Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài liệu y tế trực tuyến miễn phí
Nhằm giúp các bạn đồng nghiệp nắm được một số kỹ năng cần thiết để tìm kiếm hiệu quả một số nguồn thông tin hữu ích, nguồn tài liệu y học phục vụ mục đích học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Chúng tôi xin giới thiệu cách truy cập và sử dụng các nguồn tài liệu trên qua trực tuyến miễn phí trên mạng internet. Nội dung trình bày của chúng tôi gồm kỹ năng cơ bản truy cập cơ sở dữ liệu (CSDL) MEDLINE/PubMed; CSDL HINARY và kỹ năng truy cập PUBMED qua HINARI. 1. Kỹ năng cơ bản truy cập (CSDL) MEDLINE/PubMed: PubMed là gì? Là giao diện tìm kiếm thông tin về ngành y, tạo bởi thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ nhằm truy cập miễn phí đến các bài báo có nội dung đã được thẩm định (peer-reviewed) trong lĩnh vực y sinh. Tại sao lại chọn PubMed? PubMed cung cấp quyền truy cập miễn phí tới CSDL Medline. MEDLINE: là CSDL thư mục hàng đầu của thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, gồm: 4.800 nhan đề tạp chí về y khoa, 16 triệu biểu ghi thư mục (references) lưu trữ từ đầu thập niên 50’ đến nay. Bài toàn văn (fulltext) ở đâu? Medline cung cấp đường link trực tiếp tới bài fulltext ở PubMed Central (Trung tâm lưu trữ báo điện tử về y sinh và khoa học đời sống của Viện Y học quốc gia Mỹ) và Website của nhà xuất bản Cách truy cập PubMed? Theo địa chỉ: www.pubmed.org Sau khi vào trang web trên, ta bấm chọn liên kết My NCBI nằm phía trên bên phải màn hình. Ở trang tiếp theo, chọn liên kết Register for an account. Điền đầy đủ các thông tin ở phần này, sau đó bấm chọn Register. Sau khi đã tạo được account, nhớ ghi lại đầy đủ User name và Password để sử dụng trong lần truy cập tiếp theo. Gõ từ khóa, chủ đề vào ô search và sử dụng toán tử AND, OR, NOT (luôn để ở dạng in hoa) để nối các từ khóa. Để mở rộng kết quả nên sử dụng các từ đồng nghĩa như H1N1 = influenza A, swine flu; Management = control, prevention và sử dụng các từ chặt cụt (truncation) như Management = manag* Và kết quả tìm kiếm trên,giao diện màn hình sẽ hiện ra như sau: Nhằm giới hạn kêt quả tìm kiếm ta chọn tab Limits. Chức năng này sẽ giới hạn kết quả theo: Bài toàn văn, năm xuất bản tạp chí, ngôn ngữ và loại bài báo, loại nghiên cứu… Nhằm tìm kiếm nâng cao, chúng ta có thể truy cập như sau: Tìm theo trường cụ thể (a specific field): sử dụng chức năng Search Builder để tìm các thuật ngữ trong một trường cụ thể. Tìm duyệt thuật ngữ trong danh mục cho sẵn (Index). Kết hợp sử dụng các phép tìm khác nhau bằng cách sử dụng Lược sử tìm kiếm (History). Xem số kết quả tìm kiếm (Preview) và Hiển thị các chi tiết của phép tìm kiếm (Search details). Cách tải bài toàn văn bài báo: Ở mục Filter your results nằm ở góc trên bên phải, dưới ô Search, chọn liên kết Free Full Text. Ở trang tiếp theo, truy cập một bài báo và tải bài toàn văn của bài báo đó. Cách lưu trữ và gửi tài liệu tìm kiếm được: File: danh mục kết quả được tải xuống và lưu lại thành một file Notepad; Collections:lưu các bài báo đã chọn vào bộ sưu tập trong My NCBI (Folder cá nhân trong Pubmed); Clipboard: lưu tạm thời các biểu ghi thư mục đã chọn; Email: gởi các biểu ghi thư mục đã chọn qua email My NCBI là gì? Là một công cụ cho phép người sử dụng lưu lại các phép tìm, lựa chọn các hình thức trình bày tài liệu, các tính năng lọc kết quả tìm kiếm, và tạo các phép tìm tự động được gởi qua e-mail... Kỹ năng cơ bản truy cập CSDL HINARY CSDL HINARY là gì? Là chương trình hợp tác giữa Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà xuất bản về y học nhằm giúp các nước đang phát triển có cơ hội truy cập một trong những nguồn thông tin lớn nhất thế giới về y học. Hiện có 6.400 nhan đề tạp chí phục vụ cho các viện y tế ở 108 quốc gia Đăng ký sử dụng HINARY như thế nào? Đăng ký sử dụng HINARY theo tổ chức, Truy cập trang web HINARI tại địa chỉ: http://www.who.int/hinari/en/sau đó chọn Eligibility để xem các điều kiện đăng ký sử dụng HINARI, chọn Register (cũng có thể vào About HINARI). Ở “Mẫu Đăng Ký” (Registration Form), điền vào mẫu trực tuyến, gửi mẫu đăng ký đã điền về HINARI bằng cách chọn “Send Registration”. Truy cập vào HINARI? Ta vào trang chủ: http://www.who.int/hinari/en/. Bấm chọn Log in ở phía trên bên phải màn hình. Ở trang tiếp theo: nhập ID (tên sử dụng) và password (mật khẩu) mà cơ quan đã đăng ký, chọn Login.Trang Journals của HINARI sẽ mở ra, từ trang này, có các cách để truy cập nguồn tài liệu toàn văn. * Cách tìm theo tên tạp chí: chọn liên kết Find journals by title Chọn chữ cái đầu của từ đầu tiên trong tên tạp chí mà bạn quan tâm. Lưu ý rằng trong trang danh mục liệt kê tên các tạp chí theo từng chữ cái một có hai loại: tạp chí được đánh dấu bằng ô màu xanh lục là tạp chí được quyền truy cập. * Cách tìm tài liệu theo chủ đề:Chọn Full-text journals, databases and other resources. Ở mục Find journals by subject category, bấm vào hình tam giác màu đen ở menu sổ xuống, chọn chủ đề cần tìm. Danh mục các tạp chí về chủ đề này sẽ xuất hiện cùng với những liên kết đến trang web của nhà xuất bản. Chọn tạp chí mà bạn quan tâm. 3. Kỹ năng cơ bản truy cập PUBMED qua HINARI: Không phải lúc nào những thông tin thư mục trong Medline/PubMed đều có liên kết toàn văn, mặt khác mỗi quốc gia có một số lượng nhất định các tạp chí được phép sử dụng. Qua HINARY cho phép thực hiện các phép tìm trong PubMed để có được các bài báo toàn văn từ các tạp chí tham gia vào chương trình HINARI. Từ trang chủ của HINARI, bấm chọn Full text journals, databases and other resources. Ở trang Journals của HINARI, đăng nhập bằng tên sử dụng và mật khẩu (user name and password) do thư viện cấp. Chọn liên kết Search HINARI journal articles through PubMed (Medline), một cửa sổ mới xuất hiện. Ở ô tìm kiếm Search, nhập từ khóa, ví dụ: malaria vaccine. Bạn chỉ có thể truy cập các bài báo toàn văn của HINARI khi và chỉ khi: Tạp chí có chứa bài báo đó nằm trong danh sách mà Việt Nam được phép sử dụng.Cơ quan bạn đã đăng ký sử dụng HINARI và bạn đã đăng nhập vào HINARI . Ở trang Limits, KHÔNG bấm chọn vào 3 mục ở Text Options: “Links to full text”, “Links to free full text” và “Abstract”. Bạn cũng nên nhớ rằng Bạn đã KHÔNG vào trang Limits để chọn “Links to free fulltext”. Sau khi thực hiện phép tìm, bạn bấm vào liên kết HINARI để có được các thông tin thư mục của các bài báo do HINARI cung cấp Do khuôn khổ bài viết có hạn, chúng tôi không thể trình bày chi tiết các kỹ năng truy cập được, các bạn hãy thường xuyên luyện tập và tìm kiếm các chuyên gia về lĩnh vực này khi có cơ hội. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ đề xuất Lãnh đạo Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tổ chức lớp tập huấn về lĩnh vực này với sự trợ giúp của Trung tâm Học liệu Đại học Huế. Chúc các bạn thành công! Tài liệu tham khảo: 1.Bài giảng lớp tập huấn “Truy cập và sử dụng nguồn thông tin y tế” của GS Huỳnh Đình Chiến, Giám đốc Trung tâm Học liệu; ThS. Tôn Nữ Phương Mai và ThS. Võ Thúy Hoa, Phòng Dịch vụ Thông tin, TTHL Huế. 2.How to access Medline trên http://www.cancerguide.org/medline.html 3.HINARI Access to Research in Health Programme trên http://www.who.int/hinari/en/
|