Viêm da gây ngứa và dị ứng do một loài ký sinh trùng nhỏ thuộc nhóm chân khớp Demodex spp lây truyền từ động vật sang người
Demodex là một giống các con vật ký sinh trùng rất nhỏ (tiny parasitic mites) sống trên hoặc gần các nang lông của động vật. Hơn một trăm loài khác nahu của Demodex được biết đến là các động vật chân khớp nhỏ nhất.Bệnh da do loài D. folliculorum và D. brevisDemodex folliculorum và Demodex brevis thường được phát hiện nhiễm trên người. Loài D. folliculorum lần đầu tiên được mô tả vào năm 1842 bởi tác giả Simon; D. brevis được xác định như một loài riêng biệt vào năm 1963 do Akbulatova. D. folliculorum được tìm thấy trên các nang chân tóc hoặc nang lông, trong khi đó loài D. brevis lại sống trong các tuyến bả nhờn liên kết với nang lông. Cả hai loài đầu tiên phát hiện trên mặt, gần cánh mũi, lông mi và lông mày nhưng cũng có thể phát hiện một số nới nào đó trên cơ thể người. Các sinh vật trưởng thành chỉ có kích thước 0.3-0.4 mm chiều dài với D. brevis hơi ngắn hơn so với D. folliculorum. Mỗi con có hình thái bán trong suốt, kéo dài cơ thể bao gồm hai đoạn gắn dính khớp nhau. Có 8 đôi chân phân đoạn, ngắn dính liền vào phần đầu của cơ thể. Cơ thể đượcbao phủ bởi các vảy để cho chúng gắn dính vào các nang lông, nang tóc, mite có phần miệng giống như tròn tựa như kim băng để ăn các tế bào da và các chất dầu nhờn trên da mặt tích tụ trong các nang lông. Các sinh vật này có thể rời khỏi nang lông và đi chậm quanh bề mặt da với tốc độ 8-16 mm/ giờ, đặc biệt vào ban đêm vì chúng cố gắng tránh ánh sáng. Các con cái của Demodex folliculorum lớn hơn và tròn hơn con đực. Cả con cái và con đực Demodex có lỗ sinh dục mở ra và thụ tinh bên trong. Quá trình giao phối xảy ra trong các lổ nang và trứng đẻ vào bên trong các nang lông hoặc các tuyến bả nhờn. Ấu trùng 6 chân đẻ ra sau 3-4 ngày và ấu trùng phát triển thành con trưởng thành trong vòng 7 ngày. Tổng thời gian sống của một con Demodex là vài tuần. Các sinh vật này chết phân hủy bên trong các nang lông hoặc tuyến bả nhờn. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các bệnh lý da trứng cá đỏ có thể gây ra bởi các sinh vật này phân hủy vào trong, có khả năng do vi khuẩn Bacillus oleronius tìm thấy trên cơ thể bệnh nhân. Các bệnh nhân lớn tuổi dễ mang trên mình sinh vật này hơn các đối tượng khác, 1/3 số trẻ em và người trẻ tuổi và 2/3 số người già nhiễm loại sinh vật này. Tỷ lệ thấp hơn ở trẻ em có thể góp phần do ít sinh tuyến bả nhờn hơn. Thật là dễ nhận thấy sinh vật Demodex thông qua loại bỏ cẩn trọng chúng từ lông mày, lông mi qua soi kính hiển vi. Các sinh vật này lây truyền qua lại giữa các vật chủ thông qua tiếp xúc lông, tóc, lông mi, lông mày và các tuyến bả nhờn trên muỗi. Các loài khác nhau của vật chủ động vật của Demodex; chỉ có một bệnh lây truyền từ động vật sang người của Demodex được biết. Trong phần lớn các cabệnh, sinh vật này không thể quan sát di chuyển của chúng, không có bất cứ triệu chứng gì, nhưng một số trường hợp (thường có liên quan đến suy giảm miễn dịch hoặc bị stress hoặc bệnh) quần thể sinh vật này có thể gia tăng đáng kể, dẫn đến một tình trạng được gọi là demodicosis vết đốt do Demodex, đặc trưng bởi ngứa, viêm và các rối loạn da khác. Viêm mí mắt cũng có thể gây ra bởi Demodex. Các bằng chứng của một liên quan giữa nhiễm trùng Demodex và bệnh mụn trứng cá (acne vulgaris) tồn tại cho thấy chúng đóng vai trò trong tiến trình thúc đẩy bệnh mụn trứng cá. Bệnh do loài Demodex canis trên da ngườiLoài Demodex canissống chủ yếu trên các con chó nhà, nhưng có thể thỉnh thoảng gây nhiễm trên con người. Mặc dù phần lớn nhiễm trùng do hội sinh (commensal) và do đó biểu hiện dạng tiền lâm sàng, chúng có thể phát triển thành một tình trạng goi là bệnh ghẻ lở do Demodex (demodectic mange). Do thói quen của chúng sống sâu trên các lớp bì, sự lan truyền thường chỉ có thể xảy ra thông qua con đường tiếp xúc và phơi nhiễm kéo dài, như lây truyền giữa chó mẹ và con qua trong quá trình bú sữa. Kết quả, các vị trí thường gặp nhất cho xuất hiện sớm các thương tổn do Demodex (demodicodic lesions) là trên mặt, mõm, chân trước và vùng quanh mắt. Bệnh Demodicosis có đặc điểm thương tổn gồm hai loại: Dạng có vảy (squamous) gây ra rụng tóc, rụng lông khô và dày da và dạng mụn mủ (pustular) thể này nghiêm trọng hơn, gây nen nhiễm trùng thứ phát (thường do tụ cầu) Staphylococcuscó đặc trưng da đỏ, mụn mủ và nhiều nếp da gấp. Sự leo thang của hội sinh nhiễm trùng D. canis cần chú ý về mặt lâm sàng thường liên quan đến các yếu tố của phức hợp miễn dịch. Bệnh demodicosis có thể theo sau một tình trạng ức chế miễn dịch hoặc điều trị thuốc ức chế miễn dịch, hoặc có thể liên quan đến thiếu hụt miễn dịch di truyền. Điều này rất phức tạp vì bản thân Demodex được xem là ức chế đáp ứng miễn dịch T-lymphocyte bình thường. Cũng như thế, một số giống như là Dalmatian, loại chó American Bulldog và American Pit Bull Terrier dễ nhạy cảm với nhiễm loài này. Trong khi điều trị trực tiếp với các ca nặng là có thể dùng 1% Ivermectin (liều chung hay dùng là 0.3-0.6 mg/kg, đường uống, cho đến khi hai lần âm tính), các giống khác có thể điều trị thành công bằng dùng thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng như amitraztrên da, kèm theo cải thiện dinh dưỡng và chú ý các bệnh lý có khả năng làm suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng vi khuẩn thứ phát có liên quan với bệnh lý do Demodex thể mụn mủ (pustular demodicosis) có thể đòi hỏi điều trị bằng kháng sinh. Người ta đề nghị các nhiễm trùng do Demodex là yếu tố góp phần vào bệnh trứng cá đỏ. Bệnh ghẻ bao lông do Demodex canis 1. Nguyên nhân -Bệnh ghẻ bao lông do Demodex canis gây ra. Ghẻ Demodex ký sinh ở màng bọc xung quanh của lông hoặc trong tuyến mỡ, ở phần đáy của tầng bì tiếp giáp với tầng tổ chức dưới da của chó. Toàn bộ vòng đời của con ghẻ bao lông đều phát dục trên cơ thể chó; -Bệnh thường phát sinh ở chó con và cả ở chó lớn. Trên thân mình chó khoẻ mạnh bình thường có thể vẫn, có mầm bệnh tồn tại nhưng chưa phát thành bệnh, chỉ khi trên lớp da ngoài của chó bị tổn thương, viêm tẩy mưng mủ mới tạo cơ hội tốt để ghẻ Demodex xâm nhập vào bên trong cơ thể chó và khi dinh dưỡng kém, thể trạng chó yếu thì con ghẻ sẽ từ đó sinh trưởng, phát dục và gây bệnh cho chó. 2. Triệu chứng -Thường có 2 thể bệnh: Dạng ghẻ khô và ghẻ mủ: + Dạng ghẻ khô: Lúc đầu biểu hiện rụng lông trên da trần, mi mắt, 4 chân, da dầy cộm thành màu đỏ xẫm, chó bệnh thường hay đưa chân lên gãi ở những chỗ này; + Dạng ghẻ mủ: Biểu hiện có những mụn mủ sưng mọng, đặc quánh màu vàng xám do các vi trùng gây mủ xâm nhập vào. Tại đây da nhăn nheo, rụng lông lâu ngày, các tổ chức chết cùng với dịch thể lâm ba tiết ra tạo thành các vẩy khổ cứng dày cộm. + Bệnh nặng: Toàn thân chó trụi hết lông, ở những vùng da mỏng bụng, nách, háng có những ổ mủ áp xe, mùi tanh hôi, khó chịu. 3. Phòng và trị bệnh a. Phòng bệnh Định kỳ tiêu độc chuồng nuôi bằng một trong các dung dịch sau đây: -Chloramin B 0,5%; -Nước vôi 10%; -ND. Iodine phun tiêu độc; -Thường xuyên vệ sinh thân thể cho chó. Tắm cho chó bằng nước bồ kết, lá ổi, lá xoan, hạt mùi, lá kinh giới, mướp đắng hay dung dịch tắm cho chó “Dear dogker”, không nên tắm bằng xà phòng vì chất kiềm sẽ gây ngứa kích ứng da; -Chuồng nuôi chó luôn được cọ rửa sạch, tiêu độc, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời; -Phân chó và các chất thải phải quét dọn sạch hàng ngày đổ vào hố xử lý tiêu độc. b. Điều trị Cũng như ghẻ da, sử dụng một trong các loại thuốc sau đây: -DEP (Dimethyl phthalate): có thể dùng nguyên chất, có thể pha thêm cồn thành dung dịch 50% bôi trên vùng da bị ghẻ; -Dipterex 1%: Bôi trên vùng da ghẻ, bôi từng phần, khi bôi nhớ dọ mõm, không để chó liếm vào; -Trinaghe do Chi cục thú y Hà Nội sản xuất: Bôi vào vùng da ghẻ; Chú ý: Một số ghi nhớ trong quá trình điều trị bệnh ghẻ: 1. Cần rọ mõm để tránh chó liếm vào thuốc 2. Không nên tắm cho chó bằng xà phòng vì dễ gây kích ứng da, gây viêm da 3. Nên tắm cho chó bằng nước bồ kết, nước lá xoan, diêm sinh, lấy khăn kỳ cọ hay bàn chải chà xát để bong hết các vảy đọng trên da chó, sau đó lấy khăn lau khô và tắm thuốc hay bôi thuốc 4. Dụng cụ chăm sóc, nuôi dưỡng chó như chậu, khăn, bàn chải, bát đĩa đựng thức ăn, nước uống... phải được sát trùng bằng nước sôi, hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tím loãng 1% (một phần nghìn), nước vôi trong... sau đó rửa sạch, phơi khô. 5. Chuồng nuôi, đệm nằm dụng cụ khác phải được tiêu độc, sát trùng bằng thuốc tím 1% (một phần nghìn), Chloramin B 0,5% hay ND Iodine. Các loại thuốc sát trùng này dùng để phun định kỳ 6. Bệnh ghẻ cần điều trị lâu dài, điều trị làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 3-5 ngày, có thể phải điều trị chừng 5-7 tháng. 7. Mỗi lần bôi thuốc không nên bôi toàn thân mà nên sử dụng thuốc ghẻ bôi từng phần, tránh gây độc cho chó. 8. Cách ly chó bệnh và chó lành. Chó bệnh nên ở một khu riêng biệt, có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng, cần điều trị tổng hợp như thuốc trị ghẻ, thuốc kháng sinh chữa triệu chứng và thuốc bổ trợ tăng sức bảo vệ của cơ thể. Demodex trên cơ thể người có thể gây rụng tóc nghiêm trọng Nhiều nghiên cứu cho thấy quần thể Demodex trên vùng các nang lông tuyến bả của tóc, lông có liên quan chặt chẽ đến tình trạng mất toàn bộ tóc da đầu của nam giới. Từ các dữ liệu thống kê trên 99 đối tượng liên quan đến nghiên cứu, 87.3% số bệnh nhân bị rụng tóc hay hói đầu (alopecia) cho thấy có nhiễm Demodex. 12% số bệnh nhân bị rụng tóc hay hói đầu thử âm tính với Demodex. Nhóm chứng là những người có tóc đầy đủ và không bị rụng tóc hay hói đầu. 13.6% trong số nhóm chứng có test thử dương tính với Demodex và 86.4% trong nhóm chứng lại âm tính với test thử Demodex. Khi các con số này chỉ ra cho thấy phần lớn người rụng tóc tìm thấy có Demodex trong các nang lông, chân tóc có ý nghĩa. Demodex mite là ký sinh trùng rất nhỏ sống ăn các chất căn bả. Demodex mite có thể tìm thấy trên da bệnh nhân và động vật. Tổng số có 65 loài Demodex spp khác nhaunhưng chỉ có ba loài Demodex folliculorum, Demodex brevis và Demodex canis có thể sống trên cơ thể người. Lần đầu tiên loại Demodex folliculorum được xác định vào năm 1842. Kích thước demodex hay vì nó thường gọi là các con mạt trên da mặt ("the face mite") là 1 - 4 mm chiều dài. Cơ thể nhỏ xíu nhìn giống con giun nhưng có vuốt và có vảy. Con cái có thể đẻ đến 25 trứng trong một nang lông hay chân tóc. Các con sinh vật nhỏ này có hệ thống tiêu hóa tốt cho phép chúng ăn chất bã dầu nhờn. Demodex có thể rời các nang lông, chân tóc và sống trên các vùng bề mặt da. Chúng không thể sống trên các vùng có ánh sáng mặt trời chiếu vào, nên trong suốt ban ngày, demodex mite sẽ đi sâu vào trong nang lông hoặc chân tóc để tránh ánh sáng. Chúng sẽ đi ra vào ban đêm để ăn và đẻ trứng vào những nơi mà chúng đến. Tốc độ di chuyển khoảng 2-4 cm/ giờ. Nó dường như đi chậm rãi nhưng khi chúng nhân lên khoảng 8 - 10 giờ (tổng số giờ trung bình con người ngủ mỗi ngày), sinh vật này có thể bao phủ một khoảng đi rất dài và xinh xắn. Sinh vật demodex cái có cơ thể ngăn hơn và tròn hơn so với con đực. Các ký sinh trùng da này sống thời gian rất ngắn chỉ có vài tuần. Demodex cái đẻ trứng trong sâu của nang lông và tuyến bả (hair follicle and sebaceous gland). Các con con của Demodex sinh ra trong vòng 3-4 ngày. Các con demodex già chết đi sẽ lắng đọng vào trong nang lông, tuyến bả. Trong một số nhỏ, Demodex mite vô hại, không nguy hiểm. Điển hình, hệ thống miễn dịch của bạn có thể giữ lấy quần thể này mà có thể kiểm soát chúng được, như là sống cộng sinh và không gây bất cứ hại nào. Đối với nhiều người mà hệ thống miễn dịch không có chức năng hiệu quả thì có thể bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều lý do để hệ miễn dịch suy yếu: sang chấn stress, ô nhiễm, rượu, thuốc lá, thuốc điều trị, bệnh tật sẵn có,… Nếu hệ thống miễn dịch suy yếu khó có thể bảo vệ, thì các con vật demodex mắt đầu nhân lên mà không có sự kiểm soát hay chế ngự của cơ thể. Số lượng Demodex gia tăng dẫn đến bệnh lý ghẻ ở da do tác nhân demodex gọi là Demodicosis. Các tuyến bả nhờn không chỉ ở một nơi trên cơ thể chúng ta mà chúng sẽ ở khắp cơ thể nên Demodex sẽ sống ở đó. Vi ký sinh trùng này có thể tìm thấy trên các lỗ chân lông trên da và lỗ nang lông, chân tóc. Vùng da đầu từ mặt trở xuống, cằm, mũi, lông mày và thậm chí hàng lông mi là các nơi mà ký sinh trùng này có thể sống. Triệu chứng của bệnh ghẻ do Demodex mite (Demodicosis)Các triệu chứng của bệnh ghẻ do Demodex có thể nhìn và cảm nhận giống như một số bệnh lý da khác như trứng cá đỏ (rosacea), mụn trứng cá (acne) và ghẻ (scabies). Bạn nên đến gặp bác sĩ và nhờ sự trợ giúp y tế cũng như xét nghiệm loại trừ demodex. Xét nghiệm thường không đau. Thường họ chỉ dùng dụng cụ nạo, cạo (scraping) từ vùng da đầu hoặc da mặt và rồi xét nghiệm xem dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, có một số triệu chứng khác biệt mà có thể nói cho bạn nếu bạn bị Demodex hoặc không: Ngứa (Itching), làm cho buồn buồn, ngứa ngứa, dạng châm chích (tickling) và cảm giác có vật gì đó bò trườn (crawling sensation) đang chạy và phát triển vào ban đêm (sinh vật này đi ra ngoài vào ban đêm) và tiếp tục suốt buổi tối. Rụng tóc và ngứa da đầu. Rụng lông mi (loss of eyelashes) và ngứa mi mắt. Ngứa tai (Itching ears) là các triệu chứng trong số bệnh nhân mắc Demodex folliculorums. Các triệu chứng của hỏi da đầu hoặc rụng tóc do Demodex có thể na ná với mụn trứng cá đỏ (acne rosacea), mụn đầu đen (blackheads) hoặc da trầy sướt. Các nghiên cứu đã được ấn bản cho thấy rằng Demodex folliculorum hay bệnh demodicidis có thể bị quy kết cho một số vấn đề về da như trứng cá đỏ, kích thích da khác, mụn đầu đen và cũng gây nên rụng tóc. Nếu bạn bị chẩn đoán nhầm với demodicosis: sự phát triển của Demodex không thể khống chế được, bạn sẽ cần đến một số liệu pháp chống Demodex khác. Điều trị Demodex ở ngườiVì các triệu chứng của bệnh lý demodicosis có thể giống với các rối loạn về da khác như mụn trứng cá, trứng cá đỏ và viêm mí mắt (acne, rosacea or blepharitis) nên Demodex thường bị chẩn đoán nhầm. Cũng vì Demodicosis không dễ điều trị ngay cả khi dùng hóa chất mạnh. Ngoài ra, các sản phẩm có chứa kháng sinh và các hóa chất khác bổ sung ức chế hệ miễn dịch và tạo ra một môi trường lý tưởng cho demodex khó trở lại. Trên thị trường hiện nay có sản phẩm Chuleevandevi B1 hair grow tonic sẽ không chỉ giúp dừng rụng tóc mà còn có một tác dụng có thể làm giảm đi quần thể Demodex trên da đầu, da mặt. Vì demodex có tuổi thọ ngắn khoảng chừng 20 ngày hơn, nếu chúng không thể đẻ thì quần thể của chúng giảm đi nhanh chóng. Chuleevandevi B1 tonic chứa một số thảo dược và dầu cần thiết, các chất này sẽ giúp ngăn cản sự sinh sản. Vì các chất dưỡng không giết chết sinh vật Demodex, nên trứng sẽ trưởng thành và do đó người ta khuyên thời gian điều trị tối thiểu mỗi hai tháng của thành phần B1 buổi sáng và tối. Đối với bệnh lý demodex ở mặt ("face mites") nếu demodex được phát hiện trên da mặt thì các chuyên gia khuyên sử dụng dạng Chuleevandevi A9 face tonic. Tại sao người lại bị nhiễm Demodex? Giả thuyết, thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứuDemodex folliculorum và Demodex brevis hoặc những gì chúng ta gọi là Demodex mite lần đầu tiên phát hiện trên chó (Demodex canis) gây nên rụng tóc do hệ miễn dịch yếu. Chúng ta cũng biết rằng Demodex trên người thật sự không gây hại ngoại trừ khi nhiễm trùng lan rộng và bộ phát trên da. Do các lý do mà hệ miễn dịch của chúng ta giảm đi tính bảo vệ, hoặc thói quen không vệsinh đã hấp dẫn bụi bẩn hoặc nồng độ hormone cao hấp dẫn. Các yếu tố này đã chứng minh là làm dễ cho quá trình nhiễm trùng xảy ra trên da dẫn đến gây bệnh hơn là các vi sinh vật mà chúng ta ngỡ rằng sống cùng nhau với chúng ta vô hại trong điều kiện tự nhiên tìm thấy trên da. Với một tỷ lệ nhiễm Demodex có thể dẫn đến các loại ảnh hưởng khác nhau trên cơ thể chúng ta, đặc biệt trên da chúng ta. Biết được các ảnh hưởng có thể của nhiễm trùng như thế có thể là một cảnh báo tốt cho chúng ta duy trì vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm. Tóc rụng hoặc hói là một trong những đặc điểm lâm sàng có thể xảy ra khi có nhiễm Demodex spp. Mặc dù, không có các cơ sở khoa học chứng minh giả thuyết này, song hầu hết mọi người có thể liên quan đến rụng tọc như thế với nhiễm trùng loài Demodex này. Một số tác giả cho rằng vì Demodex brevis thích ăn các chất dầu bả nhờn tiết ra trên bề mặt da, đặc biệt trên da mặt và da đầu, người ta cho rằng do giảm tiết bả nhờn cần thiết bởi các nang lông để phát triển nên đã dẫn đến tóc rụng. Một giả thuyết khác cho thấy do các enzyme mang tính acidic mà các sinh vật này trên da mặt dùng để khởi động tiêu hóa thức ăn cho chúng, thúc đẩy tiến trình viêm trên biểu bì chính điều này làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Cuối cùng, vì hệ thống miễn dịch có thể phản ứng lại với các nhiễm trùng demodectic như thế nên sẽ ngăn cản chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho tóc và lông phát triển. Khi nó bị ngăn cản nguồn thức ăn sẽ dẫn đến giảm sinh sản của Demodex, nên các nang lông tuyến bả bị ứ đọng gây ra rụng tóc hoặc lông. Mặc dù, hầu hết các nhà nghiên cứu sẽ chỉ xác nhận rụng tóc do nhiễm trùng demodex chỉ có thể xảy ra đới với người có cơ địa di truyền rụng tóc hoặc hói tóc ? Mặt khác, các thử nghiệm lâm sàng minh chứng đã được báo cáo đến hiệu quả của nhiễm trùng Demodex trên da chúng ta. Chalazion là một dạng khối u như hạt đậu viêm trên các tuyến dọc mí mắt (meibomian cyst), các tế bào được chỉ định để bảo vệ khỏi bị nhiễm trùng xung quanh quá mạnh đối với các đại thực bào nên khi đó sẽ dễ dẫn đến quá trình viêm. Bệnh vảy cám nang tuyến (pityriasis folliculorum) là một dạng ảnh hưởng khác của nhiễm trùng như thế. Nó là một phản ứng viêm da bì của vùng bị ảnh hưởng. Các tổn thương trọc tóc da khô hoặc các thương tổn như trứng cá đỏ (scaly skin or rosacean like lesions) gây ra bởi các nút ấu trùng demodex (demodectic larvae plugs) vào giữa các nang lông tóc, điều này làm giảm dòng dầu nhờn (oil flow). Một dạng khác của phản ứng viêm nang lông chân tóc là dạng viêm tuyến mạn tính được đặc trưng bởi nhiễm vi khuẩn, virus, nấm do nút cồi demodex (demodectic plugs). Các tác động khác nhau là có thể gây ra nhiễm trùng Demodex lệ thuộc vào mức độ trầm trọng của chính nó. Biết được các nguyên nhân có thể gây ra cũng như tác động của nó là cách tốt nhất thông tin cho chính bạn các bước tiếp theo cần thiết để phòng chống nhiễm bệnh. Viêm da do Demodex spp. Viêm da do Demodex là bệnh gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp, ký sinh tạm thời ở nang lông, gần nang lông, tuyến bã, trên vảy da ở người và súc vật. Demodex là bệnh gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp, ký sinh tạm thời ở nang lông, tuyến bã ở người và súc vật. Demodex trở thành tác nhân gây bệnh khi tập trung với số lượng lớn trên vảy da, nang lông. Bệnh viêm da do Demodex đã được y văn trên thế giới đề cập từ khá lâu (thập niên 50 của thế kỉ 20). Năm 1840 Tulk là người đầu tiên công bố Demodex ở trên chó. Demodex flliculorum được mô tả (Berger, 1842) và Demodex brevis đã tìm được trên da người sau đó (Akbulatova, 1963). Demodex thuộc họ ve mạt, là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp, có khoảng 65 loài Demodex được biết đến. Demodex là một loại ký sinh trùng thuộc ngành đông vật chân đốt (Arthropoda) nhỏ nhất, lớp nhện (Arachnida), bộ ve (Acarina), họ Demodicidae, giống Demodex và có ít nhất 65 loài. Đặc điểm hình thái học: Demodex không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, được nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học. Khi trưởng thành D.folliculorum có chiều dài 0,3-0,4mm, D.breviscó kích thước 0,15-0,2mm, có bốn cặp chân ngắn gần khu vực đầu và cổ. Chỉ có ba cặp chân ngắn gần khu vực đầu khi còn là ấu trùng hoặc giai đoạn nhộng. Trưởng thành có 4 đôi chân ngắn ở 2 bên, cuối là đuôi. Phần đầu có 2 râu ở 2 bên, mỗi nang lông có thể có 1-25 con Demodex. Có 2 loài Demodex thường gặp ký sinh trên người, là những ký sinh trùng sống ở mặt và nang lông. Demodex thường sống thành đôi, vòng đời trong khoảng thời gian 18-24 ngày trên vật chủ của nó. Con cái đẻ 20-24 trứng trong nang lông, tóc. Demodex có thể làm tổn hại nặng ở da mặt, thường bắt đầu ở tuổi trung niên khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu và chúng tăng sinh số lượng nhanh chóng. Demodex ký sinh ở nang lông những vùng nang lông, tuyến bã hay vùng da mỡ, đặc biệt là ở trán, má, hai bên mũi, lông mi. Có 2 loài Demodex thường gặp ký sinh trên da người. Cả 2 loại sử dụng chất béo làm nguồn dinh dưỡng: -Loại dài: Demodex folliculorum (D. folliculorum), thường ký sinh ở nang lông, tóc, được Berger mô tả đầu tiên vào năm 1841; -Loại ngắn: Demodex brevis (D. brevis), thường ký sinh ở tuyến bã, được Akbulatova tìm thấy trên da người năm 1963; Chu kỳ và vị trí ký sinh trên người Chu kỳ sống của demodex có năm giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành. Giai đoạn trứng 12 giờ, giai đoạn ấu trùng 60 giờ ,tiền nhộng 36 giờ, nhộng 72 giờ và trưởng thành 60 giờ. Mất khoảng 3-4 ngày từ giai đoạn trứng đến tiền nhộng. khoảng 7 ngày từ nhộng phát triển thành con trưởng thành. Đời sống kéo dài khoảng vài tuần. Con trưởng thành sống 5-6 ngày trong nang lông, có thể di chuyển trên da đặc biệt về đêm với tốc độ 8- 16 mm / giờ. Demodex thích sống trong môi trường nóng ẩm và hoạt động mạnh trong bóng tối. Chu kỳ sống qua 5 giai đoạnSự thụ tinh sẩy ra ở miệng nang lông, sau khi thụ tinh, con cái đào hang đến tuyến bã đẻ trứng ở đó, con cái đẻ 20 – 25 trứng trong một nang lông và sống 5 ngày sau đẻ trứng. Khi trứng nở , qua nhiều giai đoạn thay lông, đến giai đoạn thay lông cuối cùng Demodex mới bò lên từ miệng nang lông đã mở sang nang lông khác , ở nang lông mới sự thụ tinh bắt đầu và cho ra thế hệ mới. Miệng của những con ký sinh trùng này giống như chiếc kim sắc, nó có thể đốt trực tiếp vào trong tế bào để hút chất dinh dưỡng. Demodex ăn những tế bào chết, hormone và chất dầu có trong chất bã. Có thể di chuyển chậm với vận tốc 8-16 cm trong một giờ. Chúng thích môi trường ẩm ướt, ấm và trở nên hoạt động nhiều nhất trong bóng tối. Demodex folliculorum cái ngắn hơn và tròn hơn con đực. Cả hai đều có bộ phận sinh dục ngoài. Sau khi giao cấu ở trên bề mặt của da, chúng đi sâu vào bên trong da và đẻ trứng ở nang long hoặc tuyến bã, mang theo vi khuẩn và bài tiết ra chất thải, chết ở trong da ngay sau khi đẻ trứng. Sau khi chết xác của chúng hóa lỏng và phân hủy trong da. Demodex có thể sống mọi nơi trên cơ thể nơi có nang lông và tuyến bã, nhiều nhất ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Những khu vực này có điều kiện thích hợp nhất để chúng sống, sinh sản và là nơi có nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển. Demodex flliculorum cũng có thể sống ở chân lông mi và có thể đó là lý do gây ra viêm, ngứa và nhiễm trùng mi mắt. Chân tóc cũng thường bị nhiễm trùng với biểu hiện ngứa. Hay gặp nhất ở mặt: Mi mắt, mũi, má, trán, thái dương, xung quanh miệng, rãnh mũi má, ống tai ngoài ). Ngoài ra Demodex còn tìm thấy trên da đầu, ngực , lưng, đầu vú, ở qui đầu, mu sinh dục, mông. Thông thường nơi có mật độ tuyến bã cao thì tỉ lệ nhiễm Demodex cũng cao, ở người khoẻ mạnh tỉ lệ nhiễm Demodex khoảng 25% đến 50 %, nhưng bị bệnh viêm da do Demodex chỉ chiếm 2,1 % tổng số các bệnh da. Bệnh tuy không khó chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên vì đặc điểm lâm sàng đa dạng nênchúng ta dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng. Mặt khác, vị trí tổn thương hay gặp ở vùng mặt khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. (Chu kỳ sống của demodex có năm giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành. Mất khoảng 3-4 ngày từ giai đoạn trứng đến tiền nhộng, khoảng 7 ngày từ nhộng phát triển thành con trưởng thành. Demodex thường sống thành đôi, vòng đời trong khoảng thời gian 18-24 ngày trên vật chủ của nó. Con cái đẻ 20-24 trứng trong nang tóc). Demodex folliculorum cái ngắn hơn và tròn hơn con đực. Cả hai đều có bộ phận sinh dục ngoài. Sau khi giao cấu ở trên bề mặt của da, chúng đi sâu vào bên trong da và đẻ trứng ở nang lông hoặc tuyến bã, mang theo vi khuẩn và bài tiết ra chất thải, chết ở trong da ngay sau khi đẻ trứng. Sau khi chết, xác của chúng hóa lỏng và phân hủy trong da, và gây ra phản ứng dị ứng ở một số bộ phận của các mô da, đốm đỏ (mụn trứng cá) xảy ra. Viêm dị ứng da tại chỗ, ban đỏ, sẩn và mụn mủ là phản ứng bởi hệ thống miễn dịch. Dịch tễ học bệnh do Demodex spp. Viêm da do Demodex thường hay gặp ở da mặt, ở lứa tuổi trung niên, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì chúng nhanh chóng tăng sinh số lượng gây nên tình trạng viêm. Người ta ước tính rằng khoảng 1/3 trẻ em và thanh niên trẻ tuổi, 1/2 của người lớn và 2/3 của người cao tuổi mang Demodex. Tỷ lệ trẻ em thấp hơn có thể là do trẻ em sản xuất bã nhờn ít hơn so với người lớn tuổi, hiếm khi tìm thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đường lây: Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do bụi có chứa trứng bám vào da , hoặc đồ dùng chung. Một số yếu tố thuận lợi dễ nhiễm bệnh: -Da tiết bã nhờn nhiều; -Da mặt bẩn; -Thương tích xây sát ; -Môi trường độ ẩm -Mỹ phẩm kích ứng -Hiệu ứng thuốc bôi. Lây truyền : Viêm da do Demodex thường hay gặp ở da mặt, ở lứa tuổi trung niên, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì chúng nhanh chóng tăng sinh số lượng gây nên tình trạng viêm.Người ta ước tính rằng khoảng 1/3 trẻ em và thanh niên trẻ tuổi, 1/2 của người lớn và 2/3 của người cao tuổi mang Demodex. Tỷ lệ trẻ em thấp hơn có thể là do trẻ em sản xuất bã nhờn ít hơn so với người lớn tuổi, hiếm khi tìm thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đường lây: Demodex lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do bụi có chứa trứng bám vào da, hoặc đồ dùng chung, hôn, cọ má, sử dụng khăn chung. Có trường hợp nhiễm Demodex mà không có biểu hiện lâm sàng, chỉ khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống và số lượng Demodex nhiều mới có biểu hiện lâm sàng, có thể nhiễm ký sinh trùng vài tháng, vài năm mới biểu hiện bệnh. Cơ chế bệnh sinh Demodex có thể sống mọi nơi trên cơ thể nơi có nang lông và tuyến bã, nhiều nhất ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Những khu vực này có điều kiện thích hợp nhất để chúng sống, sinh sản và là nơi có nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển. Demodex flliculorum cũng có thể sống ở chân lông mi và có thể đó là lý do gây ra viêm, ngứa và nhiễm trùng mi mắt. Chân tóc cũng thường bị nhiễm trùng với biểu hiện ngứa. Miệng của những con ký sinh trùng này giống như chiếc kim sắc, nó có thể đốt trực tiếp vào trong tế bào để hút chất dinh dưỡng. Demodex ăn những tế bào chết, hormone và chất dầu có trong chất bã. Có thể di chuyển chậm với vận tốc 8-16 cm trong một giờ. Chúng thích môi trường ẩm ướt, ấm và thường hoạt động nhiều nhất trong bóng tối. Demodex sống bên trong các tuyến bã nhờn và nang lông, hút chất dinh dưỡng và làm hư hại tế bào. Sau khi giao phối chúng đào hang vào da, đẻ trứng, gây nên nhiễm khuẩn và nhiễm trùng da. Trong suốt giai đoạn của chu kỳ cuộc sống của chúng, những con ve phá hủy da bài tiết chất thải, đẻ trứng và chết. Sau khi chết, xác chết của chúng trở thành chất lỏng và phân hủy bên trong da gây ra phản ứng dị ứng. Tắc nghẽn nang lông và tuyến bã à Giảm bài tiết chất bã ra ngoài, tạo vẩy da + Vai trò của vi khuẩnàPhản ứng của cơ thể tạo u hạt với vật thể lạ là chất Chitin có trong xương của Demodex à Sau khi chết xác của Demodex hoá lỏng lắng đọng trong da + Phản ứng miên dịch của cơ thể. Đặc điểm lâm sàng Demodex làm tắc nghẽn các nang và ống dẫn của tuyến bã nhờn làm tăng sản biểu mô, xác và chất thải của Demodex có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các loại tổn thương do Demodex gây ra như đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, giãn mạch, có thể gây rụng lông mày, lông mi, rụng tóc, rụng lông, viêm bờ mi, ngứa, rát vùng tổn thương. Thông thường, các lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má trở nên rộng hơn, mụn trứng cá có thể phát triển, sau một thời gian, da mặt có thể trở thành màu đỏ, các mao mạch nổi dày lên 2 bên cánh mũi. Cảm giác kiến bò trên da mặt: thường xuất hiện trên trán, mũi, má, đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm. Thường là giai đọan khi chúng giao phối. Nhiều người không nhận thức được rõ thời gian, bởi vì nó bắt đầu một cách từ từ và trở thành một phản ứng tự động. Bạn có thể quan sát thấy nhiều vết trầy xước trên khuôn mặt của bệnh nhân mà họ không nhận ra. Demodex có thể tồn tại trên da người khoẻ mạnh mà không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên sẽ gây bệnh khi chúng tập trung với số lượng lớn trên vảy da, nang lông hoặc khi miễn dịch của cơ thể suy giảm. Bệnh viêm da do Demodex có 3 thể bệnh chính: -Viêm nang lông dạng vảy phấn (thể nhẹ nhất): thương tổn là đám da đỏ, bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, bệnh nhân có cảm giác kiến bò trên da; -Viêm da Demodex dạng trứng cá; -Trứng cá đỏ thể u hạt (thể này ít gặp, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch). Hai thể đầu thường gặp ở những người sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm chứa corticoids dài ngày. Thời gian gần đây tình trạng phụ nữ dùng mỹ phẩm trôi nổi, không rõ xuất xứ làm trắng da, trị nám hoặc trị mụn trứng cá trở nên phổ biến. Thành phần chính của các mỹ phẩm này là corticoids, có tác dụng gây teo da, dãn mạch, phát ban dạng trứng cá và viêm da do Demodex. Viêm da do Demodex thường đi khám với triệu chứng không dặc hiệu: ngứa mặt kèm theo đỏ da, vẩy da, mụn mủ ở nang lông , viêm da quanh miệng, viêm bờ mi, viêm da dầu hoặc giống trứng cá.Đa số bệnh nhân bị bỏ sót, không được chẩn đoán viêm da do Demodex thường chẩn đoán nhầm với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng. Mặt khác, vị trí tổn thương hay gặp ở vùng mặt khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ cuộc sống. Các loại tổn thương do Demodex gây ra: Đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, giãn mạch, có thể gây rụng lông mày, lông my, rụng tóc, viêm bờ mi, ngứa (cảm giác kiến bò), rát vùng tổn thương. Viêm da do demodex ở vị thành niên thường xuyên chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá vị thành niên. Viêm da do demodex nhiều lần và nghiêm trọng thường để lại da mặt thô ráp và xấu xí. Thông thường, các lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má trở nên rộng hơn, mụn trứng cá có thể phát triển, sau một thời gian, da mặt có thể trở thành màu đỏ, các mao mạch nổi dày lên 2 bên cánh mũi. Cảm giác kiến bò trên da mặt: thường xuất hiện trên trán, mũi, má, đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm. Thường là giai đọan khi chúng giao phối. Nhiều người không nhận thức được rõ thời gian, bởi vì nó bắt đầu một cách từ từ và trở thành một phản ứng tự động. Bạn có thể quan sát thấy nhiều vết trầy xước trên khuôn mặt của bệnh nhân mà họ không nhận ra. Ngứa trên da đầu là nguyên nhân gây ra trầy xước da đầu, như chí và gàu (nên được loại trừ để xác định điều trị cho thích hợp). Rụng tóc: trong một số trường hợp, rụng tóc sớm có thể liên quan với các hoạt động Demodex tại các lỗ chân lông. Kỹ thuật xét nghiệm Demodex spp. Dùng dao mổ tiệt trùng cạo vẩy da trên nang lông, cạo sâu hơn cạo nấm nhằm lấy được hầu hết bề mặt của lớp sừng và một phần nang lông. Tập trung bệnh phẩm trên lam kính, nhỏ 1 giọt KOH 40%. Để 2 - 3 giờ đọc kết qủa với kính hiển vi độ phóng đại thấp (vật kính 4 hay 10) soi thấy hình như giải phẩu mô tả. -Nếu ≥ 5 con / Vi trường : Demodex là căn nguyên gây bệnh -Nếu < 5 con / Vi trường : Demodex không phải là căn nguyên gây bệnh Xét nghiệm tìm Demodex trước khi bắt đầu điều trị là rất quan trọng, để xác định rõ Demodex là nguyên nhân làm cho da bệnh nhân có vấn đề. Một kỹ thuật được thực hiện chính xác sẽ nhận biết sự hiện hiện và đếm số lượng của Demodex. Kỹ thuật được thực hiện bởi các bác sỹ da liễu, hoặc những kỹ thuật viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Khi xét nghiệm có Demodex thì bệnh nhân sẽ được điều trị cho đến khi xét nghiệm kiểm tra lại không còn Demodex. Việc lặp lại xét nghiệm kiểm tra là cần thiết để xác định Demodex đã mất đi hoàn toàn sau điều trị và có thể theo dõi tiến triển của điều trị, ngay cả khi triệu chứng không còn, tuy nhiên chúng có thể tiếp tục nhân lên lại bệnh có thể sẽ tái phát. Chỉ ngừng điều trị khi kết quả không còn tìm thấy Demodex. Đối với người có kinh nghiệm kỹ thuật này chỉ thực hiện khoảng năm phút. Chuẩn bị dụng cụ: -Kính hiển vi với hệ thống ánh sáng và tụ quang tốt, sử dụng độ phóng đại từ 40 đến 60 lần là đủ để phat hiện chúng. Cần nhìn chi tiết hơn dùng độ phóng đại 400 lần. -Dụng cụ cạo chất bã. Một số dụng cụ đặc biệt để làm mục đích này. Nhưng có thể sử dụng một số dụng cụ như một cái dao nhỏ, không sắc, để không làm cắt da bệnh nhân. -Dầu thực vật như là: dầu đậu, dầu mè . . . để hòa tan chất bã. Không sử dụng parafin, glycerin hay dầu gội. -Găng tay cao su bảo vệ tránh không gây nhiễm Demodex, hoặc găng tay cho ngón tay sử dụng để nặn chất bã. -Một lọ nhỏ để chứa dầu và một pipette nhỏ giọt. -Chất sát khuẩn để làm sạch dụng cụ -Bông cồn. Lấy bệnh phẩm: -Ghi tên, dán nhãn bệnh nhân và vị trí lấy bệnh phẩm lên lam kính. -Nhỏ ba giọt dầu lên lam kính ở 3 vị trí khác nhau. -Bác sĩ nên ngồi đối diện với bệnh nhân. Dùng ngón tay cái và ngón thứ hai bóp ở một bên cánh mũi bệnh nhân với một lực đủ mạnh để nặn chất bã tiết ra ngoài; Dùng dụng cụ chuyên biệt hoặc các dụng cụ tương tự để cạo lấy chất bã. -Cho chất bã vừa lấy được vào giọt dầu thứ nhất và trộn đều để chất bã hòa tan trong dầu và phóng thích Demodex vào trong giọt dầu nếu chúng có trong bệnh phẩm. Làm tương tự như vậy đối với cánh mũi bên kia và chóp mũi. Bệnh phẩm từ ba vị trí này được hòa trong giọt dầu thứ nhất. -Làm sạch và tẩy uế dụng cụ trước khi dùng nó cho vị trí lấy bệnh phẩm thứ hai. -Dùng tay trái bóp nhẹ phần da trước trán giữa hai cung mày, dùng dao cạo theo chiều từ trên xuống và bắt đầu từ giữa trán cạo xuống tới gốc mũi, cạo với áp lực vừa đủ để có được bệnh phẩm, nên làm hai lần như vậy. -Đặt bệnh phẩm lấy được vào giọt dầu thứ hai, trộn đều. -Làm sạch và tẩy uế dụng cụ trước khi dùng nó cho vị trí lấy bệnh phẩm thứ ba. -Lấy chất bã từ cằm. Bóp chặt cơ ở vùng cằm và cơ mặt tạo cho cơ ở vùng cằm căng ra. Cạo da bắt đầu từ môi xuống với áp lực vừa đủ để lấy được chất bã. Làm như vậy hai lần theo hai hướng khác nhau. -Trộn bệnh phẩm lấy được với giọt dầu thứ ba -Làm sạch dụng cụ đã sử dụng Khảo sát dưới kính hiển vi: -Đặt lam kính dưới kính hiển vi và kiểm tra từng giọt một. Quan sát thật cận thận và không sử dụng vật kính quá lớn khi bắt đầu, dùng độ phóng đại 40 đến 60 lần là đủ. Tăng độ phóng đại lên sau khi đã tìm thấy chúng và muốn nhìn rõ thêm chi tiết. Điều chỉnh ánh sáng và tập trung những gì cần xem như Demodex sống hay chết, trứng, ấu trùng và các phần còn lại của cơ thể. -Đếm số lượng Demodex sẽ cho phép theo dõi tiến triển của bệnh bằng việc so sánh số lượng với lần sau. Ghi số lượng tìm được cho từng loài: dài (folliculorum) và ngắn (brevis) từ những vị trí khác nhau ở mặt. -Nếu muốn nhìn thấy Demodex di chuyển thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 28oC đến 36oC, tối thiểu là 25oC. Nếu cần thiết, làm ấm bằng cách giữ trong bàn tay. Demodex có thể sống ở ngoài vật chủ khoảng 36 đến 58 giờ ở trong giọt dầu. -Ấu trùng và nhộng không bao giờ di chuyển nhưng nếu tăng độ phóng đại thỉnh thoảng có thể nhìn thấy miệng của chúng cử động. Thái độ xử trí và điều trị Nguyên tắc điều trị: -Loại bỏ sinh vật ve Demodex càng sớm càng tốt; chống nhiễm trùng. -Nếu bạn loại bỏ những con Demodex, bệnh nhiễm trùng sẽ dừng lại và làn da của bạn sẽ mịn màng và mềm mại trở lại, lỗ chân lông của bạn sẽ trở nên nhỏ hơn và chất dầu sẽ giảm tiết hơn. -Điều trị nên được bắt đầu sớm vì Demodex rất dễ lây và lây lan nhanh thông qua việc ôm, hôn nhau, sử dụng khăn chung... Tuy nhiên, không phải là tất cả. Phần lớn, những người bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu của bệnh lý (chỉ có khoảng 10% là có vấn đề về da - có thể là do hệ miễn dịch yếu hoặc vì nhiều lý do khác). -Người bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu nhìn thấy được cũng có thể truyền ve cho người khác. Một khi bị nhiễm, thời gian ủ bệnh có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. -Có sản phẩm mỹ phẩm rất tốt nhưng thực sự giúp ve tồn tại và sinh trưởng nhanh, mỹ phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng làm cho ve demodex rất ‘hạnh phúc” với chúng. Vệ sinh, điều trị nội khoa và thoa thuốc ngoài da: -Rửa sạch da mặt hằng ngày hai lần không dùng các chế phẩm xà phòng; -Tránh các chất tẩy rửa dầu và trang điểm nhờn; -Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ các tế bào da chết. -Bôi mỡ salicylic, mỡ hoặc gel metronidazole; -Uống metronidazole, Ivermectin (nên dùng kết hợp bôi và uống) Một số thuốc thoa như thuốc thoa có tác dụng diệt Demodex như mỡ Metrogyl x ngày 2 lầnhoặc Benzyl benzoat dung dịch 10% và 25% thuốc thoa; Thuốc bạt nút sừng ở lỗ chân lông do Demodex: dung dịch acid salicylic, hoặc vitaminA acid; Uống metrinidazol viên 0,25g x 2 viên / ngày x 14 ngày, hoặc Tinidazol viên 0,5 g x 1 viên / ngày x 14 ngày; Hoặc Ivermectin liều 200microgam/kg cân nặng liều duy nhất hoặc dùng 3 ngày tùy theo tác giả. Tài liệu tham khảo1.T. Rufli & Y. Mumcuoglu (1981). "The hair follicle mites Demodex folliculorum and Demodex brevis: biology and medical importance. A review". Dermatologica 162 (1): 1–11. 2.Aisha Rush (2000). "Demodex folliculorum". Animal Diversity Web. University of Michigan. Retrieved January 7, 2007. 3.Debora MacKenzie (2012). "Rosacea may be caused by mite faeces in your pores". New Scientist. Retrieved August 30, 2012. 4.New Study Shows Role for Bacteria in Development of Rosacea Symptoms, National Rosacea Society press release, 3 May 2004 5.H. G. Sengbusch & J. W. Hauswirth (1986). "Prevalence of hair follicle mites, Demodex folliculorum and D. brevis (Acari: Demodicidae), in a selected human population in western New York, USA". Journal of Medical Entomology 23 (4): 384–388. PMID 3735343. 6.Zhao YE, Hu L, Wu LP, Ma JX (2012). "A meta-analysis of association between acne vulgaris and Demodex infestation.". Zhejiang Univ Sci B 13 (3): 192–202. PMID 22374611. 7.G. M. Urquhart (1996). Veterinary Parasitology (2nd ed.). Blackwell Publishing. ISBN 0-632-04051-3. 8.Basta-Juzbasic A, Subic JS, Ljubojevic S. Demodex folliculorum in development of dermatitis rosaceiformis steroidica and rosacea-related diseases. Clin Dermatol. 2002;20(2):135–140. [PubMed] 9.Aylesworth R, Vance C. Demodex folliculorum and Demodex brevis in cutaneous biopsies. J Am Acad Dermatol. 1982;7:583–589. [PubMed] 10.Spickett SG. Studies on Demodex folliculorum Simon (1942). Life history. Parasitology. 1961;51:181–192. 11.Akbulatova LK. The pathogenic role of Demodex mite and the clinical form of demodicosis in man. Vest Derm Vener, Moscow. 1963;40:57–61. 12.Forton F, Seys B. Density of Demodex folliculorum in rosacea: a case-control study using standardized skin-surface biopsy. Br J Dermatol. 1993;128(6):650–659. [PubMed] 13.Baima B, Sticherling M. Demodicidosis revisited. Acta Derm Venereol. 2002;82(1):3–6. [PubMed] 14.Bonnar E, Eustace P, Powell FC. The Demodex mite population in rosacea. J Am Acad Dermatol. 1993;28(3):443–448. [PubMed] 15.Okyay P, Ertabaklar H, Savk E, Erfug S. Prevalence of Demodex folliculorum in young adults: relation with sociodemographic/hygienic factors and acne vulgaris. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2006;20(4):474–476. [PubMed] 16.Forton F, Song M. Limitations of standardized skin surface biopsy in measurement of the density of Demodex folliculorum. A case report. Br J Dermatol. 1998;139(4):697–700. [PubMed] 17.Akilov OE, Mumcuoglu KY. Immune response in demodicosis. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2004;18(4):440–444. [PubMed] 18.El-Bassiouni SO, Ahmed JA, Younis AI, et al. A study on Demodex folliculorum mite density and immune response in patients with facial dermatoses. J Egypt Soc Parasitol. 2005;35(3):899–910. [PubMed] 19.Lacey N, Delaney S, Kavanagh K, Powell FC. Mite-related bacterial antigens stimulate inflammatory cells in rosacea. Br J Dermatol. 2007;157(3):474–481. [PubMed] 20.Marks R, Dawber RP. Skin surface biopsy: an improved technique for the examination of the horny layer. Br J Dermatol. 1971;84(2):117–123. [PubMed] 21.Crawford GH, Pelle MT, James WD. Rosacea: I. Etiology, pathogenesis, and subtype classification. J Am Acad Dermatol. 2004;51(3):327–344. [PubMed] 22.Karincaoglu Y, Bayram N, Aycan O, Esrefoglu M. The clinical importance of Demodex folliculorum presenting with nonspecific facial signs and symptoms. J Dermatol. 2004;31(8):618–626. [PubMed] 23.Vollmer RT. Demodex-associated folliculitis. Am J Dermatopathol. 1996;18(6):589–591. [PubMed] 24.Ayres S Jr, Ayres S III. Demodectic eruptions (demodicidosis) in the human. 30 years' experience with two commonly unrecognized entities: Pityriasis folliculorum (Demodex) and acne rosacea (Demodex type) Arch Dermatol. 1961;83:816–827. [PubMed] 25.Ayres S., Jr Demodex folliculorum as a pathogen. Cutis. 1986;37(6):441. [PubMed] 26.Pallotta S, Cianchini G, Martelloni E, et al. Unilateral demodicidosis. Eur J Dermatol. 1998;8(3):191–192. [PubMed] 27.Forton F, Germaux MA, Brasseur T, et al. Demodicosis and rosacea: epidemiology and significance in daily dermatologic practice. J Am Acad Dermatol. 2005;52:74–87. [PubMed]
|