Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 9 8 3 7
Số người đang truy cập
4 8 8
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Trùng roi Giardia lamblia (ảnh internet)
Tiêu chảy mãn tính do nhiễm trùng roi Giardia lamblia

Một số trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy mãn tính kéo dài nhưng trên lâm sàng không tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Khi xét nghiệm thì phát hiện được ký sinh trùng Giardia lamblia, đây là loại trùng roi ký sinh ở đoạn ruột tá tràng gây tiêu chảy mạn tính. Người là ký chủ chính của loại trùng roi này, ngoài ra trùng roi cũng có thể gặp ở các động vật hoang dã và gia súc.

Đặc điểm của trùng roi Giardia lamblia

Trùng roi Giardia lamblia là loại ký sinh trùng hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt khá phổ biến ở những vùng ôn đới và nhiệt đới. Tỷ lệ nhiễm trùng roi Giardia lamblia khác biệt tùy theo từng nơi, chiếm khoảng từ 3 đến 10%. Loại ký sinh trùng này rất thích hợp với cơ địa của trẻ em, nhất là trẻ em bị suy dinh dưỡng. Chúng cũng thường được gọi là trùng roi thìa và có các tên khoa học khác như Giardia intestinalis, Lamblia giardia, Lamblia intestinalis, Giardia duodenalis do nhà khoa học Lambl, người Tiệp Khắc mô tả vào năm 1859 khi phát hiện được loại trùng roi này sống ký sinh ở ruột và gây bệnh cho người. Trùng roi tồn tại ở hai thể là thể hoạt động và thể kén.

Thể hoạt động của trùng roi Giardia lamblia sống ở đầu ruột non, còn gọi là tá tràng vì ở đây có môi trường với độ pH từ 6,7 đến 7 rất thích hợp với chúng; đôi khi trùng roi này cũng phát hiện được trong ống mật. Trùng roi thường sống ký sinh trên bề mặt của niêm mạc ruột và ít khi chui qua khỏi lớp niêm mạc này. Thể hoạt động của trùng roi bám sát và ký sinh vào màng trong của ruột non; một số trường hợp cũng có thể vào trong các ống tiết của ruột non và xâm nhập vào túi mật, ống mật. Loại trùng roi Giardia lamblia không chịu được hiện tượng giảm nước ở ruột già và biến thành thể kén ở đoạn ruột này. Khi ruột chuyển động mạnh gây nên tình trạng tiêu chảy nặng mới thấy được thể hoạt động.

Kén của trùng roi được hình thành ở ruột già, đây là thể phát tán bệnh, có sức đề kháng cao với môi trường bên ngoài. Kén trùng roi xuất hiện trong phân không liên tục mà chỉ hiện diện từng đợt cách nhau khoảng từ 7 đến 10 ngày. Người bị mắc bệnh do nuốt phải kén của trùng roi có ở trong đồ ăn, thức uống. Chúng có sức đề kháng cao đối với môi trường bên ngoài, nước chứa chlor sát trùng ở nồng độ thông thường và địa thế khô hạn...

Triệu chứng bệnh lý và các thể bệnh

Mặc dù cơ thể bị nhiễm trùng roi Giardia lamblia nhưng người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Khi trong ruột non của bệnh nhân có nhiều trùng roi thể hoạt động sẽ làm cho màng trong của ruột non bị kích thích, tiết ra nhiều chất nhầy, gây nên đau bụng bằng triệu chứng lâm sàng khởi đầu là tiêu chảy, phân có chứa thể hoạt động của trùng roi. Giai đoạn tiếp theo thì phân thải ra có tính chất sền sệt hoặc bình thường, chỉ thấy thể kén của trùng roi ở trong phân. Triệu chứng phổ biến là ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy, phân có thể có mủ...

 

Trùng roi Giardia lamblia dưới kính hiển vi (ảnh internet) 

Triệu chứng bệnh lý do trùng roi Giardia lamblia gây nên tùy thuộc vào các thể mắc phải như thể phổ biến, thể nặng ở trẻ em, thể ác tính và thể gan mật.

Thể phổ biến có biểu hiện triệu chứng tiêu chảy dây dưa, kéo dài nhiều tuần liên tiếp. Phân có tính chất nhão, màu xám, nâu hay màu nhợt nhạt, có lẫn chất mỡ nhưng không có máu. Trong ngày, người bệnh có thể đi ngoài khoảng từ 5 đến 6 lần.

Thể nặng ở trẻ em có biểu hiện những cơn đau quanh rốn, đi tiêu chảy; trẻ em thường bực dọc, quấy khóc, biếng ăn...

Thể ác tính thường xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa suy yếu như trẻ em bị suy dinh dưỡng, người nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, tiêu hóa kém... được biểu hiện bằng các triệu chứng tiêu chảy kéo dài, bị hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược nặng...

Thể gan mật có biểu hiện của một bệnh viêm túi mật với những cơn đau sau khi ăn. Người bệnh bị đau vùng hạ sườn phải, buồn nôn, nhức đầu... Trong những đợt kịch phát, bệnh nhân có nôn mửa, da và niêm mạc vàng...

Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Chẩn đoán xác định bệnh nhiễm trùng roi Giardia lamblia thường căn cứ vào thủ thuật hút dịch tá tràng để tìm thể hoạt động của trùng roi. Ngoài ra cũng có thể xét nghiệm phân để tìm thể kén trùng roi. Do thể kén trùng roi Giardia lamblia xuất hiện ở trong phân từng đợt nên phải xét nghiệm phân nhiều lần, cách nhau khoảng từ 7 đến 10 ngày.

Điều trị bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như metronidazole với tên biệt dược là Flagyl; tinidazole với tên biệt dược là Fasigyn 500; secnidazole với tên biệt dược là Flagentyl; quinacrine với tên biệt dược là Atebrine, Mepacrine.

Phòng bệnh có hiệu quả nhất là thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh ăn uống, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân... để không nuốt phải đồ ăn, thức uống có mang mầm bệnh xâm nhập vào đường tiêu hóa. 

Ngày 23/09/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích