệnh lý như đái đường tuỵ, tỷ trọng nước tiểu có thể tăng 1,030-1,040, nhưng trong đái tháo nhạt thì tỷ trọng lại giảm.

 
5.
pH nước tiểu:

Giấy trên thanh thử chứa các chất chỉ thị: đỏ methyl, phenolphtalein và xanh bromthymol. Giá trị pH thường thấy ở những người khoẻ mạnh nằm ở khoảng 5-6, trung bình 5,8. Độ acide của nước tiểu là do sự có mặt acide tự do (acid acetic, acid uric, phosphate acide và một lượng quan trọng những hợp chất acid dưới dạng muối amoni. Quá trình này gắn liền với vai trò của thận trong sự duy trì năng lượng acide base.

pH nước tiểu thay đổi theo chế độ ăn, nếu ăn nhiều rau thì nước tiểu ít acide hơn, có khi pH trung tính hoặc hơi kiềm, vì thức ăn thực vật có nhiều muối kiềm. Chế độ ăn nhiều thịt, pH nước tiểu càng về acide, lao động mạnh về cơ bắp, hoạt động thể dục thể thao cũng làm tăng độ acide trong nước tiểu. Trong các trường hợp bệnh lý pH nước tiểu có thể thay đổi như:

-Trong ca viêm bể thận, viêm bàng quang pH nước tiểu thường kiềm do phản ứng lên men amoniac.

-Bệnh nhân đái tháo đường nặng thể cetonic niệu, pH nuớc tiểu acide (do bài xuấtacetoacetic, hydrobutyric ở dạng tự do và dạng muối amoni).

-Trong các bệnh dạ dày, độ acide trong nước tiểu thay đổi ngược với độ pH acide của dịch vị. Bệnh nhân viêm dạ dày đa acide, nước tiểu sau bữa ăn có pH kiềm; bệnh nhân ung thư dạ dày pH nước tiểu hầu như không thay đổi ở các thời điểm trong ngày.

6.Bạch cầu (Leu):

Xét nghiệm này thể hiện sự có mặt của các enzyme esterase của các bạch cầu hạt. các enzyme esterase có tác dụngthuỷ phân este của indoxyl và indoxyl được giải phóng sẽ phản ứng với muối diazonium để cho một sản phẩm màu tím. Phản ứng này không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các vi khuẩn, trichomonas, hoặc hồng cầu trong nước tiểu. Formaldehyt (một chất làm ổn định) và các thuốc có imepenem và acide clavulanic có thể gây phản ứng dương tính giả. Nếu bản thân nước tiểu cóm màu (chẳng hạn sự có mặt của bilirubin hoặc nitrofurantoin), phản ứng màu có thể tăng cường do sự thêm màu vào.Sự bài tiết protein trong nước tiểu vượt quá 500mg/dl và glucose vượt quá 2g/dl có thể làm giảm cường độ màu của phản ứng; cũng có thể gặp tình trạng này khi sử dụng cephalexine và gentamycine với các liều hàng ngày cao.

Với xét nghiệm bạch cầu, tỷ lệ phát hiệu ở mẫu nước tiểu sáng sớm đầu tiên và mẫu nước tiểu sau 2 giờ đi tiểu cho kết quả tương tự nhau trong nhóm bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu: 84,94% và 81,72%. Riêng ở nhóm điều tra ngẫu nhiên, tỷ lệ này không thay đổi: 8,11%.
 

7.Nitrite (Nit):

Xét nghiệm này dựa trên nguyên tắc của xét nghiệm Griess đặc hiệu với nitrite. Phản ứng thể hiện sự có mặt của nitrite, vì vậy có thể phát hiện một cách gián tiếp các vi khuẩn tạo nên nitrite có trong nước tiểu bằng sự đổi màu từ hồng sang đỏ của thanh thử.

Ngay cả màu hồng nhạt cũng là một chỉ dẫn có ý nghĩa về sự có mặt của vi khuẩn trong nước tiểu.

Qua nghiên cứu 3886 người trên các nhóm bệnh nhân để đánh giá nhiễm trùng đường tiết niệu, tác giả có nhận xét: với xét nghiệm nitrit, dùng mẫu nước tiểu lúc sáng sớm đầu tiên cũng như mẫu nước tiểu lưu ở bàng quang khoảng 4 giờ sẽ tăng tỷ lệ phát hiện nhiễm trùng (tỷ lệ là 82,79% so với 67,74% trong các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu, nếu lấy mẫu sau 2 giờ đi tiểu và 5,4% so với 1,35% trong các bệnh nhân ở nhóm điều tra ngẫu nhiên (140 người) nếu lấy mẫu nước tiểu ở bàng quang dưới 4 giờ.

8.Proteine (Pro):

Xét nghiệm này dựa trên nguyên tắc về sự thay đổi nồng độ protein phụ thuộc một chất chỉ thị về pH. Chất chỉ thị này đặc biệt nhạy với albumin, quinine, quinidine, chloroquine, tolbutamid và sự tăng pH (đến 9) không ảnh hưởng đến xét nghiệm này.

Kết quả dương tính giả có thể thấy sau khi tiêm truyền polyvinylpyrolidon (chất thay thế máu) hoặc khi lọ đựng nước tiểu chứa chlorhexidine hoặc chứa các vết của các chất tẩy có nhóm amoni bậc bốn.

  
9.
Glucose (Glu):

Sự xác định glucose trong nước tiểu được dựa trên một phản ứng đặc hiệu glucoseoxidase.

Xét nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi tỷ trọng, pH nước tiểu và cũng không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của thể cetonic trong nước tiểu ảnh hưởng của acid ascorbic đã được loại trừ một cách hiệu quả để nồng độ glucose là 100mg/dl hoặc cao hơn cũng không bị kết quả âm tính giả ngay cả ở nồng độ acide ascorbic cao.

10.Cetonide (Ket):

Nước tiểu bình thường chứa khoảng vài mg acide acetic/lit nước tiểu và vài trăm mg acid beta hydrobutyric.

Các chất cetonic trong nước tiểu tăng trong các rối loạn chuyển hoá glucide, đói lâu ngày, tăng chuyển hoá glucide, sau một số trường hợp dùng thuốc mê.

Xét nghiệm dựa vào nguyên tắc phản ứng Legal và có độ nhạy với acetoacetic hơn là với aceton. Các chất phenylceton và phtalein tạo nên màu đỏ trên thanh thử, do đó chúng rất khác với màu tím tạo nên bởi các thể cetonid, và điều này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.

Các chất captopril, mesna (muối natri của acid 2 mercaptoethanesulphopnic) và chất chứa các nhóm sulfhydryl có thể gây nên kết quả dương tính giả.

11.Urobilinogen (Ubg):

Xét nghiệm này dựa trên nguyên tắc là muối diazonium phản ứng với urobilinogen để tạo nên một chất azo có màu đỏ. Phản ứng rất đặc hiệu, song nó không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây nhiễu. Phản ứng không màu hoặc có màu nhạt hơn màu của nồng độ urobilinogen là 1mg/dL (17mmol/L) thấy trong những mẫu bình thường.

12.Bilirubin (Bil):

Dựa trên nguyên tắc của kết hợp bilirubin với muối diazonium sẽ cho màu đỏ. Ngay cả nước tiểu cho phản ứng màu hồng nhạt nhất cũng là phản ứng dương tính, nghĩa là có tình trạng bệnh lý. Các thành phần khác của nước tiểu chỉ cho màu vàng với thuốc thử này.

13.Hồng cầu (Blo):

Hemoglobin và myoglobin xúc tác cho sự oxy hoá chất chỉ thị là hydroperoxyt hữu cơ chứa trong giấy thanh thử. Các giá trị được in ra thể hiện số hồng cầu nguyên vẹn. Các giá trị trong khoảng 5-10 hồng cầu/ml cũng được áp dụng cho số lượng hemoglobine được giải phóng từ 5-10 hồng cầu/mL. Các Nồng độ 5-10 hồng cầu hoặc cao hơn, sự tan huyết nhiều có thể dẫn đến giá trị cao hơn các nồng độ tương ứng của số lượng các hồng cầu nguyên vẹn, acide ascorbic hầu như không ảnh hưởng đến giá trị kết quả này.

14.Acide ascorbic (Asc):

Khi nước tiểu có độ acide hoặc không thì kết quả sẽ thẻ hiện âm tính hay dương tính. VD: từ 20mg/dl là tương ứng (+)

III. Đo mẫu nước tiểu bằng máy bán tự động

Sử dụng nước tiểu tươi, không ly tâm. Trộn kỹ mẫu nước tiểu. Không để mẫu nước tiểu đứng yên quá 2 giờ trước khi thử, điều này sẽ cho kết quả giả tạo. Chúng ta có thể chọn một trong hai cách đo mẫu nước tiểu sau:

1.Cách đo bình thường (normal mode):

Cách này đo mỗi mẫu trung bình là 30-36 giây, như vậy ta có thể đo khoảng100-120 mẫu trong 1 giờ. Cách đo bình thường được thực hiện như sau (mỗi hãng máy có cách đo riêng, VD máy Clinitek của Bayer đo đơn giản hơn):

-Màn hình hiện chữ “ready” thể hiện máy đang ở chế độ đo bình thường, đèn báo hiệu màu đỏ, ấn nút start, một tiếng ‘bíp’ xuất hiện và màn hình hiện chữ ‘prepare strip’, lấy một thanh thử ra khỏi hộp.

-Sau khoảng 4 giây, một tiềng ‘bip’ thứ 2 xuất hiện, màn hình hiện chữ ‘diptrip 1’, đèn báo hiệu màu xanh lá cây nhấp nháy, nhúng sâu thanh thử vào mẫu nước tiểu số 1 một cách nhanh chóng (tối đa 1 giây)> khi rút thanh thử, chú ý gợt bớt nước tiểu thừa bám vào mép bên thanh thử.

-Khi màn hình hiện chữ ‘insert strip1’, đèn màu xanh, đặt thanh thử vào máy.

-Sau khoảng 20 giây, thanh thử 1 được máy chuyển đến vị trí đo và màn hình hiện chữ ‘please wait’, đèn báo hiệu màu đỏ, đầu đo di chuyển qua và kiểm tra thanh thử nếu thanh thử nếu thanh thử nằm đúng vị trí đo. Sau đó màn hình hiện chữ ‘strip2, tiếp tục lặp lại quá trình này để đo thanh thử với mẫu 2 và các mẫu tiếp theo.

-Thanh thử thứ nhất được đo khoảng 60 giây sau khi được nhúng vào mẫu nước tiểu. Khi đo xong, các kết quả sẽ được tự động in ra. Máy sẽ tự động kiểm tra có mặt của thanh thử vị trí đo.

2.Cách đo nhanh (fast mode):

Việc đo nhanh được thực hiện khi số mẫu nước tiểu không nhiều, mỗi mẫu đo mất 12 giây, như vậy có thể đo 300 mẫu /giờ. Máy ở cách đo bình thường khi chữ ‘ready’ xuất hiện. ấn phím ‘set’ để vào cách đo nhanh, mang hình sẽ chuyển sang chữ ‘fast mode. Sau đó tiến hành đo như sau:

-Ân nút một tiếng bíp xuất hiện và màn hình hiện chữ ‘prepare strip’, lấy một thanh thử ra khỏi hộp.

-Sau khoảng 4 giây một tiếng bip thứ 2 xuất hiện, màn hình xuất hiện chữ diptrip1 và đèn xanh lá cây nhấp nháy. Nhúng thanh thử số 1 vào nước tiểu số 1, nhanh chóng rút ra và nhớ gạt bỏ bớt phần nước tiểu thừa.

-Khi chữ ‘insert strip1’ xuất hiện, gài thanh thử số 1 vào vị trí chờ của máy, đèn xanh vẫn sáng. sau 12 giây một tiềng bip xuất hiện, màn hình xuất hiện ‘diptrip2’ và đèn xanh nhấp nháy. Nhúng thanh thử thứ 2 vào mẫu nước tiểu 2, và quá trình thực hiện như trên.

-Sau đó cứ theo các lệnh trên màn hình và tiếng bíp để nhúng một thanh thử mới vào.

-Sau khi mẫu nước tiểu được đo xong, số liệu sẽ tự động in ra. Việc in có thể được dừng lại bằng cách bấm vào nút hoặc được tiếp tục bằng cách ấn nút, hoặc lại ấn nút để ra khỏi chương trình in.

-Khi không còn thanh thử nào đo nữa, cách đo nhanh sẽ bị đứt quãng với sự xuất hiện dòng chữ . Muốn đo thêm nữa lập lại quá trình trên.

IV. Đánh giá kết quả

Sau khi thanh thử được tiếp nhận bởi máy phân tích nước tiểu, nó sẽ được đọc bởi tia sáng khúc xạ. Các kết quả sẽ được in trên giấy, dưới dạng báo cáo với các thuật ngữ như ‘neg.’(âm tính), ‘pos’ (dương tính) hoặc giá trị nồng độ.

Căn cứ vào các giá trị của kết quả thông số ghi trên băng giấy, có thể biết được tình trạng bình thường hhay bệnh lý của mẫu nước tiểu.

GIÁ TRỊ SINH HOÁ TRONG NƯỚC TIỂU

Thông số

Bình thường

Tăng

Giảm

Ghi chú

Độ lọc cầu thận (GFR)

120ml/phút

 

Người có tuổi, thai nghén

Độ lọc cầu thận bằng độ thanh thải Creatinin, phụ thuộc vào áp lực keo huyết tưong, vận mạch, lượng nước tiểu đầu, thuốc lợi tiểu.

Natri

 

 

 

Chlor

100-260mEq/24h

 

 

160-260mEq/24h

Tổn thương ống thận, thuốc lợi tiểu, suy vỏ thượng thận, nhiễm trùng nặng.

Viêm thận, suy tim, nhiễm trùng nặng (gđ toàn phát)

Lượng muối đào thải càng ít, tiên lượng bệnh càng nặng.

Kali

25-100mEq/24h

Dùng Digitalis, thuốc lợi tiểu thải Kali

Suy vỏ thượng thận, suy thận giai đoạn cuối

 

Calci

0-7,5mEq/24h

Cường phó giáp trạng, loãng xương, bệnh Recklinghausen, K di căn xương, lao phổi, dư vitamineD

Nhuyễn xương, bệnh thận cấp, viêm thận mãn tính, hội chứng thận hư.

 

 

Phosphat

1,5g/24h

Ăn nhiều thịt, lao phổi, tiểu đường, còi xương, leucemie, cường phó giáp…

Ăn nhiều rau, thương hàn, thiếu máu cấp, thấp khớp viêm thận mãn, suy phó giảm,…

 

PH

5,8-6,2

Ăn nhiều rau, nhiẽm kiềm máu

Ăn nhiều thịt, vận động nhiều, sốt tiểu đường, Goutte, nhiễm toan máu

Nước tiểu mới ra có tính acide nhưng để lâu ngoài trời chuyển thành base vì lên men Amoniac

Trong trường hợp không có máy phân tích nước tiểu, có thể xác định các kết quả trên thanh thử sau khi nhúng thanh thử vào nứớc tiểu cần phân tích bằng mắt thước, mỗi giá trị được thể hiện tương ứng với giới hạn nồng độ xác định. Song, khi một kết quả có sự khác biệt về độ nhạy của mắt và của hệ thống quang học của máy thì sẽ không có sự giống nhau giữa kết quả đọc bằng mắt và kết quả đọc bằng máy.

Do kết quả bị ảnh hưởng của một số thuốc hoặc chất chuyển hoá của chúng chưa được hiểu biết một cách sáng tỏ, nên trong trường hợp nghi ngờ, cần lặp lại xét nghiệm, sau khi ngừng sử dụng các thuốc đó một thời gian.

Chẳng hạn, một lượng lớn acide ascorbic được đào thải theo nước tiểu có thể gây nên sự giảm một cách giả tạo hoặc dẫn đến các kết quả âm tính giả đối với nitrite và bilirubin. Một số thuốc có thể biến thành màu đỏ trong môi trường acide, điều này có thể dẫn đến dương tính giả hoặc làm biến đổi màu đỏ trên thanh thử đối với nitrite, protein, urobilinogen vàbilirubin.

Ngoài ra, xét nghiệm viên chỉ sử dụng các lọ được rửa kỹ, sạch để đựng nước tiểu làm xét nghiệm. Việc đọc kết quả dương tính giả đối với các xét nghiệm máu và glucose nước tiểu có thể là do chất tẩy rửa trong lọ đựng mẫu nước tiểu cần thử nghiệm.

Không được thêm các chất bảo quản vào mẫu nước tiểu, không được để mẫu nước tiểu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì ánh sáng sẽ oxy hoá bilirubin và urobilinogen. Vì vậy, dẫn đến kết quả thấp một cách giả tạo đối với 2 thông số này.

Trụ và tế bào nước tiểu trong một số bệnh thận

Các bệnh thận

Albumin g/ngày

Hồng cầu

Bạch cầu

Trụ máu

Trụ biểu mô

Trụ hạt

trụ trong

Trụ sáp

Trụ mỡ

Trụ rộng

chiết quang

Vi khuẩn

N/p BSP

Viêm thận cấp

 

1,5

+++

++

+++

+++

+++

 

 

 

 

 

 

¯BT

Viêm thận mãn

 

0,5-2

+

+

+

 

+

+

 

 

 

 

 

¯

Viêm thận gđ cuối

 

1-8

+

+

 

+

+

+

++

 

++

 

 

¯¯

Viêm thận bán cấp

 

5-40

+

++

 

+

+

+

 

++

 

++

 

¯

Thận hư nhiễm mỡ

 

10-40

+

+

 

+

+

+

 

+

 

+

 

BT

Hư thận ở đơn vị thận dưới

Gđ vô niệu

 

++

++

+++

 

++

++

 

 

 

 

 

¯¯

Gđ khỏi

1-10

++

++

+++

 

++

++

++

 

++

 

 

¯

Viêm thận bể thận

Cấp

 

1-2

+

+++

+

 

+

+

 

 

 

 

++

¯

Mạn

 

0,1-5

+

++

+

 

+

+

 

 

 

 

 

¯

Cao HA

Lành tính

Vết

(+)

(+)

(+)

 

 

 

 

 

 

 

 

BT

ác

tính

 

1-10

++

++

+

 

+

+

 

 

 

 

 

¯

Xơ hoá cầu thận

Tiểu đường

2-20

+

(+)

 

+

+

+

 

 

 

 

 

¯

Lao thận

Vết

++

++

+

+

+

 

 

++

 

 

 

BT¯

 

 

 

Ngày 28/04/2011
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang & Cn. Nguyễn Tấn Thoa  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích