|
Trẻ rửa tay để phòng nhiễm giun (ảnh sưu tầm) |
Phòng chống nhiễm giun truyền qua đất
Nhiễm giun truyền qua đất nằm trong số các nhiễm trùng phổ biến nhất trên thế giới và ảnh hưởng đến các cộng đồng nghèo khổ và túng thiếu nhất.Nhiễm trùng được gây ra bởi ký sinh trùng mà nó được lan truyền tới người thông qua đất bị ô nhiễm.Các loài giun truyền qua đất chính là giun đũa, giun tóc và giun móc. Sự phân bố bệnh và tỷ lệ mắc trên toàn cầu. Hơn 1,5 tỷ người, hay 24% dân số thế giới bị ảnh hưởng của giun truyền qua đất. Nhiễm giun truyền qua đất phân bổ rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với số lượng lượng lớn nhất ở cận Saharan- Châu Phi, Châu Mỹ, Trung quốc và Đông Nam Á. Trên 270 triệu trẻ em trước lứa tuổi học đường và trên 600 triệu trẻ em tuổi học đường sống trong các vùng có sự lan truyền bệnh mạnh mẽ, cần thiết được điều trị và thực hiện các biện pháp phòng chống. Sự lan truyền. Giun truyền qua đất được lan truyền bởi trứng thải qua phân người bị nhiễm. Giun trưởng thành sống ở trong ruột và đẻ ra hàng ngàn trứng mỗi ngày. Ở những nơi thiếu vệ sinh, các trứng này làm ô nhiễm đất. Người trở nên bị nhiễm với giun đũa và giun tóc do tiêu hoá các trứng ký sinh trùng bị nhiễm. Điều này có thể xảy ra trong một số cách: Trứng gắn chặt với thực vật khi thực vật không được nấu chín, rửa sạch hay bóc vỏ. Trứng đi vào cơ thể thông qua nguồn nước bị ô nhiễm; trứng đi vào cơ thể khi trẻ em chơi với đất rồi đặt tay vào trong miệng mà không rửa tay Trứng giun móc nở ra ở trong đất, phóng thích ấu trùng khi trưởng thành có thể xâm nhập qua da. Người nhiễm giun móc chủ yếu là do đi chân trần khi đất bị ô nhiễm. Không có sự lan truyền trực tiếp từ người sang người, hay nhiễm từ phân tươi bởi vì trứng đựoc thải qua phân cần khoảng 3 tuần để trưởng thành ở trong đất trước khi chúng trở nên gây nhiễm. Bởi vì các loài giun này không nhân lên trong vật chủ người, sự tái nhiễm xảy ra chỉ là kết quả của sự tiếp xúc với giai đoạn nhiễm trong môi trường. | Chu trình tái nhiễm giun giữa môi trường xung quanh (nguồn ảnh:dantri.com.vn) | Các dấu hiệu và triệu chứng
Tỷ lệ mắc có liên quan đến số lượng giun ẩn náu. Người nhiễm nhẹ thường không có triệu chứng. Nhiễm nặng hơn có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm các biểu hiện ở ruột( tiêu chảy, đau bụng), mệt mỏi toàn thân, yếu và sự phát triển kém về nhận thức và thể chất. Giun móc gây ra mất máucó thể dẫn đến thiếu máu. Các ảnh hưởng về dinh dưỡng. Giun truyền qua đất làm suy yếu tình trạng dinh dưỡng ở người bị nhiễm trong một số cách. Giun hút các tổ chức vật chủ, bao gồm máu, điều này dẫn đến mất sắt và protein. Giun làm gia tăng rối lạon hấp thu dinh dưỡng. Thêm vào đó, giun đũa có thể cạnh tranh vitamin A trong ruột. Một số giun truyền qua đất cũng làm giảm ngon miệng và do đó làm giảm sự thu nhận dinh dưỡng và tình trạng thể chất. Đặc biệt giun tóc có thể gây ra tiêu chảy và lỵ. Tình trạng suy dinh dưỡng gây ra bởi giun truyền qua đất được ghi nhận là tác động có ý nghĩa về tăng trưởng và phát triển thể chất. Chiến lược phòng chống giun truyền qua đất của Tổ chức Y tế thế giới. Chiến lược phòng chống nhiễm giun truyền qua đất là khống chế tỷ lệ mắc thông qua điều trị định kỳ ở nhóm người có nguy cơ sống trong các vùng lưu hành. Nhóm nguycơ bao gồm: Trẻ chưa đến trường, trẻ em lứa tuổi học đường, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ ( bao gồm phụ nữ mang thai ở kỳ thứ hai và thứ ba, phụ nữ cho con bú), và người lớn ở một số nghề có nguy cơ cao như công nhân khai khoáng, hái chè. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo xố giun định kỳ mà không cần các chẩn đoán cá thể trước đó đối với tất cả mọi người có nguy cơ cao sống trong các vùng lưu hành. Điều trị phải được cho một lần/ một năm khi tỷ lệ mắc giun truyền qua đất ở trong cộng đồng lớn hơn 20%, và hai lần một năm khi tỷ lệ mắc giun truyền qua đất trong cộng đồng lớn hơn 50%. Các giải pháp bổ sung bao gồm: giáo dục về sức khoẻ và vệ sinh làm giảm sự lan truyền và tái nhiễm bới khuyến khích các hành vi có lợi cho sức khoẻ. Cung cấp tình tạng vệ sinh đầy đủ cũng là quan trọng nhưng không luôn sẵn có ở các nơi nghèo nguồn lực Mục đích của các hoạt động phòng chống là khống chế tỷ lệ mắc: Điều trị định kỳ quần thể nguy cơ cao sẽ làm giảm mức độ trầm trọng của tình trạng nhiễm và bảo vệ các cá thể bị mắc bệnh.Xổ giun định kỳ có thể lồng ghép dễ dàng với các ngày sức khoẻ trẻ em hay các chương trình cung cấp cho trẻ em trước lứa tuổi học đường, hay lồng ghép với chương trình sức khoẻ học đuờng. Trong năm 2009 trên 300 triệu trẻ em ở lứa tuổi trước hcọ đường và lứa tuổi học đường được xổ giun ở các quốc gia lưu hành, đáp ứng tới 35% trẻ nguy cơ. Trường học cung cấp một địa điểm tốt cho các hoạt động xổ giun như là cho phép cung cấp sự giáo dục vệ sinh và sức khoẻ như là thúc đẩy việc rửa tay và cải thiện tình trạng vệ sinh. Các loại thuốc được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới. Các thuốc được khuyến cáo- albendazole(400mg) và mebendazole(500mg)- là có hiệu quả, không đắt tiền và dễ dàng được thực hiện bởi các cá nhân không phải y tế ( ví dụ các thầy giáo). Chúng đã được sử dụngtrên hàng triệu người mà chỉ có ít hay các tác dụng phụ nhẹ nhàng. Cả albendazole và mebendazole được tài trợ đến Bộ y tế các nước thông qua Tổ chức Y tế thế giới Đích đến toàn cầu Đích đến toàn cầu là điều trị đều đặn ít nhất 75% tất cả các trẻ em lứa tuổi học đường có nguy cơ bị bệnh do giun truyền qua đất. Tiến bộ đạt được ở mỗi quốc gia là được đo lường so với đích này. Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới Năm 2011, các đại biểu Đại hội đồng y tế thế giới nhất trí xác nhận một giải pháp (WHA.54.19), thúc giục các quốc gia lưu hành bắt đầu giải quyết tình trnạg giun trầm trọng, đặc biệt là sán máng và giun truyền qua đất. Để đáp ứng, Tổ chức Y tế thế giới cùng với các đối tác phòng chống giun sán. Các đối tác bao gồm các tổ chức của Liên hiệp quốc, các thành viên của WHO, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ. WHO là cơ quan dẫn đầu về kỹ thuật của các đối tác và cũng hành động như ban thư ký. Khoa kiểm soát các bệnh nhiệt đới bị lãng quên của WHO, vai trò của các đối tác trong phòng chống ký sinh trùng là: Cung cấp các nền tảng để chia sẽ thông tin và kỹ thuật mới nhất, cung cấp các chương trình mang tính thực tế về phòng chống, sử dụng các khả năng và kỹ thuật khác nhau của mỗi đối tác để thực hiện xổ giun dựa trên các chương trình và chiến dịch hiện có. Cung cấp các công cụ và huấn luyện. Theo dõi các tiến bộ ở các quốc gia lưu hành. Huy động các hành động vững chắc từ mức địa phương, quốc gia đến toàn cầu. Thiết lập sự ủng hộ quốc tế với công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.
|