TRANG CHỦ | Chủ nhật, ngày 24/11/2024 |
|
|||||||||||||||
|
Rubinsky-Elefant G và cộng sự (2010) đang công tác tại la bô miễn dịch và huyết thanh học của Viện Y học nhiệt đới São Paulo, Avenida Dr Enéas de Carvalho Aguiar 470, 05403-000, São Paulo, SP, Brazil cùng tiến hành nghiên cứu về bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở người qua một nghiên cứu tổng thể về tỷ lệ huyết thanh dương tính, chẩn đoán và biểu hiện lâm sàng trên các thể bệnh hệ thống cơ quan và mắt. Mặc dù, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo được xếp loại là một trong số bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người hay gặp nhất trên thế giới, nó vẫn còn nhiều điều chưa thấu đáo. Tác nhân gây bệnh là loại giun tròn Toxocara canis và T. cati, mà vật chủ chính của chúng là chó và mèo. Khi các trứng có phôi bị nhiễm tình cờ bởi con người, ấu trùng sẽ sinh ra trong ruột non, xuyên thành ruột và chu du lưu hành trong tuần hoàn máu, đến gan, phổi, cơ, mắt và hệ thần kinh trung ương. Mặc dù hầu hết nhiễm trùng ở người không có biểu hiện triệu chứng, hai hội chứng được xác định rõ là được phân loại cổ điển: hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng (VLMs) và ấu trùng di chuyển tại mắt và dây thần kinh mắt (OLMs). Hai hội chứng ít nghiêm trọng hơn gần đây được mô tả, một chủ yếu trên trẻ em (bệnh ấu trùng di chuyển ẩn_covert toxocariasis) và thể khác trên các người lớn (bệnh ấu trùng di chuyển thường gặp _common toxocariasis). Ở đây, chẩn đoán la bô hiện tại, dịch tễ học và đặc điểm lâm sàng chính trên cả hai thể bệnh phủ tạng và mắt ở người được tổng hợp. Sự phát triển của các chẩn đoán huyết thanh mới đã được mô tả, dữ liệu về tỷ lệ huyết thanh sẵn có được đưa ra phân tích và kết quả về các nghiên cứu lâm sàng qua các ấn bản hơn 1 thập niên qua, cung cấp các tổng thể về một căn bệnh nhiễm trùng ở người đang sắp bị lãng quên. Sviben M và cộng sự (2009) ở Viện Y tế công cộng quốc gia Croatia tiến hành đánh giá tỷ lệ huyết thanh của nhiễm trùng Toxocara canis trong số các trẻ em nhiễm trùng không triệu chứng có tăng bạch cầu ái toan tại Croatia. Tổng số 142 mẫu huyết thanh thu thập được từ các trẻ em Croatia tuổi từ 3 – 18 với chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao và không biểu hiện triệu chứng, xét nghiệm có sự có mặt kháng thể Toxocara canis IgG qua xét nghiệm ELISA và Western blot. Tỷ lệ huyết thanh dương tính T. canis trong các mẫu máu kiểm tra là 31%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kêtrong tỷ lệ huyết thanh duowng tính giữa các trẻ trai (32,1%) và trẻ em gái (29,7%) Tỷ lệ huyết thanh dương tính của T. canis thay đổi có ý nghĩa giữa các nhóm tuổi trên cả trẻ trai (Fisher's test p < 0,001) và trẻ gái (Fisher's test p = 0,007). Tỷ lệ huyết thanh cao nhất tìm thấy trên các trẻ trai tuổi từ 11 - 14 (42,9%) và các trẻ gái 7 - 10 (44,2%). Kết quả nghiên cứu này chỉ ra một tỷ lệ cao nhiễm T. canis trong số các trẻ em với tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao. Điều quan trong là xét nghiệm ấu trùng giun đũa chó nên đưa vào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có tăng bạch cầu ái toan, gồm cả trẻ em. Fisher M và cộng sự (2003) đăng tải trên tạp chí Trends Parasitol đề cập về bệnh ấu trùng giun đũa mèo Toxocara cati nói về tác nhân gây bệnh truyền từ động vật sang người chưa được đánh giá đầy đủ. Vài trò của Toxocara cati như một bệnh lây truyền từ động vật sang người. Người ta đề nghị rằng mặc dù tiến sử các ca bệnh ở người trên y văn, các yếu tố về tiền sử đã dẫn đến nhiễm T. cati vẫn còn chưa được nhận ra như một bệnh lây truyền từ động vật sang người, đặc biệt khi so sánh với bệnh Toxocara canis trên chó. Sự khác biệt của hại loại nhiễm trùng vẫn là thách thức cho đến ngày nay. Người ta cũng khuyên tiến hành nhiều nghiên cứu thêm để hỗ trợ cho việc gián biệt, nên tầm quan trọng của T. cati cần xem như một bệnh lây truyền từ động vật sang người cần làm rõ. Antonios SN và cộng sự (2008) tại khoa ký sinh trùng của đại học y khoa Tanta, Ai Cập cho biết về nghiên cứu tỷ lệ huyết thanh nhiễm Toxocara canis trên các bệnh nhân Ai Cập. Nghiên cứu này tiến hành để biểu hiện tỷ lệ huyết thanh nhiễm T. canis được lựa chọn trong số 150 bệnh nhân Ai Cập có các hội chứng lâm sàng được nghĩ đến. Chúng là các trẻ em (128) với hội chứng hô hấp hay sốt không rõ nguyên nhân và 22 người lớn có biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân. Các kháng thể chống lại Toxocara loại IgG được phát hiện trong huyết thanh nhờ vào phản ứng ELISA. Kết quả chỉ ra có 6,2% dương tính trên trẻ em. Tỷ lệ gia tăng trên giới nam, đang sống tại các vùng nông thôn và nhóm tuổi 6 - 12 so với 1 - 6 tuổi và 4% so với 13,3% dương tính với lần lượt hội chứng hô hấp và sốt chưa rõ nguyên nhân. Tỷ lệ dương tính ở người lớn là 18%. Vì thế, giới nam và sống trong các vùng nông thôn có thể được xem là các yếu tố nguy cơ cho sự lan truyền bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở trẻ em. Ishiyamna S và cộng sự (2009) đang làm việc tại khoa xét nghiệm của đại học Kobe Tokiwa, Nhật Bản nghiên cứu về phương pháp phát hiện các kháng nguyên lưu hành Toxocara canis và các ứng dụng của nó trên các mẫu huyết thanh của người. Chẩn đoán ấu trùng di chuyển bằng các phương pháp miễn dịch, các phương pháp này đơn giản chỉ ra có hay không có sự có mặt của kháng thể chứ không nói lên nhiễm trùng hoạt động hay không. Do đó, các nhà nghiên cứu thiết lập một phương pháp chẩn đoán để phát hiện kháng nguyên lưu hành của Toxocara canis sử dụng ELISA. Kháng thể đơn dòng (MAb) sinh ra chống lại kháng nguyên tiết excretory-secretory (ES) antigen của ấu trùng T. canis giai đoạn hai. Trong số các kháng thể MAbs thu nhận được, lựa chọn ra một MAb (TCMAb12; trọng lượng phân tử 30-80 kDa, IgG) để dùng cho phản ứng ELISA. Phản ứng chéo của phản ứng ELISA chống lại đến 13 loại kháng nguyên ký sinh trùng khác nhau được kiểm chứng. Kết quả cho thấy các kháng thể tác động với kháng nguyên ES của T. canis, kháng nguyên con cái T. canis và kháng nguyên ấu trùng giai đoạn 2 của T. canis, nhưng không hoạt động với các kháng nguyên khác. Từ các kết quả thu được sử dụng một đường cong chuẩn về nồng độ kháng nguyên ES, họ xác định giới hạn phát hiện của phản ứng sandwich-ELISA là 5 ng/ml, ở đó cung cấp đủ độ nhạy chẩn đoán bệnh do ấu trùng này. Việc ứng dụng phương pháp đối với những ca bệnh nghi ngờ và kiểm tra các kháng nguyên lưu hành trong máu của bệnh nhân. Các nhà khoa học đã sử dụng 9 mẫu huyết thanh từ bệnh nhân nghi ngờ nhiễm ấu trùng giun đũa chó về mặt lâm sàng và hiệu giá kháng thể cao. Toàn bộ 5 mẫu huyết thanh chỉ ra có dương tính với kháng nguyên cao, trong khi vẫn còn 4 mẫu âm tính. Các kết quả này chỉ ra rằng 44,0% bệnh nhân dương tính kháng thể là có kháng nguyên âm tính, không phải nhiễm trùng đang hoạt động. Kết quả này thu nhận cho ra các điểm giúp khắc phục về sự hiểu biết cũng như chẩn đoán về huyết thanh học căn bệnh do ấu trùng giun đũa chó gây nên. Vào những năm 1980, Galant SP và cộng sự đã điều tra về mặt huyết thanh học nhiễm trùng giun đũa chó Toxocara canis. Hội chứng VLMs gây ra bởi ấu trùng Toxocara canis có phổ lâm sàng rất đa dạng kèm theo tăng bạch cầu ái toan. Mặc dù sự xuất hiện về nồng độ IgE và hiệu giá isohemagglutinin tăng cao trong máu là rất hữu ích cho các test sàng lọc, các test chẩn đoán đặc hiệu xác định ấu trùng trong mẫu bệnh phẩm sinh thiết mô và test huyết thanh đối với các kháng thể đặc hiệu chống lại Toxocara. Một câu bé hai tuổi tăng bạch cầu ái toan đáng kể liên quan đến bệnh lý hô hấp sữa và âm tính với phản ứng indirect hemagglutination (IHA) và hiệu giá kháng thể của bentonite flocculation (BF) đối với Toxocara, nhưng huyết thanh được thử đối với các kháng thể đặc hiệu chống lại các kháng nguyên trứng tạo phôi (Toxocara embryonated egg_TEE) bằng phương pháp Ouchterlony immunodiffusion và ELISA có dương tính cao. Overgaauw PA và cộng sự (1997) ở Virbac Nederland B.V., Hà Lan quan tâm đến các khía cạnh dịch tễ học của ấu trùng giun đũa chó mèo ở người. Bệnh do ấu trùng giun đũa chó mèo là bệnh lâm sàng ở người nhiễm bởi loại giun tòn từ chó và mèo. Trong bài tổng hợp này phương thức lan truyền đến người qua đường miệng nhiễm trứng Toxocara từ môi trường đã được thảo luận. T. cati hình như đóng vai trò quan trọng hơn. Tiếp xúc trực tiếp với động vật không được xem là nguy cơ nhiễm tiềm tàng vì trứng tạo phôi của Toxocara đòi hỏi mất hai tuần trong môi trường mới chuyển sang giai đoạn nhiễm. Vì cùng lý do này, không có mối liên quan mong đợi giữa nhiễm và phơi nhiễm với chó và mèo trong các hộ gia đình. Trẻ em thường có triệu chứng lâm sàng hơn vì có tiếp xúc chặt chẽ với đất nhiễm bẩn trong các sân chơi hay bải cát, thiếu điều kiện vệ sinh và vì chúng lại có thói quen ăn đất. Sự di chuyển của ấu trùng Toxocara trong cơ thể có thể gây ra các hội chứng lâm sàng khác nhau. Ba thể lâm sàng VLMs, OLMs và CT đã được mô tả nhiều trên y văn. Các kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh là các công cụ đáng tin cậy để phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên. Điều trị hệ thống bằng thuốc chống giun sán nhưng kết quả có thể dẫn đến phản ứng quá mẫn gây ra do ấu trùng chết. Đối với các tổn thương ở mắt, phương pháp quan đông lazer (laser photocoagulation) và liệu pháp corticosteroid đã sử dụng đến. Các biện pháp dự phòng bao gồm ngăn ngừa nhiễm từ môi trường với các trứng Toxocara và truyền thông giáo dục với các chủ nuôi chó về tiềm năng gây bệnh lây truyền từ động vật sang người. Các thầy thuốc thú y, các thaayf thuốc đa khoa và đại diện y tế công cộng nên cung cấp đầy đủ các thông tin và lời khuyên cần thiết. Một nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm và các yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis ở Salvador, bang Bahia, Brazil (Souza RF và cs., 2011), cho thấy ấu trùng di chuyển do Toxocara spp. và chưa bào giờ được nghiên cứu tại Bahia. Công trình nghiên cứu này điều tra tỷ lệ nhiễm và các yếu tố nguy cơ nhiễm bởi Toxocara canis trên các cá nhân từ Salvador, bang Bahia. 338 cá nhân được xét nghiệm xem sự có mặt của các kháng thể IgG anti-T. canis. IgG anti-T. canis cao hơn ở các đối tượng tầng lớp xã hội thấp đã tiếp xúc nhiều với chó và mèo hơn, chỉ ra rằng các biến số là các yếu tố nguy cơ cho tình trạng nhiễm này. Tỷ lệ nhiễm trùng T. canis là cao. Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng này được xác định phù hợp với y văn.Một nghiên cứu khác cũng tiến hành do nhóm tác giả Prestes-Carneiro LE và cộng sự (2008) về dịch tễ học huyết thanh bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo tại một vùng nông thôn São Paulo, Brazil. Kết quả cho thấy tỷ lệ huyết thanh của Toxocara canis và các yếu tố nguy cơ đối với nhiễm trùng được đánh giá. Nồng độ IgA và IgE tổng số trên 79 cá nhân được xác định bởi kỹ thuật đo độ đục và phương pháp chemiluminescence. Tổng số bạch cầu và bạch cầu ái toan khác được đo bởi flow cytometry. ELISA để phát hiện kháng thể anti-Toxocara IgG, IgA và IgE được chuẩn hóa qua sử dụng kháng nguyên tiết Toxocara excretory-secretory antigens (TES) chuẩn thu nhận từ nuôi cấy ấu trùng T. canis giai đoạn 2. Có 17 (21.5%) cá nhân dương tính kháng thể anti-Toxocara IgG, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trên các ca dương tính như thế theo nhóm tuổi và giới tính. 30 (38%) số cá nhân có tăng bạch cầu ái toan và 70 (89%) có tăng tổng số IgE. Trong số 17 cá nhân dương tính với kháng thể anti-Toxocara IgG, phần trăm bạch cầu đại diện bạch cầu ái toan (p = 0.0069) và tổng số IgE (p = 0.0452) dương tính có liên quan với nồng độ anti-TES IgE. Mặc dù kháng thể anti-TES IgA được phát hiện trong 10(59%) số cá thể, không có liên quan có ý nghĩa giữa nồng độ IgA và kháng thể Toxocara-specific IgA. Chỉ có 1/17 bệnh nhân dương tính với anti-Toxocara IgG học trường trung học và tất cả nhưng hai ca thuộc hộ gia đình có thu nhập thấp. Trong nghiên cứu ít nhất, dương tính huyết thanh có thể liên quan đến tiêu chuẩn sống thấp và thiếu điều kiện vệ sinh chuẩn. Sự có mặt kháng thể anti-Toxocara IgE và IgA có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó và có thể có ích trong giám sát kết quả điều trị. Tại châu Á cũng có một nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm cao trên các ca nhiễm trùng không triệu chứng với Toxocara trong số trẻ em đi học ở Manado, Indonesia (Hayashi E và cs., 2010). Họ đã thực hiện một điều tra huyết thanh học về nhiễm trùng Toxocara canis ở các học sinh trung học từ 3 quận của phía bắc Sulawesi. Hầu hết 117 cá nhân ở 2 quận nông thôn gần Manado cho phép chó vào nhà họ và có tỷ lệ 84.6% nhiễm trùng T. canis trong nhóm này. 53 (45.3%) có mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể cao của kháng thể chống Toxocara đặc hiệu. Ngược lại, 41 sinh viên được thử tại một quận thành thị cho thấy 12,2% dương tính. Để xác định các triệu chứng lâm sàng của hội chứng VMLs và OLMs do Toxocara, các nhà khoa học đã đưa ra một bộ câu hỏi điều tra, xét nghiệm chức năng gan và khám mắt 34 đối tượng có kháng thể chống Toxocara cao. Một quận thành thị cho thấy một tỷ lệ nhiễm cao; 58/71 (81,7%) có hiệu giá kháng thể cao chống lại Toxocara phù hợp với kết quả test ELISA, dù không có triệu chứng lâm sàng. 5 trong số này có tằng bạch cầu ái toan. Các kết quả này chỉ ra nhiễm trùng ở phía bắc Sulawesi là tiềm tàng và nhiều ca bệnh hơn đánh giá trước đây đã từng làm và cho biết những người đang sống trong môi trường ô nhiễm bởi các trứng Toxocara trở nên dễ dàng nhiễm T. canis và có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. | | Nghiên cứu về dịch tễ học các bệnh lý sinh trùng trên chó tại Yucatan, Mexico (Rodríguez-Vivas RI và cs., 2011). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên chó và các yếu tố liên quan đến cộng đồng nông thôn ở Yucatan (phía nam Mexico), với sự quan tâm đặc biệt đến các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa lây truyền tiềm tàng sang người. 130 con chó từ 91 hộ gia đình được đưa vào nghiên cứu. Các mẫu phân được quay ly tâm lắng và kỹ thuật McMaster. Để xác định các yếu tố liên quan đến các ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người từ chó, phân tích đơn biến được thực hiện sử dụng các thông số giới, tuổi và tình trạng cơ thể như các biến độc lập. Các điến với p < 0.2 được phân tích thông qua hồi quy logistic. Trong số 130 con chó, có 104 con chó dương tính với ký sinh trùng đường ruột, tỷ lệ nhiễm 80%. Trứng của 4 loài giun (Ancylostoma caninum, Thichuris vulpis, Toxocara canis và Dipylidium caninum) và nang trứng coccidia được phát hiện. A. caninum là loại ký sinh trùng phổ biến nhất (73,8%), tiếp sau là T. vulpis (25,4%), T. canis (6,2%), D. caninum (2,3%) và nang trứng coccidia (2,3%). Phần lớn chó nhiễm chỉ một loài ký sinh trùng (70/130, 53,8%). Nhiễm trùng phối hợp gây ra bởi 2 hoặc 3 loại ký sinh trùng được phát hiện lần lượt là 21,3% (30/130) và 3,1% (4/130). A. caninum có mật độ nhiễm cao (42,3% trong số chó có ≥ 500 trứng/ gam). Các yếu tố liên quan đến ký sinh trùng lây truyền từ động vật truyền sang người là tuổi (< 2 tuổi; odds ratio = 5.30, p = 0.029) và tình trạng cơ thể (tình trạng cơ thể kém; odds ratio = 6.69, p = 0.026). Nhìn chung, chó con từ nông thôn Yucatan, Mexico có tình trạng cơ thể kém có tỷ lệ nhiễm cao hơn ký sinh trùng đường ruột như các yếu tố liên quan với các nguy cơ cao hơn nên dễ nhiễm hơn. Nghiên cứu của tác giả Schurer JM và cộng sự (2012) về giám sát liên tục bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người trên các động vật trong cộng đồng nội địa của Saskatchewan, Canada. Các cộng đồng bản xứ có thể có nguy cơ phơi nhiễm tăng với các bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người, gồm cả Echinococcus granulosus, Toxocara canis, Toxoplasma gondii, Diphyllobothrium spp., và Giardia duodenalis đối với chó có thể đóng vai trò như các sentinels hay nguồn nhiễm trùng ở người. Các mẫu phân ở chó thu thập từ chó và môi trường trong 5 cộng đồng bản xứ khắp Saskatchewan và Alberta (n = 58, 62, 43, 66 và 25). Các ký sinh trùng trên các mẫu phân cá nhân được định lượng sử dụng theo phương pháp nổi và test kháng thể huỳnh quang đối với bệnh Giardia và Cryptosporidium. Toàn bộ, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung là 20 - 71%, trong đó cao hơn 5-16 lần ở các cộng đồng bản xứ hơn các vùng trung tâm thành phố ở Saskatchewan. Tỷ lệ nhiễm chung T. canis, Diphyllobothrium, trứngsán dây trong phân chó lần lượt là 11,8%, 4,9% và 1,2% trong nghiên cứu này so với 0 – 0,2% trên các con chó ở đô thị. Nang Giardia có mặt là 21% trong số các mẫu xác định là genotype Assemblage A. Bệnh ấu trùng giun đũa chó là một vấn đề y tế công cộng trên toàn thế giới đưa ra mối đe dọa đối với trẻ em, những đối tượng mà chúng hay ăn phải tình cờ trứng tạo phôi của Toxocara. Từ 2005 – 2007, tổng số 376 mẫu máu thu thập tại trung tâm y tế công cộng từ các đối tượng là trẻ em và thiếu niên 1- 12 tuổi, cả hai giới. Các mẫu máu được phân tích bởi các phương pháp ELISA gián tiếp để phát hiện các kháng thể kháng Toxocara. Các mẫu huyết thanh được cho hấp phụ trước đó với kháng nguyên Ascaris suum và được xem là dương tính với phản ứng có chỉ số >1. Các mẫu đất từ tất cả khu vực công cộng và trường học tại 4 khu vực đánh giá có đất bề mặt (n = 19) hay bãi cỏ (n = 15) được đưa ra phân tích. Trong số 376 mẫu huyết thanh, 194 (51,6%) dương tính. Tỷ lệ huyết thanh về thực chất cao hơn trong số trẻ từ 1-5 tuổi (p = 0.001) và 6-8 tuổi (p = 0.022). Triệu chứng lâm sàng được thăm khám không cho thấy có sự khác biệt có nghĩa thống kê giữa các cá nhân có huyết thanh âm tính và huyết thanh dương tính (p > 0.05). Trên 76,5% nơi điều tra, trứng giun Toxocara được phát hiện trong ít nhất 1/5 mẫu.Khu vực vui chơi của các trường học công cộng cao hơn 2,8 lần nhiễm so với các khu vực công cộng. Điều quan trọng là có những chương trình giáo dục thông tin cho các gia đình và cá nhân làm thế nào nâng cao điều kiện vệ sinh và phòng chống bệnh giun trên chócũng như dọn sạch môi trừơng thải phân chó. Đặc tính lây truyền Các giai đoạn trong đời sống của Toxocara spp. gồm: Trứng chưa thụ tính (unembryonated eggs) bài tiết ra phân à Các trứng thụ tinh nhiễm chứa ấu trùng giai đoạn ba à Giai đoạn này hiện diện sau khi trứng phát triển ít nhất 1-2 tuần trong môi trường à Ấu trùng chưa trưởng thành, di chuyển qua mô à các ấu trùng chưa trưởng thành ngủ (dormant ‘hypobiotic’ immature larvae) tìm thấy trong các mô khác nhau à Giun trưởng thành và tìm thấy trong ruột. Phương thức lây nhiễm (mode of infestation) - Trên chó và mèo: +Trực tiếp bằng con đường tiêu hóa trứng nhiễm ấu trùng từ đất. +Gián tiếp bằng cách ăn các vật chủ ăn thịt +Nhiễm trùng chu sinh (chỉ có T.canis) +Tiêu hóa ấu trùng qua con đường phân +Lây truyền qua đường sữa - Trên người: +Gián tiếp bằng cách tiếp xúc tay với các vật bị nhiễm ấu trùng +Gián tiếp qua cách ăn đất, ăn phân hay các thực phẩm có trứng giun đũa chó nhiễm. +Trực tiếp bằng tay nhiễm tiếp xúc các cô bảo mẫu nhiễm mầm bệnh hay miệng, tả lót,…
Ấu trùng di chuyển do giun đũa chó mèo không phải là một căn bệnh mà đòi hỏi luôn luôn báo cáo, đặc biệt tại Mỹ. Tuy nhiên, một số ước tính cho thấy rằng 10,000 ca bệnh ở người được báo cáo mỗi năm. Hầu hết các ca ấu trùng giun đũa chó mèo thường được nhìn thấy trên các trẻ em. Các kháng thể chống lại Toxocara spp. đã được báo cáo trong số 4,6 – 7,3% số trẻ em ở Mỹ, 2.5% ở Đức và 83% ở vùng Caribbe. Hội chứng ấu trùng di chuyển phủ tạng thường gặp nhất ở trẻ em tuổi từ 1 - 7 tuổi, đặc biệt các trẻ này có một tiền sử ăn đất hay thường chơi trong vùng bẩn. Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt (OLMs) chủ yếu tìm thấy trên các người trẻ trưởng thành và trẻ em lớn; các trẻ lớn tuổi hơn hay nhiễm dạng hội chứng VLMs. Độ trầm trọng của các triệu chứng lệ thuộc vào gánh nặng của ấu trùng hay mật độ nhiễm, vị trí ấu trùng tấn công và thời gian nhiễm. Hầu hết các ca VLMs là không có triệu chứng hay nhiễm nhẹ nên không nhận được sự lưu ý. Tỷ lệ tử vong hiếm gặp nhưng có thể xảy ra với các triệu chứng viêm phổi nặng, bệnh tim mạch và bệnh thần kinh. Tổn thương mắt có thể là vĩnh viễn. Trứng Toxocara canis đi qua theo phân chó, đặc biệt các phân chó con. Người không sinh ra hay không đào thải trứng qua phân; do đó, sự có mặt trứng không phải là tiểu chuẩn cần tìm để chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người. Trứng ra ngoài được thụ tinh (fertilized) nhưng chưa tạo phôi (embryonated), ngược lại trứng đúng chứa ấu trùng phát triển tốt. Các trứng sau đó nếu được có tính nhiễm nếu nuốt vào bởi người (thường là trẻ em). Nhờ sự giúp đỡ của Trung tâm phòng chống bệnh tật Mỹ (US Centers for Disease Control and Prevention) nên bệnh này đang được quan tâm rất nhiều tại các quốc gia phát triển, trong đó có Mỹ. Bệnh ấu trùng giun đũa chó là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi tiêu hóa phải ấu trùng giun tròn Toxocara canis hay mèo Toxocara cati. Đất trong công viên và sân chơi thường bị nhiễm trứng T. canis và nhiễm trùng có thể gây nên bệnh ở người có liên quan đến các tạng tim, phổi, gan, mắt và não. Ba hội chứng nhiễm trùng ấu trùng giun đũa chó Toxocara nhìn chung được nhận ra: +Trên trẻ em, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo thể ẩn (CT_covert toxocariasis) là một thể nhẹ, tiền lâm sàng hay không biểu hiện lâm sàng, có thể có sốt nhẹ. Các triệu chứng có thể gồm có ho, khó thở, khó ngủ, đau bụng, nhức đầu, rối loạn hành vi. Thăm khám có thể phát hiện gan to, bệnh lý viêm hạch và khò khè. +Hội chứng ấu trùng di chuyển phủ tạng (VLMs_Visceral larva migrans) gây ra bởi sự di chuyển ấu trùng đến các cơ quan bên trong cơ thể người, dẫn đến phản ứng viêm. Một chùm triệu chứng có thể hình thành như chán ăn, suy nhược, sụt cân, viêm phổi, sốt, ho, co thắt phế phế quản, đau bụng, nhức đầu, ban đỏ, đôi khi co giật, động kinh. Khám có thể phát hiện gan lớn, bệnh lý hạch viêm và khò khè. Đôi khi gặp tràn dịch màng phổi hình thành, mày đay mạn tính đã được mô tả. Một số ca nặng có thể dẫn đến viêm cơ tim hay suy hô hấp. +Hội chứng ấu trùng di chuyển mắt (OLMs_Ocular larva migrans) gây bệnh do sự di chuyển của các ấu trùng vào trong bộ phận sau của mắt, có xu hướng xảy ra trên các trẻ em nhỏ và người lớn trẻ tuổi. Các bệnh nhân biểu hiện giảm thị lực, mắt đỏ, đồng tử trắng hoặc leukokoria (xem hình). U hạt hoặc viêm mạch võng mạc có thể nhìn thấy trong võng mạc, đặc biệt ởđiểm vàng. Mất thị lực một bên, xơ hóa võng mạc, u nguyên bào võng mạc và bóc tách võng mạc xảy ra. Các kháng thể chống lại Toxocara trong huyết thanh thường âm tính hay xuất hiện với hiệu giá kháng thể thấp. Chu kỳ sinh học ấu trùng giun đũa chó/ mèo ở người Chu kỳ của Toxocara canis tương tự chu kỳ sinh học của giun đũa người Ascaris lumbricoides. Một điểm khác biệt là vật chủ cuối cùng phân bố trong phạm vi rộng hơn. Vật chủ cuối cùng là những động vật ăn thịt họ chó của gia đình nuôi, trong khi đó vật chủ ăn thịt các họ khác, bao gồm người thì chưa rõ. Những điểm đặc biệt là con đường di chuyển trong cơ thể chó có khác nhau tùy thuộc độ tuổi, giới tính và khả năng dung nạp của chó. Chó nhiễm bệnh do ăn phải những trứng giun có phôi (embryonated eggs) hay mô động vật có chứa ấu trùng giun đũa chó. Tuy nhiên, hành vi của ấu trùng khác nhau phụ thuộc vào tuổi và giới tính của chó. Trên những con chó trẻ (< hơn 3 tháng) trứng sẽ đẻ trong tá tràng và ấu trùng vào trong hệ bạch huyết và hệ mao tĩnh mạch, từ đây sẽ mang chúng đến gan, tim và phổi- nơi đó ấu trùng sẽ phát triển và thoát vỏ /thay vỏ (moult). Tiếp đến ấu trùng sẽ xuyên qua khí quản vào trong thực quản và đến ruột non. Những trứng đầu tiên xuất hiện trong phân là vào thời điểm 4-5 tuần sau khi nhiễm. Tuy nhiên, ở những con chó lớn tuổi hơn, ấu trùng hiếm khi xuyên qua phổi đến khí quản (theo đường di chuyển). Hầu hết chúng vào trong dòng máu rồi phân tán trong toàn bộ cơ thể và mô của vật chủ chó; đặc biệt là chúng vẫn giữ nguyên ấu trùng giai đoạn nhiễm cho đến khi chúng đến mô. Tầm quan trọng của quá trình di chuyển trong cơ thể này (khác với di chuyển đến phổi và khí quản) là thuận lợi trong lây truyền chu sinh, chẳng hạn, ấu trùng xuyên qua bọc thai chó cái đến phát triển trong phôi thai. Ấu trùng vẫn tồn tại trong gan phôi thai cho đến khi sinh và rồi chúng tiếp tục di chuyển đến phổi, khí quản và ruột non; tại đó ấu trùng sẽtrưởng thành. Ngoài sự lan truyền chu sinh, sự lan truyền qua đường sữa mẹ, đôi khi cũng xảy ra nhưng hiếm hơn và ít quan trọng hơn lan truyền chu sinh song cũng nên để ý. Chu kỳ sinh học của Toxocara cati gần tương tự Toxocara canis. Khi những trứng embryonated egg trưởng thành được nuốt vào, chúng phát triển đến giai đoạn trưởng thành thông qua đường di chuyển phổi - khí quản. trong những trường hợp nhiễm ở mèo trưởng thành, một vài trứng bị ăn vào sẽ phát triển theo hướng này, nhưng một số khác sẽ ký sinh trong những mô khác nhau như giai đoạn ấu trùng. Mặc dù nhiễm trùng qua con đường nhau thai không xảy ra, ấu trùng ở con mèo cái đi vào tuyến sữa, nhiễm cho mèo con qua đường sữa. Con người bị nhiễm phải do nuốt trứng trưởng thành hoặc ăn thịt của vật chủ khác có chứa ấu trùng. Trên trẻ em từ 1 - 4 tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Tập quán ăn đất (geophagia và pica) thường được thấy ở những trẻ em bị nhiễm Toxocara canis. Sau khi tiêu hóa, ấu trùng tách ra khỏi trứng trưởng thành đi đến những cơ quan khác bằng con đường di chuyển trong cơ thể. Chúng cũng có thể chu du vài lần đến các mô, cuối cùng đóng kén thành ấu trùng và tạo u hạt, làmtăng bạch cầu eosin ở tất cả các cơ quan chính của cơ thể, trong đó bao gồm cả não và mắt.
|
|
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng |
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích |