Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 2 5 4 9
Số người đang truy cập
2 8 4
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun đường ruột cho trẻ nhỏ

Bộ Y tế đã có hướng dẫn việc thực hiện bổ sung vitamin A cho trẻ nhỏ từ 6 đến 60 tháng tuổi kết hợp tẩy giun đường ruột cho cho trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi. Đây là một biện pháp góp phần tích cực trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đối tượng còn non yếu này.

 

Cơ chế tác dụng của các loại thuốc

- Vitamin A: cần thiết cho quá trình nhìn, phát triển, bảo vệ toàn vẹn biểu mô và sự phân bào, miễn dịch.

Vitamin A rất cần cho quá trình nhìn. Nếu thiếu vitamin A gây nên hiện tượng quáng gà, trẻ em sẽ không nhìn thấy rõ trong điều kiện ánh sáng yếu; nếu thiếu ở múc độ nặng sẽ gây tổn thương giác mạc mắt, gây mù lòa vĩnh viễn.

Khi thiếu vitamin A, trẻ em bị chậm phát triển về thể chất nhiều hơn so với những trẻ em bình thường cùng lứa tuổi.

Vitamin A cũng có vai trò biệt hóa tế bào. Khi thiếu viatmin A, các tế bào biểu mô sẽ bị sừng hóa, những nhung mao của ruột bị thưa và mất đi. Vì vậy trẻ em sẽ kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trong ruột và rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Vitamin A còn có vai trò miễn dịch. Nếu thiếu vitamin A, trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và khi bị mắc bệnh sẽ có thời gian bệnh kéo dài nhiều hơn. Vì vậy thiếu vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ tử vong và mắc bệnh ở trẻ em. Bổ sung vitamin A sẽ làm giảm khoảng 23% tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

- Thuốc tẩy giun

Mebendazole hầu như không gây độc cho người, nó ít được hấp thu vào máu, có khoảng 90% thuốc được đào thải theo phân trong vòng 24 giờ sau khi uống. Thuốc có tác dụng làm ức chế sự hấp thu glucose của giun, dẫn đến sự suy kiệt glucogen và các thành phần ATP (adenosine triphosphate) cần cho đời sống của giun và làm cho giun bị chết dần. Giun sẽ bị đào thải ra theo phân dần dần sau khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi điều trị.

Albendazole cũng gần giống như Mebendazole, chúng có tác dụng ức chế sự hấp thu glucose của giun, làm giun mất năng lượng. Sau khi vào cơ thể, Albendazole được gan chuyển hóa thành Albendazole sulfoxide. Trong huyết tương, có khoảng 70% Albendazole sulfoxide bám vào protein với thời gian bán phân hủy từ 8 đến 9 giờ. Albendazole sulfoxide đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 2 giở rưởi sau khi uống thuốc. Với liều 400 mg, nồng độ đỉnh của Albendazole sulfoxide huyết tương đạt khoảng 0,16 µg/ml. Albendazole sulfoxide có tác dụng diệt ký sinh trùng cao hơn nguyên dạng Albendazole. Thuốc Albendazole có hiệu quả tốt hơn Mebendazole trong điều trị các bệnh do giun móc, nang sán (hydatid cyst). Albendazole và các chất chuyển hóa chủ yếu dưới dạng Albendazole sulfoxide được đào thải qua nước tiểu.

Các loại thuốc và liều lượng sử dụng

Vitamin A được sản xuất dưới dạnh viên nang, phổ biến là 2 loại viên nang liều cao. Viên màu đỏ chứa 200.000 đợn vị, viên màu xanh chứa 100.000 đơn vị

Mebendazole được sản xuất dưới dạng viên nén chứa 500 mg Mebendazole. Các biệt dược thường mang tên như Mebendazole, Vermox, Fugacar.

Albendazole được sản xuất dưới dạng viên nén chứa 200 mg hoặc 400 mg Albendazole. Các biệt dược thường mang tên như Alzental, Zentel.

Vitamin A đơn thuần thường sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi, được uống theo chiến dịch bổ sung vitamin A toàn quốc mỗi năm 2 lần. Vitamin A cũng được sử dụng điều trị cho trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A gây nên các bệnh như sởi, tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp cấp tính, suy dinh dưỡng nặng... Ngoài ra, bà mẹ sau khi sinh con trong vòng một tháng có thể sử dụng vitamin A để tăng cường lượng vitamin A trong sữa mẹ.

Mebendazole hoặc Albendazole sử dụng đơn thuần thường có tác dụng đối với các loại giun đũa, giun tóc, giun móc và giun kim. Trẻ em tử 24 tháng tuổi trở lên đã có hướng dẫn điều trị thuốc tẩy giun của Bộ Y tế.

Riêng việc bổ sung vitamin A kết hợp với tẩy giun bằng thuốc Albendazole hoặc Mebendazole, các đối tượng trẻ em được thực hiện theo chiến dịch uống định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần. Trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi uống vitamin A liều 200.000 đơn vị kết hợp với Albendazole 200 mg, hoặc Mebendazole 500 mg. Trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi uống vitamin A liều 200.000 đơn vị kết hợp với Albendazole 400 mg, hoặc Mebendazole 500 mg.

Các tác dụng không mong muốn của thuốc

Vitamin A: cho trẻ emuống bổ sung an toàn và hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên trong một số các trường hợp nếu dùng vitamin A liều quá cao cùng một lúc, có thể đến hàng triệu đơn vị quốc tế hoặc dùng kéo dài, thường xuất hiện dấu hiệu ngộ độc như:

- Ngộ độc cấp tính xảy ra vì uống quá liều quy định do nhầm lẫn thuốc. Trên thực tế, các trường hợp này rất hiếm gặp. Khi bị ngộ độc cấp tính, trẻ nhỏ có dấu hiệu thóp phồng, nôn mửa, tăng áp lực sọ não... Cần cho trẻ em uống vitamin C hoặc nước chanh đường và nên đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

- Ngộ độc mạn tính xảy ra khi có các dấu hiệu như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, da khô, trẻ nhỏ chậm tăng cân, kém ăn, tăng sự chảy máu, đau xương...

Tuy nhiên, từ khi triển khai các hoạt động cho trẻ em uống vitamin A một năm 2 lần từ trước đến nay chưa xuất hiện dấu hiệu trẻ em bị nhiễm độc do uống vitamin A.

Mebendazole: sử dụng rất an toàn ngay cả đối với những trẻ em suy dinh dưỡng vàthiếu máu. Phản ứng không mong muốn của thuốc đôi khi xảy ra như đau bụng, thường gặp ở những trường hợp trẻ em bị nhiễm rất nhiều giun.

Albendazole: sử dụng cũng rất an toàn ngay cả đối với những trẻ em suy dinh dưỡng và thiếu máu. Khi sử dụng liệu trình điều trị từ 1 đến 3 ngày, Albendazole hầu như không có tác dụng không mong muốn, kể cả khi trẻ em bị nhiễm nhiều giun. Có thể có những tác dụng không mong muốn xảy ra như đau thượng vị, buồn nôn, mệt nhọc, mất ngủ... Chỉ có khoảng 6% trẻ em được ghi nhận có dấu hiệu này nhưng nhẹ, thoáng qua, không cần can thiệp biện pháp y tế.

Chống chỉ định, xử trí và theo dõi

Khi thực hiện việc bổ sung vitamin A kết hợp với tẩy giun cho trẻ nhỏ cần chống chỉ định đối với các trường hợp trẻ nhỏ đang bị đau bụng, sốt cao trên 38oC; đang bị các bệnh mãn tính như tâm thần, suy thận, tim, gan, hen phế quản...; có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.

Đối với các trường hợp uống thuốc tẩy giun, cần theo dõi trong 48 giờ sau khi uống.Những trường hợp có triệu chứng đau bụng nên theo dõi tại trạm y tế. Nếu gặp triệu chứng tắc ruột do trẻ em có quá nhiều giun, cần xử trí ngoại khoa tại bệnh viện.

Cần lưu ý rằng việc tẩy giun cho trẻ nhỏ từ 12 đến 23 tháng tuổi theo phác đồ quy định của Bộ Y tế được thực hiện khi có những bằng chứng rõ ràng về việc nhiễm giun của trẻ nhỏ ở lứa tuổi này và được sự đồng ý bằng văn bản của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, Trung tâm Phòng chống sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

 

 

Ngày 21/05/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích