Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 7 7 9 7
Số người đang truy cập
3 7 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Biểu hiện lâm sàng khi nhiễm ký sinh trùng từ động vật

Cùng sống trong một môi trường và hoàn cảnh, con người rất dễ bị các loại ký sinh trùng từ động vật xâm nhập vào người để gây bệnh. Đứng trước sự tấn công này, cơ thể con người sẽ phản ứng lại bằng những biểu hiện lâm sàng và bằng những phản ứng sinh học, mô học. Những biểu hiện lâm sàng thường hay gặp là sốt, đau bụng, phù cục bộ, sưng mô tế bào, nổi u cục, dị ứng, tiêu chảy, có dấu hiệu thần kinh.

 

Các biểu hiện lâm sàng

Trên thực tế các trường hợp khi thăm khám cho người bệnh bị mắc bệnh ký sinh trùng từ động vật lây nhiễm sang người, bác sĩ điều trị đã ghi nhận được các biểu hiện lâm sàng khác nhau trên người bệnh. Nếu bệnh nhân ở vào giai đoạn có ký sinh trùng đã thích nghi với cơ thể vật chủ, bệnh thường kéo dài dai dẳng nhưng triệu chứng bệnh lý nhẹ. Nếu ký sinh trùng chưa thích nghi với cơ thể vật chủ, bệnh thường gây những triệu chứng bệnh lý khá rầm rộ và nặng nề. Những biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng từ động vật lây lan sang người như sốt, đau bụng, phù cục bộ, sưng mô tế bào, nổi u cục, dị ứng, tiêu chảy, có dấu hiệu thần kinh.

Sốt là phản ứng của cơ thể người bệnh khi có sự xâm nhập của các vi sinh vật nói chung và ký sinh trùng nói riêng, đặc biệt là những ký sinh trùng định vị trong mô té bào của cơ thể. Triệu chứng sốt có thể xảy ra liên tục hay từng cơn, có thể sốt nhẹ hay sốt cao tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Một số ký sinh trùng từ động vật lây nhiễm sang người để gây bệnh có thể gây sốt như giun Gnathostoma spinigerum, giun xoắn Trichinella spiralis, sán lá gan lớn Fasciola hepatica, Fasciola gigantica; sán lá phổi Paragonimus...

Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở những người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng từ động vật. Triệu chứng đau bụng thường xảy ra từng cơn, có những trường hợp đau bụng không cố định về thời gian nhưng cũng có những trường hợp thường đau bụng vào một giờ nhất định trong ngày. Trong bệnh sán lá gan lớn Fasciola hepatica, Fasciola gigantica, người bệnh thường hay đau ở vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải. Triệu chứng đau vùng thượng vị dễ nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng; đau vùng hà sườn phải kèm theo triệu chứng sốt dễ nhầm lẫn với bệnh áp xe gan do amíp. Đối với bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini, nếu bị nhiễm nhiều sán thì gan cũng sưng to dần và bị đau bụng. Trường hợp ấu trùng giun Gnathostoma spinigerum sau khi thoát khỏi dạ dày xuyên qua thành ruột của người bệnh có thể đau bụng vùng thượng vị.

Phù cục bộ là triệu chứng khi ấu trùng giun di chuyển, nếu ấu trùng giun di chuyển đến đâu thì mô dưới da bị sưng phù đến đấy. Trường hợp này thường gặp khi người bệnh bị nhiễm ấu trùng giun Gnathostoma spinigerum từ động vật lạc chủ sang người.

Sưng mô tế bào là dấu hiệu thường gặp khi ấu trùng sán lá gan lớn Fasciola gigantica di chuyển lạc chỗ ra mô dưới da, chúng sẽ tạo ra một đường ngoằn ngoèo nhô lên trên mặt da. Có thể phát hiện và bắt được ấu trùng sán ở cuối đường ngoằn ngoèo này.

Nổi u, cục là biểu hiện trong trường hợp bị nhiễm loại ấu trùng sán dây lợn Taenia solium khi nang sán ký sinh định vị ở mô dưới da.

Dị ứng được biểu hiện bằng triệu chứng ngứa, nổi mề đay khi ký sinh trùng động vật xâm nhập vào cơ thể người. Nơi ấu trùng giun móc chó, mèo Ancylostoma caninum, Ancylostoma brasilien chui vào da sẽ làm nổi nốt đỏ và ngứa ở tại chỗ. Ấu trùng loại sán máng vịt Schistosomatium, Trichobilhazria cũng gây sẩn ngứa vài hôm cho người lội dưới nước bẩn. Nang sán kim hay sán dây chó Echinococcus granulosis đôi khi bị vỡ tự nhiên hoặc người bệnh bị ngã, chấn thương sẽ làm cho chất dịch trong nang sán thoát ra máu gây sốc phản vệ. Hiện tượng dị ứng cũng thường xảy ra ở khoảng 25% người bệnh bị nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini được ghi nhận tại tỉnh Phú Yên. Đối với người bệnh bị nhiễm sán lá gan lớn Fasciola hepatica, Fasciola gigantica cũng có trường hợp gây dị ứng nhưng không phổ biến.

Tiêu chảy là triệu chứng khá phổ biến, thường gặp trong các trường hợp người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng động vật lây sang người. Tiêu chảy nặng xảy ra khi bị nhiễm loại giun xoắn Trichinella spiralis. Đau bụng và tiêu chảy từng cơn xảy ra khi bị nhiễm sán lá ruột Fasciolopsis buski; sán lá gan lớn Fasciola hepatica, Fasciola gigantica; sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini. Tiêu chảy từng đợt xảy ra khi bị nhiễm sán dây lợn Taenia solium, sán dây bò Taenia saginata...

Dấu hiệu thần kinh được biểu hiện khi ấu trùng một số loại giun, sán có khả năng theo dòng máu lên ký sinh định vị trong mô não. Triệu chứng lâm sàng cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng và nơi ấu trùng giun, sán ký sinh định vị ở não. Các dấu hiệu thần kinh thường gặp là nhức đầu, yếu và liệt chi, động kinh hoặc hôn mê...

Lời khuyên của thầy thuốc

Hiện nay các bệnh từ động vật lây nhiễm sang người đã và đang được những nhà khoa học quan tâm, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng. Vì vậy trên lâm sàng, các bác sĩ điều trị cần chú ý đến những dấu hiệu bệnh lý đã được nêu có thể xuất phát từ bệnh nhân có điều kiện vệ sinh chưa được quan tâm đúng mức kèm theo tập quán sinh hoạt, ăn uống khó thay đổi. Thực tế cho thấy bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh ký sinh trùng từ động vật lây nhiễm sang người không có gì đặc trưng vì chúng cũng tương tự như các bệnh nội khoa khác, vì vậy loại bệnh này ít khi được người bệnh kể cả thầy thuốc không ngờ tới. Ở nước ta, con người, gia súc, thú nuôi trong nhà cùng sống trong một cộng đồng sinh cảnh; khi kinh tế ngày càng phát triển, các món ăn đặc sản đã xuất hiện nhiều trong nhà hàng, quán ăn, buổi liên hoan, bữa tiệc... đặc biệt là món nướng, gỏi, tái, sống được con người ưa chuộng vì khá hấp dẫn nên dùng thường xuyên mà quên mất rằng khả năng mắc các bệnh động vật, bệnh ký sinh trùng từ động vật lây nhiễm sang người là rất cao. Cần xem xét đến các yếu tố có liên quan để gợi ý trong việc phát hiện, chẩn đoán bệnh ký sinh trùng từ động vật lây nhiễm cho con người như vùng cư ngụ, tập quán sinh hoạt, phong tục ăn uống, nghề nghiệp; điều kiện hoạt động, vui chơi, giải trí... Từ những yếu tố gợi ý, định hướng này; bác sĩ phải khám kỹ bệnh nhân để phát hiện các biểu hiện triệu chứng lâm sàng, đồng thời thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết giúp cho việc chẩn đoán xác định. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo rằng bệnh ký sinh trùng là một bệnh bị lãng quên, vì vậy đừng để bệnh ký sinh trùng từ động vật lây nhiễm sang người cũng bị lãng quên theo.

 

Ngày 04/11/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích