Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 9 3 6 7
Số người đang truy cập
4 1 2
 Chuyên đề Sinh học phân tử
Đa dạng sinh học tác động đến chất lượng sống của loài người trên trái đất như thế nào??

Các bằng chứng cho thấy sự mất mát đa dạng sinh học của Trái đất ngày càng tăng sẽ làm giảm khả năng cung cấp hàng hoá và dịch vụ xã hội cần thiết để phát triển thịnh vượng hành tinh của chúng ta.

Nhớ lại những thí nghiệm sinh quyển từ những năm 1990, nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là thí nghiệm sinh quyển II (Biosphere II). Nhà từ thiện Ed Bass chi 200 triệu USD để xây dựng các hệ sinh thái hoàn toàn khép kín lớn nhất từng được tạo ra. Các nhà sinh vật học và các kỹ sư đã mất 4 năm để thiết kế và tạo cho cảnh quan sinh quyển II có tất cả các hệ thống cần thiết để duy trì sự sống: nông nghiệp để sản xuất lương thực, rừng nhiệt đới để điều tiết không khí nhân tạo, thậm chí có cả một đại dương nhỏ để kiểm soát nhiệt độ. Vào ngày 26 Tháng 09 năm 1991, tám nhà nghiên cứu được đưa vào hệ thống sinh quyển này. Gần như ngay lập tức sau đó, mức độ CO2 trong sinh quyển II bắt đầu tăng vọt và biến động dữ dội. Mức độ oxy bắt đầu suy giảm từ 21% đến một mức nguy hiểm dưới 14%. Hầu hết các loài vật có xương sống và tất cả các loài côn trùng thụ phấn bị chết trong vòng một năm, và các loài côn trùng gây hại như gián và kiến ​​bùng phát. "Sứ mệnh" cuối cùng đã chấm dứt chỉ sau 24 tháng khi nó cho thấy rõ ràng rằng sức khỏe con người và phúc lợi xã hội có thể không còn được đảm bảo.

Cho dù người ta xem sinh quyển II như là một thất bại hoặc bài học kinh nghiệm quý giá, thì đây cũng là một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng chúng ta vẫn còn chưa có, thậm chí một sự hiểu biết cơ bản về cách thiết kế một hệ thống sinh học có thể duy trì sự sống của con người. Quan trọng hơn là chúng ta vẫn chưa hiểu làm thế nào để sống bền vững trên chính hành tinh của chúng ta. Trái đất, cũng giống như sinh quyển II, là một hệ sinh thái khép kín về mặt vật chất. Không có gì bị mất đi, và không có gì là thu được. Và gần như tất cả mọi thứ đó là cần thiết để duy trì sự sống của con người được thực hiện nhờ các sinh vật sống khác. Nếu không có vi khuẩn quang hợp và thực vật, sẽ không có bầu không khí để thở. Nếu không có vi khuẩn, nấm và động vật, sẽ không có đất để trồng cây, và không có gì để thụ phấn cho những cây trồng. Nếu không có những sinh vật sống quan trọng này trong hệ sinh thái toàn cầu của hành tinh chúng ta, các đại dương sẽ không có cá, và rừng sẽ không có gỗ. Sẽ không có nhiên liệu hóa thạch, không nhiên liệu sinh học tái tạo, và thậm chí nếu chúng ta có nhiên liệu để đốt, sẽ không có gì để làm sạch các chất ô nhiễm từ quá trình đốt cháy ra khỏi nước chúng ta uống hoặc không khí chúng ta hít thở.

Thiên nhiên đã cung cấp hàng hóa và dịch vụ cần thiết để duy trì sự sống của con người. Nhưng bằng chứng mạnh mẽ cho thấy vốn tự nhiên của trái đất, và sự đa dạng sinh học là nền tảng cho những hàng hóa và dịch vụ, đang bị xói mòn. Hơn 400 năm qua, chúng ta đã mất 1-13% các loài được biết đến-mối quan tâm không phải là về tổng số loài đã bị tuyệt chủng rồi mà thay vào đó, mối quan tâm là vì sao các loài bị mất đi nhanh chóng như vậy và chúng ta đang mất đi các loài nhanh hơn bao giờ hết. Trong các mẫu hóa thạch, chúng ta thường thấy 1/1000 loài bị tuyệt chủng mỗi thiên niên kỷ. Tỷ lệ tuyệt chủng trong thế kỷ qua đã tăng lên nhanh hơn so với bình thường từ 100 đến 1.000 lần. Thêm vào đó là số lượng cao bất thường của các loài đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng, và dự báo cho thấy chúng ta thật sự có thể đạt đến điểm tuyệt chủng hàng loạt trong 240-540 năm.

Câu hỏi được đặt ra là cần phải làm gì đây? Ngoài việc bảo tồn các loài vì lợi ích của đa dạng sinh học, vấn đề gì sẽ xảy ra nếu một phần lớn của các dạng sống trên trái đất không còn tồn tại trong vài thế kỷ tới?

Các nhà sinh vật học đã dành nhiều thời gian trong 20 năm qua để giải quyết câu hỏi này, và hiện nay họ đã tiến hành hơn 500 thí nghiệm, trong đó họ đã mô phỏng sự tuyệt chủng của các loài trong hầu hết các quần xã sinh vật lớn trên Trái đất. Kết quả đã được nhất quán đáng ngạc nhiên. Bất cứ khi nào các hệ sinh thái bị mất các loài, thì các hệ sinh thái này thường trở nên ít hiệu quả và ít ổn định hơn. Các quần thể ít đa dạng hơn thường không tốt về khả năng giữ các nguồn cần thiết về mặt sinh học như ánh sáng mặt trời, nước và chất dinh dưỡng. Ngược lại, sự phát triển của thực vật chậm lại, và tương tự đối với các loài động vật ăn thực vật cũng phát triển chậm lại. Hệ thống ít đa dạng hơn cũng ít hiệu quả trong việc phân hủy chất thải và tái chế chất dinh dưỡng cần thiết. Các hệ sinh thái ít đa dạng hơn có xu hướng dao động nhiều hơn theo thời gian, làm cho chúng thể hiện sự biến động lớn hơn và ở các mức cao hơn không thể tiên đoán được. Chung quy lại, những điều này làm cho các hệ sinh thái có ít loài sẽ ít hiệu quả và ít tin cậy hơn trong việc cung cấp cho xã hội nhiều hàng hóa và dịch vụ cơ bản quan trọng, như việc cung cấp các loại cây trồng và thủy sản, kiểm soát nhiều loài sâu bệnh, sản xuất gỗ, và khả năng loại bỏ carbon từ khí quyển…..

Mặt khác, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng đa dạng sinh học không phải lúc nào cũng "tốt" cho xã hội. Cũng không có bằng chứng cho thấy chúng ta phải bảo tồn tất cả các loài để duy trì các dịch vụ của hệ sinh thái. Loài đã đến và đi trong suốt lịch sử của trái đất, nhưng cuộc sống tốt hơn vẫn đang tiếp tục duy trì. Hơn nữa, con người đã thể hiện một khả năng độc đáo để phát triển các hệ thống đa dạng thấp thông qua thuần hoá và công nghệ sinh học để có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ lựa chọn khá tốt.

Mặc dù vậy, thật là nguy hiểm nếu bỏ qua sự phụ thuộc cơ bản của chúng ta vào các dạng sống khác. Rõ ràng là sự mất mát của các loài quan trọng nhất định có thể có tác động mạnh đến quá trình sinh học mà chúng ta nhìn thấy một cách hiển nhiên, đôi khi chúng ta không nhận ra vai trò của chúng cho đến khi các loài này đã mất hết. Cũng thật nguy hiểm khi nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra một hành tinh mà có thể duy trì dân số ngày càng tăng. Nếu chúng ta không thể xây dựng một hệ thống hỗ trợ sự sống của 8 người như trong sinh quyển II, thì ai tin rằng chúng ta có thể thiết kế một hành tinh có thể hỗ trợ 9 tỷ người?

Chúng ta đang lấy đi rất nhiều gen và nhiều loài đã làm cho Trái Đất thành một hành tinh có́ thể cư ngụ và sản xuất sinh học trong 3,8 tỷ năm qua, và chúng ta đang đặt chúng bên bờ vực mà từ đây khó có thể quay trở lại được. Nếu dân số thế giới phát triển không ngừng để tiếp tục phát triển thịnh vượng, chúng ta phải đánh giá cao hơn nữa về sự đa dạng của sự sống có liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta và đó là một đặc điểm nổi bật nhất của hành tinh này.

 

Ngày 12/06/2013
TS.Ngô Thị Hương  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích