Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 9 2 4 4
Số người đang truy cập
3 9 3
 Chuyên đề Sinh học phân tử
Miễn dịch chống lại bệnh sốt rét như thế nào ?

Càng bị côn trùng đốt, hệ miễn dịch càng tốt? Đó là những gì chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này vì bạn đã biết khi bị côn trùng đốt nhiều chưa hẳn đã xấu. Nước bọt của chúng có thể bảo vệ con người trước những bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng mà chúng mang theo. Thậm chí, các nhà khoa học đã tính tới việc phân lập thứ nước bọt có khả năng bảo vệ này để tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch trước những bệnh như sốt rét hoặc các bệnh chết người khác.

 

Viễn cảnh này được đưa ra sau khi một nghiên cứu mới đây trên chuột cho thấy nước bọt của muỗi có thể giúp con người chống lại bệnh sốt rét. Giới khoa học từ lâu đã nhận thấy người dân ở những vùng mà các bệnh do ký sinh trùng (sống trên côn trùng) hoành hành như châu Phi và Trung Đông có khả năng chống lại tốt hơn với bệnh truyền nhiễm so với dân ở các vùng khác trên thế giới.

Có ý kiến cho rằng khả năng tự vệ này là do cơ thể đã "dạn dày" với ký sinh trùng trong đời. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy dường như chính sự tiếp xúc với nước bọt của các con côn trùng lành (không mang ký sinh trùng) mới giúp tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch. "Ở một số vùng, người ta có thể bị hàng nghìn con muỗi đốt mỗi ngày", Mary Ann McDowell, một nhà miễn dịch học ký sinh trùng tại Đại học Notre Dame ở bang Indiana, Mỹ, cho biết. "Như thế, họ nhận được rất nhiều nước bọt của muỗi".

Nhóm của McDowell đã cho những con chuột tiếp xúc với muỗi mang ký sinh trùng sốt rét. Tuy nhiên, một số con trước đó đã bị những con muỗi lành (không mang ký sinh trùng) cắn. Kết quả là, nhóm chuột từng tiếp xúc với nước bọt của muỗi lành có hàm lượng ký sinh trùng trong máu và gan thấp hơn. Đó là bởi thứ nước bọt này đã kích thích hệ miễn dịch tiết ra các hóa chất chống nhiễm trùng. Nhóm nghiên cứu của McDowell đang tìm hiểu xem có thể tìm kiếm một thứ vaccine sốt rét cho người từ nước bọt muỗi hay không.

I. Những định nghĩa và khái niệm miễn dịch cơ bản

- Miễn dịch (immiunity): Trạng thái của một cơ thể có khả năng đề kháng (bảo vệ) không cho các vi sinh vật xâm nhập hoặc bị các kháng nguyên gây độc (trung hòa độc tố).

- Miễn dịch sốt rét: KSTSR khi vào vật chủ là một kháng nguyên và cơ thể sản xuất ra kháng thể tương ứng. Kháng thể bảo vệ trong sốt rét nói chung yếu, không bền vững, không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn trước những đợt tấn công khác của ký sinh trùng, mà chỉ hạn chế tác hại của ký sinh trùng đối với cơ thể

II. Miễn dịch tự nhiên chống sốt rét:

1. Định nghĩa:

Miễn dịch tự nhiên chống sốt rét là miễn dịch có tính chất di truyền, chủng loại và cá thể đối với ký sinh trùng sốt rét. Miễn dịch này được hình thành tự nhiên, không phụ thuộc vào sự kích thích của kháng nguyên ký sinh trùng sốt rét.

2. Các loại miễn dịch tự nhiên: Gồm các loại sau:

- Miễn dịch tuyệt đối:

Là miễn dịch hoàn toàn với KSTSR, cơ thể không bị sốt rét do một loài KSTSR nhất định. Ví dụ P. berghei không gây bệnh sốt rét ở người hoặc khỉ không bị sốt rét do P. falciparum, P. vivax của người.

- Miễn dịch có giai đoạn:

Trong quá trình phát triển của ký sinh trùng trong cơ thể, chỉ có giai đoạn thoa trùng nhạy cảm với tế bào gan, còn giai đoạn phân liệt và tiểu thể hoa cúc lại nhạy cảm với hồng cầu ở máu ngoại vi hơn là tế bào gan.

- Miễn dịch không hoàn toàn:

Là miễn dịch tự nhiên có thể mất đi do một nguyên nhân nào đó. Ví dụ cắt lách chimpanzi thì KST ở người có thể phát triển ở máu ngoại vi (khả năng này không có khi con vật còn nguyên vẹn).

- Miễn dịch di truyền:

Đặc điểm di truyền, đặc biệt là di truyền nhóm máu và hemoglobin có ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của KSTSR. Ví dụ người có nhóm máu Duffy (-) không bị sốt rét do P. vivax; người da đen nhẹ và dễ chữa hơn người da trắng, những người có hemoglobine S có khả năng đối kháng chống lại sự nhiễm P falciparum.

III. Miễn dịch tạo nên do ký sinh trùng sốt rét:

Là miễn dịch mắc phải do KSTSR xâm nhập vào cơ thể, kích thích cơ quan miễn dịch của cơ thể và đáp ứng miễn dịch của cơ thể dã tạo nên miễn dịch chống lại KSTSR. Như vậy, muốn có miễn dịch chủ động cần phải có kháng nguyên KSTSR, có quá trình miễn dịch là phản ứng kháng nguyên + kháng thể đặc hiệu đối với KSTSR.
 

1. Kháng nguyên (KN):

Là chất mà cơ thể sinh vật chống lại bằng cách sinh ra kháng thể (KT) đặc hiệu. Tính đặc hiệu có nghĩa là KN nào sinh ra KT đó và KT nào thì kết hợp KN ấy. Muốn chứng minh có quá trình miễn dịch trong sốt rét, phải chứng minh được KSTSR có KN đặc hiệu, KN đó có khả năng kích thích cơ thể sinh KT. Cho tới nay người ta đã xác định KSTSR có KN đặc hiệu gồm 3 loại:

a) Kháng nguyên dạng hòa tan:

Được tách ra từ thân ký sinh trùng ở các thể khác nhau, hòa tan trong huyết thanh, có trọng lượng phân tử thấp. KN hòa tan kết hợp với KT dịch thể typ IgG, IgM tạo nên phức hợp miễn dịch hòa tan trong huyết thanh, hoặc lắng đọng ở các cơ quan như thận.

b) Kháng nguyên thân:

Là KSTSR tự do ở giai đoạn ngoài hồng cầu như thoa trùng, giao tử bào. Ví dụ mẫn cảm cho súc vật bằng thoa trùng, thì miễn dịch này có tính chất bảo vệ cho súc vật không bị nhiễm KSR và mất đi giai đoạn phát triển trung gian.

c) Kháng nguyên là KST trong hồng cầu:

Hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng có khả năng kích thích cơ thể sinh miễn dịch có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng. KN là các protein của hồng cầu và tổ chức cơ thể bị hủy hoại do hậu quả của nhiễm KSR, đó là tự kháng nguyên. Bằng chứng là ngườ ta phát hiện thấy kháng thể gây ngưng kết, gây li giải hồng cầu ở bệnh nhân sốt rét à Số hồng cầu bị vỡ trong cơn sốt rét nhiều hơn số hồng cầu nhiễm KST.

Các kháng nguyên KSTSR ở dạng hòa tan, dạng KN thân, hoặc dạng trong hồng cầu đều có khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể.

2. Quá trình tạo miễn dịch của cơ thể nhiễm ký sinh trùng:

Miễn dịch chống sốt rét có 2 loại: Miễn dịch thụ động và miễn dich chủ động.

a) Miễn dịch thụ động (Passive immunity):

Là trạng thái miễn dịch không phải do tự cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch, mà do nhận được kháng thể hoặc lympho bào mẫn cảm từ cơ thể khác đã có miễn dịch truyền sang.

Thường gặp ở trẻ nhỏ < 3 tháng, kháng thể bảo vệ chống sốt rét được truyền từ người mẹ bị sốt rét sang con qua nhau thai. Tuy tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng miễn dịch thu được rất quan trọng đối với trẻ em sống trong vùng sốt rét, sau 3 tháng nhũng đứa trẻ này lại nhạy cảm với KST .

b) Miễn dịch chủ động (Active immunity):

Là miễn dịch do chính cơ thể tạo ra khi có sự tấn công của KSTSR, miễn dịch này không bền vững và tồn tại trong một thời gian ngắn (miễn dịch tạm thời) khoảng 4 – 6 tháng, mang tính chất đặc hiệu loài , liên hệ mật thiết với giai đoạng sinh sản vô tính của KSTRSR.

Giống như quá trình tạo miễn dịch của cơ thể đối với các KN khác, đáp ứng miễn dịch của cơ thể với sốt rét củng phải trải qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn tiếp nhận kháng nguyên:

Ở kháng nguyên dạng hòa tan có tác dụng trực tiếp lên T, B lympho là những tế bào có khả năng tạo miễn dịch, còn KN thô (KN nguyên vẹn) thì phải qua đại thực bào. Đại thực bào ở hệ liên võng, hoặc bạch cầu đơn nhân của máu hoạt hóa, nuốt và tiêu hóa ký sinh trùng, biến ký sinh trùng thành những mảnh nhỏ(siêu KN) hoặc tạo ra các dạng thông tin kháng nguyên (RNA). Từ đại thực bào, các dạng này sẽ truyền qua lympho và kích thích hoạt động của T và B lympho.

+ Giai đoạn chuyển dạng và nhân lên của T và B lympho:

Sau khi đã được kích thích của kháng nguyên, tế bào lympho sẽ chuyển dạng (blaste hóa) và phân chia, chúng nhân lên thành một lượng tế bào lớn, những tế bào cuối cùng sau một loạt lần phân chia là những tế bào tác động trực tiếp tiết kháng thể.

+ Giai đoạn tiết kháng thể:

Các tế bào tác động có nguồn gốc từ T lympho sẽ tạo miễn dịch tế bào, còn các tế bào tác động có nguồn gốc từ B lympho sẽ tạo miễn dịch dịch thể.

+ Giai đoạn kháng thể phản ứng với kháng nguyên đặc hiệu:

Phản ứng KN – KT có thể có 3 kết quả:

- Tiêu diệt KST bảo vệ cơ thể

- Bệnh lý do phức hợp miễn dịch.

- Rối loạn hồng cầu.

c) Miễn dịch tế bào:

Đáp ứng của T lympho với KST tạo ra miễn dịch tế bào chống sốt rét. Miễn dịch tế bào trong sốt rét mang tính chất bảo vệ nên còn gọi là miễn dịch bảo vệ (protective immunity), có thể phân miễn dịch tế bào thành 2 loại là miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

+ Miễn dịch tế bào đặc hiệu chống sốt rét: gồm 3 loại chính

-      Tế bào T mẫn cảm: được coi là kháng thể tế bào, có khả năng diệt tế bào đích (tế bào mang kháng nguyên đặc hiệu) người ta gọi chúng là tế bào “diệt”.

-      Đại thực bào được hoạt hóa bởi T mẫn cảm, làm đại thực bào trở thành tế bào diệt giống như tế bào T mẫn cảm và có thể làm chết tế bào đích bằng cách tiếp xúc màng, chứ không bằng cách thực bào.

-      Tế bào trung gian kháng thể: không có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng, nhưng lại có tác dụng thu hút và hoạt hóa các tế bào có cảm thụ quan với phần FC (Frangment Cytophilfactor) của các kháng thể (IgG, IgM) tạo ra cho KST. Khi gắn với kháng nguyên trên bề mặt KSTSR thì phản ứng độc của tế bào trung gian kháng thể sẽ xảy ra làm chết ký sinh trùng.

Các tế bào này là: Đại thực bào, B lympho bình thường, bạch cầu trung tính và bạch cầu toan tính

+ Miễn dịch tế bào không đặc hiệu:

Là miễn dịch tạo nên không phải do ký sinh trùng sốt rét, mà do những kích thích không đặc hiệu, được gọi chung là những kích thích miễn dịch (immuno Stimulant) tạo ra tế bào T mẫn cảm, khi phản ứng với các kháng nguyên đặc hiệusẽ giải phóng ra nhiều yếu tố hoạt hóa thực bào để giết chết ký sinh trùng.

d) Miễn dịch dịch thể:

Đóng vai trò bệnh lý miễn dịch nhiều hơn miễn dịch bảo vệ chống sốt rét (ở bệnh nhân KT đặc hiệu mang tính chất bảo vệ thấp).

+ Dựa vào vị trí ký sinh của KSTSR, kháng thể dịch thể có thể chia làm 2 loại:

-       Kháng thể chống KSTSR trong hồng cầu

-       Kháng thể chống thoa trùng và giao tử bào ngoài hồng cầu.

+ Dựa vào tác dụng của kháng thể, người ta chia làm hai loại: KT đặc hiệu và KT bảo vệ:

-       Kháng thể đặc hiệu: tạo ra chủ yếu do KN hòa tan của KST và do KN phản ứng chéo. Ví dụ có loại vi trùng có khả năng phản ứng chéo KSTSR.

-       Kháng thể bảo vệ: được hình thành là do KN trên bề mặt KSTSR ở giai đoạn ngoài hồng cầu như thoa trùng và giao tử bào, KT tạo ra chủ yếu thuộc typ IgM, IgG tham gia các phản ứng như ngưng kết ký sinh trùng, li giải ký sinh trùng nhờ vai trò của bổ thể (C), ức chế quá trình nhân lên của KST.

Gần đây người ta còn cho là KT bảo vệ có khả năng trực tiếp tiêu diệt tiểu thể hoa cúc ngoài hồng cầu, không cần hổ trợ của bổ thể làm cho các tiểu thể hoa cúc đã ra khỏi hồng cầu bị ngưng kết và không có khả năng chui vào hồng cầu mới.

Một nghiên cứu khác cho thấy khả năng bảo vệ kéo dài chống lại căn bệnh sốt rét sau khi thực nghiệm tiêm thoi trùng. Các nhà khao học đã chứng minh trong thực nghiệm trên những người tình nguyện chưa từng mắc sốt rét, có thể tạo miễn dịch chống nhiễm P. falciparum bằng cách cho muỗi nhiễm thoi trùng đốt vào, cùng lúc với việc dự phòng bằng chloroquine kiểm chứng. Miễn dịch này tạo ra đi kèm với việc sản xuất trong in vitro interferon γ và Interleukin 2 (đã được đề cập khá nhiều trong các bài viết trước đây) có tính đặc hiệu với ký sinh trùng sốt rét bởi các tế bào nhớ thực hiện. Nghiên cứu với mục đích thăm dò sự tồn tại sự bảo vệ và đáp ứng miễn dịch ở cùng những người tình nguyện.

Nghiên cứu này thực hiện tại trung tâm y khoa Nijmegen (Đại học Radboud, Nijmegen, Hà Lan), từ tháng 11-12 năm 2009, đối tượng nghiên cứu là những người tình nguyện trước đó đã có miễn dịch (28 tháng sau khi gây miễn dịch) bị 5 con muỗi nhiễm P. falciparum đốt. Những người tình nguyện mới chưa lần nào mắc sốt rét được đưa vào để làm nhóm chứng nhiễm bệnh. Kết quảchính của nghiên cứu họ đã phát hiện KSTSR trong máu qua kinh hiển vi, đánh giá động học của ký sinh trùng sốt rét trong máu bằng kỹ thuật Real-time PCR định lượng (RT-PCR) và ghi nhận các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng tiếp theo sau đó. Sự thiết lập trong thử nghiệm in vitro của Interferon γ và Interleukin 2 bởi các tế bào T nhớ thực hiện được khảo sát sau khi kích thích bằng các thoi trùng và hồng cầu nhiễm P. falciparum. Các khác biệt trong đáp ứng miễn dịch tế bào giữa các nhóm nghiên cứu được đánh giá bởi phép thuật toán Mann-Whitney.

Kết quả cho thấy sau khi bị muỗi nhiễm mầm bệnh đốt, không tìm thấy ký sinh trùng sốt rét qua kính hiển vi ở 4/6 người tình nguyện đã có miễn dịch. Không phát hiện được KSTSR trong máu ở những người này bằng RT-PCR trong suốt thời gian theo dõi. Ở 2 người tình nguyện có miễn dịch còn lại, KSTSR xuất hiện trễ hơn trong máu. Thử nghiệm sinh học in vitro cho thấy ở những người tình nguyện được bảo vệ thì có sự tồn tại kéo dài của các đáp ứng có tính đặc hiệu với KSTSR nhờ vào các tế bào lympho T nhớ thực hiện hoàn hảo. 4 người tình nguyện được bảo vệ có nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến vừa, trong đó triệu chứng phổ biến nhất là nhức đầu. 2 người tình nguyện có KSTSR xuất hiện trễ cũng có tác dụng phụ tương tự như ở nhóm chứng. Điều này cho thấy miễn dịch gây ra do nhân tạo kéo dài lâu hơn là thường được ghi nhận sau khi phơi nhiễm tự nhiênà mở ra một hướng nghiên cứu mới về cơ chế tạo miễn dịch chống lại căn bệnh sốt rét.
 

Tóm lại:

Kết quả của quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể đã tạo ra các kháng thể tế bào và các kháng thể dịch thể. Các kháng thể này sẽ phản ứng với kháng nguyên (hoặc KSTSR) ở ngoài hồng cầu, hoặc trong hồng cầu hoặc cả với hồng cầu không nhiễm ký sinh trùng tạo nên 3 kết quả chính:

-      Vỡ hồng cầu.

-      Ngưng kết hồng cầu và tiểu cầu.

-      Tiêu diệt ký sinh trùng và gây bệnh lý do phức hợp miễn dịch, do hoạt hóa của bổ thể hoặc do vai trò của các yếu tố gây dị ứng.

 

Ngày 21/06/2012
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
và Cn. Nguyễn Hải Giảng
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích