Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 9 7 9 3
Số người đang truy cập
4 7 8
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Một số điểm giống và khác nhau trong biểu hiện lâm sàng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người lớn và trẻ em

Nhiễm trùng giun đũa chó, mèo ở con người

Giai đoạn ủ bệnh trên người là vài tuần đến vài tháng. Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ký sinh của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm. Có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể lang thang trong gan, phổi, tim, não, mắt và có thể gây ra hội chứng tăng eosin mạn tính, tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm phế quản, giả hen, viêm phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc trị trệ trí tuệ, viêm võng mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm nhãn cầu.

Các hội chứng đã được mô tả ở người: ấu trùng di chuyển phủ tạng (VLMs_Visceral larva migrans), ấu trùng di chuyển ở mắt (OLMs_Ocular larva migrans) và bệnh giun đũa chó mèo thể tiềm ẩn (CTs_Covert toxocariasis). Một số tác giả phân loại bệnh lý thần kinh như một hội chứng thứ tư; một số khác bao gồm bệnh lý thần kinh trong thể phủ tạng.

Một số nhỏ ấu trùng thường không gây bệnh. Hầu hết ca VLMs không biểu hiện triệu chứng và được nhận ra chủ yếu khi có tăng bạch cầu ái toan tăng tồn tại.

Các dấu hiệu điển hình trên những trẻ em nhiễm nghiêm trọng gồm có tăng bạch cầu ái toan mạn tính, kéo dài, suy nhược cơ thể, sốt, gan to và đau thượng vị. Một số bệnh nhân cũng có thể buồn nôn, nôn mửa, dấu hiệu hôh ấp như khò khè, ho và khó thở. Ban đỏ, ngứa, mày đay mạn tính, bệnh lý hạch lympho, đau khớp, đau cơ, phù mạch thần kinh (angioneurotic edema) và các dấu thần kinh cũng đã được báo cáo. Trên các người trưởng thành, hầu hết các triệu chứng là sốt, yếu cơ thể và các dấu hiệu tiêu hóa. Các triệu chứng của bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo có thể tồn tài trong nhiều tháng.
 

Tử vong là hiếm nhưng đã được nhìn thấy trên các ca có viêm cơ tim (myocarditis), viêm não màng não có tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic meningoencephalitis) hoặc viêm phổi nặng.

Thể mắt hội chứng OLMs có thể gây ra một phổ lâm sàng trên bệnh lý mắt, gồm có dạng u hạt võng mạc (retinal granulomas), bóc tách võng mạc (retinal detachment), viêm mống mắt, viêm thần kinh nhãn cầu (optic neuritis), viêm kết mạc (keratitis), viêm nôi mạc nhãn cầu, abcesthủy tinh thể và hypopyon. Nhiễm trùng thường diễn ra một bên mắt và chỉ có duy nhất một ấu trùng chịu trách nhiệm cho các triệu chứng này.

Tuy nhiên, nhiễm trùng hai bên cũng đã được báo cáo. Các triệu chứng có thể bao gồm thoái hóa và con ngươi màu trắng (Leukokoria_white pupils), giảm thị lực nhìn, đau mắt và nhìn lóe sáng, lác mắt. Mất thị lực có thể tiến triển chậm hoặc đột ngột hoặc có thể diễn tiến mạn tính. Các triệu chứng hệ thống cơ quan đồng thời thường không gặp.

Trong thể ẩn của bệnh, các kháng thể chống lại Toxocara có liên quan đến một số triệu chứng tại chỗ hoặc toàn thân mà không tương ứng với hai hội chứng khác. Đau bụng là dấu hiệu hay gặp nhất. Các triệu chứng khác có thể bao gồm gan lớn, ho, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, thay đổi hành vi, yếu cơ thể, ngứa, ban đỏ, hen phế quản và suy hô hấp. T. canis cũng có thể liên quan đến như một nguyên nhân có thể của rối loạn động kinh tự phát (idiopathic seizure disorders). Thể ẩn không luôn luôn liên quan đến có tăng bạch cầu ái toan.

Các triệu chứng của thể ẩn có thể kéo dài vài tháng đến vài năm.
 
 

Bệnh ấu trùng giun đũa chó trên trẻ em 

Bệnh ấu trùng giun đũa mèo gây ra bởi Toxocara canis và ít gặp hơn so với T. canis. T. catis cũng là loại giun tròn đường ruột tìm thấy trên chó và mèo. Trên người, ấu trùng giun đũa chó được xem là bệnh nhiễm trùng lạc chỗ (aberrant infection) vì người chỉ là vật chủ tình cờ nên ký sinh trùng không thể phát triển hoàn chỉnh trong cơ thể người. thay vì, ấu trùng xâm nhập trong nhiều tháng qua các cơ quan khác nhau cho đến khi chúng thắng được nhờ vào phản ứng viêm cơ thể hay chết đi. Ấu trùng có thể sống sót trong mô ít nhất 9 năm và có thể tồn tại song song với cuộc sống vật chủ (?). Ba hội chứng bệnh cũng như trên người lớn đó là OLMs, VLMs và CT, nhiều đặc điểm bệnh lâm sàng cũng có góp phần vào do các ký sinh trùng này.

Một nghiên cứu gần đây do nhóm tác giả Gawor J và cộng sự (2008) tiến hành cũng xem bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo trên trẻ em là một vấn đề lâm sàng khó chẩn đoán. Trong bài đăng tải này các tác giả đưa ra các thông tin về bệnh học nhiễm trùng và các dấu chứng lâm sàng của bệnh trên trẻ em. Các ca bệnh chẩn đoán trong những năm gần đây tại miền Trung, Ba Lan được nhận ra một cách tình cờ dựa trên kết quả lâm sàng dựa trên kết quả cận lâm sàng phân tích cho các lý do khác nhau, khi các xét nghiệm bất thường đề nghị rằng các trường hợp đó nhiễm giun đang hoạt động (tăng bạch cầu ái toan, tăng nồng độ IgE và thiếu máu).

Tỷ lệ nhiễm cao trong đấy nhiễm trên các hộ gia đình của các bệnh nhân cho thấy tăng nguy cơ cả nhiễm và tái nhiễm ở cả vùng nông thôn lẫn thành thị. Các số liệu hiện có cho thấy cần thiết có các chương trình giáo dục nên thiết lập để ngăn ngừa nhiễm trùng Toxocara trên trẻ em.

Chẩn đoán dựa vào các phản ứng huyết thanh miễn dịch. Xét nghiệm sinh sinh học phân tử (PCR_Polymerase chain reaction) đã được giới thiệu và xem như một công cụ chẩn đoán chính xác và độ đặc hiệu cao. Xét nghiệm phân không có vai trò trong chẩn đoán hay đánh giá bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo. Có hay không có điều trị trên một bệnh nhân có chẩn đoán cũng như điều trị như thế nào vẫn còn đang tranh luận bởi các trường phái. Mebendazole, thiabendazole, albendazole và diethylcarbamazine là các thuốc đã từng được sử dụng điều trị. Corticosteroids cũng có một vai trò quan trọng trong liệu pháp.
 

Nhiễm trùng ở ruột bởi các giun trưởng thành

Nhiễm trùng với các giun trưởng thành T. canis T. cati ở người là rất hiếm khi được báo cáo và độ chính xác của các chẩn đoán này đặt ra câu hỏi? Một số ca được xác định sau đó như các giun tròn Ascaris chưa trưởng thành hơn là loài Toxocara và các trường hợp khác có thể xảy ra khi trẻ em nhỏ tiêu hóa toàn bộ giun đã bị tống xuất bới các vật cưng.

Nhiễm trùng Toxocara canis ở các cơ quan khác

Trên hệ thần kinh trung ương

Một nghiên cứu tiến hành điều tra trên 17 bệnh nhân tại Lebanon (Jabbour RA và cs., 2011) về đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh MRI của viêm tủy do ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis. Biết rằng viêm tủy do Toxocara là bệnh rất hiếm, chỉ có một vài ca báo cáo trên y văn. Các bệnh nhân biểu hiện bệnh lý tủy, có tăng bạch cầu ái toan trong dịch não tủy và trong máu kèm theo các tín hiệu bất thường trên hình ảnh của chụp MRI. Một nghiên cứu gần đây liên quan đến viêm tủy từ 17 ca bệnh đã nhập viện vào trung tâm ở Lebanon, kèm theo mô tả về lâm sàng và các dữ liệu lâm sàng và chụp phim MRI, đáp ứng bệnh với thuốc giun sán. Các triệu chứng lâm sàng chính là biểu hiện của bằng chứng bệnh tủy sống như rối loạn cảm giác, vận động và thuộc về hệ thần kinh tự chủ chủ yếu là chi dưới. Các bệnh nhân biểu hiện bệnh diễn tiến mạn tính hoặc bán cấp, tiến triển chậm hoặc tái phát từng đợt kèm theo bất thường. Chỉ có hai bệnh nhân có đếm bạch cầu ái toan tăng cao trong dịch não tủy, dù bạch cầu trong máu cao trên 6 bệnh nhân được phát hiện. Tất cả bệnh nhân dương tính với các kháng thể chống lại Toxocara canis trong máu và trong dịch não tủy biểu hiện tổn thương đơn thuần đặc trưng trong tủy sống, với các tín hiệu đồng âm hay tăng tủy trọng (T1-weighted images and hyperintense o­n T2-weighted images). Gia tăng nốt hạch tìm thấy sau khi tiêm thuốc gadolinium. Điều trị bằng albendazole, kèm hay không kèm steroids, dẫn đến làm cải thiện các triệu chứng thần kinh đáng kể và trở về bình thường của hình ảnh MRI trên tất cả bệnh nhân. Các tổn thương viê mđơn thuần trên MRI ở tủy sống có huyết thanh dương tính Toxocara canis trong máu và dịch não tủy trên các ca bán cấp hoặc viêm tủy mạn tính, bất luận có tăng bạch cầu ái toan hay không. Thuốc chống giun sán đã mang lại hiệu quả cải thiện bệnh rất tốt.
 

Viêm màng não do Toxocara canis sau khi ăn các gan sống của đà điểu châu Phi (Noh Y và cs., 2012) khi nghiên cứu tại khoa thần kinh, đại học y khoa Sungkyunkwan, trung tâm y khoa Samsung, Seoul, Hàn Quốc. Các báo cáo gần đây về bênh ấu trùng giun đũa chó gia tăng qua xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh học tại Hàn Quốc. Một bệnh nhân 17 tuổi có biểu hiện nhức đầu, sốt, khó thở và chán ăn. Anh ta có biểu hiện viêm nàng não tăng bạch cầu ái toan, kèm theo các triệu chứng liên quan đến gan và phổi. Các kháng thể đặc hiệu IgG với kháng nguyên ấu trùng duowng tính trong huyết thanh và dịch não tủy nhờ vào ELISA. Bệnh nhân có tiền sử ăn gan đà điều sống 4 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng. Cha mẹ của bệnh nhân cũng dương tính huyết thành với T. canis nhưng không biểu hiện triệu chứng hay các dấu hiệu nào của bệnh giun đũa chó.

Tác giả Quattrocchi G và cộng sự (2012) cũng có một nghiên cứu liên quan đến bệnh giun đũa chó mèo với động kinh qua một phân tích tổng hợp và hệ thống tại đại học Catania, Ý. Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi giai đoạn ấu trùng T. canis và loài ít gặp hơn là T. cati. Liên quan giữa bệnh ấu trùng này với động kinh đã đaqựt ra giả thuyết và qua phân tích số liệu một cách hệ thống đánh giá độ mạnh của liên quan này thì một đánh giá huyết thanh dương tính Toxocara spp. và đưa ra một hướng dẫn trong tương lai.

Các dữ liệu trên internet và từ Viện nghiên cứu dịch tễ học thần kinh và bệnh thần kinh nhiệt đới (Institute of Neuroepidemiology and Tropical Neurology) của đại học Limoges cũng như danh sách tham khảo của tất cả bài báo sàng lọc đến tháng 10.2011. Họ thực hiện một tổng hợp mang tính hệ thống về y văn trên thế giới về bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo (phơi nhiễm) và cơn động kinh (hậu quả). Hai tác giả đánh giá độc lập nghiên cứu và trích xuất dữ liệu. Một tỷ suất (OR) được ước tính sử dụng mô hình phân tích tổng thể hiệu quả ngẫu nhiên các dữ liệu ấn bản. 7 nghiên cứu bệnh chứng hội đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, tổng số 1867 người tham gia (850 ca bệnh và 1.017 ca chứng). Tỷ lệ phần trăm huyết thanh dương tính (có mặt các kháng thể chống lại Toxocara spp.) cao hơn trong những người bị động kinh trong tất cả nghiên cứu nếu sự liên quan giữa động kinh và huyết thanh dương tính Toxocara spp. có ý nghĩa thống kê trên chỉ 4 nghiên cứu với tỷ số OR thô khoảng 2.04 - 2.85. Nghiên cứu khác có ý nghĩa thống kê, trong khi ở hai nghiên cứu không có liên quan có ý nghĩa được phát hiện. Chỉ số có ý nghĩa với p < 0.001 và OR là 1.92 [95%CI 1.50-2.44] được ước tính. Các kết quả tương tự cũng được tìm thấy khi phân tích tổng thể còn giới hạn đối với các nghiên cứu trên các quần thể trẻ và điều tra sử dụng xét nghiệm Western Blot như một công cụ chẩn đoán xác định huyết thanh học. Kết quả nghiên cứu này hỗ trợ cho sự tồn tại một mối liên quan chặt giữa tỷ lệ dương tính huyết thanh Toxocara spp. và động kinh. Các nghiên cứu thêm sau đó là cần thiết để khẳng định mối liên quan này.

Trên hệ thống miễn dịch và bệnh lý dị ứng

Nhóm tác giả Sayar D và cộng sự (2009) ở khoa nhi, trung tâm y khoa Hillel Yaffe, Hadera, Israel tập trung nghiên cứu bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo như một nguyên nhân gây hội chứng tăng bạch cầu ái toan. Bệnh ấu trùng giun đũa. Ấu trùng giun đũa chó mèo là một trong những nguyên do gây tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi và chứng tỏ có thâm nhiễm bạch cầu ái toan trong cơ quan nội tạng. Tại Israel, số ca bệnh rất thấp, 3 ca mỗi năm theo ghi nhận của Bộ Y tế. Nhiều ca có tăng bạch cầu ái toan có thể chẩn đoán nhầm như hội chứng tăng nhiễm bạch cầu ái toan (hypereosinophilia syndrome_HES), nếu xét nghiệm huyết thanh Toxocara không thực hiện, dẫn đến điều trị không thích hợp. Thử nghiệm kháng thể đặc hiệu IgG trong huyết thanh chống lại kháng nguyên Toxocara canis qua ELISA. Các tác giả ở đây trình bày một ca bệnh 4 tuổi có tăng bạch cầu ái toan 40,000 cell/microl máu, không có liên quan đến cơ quan đích nào.Tìm thấy Toxocara là nguyên nhân tăng bạch cầu ái toan. Sau điều trị thích hợp lượng bạch cầu ái toan giảm, cho thấy khẳng định hoạt độ kháng thể chống lại ký sinh trùng và xác định chẩn đoán.
 

Liên quan đến bệnh do ấu trùng Toxocara canis với bệnh hen phế quản, nhóm tác giả López Mde L và cộng sự (2010) tại khoa miễn dịch, Viện nghiên cứu y học tại đại học quốc gia Nordeste, Resistencia, Chaco tiến hành. Để đánh giá mối liên quan giữa nhiễm trùng Toxocara canis và các triệu chứng hen phế quản trên trẻ em từ vùng cận nhiệt đới có tỷ lệ nhiễm cao với Toxocara, 47 trẻ hen phế quản và 53 trẻ không bị hen phế quản như nhóm chứng được đưa vào nghiên cứu. khám lâm sàng và điều tra về các thông số dịch tễ học cho thấy nhóm trẻ hen phế quản thường có triệu chứng và mức độ nặng của hen phân loại mức độ từ I - IV. Sự xuất hiện các kháng thể chống lại Toxocara canis trên cả hai nhóm được đánh giá sử dụng ELISA pha rắn với các kháng nguyên tiết và nồng độ Ig E tổng số cũng được đánh giá. Các kết quả cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính 55%, 57.4% trên trẻ nhóm nghiên cứu và 52.8% trên nhóm chứng. Trong số bệnh nhân hen có triệu chứng nặng (mức độ II, III và IV), có một tỷ lệ huyết thanh dương tính là 67,7% trong khi nhóm trẻ có triệu chứng mức độ I có tỷ lệ 37,5% (p = 0,047). Nhiễm T. canis không đóng vai trò như một đồng yếu tốt làm gia tăng độ nặng của các triệu chứng hen phế quản.
 

Trên hệ thống cơ quan khác

Viêm cơ tim cũng có liên quan đến ấu trùng di chuyển do Toxocara canis (Abe K và cs., 2002) khi nghiên cứu tại khoa tim mạch, đại học Kyushu, Fukuoka Nhật Bản trên một nam giới 26 tuổi được chẩn đoán viêm cơ tim có tăng bạch cấu ái toan sau khi có vài lần ăn thịt sống trước khi nhập viện. Vì hiệu giá kháng thể chống lại Toxocara canis cao, các nhà lâm sàng đã chẩn đoán ra hội chứng ấu trùng di chuyển có liên quan đến Toxocara canis và tăng bạch cầu ái toan. Điều trị đưa ra là albendazole và prednisolone trong 4 tuần mà chỉ số men gan tăng bạch cầu ái toan trở về bình thường cùng với giảm hiệu giá kháng thể. Các tác giả xem rằng có thể viêm cơ tim do sự di chuyển ấu trùng trực tiếp hoặc do phản ứng quá mẩn, điều trị với thuốc albendazole và prednisolone có hiệu quả cao.

Cojocariu IE và cộng sự (2012) qua một nghiên cứu dịch tễ học về một quần thể có ý nghĩa về mặt thống kê để xác định mức độ nhiễm thật sự của Toxocara canis trên người lớn ở Moldova, Romania. Tổng số 457 bệnh nhân, 416 nữ và 41 nam (91% và 9%) đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình bệnh nhân nghiên cứu là 44.50 +/- 12.71 năm, với khác biệt nhỏ giữa hai giới. 49.2% bệnh nhân đến từ nông thông và 50.8% đến từ các vùng thành thị. Các dữ liệu về điều kiện sống, động vật hay thú nuôi trong hộ gia đình và nguồn nước uống ghi nhận qua bộ câu hỏi. Hiện tại, không có phương pháp chẩn đoán xác định nhiễm trùng Toxocara, độ nhạy và độ đặc hiệu của test huyết thanh không thể xác định một cách chính xác. Hiệu giá kháng thể IgG đặc hiệu chống lại T. canis được đánh giá bởi ELISA trên tất cả bệnh nhân nghiên cứu.

Hầu hết nhiễm trùng ghi nhận vào năm 2009 (51.4%), 15.3% vào năm 2008, 17.1% vào năm 2010 và 14.0% vào năm 2011 và 2.2% (10 cases) năm 2012. Hiệu giá kháng thể IgG là 1/100 tìm thấy trên 40.7% số bệnh nhân. Tỷ lệ nhiễm Toxocara trong vùng địa lý là 51.7%, không óc sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới. Tuy nhiên, trong khi phần trăm yếu tố xác định âm tương tự cả hai giới (42.5% ở nữ và 46.3% ở nam giới), hầu hết nam cao gấp hai lần so với nữ (9.8% vs. 4.6%), trong khiđó 21,4% số nữ giới có 1/50 xác định so với 9,8% trên nam.

Nguồn nước là không, ít nhất là trong nhóm nghiên cứu, một nguyên nhân chủ yếu của bệnh trên người lớn. Kết quả thống kê cho thấy có mức độ ảnh hưởng quan trọng đến tiếp xúc con người với chó. Do đó, chủ nuôi chó 1/50 và 1/100 yếu tố xác định (determinations) tìm thấy tỷ lệ tương đương (26% của tổng số), trong khi họ có cả chó và cả mèo, 1/100 yếu tố xác định là hay gặp nhất (40.7% tổng sô). Dữ liệu này cho thấy nghiên cứu về nền tảng tỷ lệ với một nghiên cứu tỷ lệ huyết thanh dương tính toàn quốc và các chương trình loại trừ nhiễm trùng này.

Một nghiên cứu khác (Stensvold CR và cs., 2011) đang công tác tại khoa vi ký sinh, viện Statens, Đan Mạch cho biết biểu hiện lâm sàng của bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo – một căn bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người từ chó và mèo đến người, có thể là rất đa dạng và một trong những lý do này là tại sao bệnh liên quan đến Toxocara có thể không đươc lưu ý. Bài báo này đã tóm tắt các biểu hiện lâm sàng khác nhau của cả ba thể của bệnh là (CT, VLMs và OLMs), trong đó đặc biệt chú ý đến bệnh ấu trùng ở cơ quan thần kinh. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt cũng như khâu điều trị và dự phòng. Nhìn chung, chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người dựa vào các dữ liệu trên bệnh nhân, các thông tin về bệnh sử (anamnestic information), trieuj chứng, tăng bạch cầu ái toan và tính nồng độ IgE tổng thể.

 

Ngày 28/05/2013
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương
và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích