Ca bệnh điển hình về tràn dịch màng phổi tăng bạch cầu ái toan do bệnh ấu trùng giun đầu gai (Eosinophilic pleural effusion in gnathostomiasis)
Moore và cộng sự báo cáo một loạt ca bệnh nhiễm bệnh ấu trùng giun đầu gai nhập khẩu có biểu hiện ấu trùng di chuyển dưới da điển hình, từng đợt hoặc tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi hoặc cả hai cũng như tăng bạch cầu ái toan kèm theo các triệu chứng không đặc hiệu chưa được chẩn đoán. Chúng tôi muốn bổ sung thêm một số bàn luận dựa trên một nghiên cứu gần đây tại Marseille, Pháp. Vào tháng 4.2003, một bệnh nhân nam 66 tuổi sống tại Marseille có tiền sử sốt 8 ngày qua. Bệnh nhân này đi du lịch Việt Nam trở về sau 1 tháng, ở đó anh ta ở 4 tuần tại thành phố Hồ Chí Minh và 2 ngày tại vùng Mekong Delta. Anh ta hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt chuyến đi du lịch và không có bị côn trùng nào đốt cả, ngoại trừ muỗi. Anh ta không có tiếp xúc da trực tiếp với nước sông hồ. Về ăn uống, gồm các món ăn địa phương là cơm, thịt heo, cá, tôm và thịt gà. Triệu chứng của anh ta bắt đầu 3 tuần sau khi anh ta trở về Marseille và các triệu chứng đó là sốt, mệt mỏi và run lạnh (1 ngày), khó thở vừa khi hoạt động, đau nhẹ thoáng qua hai bên tinh hoàn và có xuất tinh có máu (hemospermia). Anh ta đi đến khám tại bác sĩ gia đình và sau đó được gởi đến đơn vị điều trị bệnh nhiệt đới tại bệnh viện phía bắc. Vào thời điểm nhập viện, thân nhiệt là 380C. Khám thực thể (kể cả tinh hoàn) cho thấy đều bình thường, ngoại trừ có tiếng thổi tâm thu và triệu chứng lâm sàng của tràn dịch màng phổi bên trái. Tràn dịch tiếp sau đó được xác định bằng chụp phim phổi, cũng cho thấy hình ảnh thâm nhiễm lan tỏa hai bên phổi. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng thường quy về mẫu máu bình thường, ngoại trừ có tăng thông số eosin là 5.2x109/L. Test lam máu để tìm ký sinh trùng sốt rét và ấu trùng giun chỉ bạch huyết đều âm tính. Xét nghiệm nước tiểu gồm siêu âm, PSA (prostate-specific antigen), chỉ ra không có bất thường ngoại trừ có u xơ tuyến tiền liệt (đã tồn tại và bệnh nhân biết điều đó). Không có trứng hoặc ký sinh trùng được phát hiện trong phân hoặc nước tiểu, dù đã ly tâm, lọc mẫu máu và mẫu nước tiểu. Sau khi chọc dịch màng phổi lấy 100ml, xét nghiệm tế bào và đếm bạch cầu ái toan 5.800/L không có kèm theo ký sinh trùng. Cấy máu tìm vi khuẩn, gồm vi khuẩn lao cũng âm tính. Vào ngày thứ 4, bệnh nhân không còn sốt và xuất viện. Khi nhập viện, các kết quả xét nghiệm ban đầu có liên quan đến các xét nghiệm phát hiện hoạt tính với bệnh sán máng, sán lá phổi, giun lươn, ấu trùng sán dây lợn, giun tóc, giun đầu gai, ấu trùng giun chỉ và ấu trùng giun đũa chó sseeuf âm tính. Một tháng sau, đếm bạch cầu ái toan của bệnh nhân thấy giảm xuống 1.8 x 109/L. anh ta không còn sốt, chỉ phàn nàn là suy nhược. Tiến hành xét nghiệm một bộ huyết thanh cho bệnh nhân, thử nghiệm Western blot đối với bệnh ấu trùng giun đầu gai làm tại Viện nghiên cứu bệnh nhiệt đới Thụy Sĩ (Swiss Tropical Institute_Socinstrasse 57, CH-4002, Basel, Switzerland) dương tính, cho thấy có hoạt tính với immunoglobulin G với 4 dải band đặc hiệu bao gồm cả dải 24-kDa band, nghĩ đến đây là một đặc trưng bệnh (pathognomonic) cho chẩn đoán nhiễm trùng Gnathostoma spp. Sự chuyển đảo huyết thanh xác định chẩn đoán là bệnh ấu trùng giun đầu gai. Tất cả các test huyết thanh khác vẫn âm tính, ngoại trừ tăng nồng độ kháng thể chống lại Acanthocheilonema vitae khi dùng kháng nguyên trong huyết thanh không đặc hiểu sàng lọc bệnh ấu trùng giun chỉ bạch huyết (Laboratoire Marcel Merieux, Lyon, Pháp). Sau liệu trình 21 ngày của albendazole và một liều duy nhất ivermectin, tỷ lệ bạch cầu ái toan của bệnh nhân giảm đi còn 0.8 x 109/L. Ba khía cạnh của bệnh ấu trùng giun đầu gai là một bệnh nhập khẩu đang nổi (an emerging imported disease) có thể bổ sung vào các dữ liệu của tác giả Moore và cộng sự. Trước tiên, các dấu hiệu lâm sàng trong ca bệnh này không thường xuyên. Xuất tinh có máu thường lành tính với các nguyên nhân hay gặp là bệnh lý bàng quang và tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng, gồm bệnh sán máng và lao có liên quan đến các triệu chứng này. Dù bệnh nhân này có một khối u tuyến dạng adenoma, đây là lần đầu tiên xuất tinh có máu có liên quan đến bệnh ấu trùng giun đầu gai. Vì lo lắng về xuất tinh có máu, nên triệu chứng này là lý do chính cho bệnh nhân đi khám bệnh. Thứ hai, tràn dịch màng phổi có tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic pleural effusion) cũng là một yếu tố không thường gặp trong bệnh ấu trùng giun đầu gai. Mặc dù đã được báo cáo như một nguyên nhân tiềm tàng như sách tham khảo, một hệ thống tra cứu Medline search/gnathostomiasis and eosinophilia and pleural effusion or pleuritis or lung ) đã “vạch trần” chỉ có hai ca tràn dịch màng phổi như là một triệu chứng chính của bệnh ấu trùng giun đầu gai. Tràn dịch màng phổi và phản ứng màng phổi có thể gợi ý do ấu trùng giun sán đi theo đường máu vào trong phổi và màng phổi theo phương thức bị nhiễm trùng lạc chỗ (aberrant fashion). Điểm cuối cùng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chỉ ra bởi Moore và cộng sự, các bệnh nhân trở về từ các vùng lưu hành bệnh, chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á và Trung và Nam Mỹ, nên được kiểm tra một cách tổng thể về bệnh ấu trùng giun đầu gai. Mặc dù, một số bệnh nhân có hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da điển hình (typical cutaneous form) của bệnh ấu trùng giun đầu gai liên quan có tăng bạch cầu ái toan, hầu hết các thể không điển hình là có thể chưa được phát hiện chẩn đoán hoặc bỏ sót (under-diagnosed) và liên quan đến thần kinh nghiêm trọng có thể xảy ra nếu điều trị không được đặt ra. Tuy nhiên, cho đến gần đây các xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh nhanh đối với bệnh ấu trùng giun đầu gai sẵn có tại chỉ châu Á, chủ yếu tại Thái Lan và Nhật Bản. Một số la bô tại châu Âu gần đây cũng cung cấp các loại xét nghiệm đối với bệnh này, điều này sẽ thật sự có giá trị hỗ trợ trong đánh giá các bệnh nhân đi trở về từ các vùng nhiệt đới. Tài liệu tham khảo 1.Moore DA, McCroddan J, Chiodini PL (2003). Gnathostomiasis: an emerging imported disease. Emerg Infect Dis. 2003;9:647-50. 2.Mulhall JP, Albertsen PC (1995). Hemospermia: diagnosis and management. Urology. 1995;46:463-7. 3.Wilson ME, Weller PF (1999). Eosinophilia. Tropical infectious diseases. In: Guerrant RL, Walker DH, Weller PF, editors. Principles, pathogens, and practice. Philadelphia: Churchill Livingstone; 1999. p. 140-19. 4.Dow C, Chiodini PL, Haines AJ, Michelson SM (1988). Human gnathostomiasis. J Infect. 1988;I 7:147-9. 5.Nagler A, Pollack S, Hassoun G, Kerner H, Barzilai D, Lengy J (1983). Human pleuropulmonary gnathostomiasis: a case report from Israel. Isr J Med Sci. 1983;19:834-7. 6.Menard A, Dos Santos G, Dekumyoy P, Ranque S, Delmont J, Danis M, et al (2003). Imported cutaneous gnathostomiasis: report of five cases. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2003;97:200-2. 7.Parola P (2001). Gnathostomiasis, Lancet. 2001;358:332.
|