Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 7 0 5 1
Số người đang truy cập
3 0 3
 Chuyên đề Giun
Bệnh nhân mắc bệnh giun chỉ bạch huyết với triệu chứng phù chân voi (ảnh internet)
Phát hiện ấu trùng giun chỉ bạch huyết bằng xét nghiệm ban ngày

Bệnh giun chỉ bạch huyết thực tế khó chẩn đoán trên lâm sàng ở giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh nhân sống trong vùng bệnh lưu hành, có triệu chứng phù voi, tiểu ra dưỡng trấp thì chẩn đoán dễ dàng hơn. Đối với người sống ngoài vùng lưu hành bệnh, việc chẩn đoán lâm sàng gặp nhiều hạn chế. Vì vậy phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng giun chỉ.

Phương pháp xét nghiệm máu ngoại vi vào ban đêm khá phổ biến nhưng gây phiền hà cho cả người bệnh lẫn nhân viên y tế. Để khắc phục vấn đề này nên dùng phương pháp xét nghiệm máu vào ban ngày.

 

Ấu trùng giun chỉ bạch huyết
(ảnh internet)
 

Vùng lưu hành bệnh giun chỉ

Ở nước ta, các nhà khoa học xác định bệnh giun chỉ bạch huyết là bệnh thường gặp và có tính chất khu trú rõ rệt, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể chênh lệch giữa các huyện, xã, thôn, xóm nên vấn đề dịch tễ học khá phức tạp. Trước đây ở miền Bắc bệnh chủ yếu tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng mà trọng tâm là 3 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình. Tuy nhiên có những ổ bệnh lưu hành nặng ở những địa phương khác như Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn, Nghệ An; Trắc Bút, Duy Tiên, Hà Nam; Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Bình. Ở miền Nam bệnh lưu hành không đáng kể, chỉ lẻ tẻ và khu trú tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Tất cả các trường hợp bị mắc bệnh đều do nhiễm loại giun chỉ bạch huyết Wuchereria bancrofti chu kỳ đêm gây nên. Sự lưu hành bệnh giun chỉ bạch huyết phụ thuộc vào mật độ ấu trùng giun chỉ. Điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh giun chỉ lưu hành khi mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu người bệnh có từ 3 đến 4 ấu trùng trên 1 mimimét khối máu. Nếu mật độ quá thấp dưới 1 ấu trùng giun chỉ/ mm3 máu thì không thuận lợi cho sự lưu hành bệnh vì mật độ ấu trùng trong máu thấp, xác suất để muỗi hút máu có ấu trùng giun chỉ và truyền sang cho người lành thấp. Ngược lại với mật độ quá cao trên 10 ấu trùng giun chỉ/ mm3 máu cũng không thuận lợi cho sự lưu hành bệnh vì muỗi hút máu có nhiều ấu trùng sẽ có tải trọng lớn, hạn chế việc di chuyển để truyền sang cho người lành. Nguồn bệnh chủ yếu là những người nhiễm ấu trùng giun chỉ. Đối với bệnh nhân đã có triệu chứng phù voi, tiểu ra dưỡng trấp ít có vai trò truyền bệnh. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là loài Culex quinquefasciatus, Anopheles hyrcanus gặp nhiều ở ven thành trị, trị trấn vùng trung du miền Bắc. Ngoài ra các loài muỗi khác như Culex vishnui, Anopheles barbumbrosus, Anopheles letifer cũng có khả năng truyền bệnh giun chỉ. Tuy nhiên tùy từng vùng khác nhau mà vai trò của muỗi truyền bệnh chính cũng khác nhau. Thực tế cho thấy tất cả mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh giun chỉ bạch huyết nhưng tuổi càng cao thì tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun chỉ càng cao và mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu cũng cao.

Xét nghiệm phát hiện ấu trùng giun chỉ vào ban ngày

Thông thường, xét nghiệm máu ngoại vi vào ban đêm là phương pháp thường quy, thông dụng nhất được thực hiện để phát hiện ấu trùng giun chỉ bạch huyết. Người nghi ngờ mắc bệnh giun chỉ phải được lấy máu ngoại vi trong thời gian vào khoảng từ 20 giờ đêm đến 2 giờ sáng hôm sau để làm tiêu bản máu giọt dày tìm ấu trùng giun chỉ. Tuy vậy nếu mật độ ấu trùng giun chỉ trong 1 milimét khối máu thấp thì xác suất kết quả dương tính cũng thấp. Khi thực hiện phương pháp này, do phải xét nghiệm máu vào ban đêm nên gây sự phiền hà cho cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế; vì vậy rất khó áp dụng trong trường hợp điều tra dịch tễ hàng loạt.

 

 Một bệnh nhân phù chân voi do nhiễm
giun chỉ được phát hiện tại Huế
(ảnh NVH)

Để khắc phục sự khó khăn hạn chế này, vào năm 1970 nhà khoa học Sulival T. và năm 1972 nhà khoa học Partono đã nghiên cứu đề xuất nghiệm pháp xua ấu trùng giun chỉ bạch huyết ra máu ngoại vi vào ban ngày để lấy máu xét nghiệm. Cho người nghi ngờ mắc bệnh giun chỉ bạch huyết uống 100mg DEC (diethyl carbamazine), thuốc sẽ có tác dụng xua ấu trùng giun chỉ ra máu ngoại vi. Sau 30 phút uống thuốc, lấy máu ngoại vi làm tiêu bản máu giọt dày, nhuộm giemsa và soi phát hiện dưới kính hiển vi quang học như xét nghiệm thông thường. Chính nhờ phương pháp này nên có thể lấy máu ngoại vị xét nghiệm tìm ấu trùng giun chỉ bạch huyết vào ban ngày, khắc phục được tình trạng phải lấy máu vào ban đêm để xét nghiệm gây nhiều phiền hà. Trên thực tế các nhà khoa học đã cho rằng sử dụng phương pháp này có thể đạt kết quả 90% dương tính so với kết quả lấy máu xét nghiệm vào ban đêm. Đồng thời, cũng có thể xét nghiệm dưỡng trấp ở nước tiểu, phân... để tìm ấu trùng giun chỉ; chẩn đoán miễn dịch học bằng kháng nguyên giun chỉ chó Dirofilaria immitis; sinh thiết hạch bạch huyết tìm giun chỉ bạch huyết trưởng thành. Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng có thể được áp dụng như phương pháp Knote, phương pháp Harris, phương pháp Mullipore với điều kiện có đủ trang thiết bị và hóa chất cần thiết. Phương pháp Knote được thực hiện bằng cách lây 2ml máu cho vào ống nghiệm có chứa 10ml formalin 2%, ly tâm, lấy cặn, làm tiêu bản giọt dày, nhuộm, soi phát hiện dưới kình hiển vi. Phương pháp Harris được thực hiện bằng cách lấy 4ml máu cho vào ống nghiệm có sẵn 1ml heparin, 4ml saponin 2%, ly tâm, làm tiêu bản, quan sát phát hiện ấu trùng trong phần lắng ở dưới kính hiển vi.

Phương pháp Mullipore được thực hiện bằng cách lấy 1ml máu tĩnh mạch vào bơm tiêm chuyên dụng, hút thêm 4ml nước cất, lắc trong ống tiêm cho máu huyết tác hoàn toàn, bơm qua màng lọc; sau đó lại hút tiếp 5ml nước cất vào bơm tiêm và bơm qua màng lọc. Tiếp tục thực hiện như vậy từ 4 đến 5 lần cho đến khi nước trong, bơm không khí qua màng lọc từ 4 đến 5 lần. Sau đó lấy màng lọc ra, để úp mặt trên lam kính, nhuộm màng lọc bằng giemsa, rửa nhanh, để khô và soi kiểm tra phát hiện dưới kính hiển vi.

Khuyến nghị

Bệnh giun chỉ bạch huyết hiện nay không phải là một bệnh ký sinh trùng lưu hành khá nặng nề tại một số vùng như trước đây và nước ta đang tiến tới việc loại trừ bệnh ra khỏi cộng đồng. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh cũng đã phát hiện lẻ tẻ ở một số nơi mà nguy cơ lan truyền bệnh tại địa phương qua trung gian truyền bệnh của muỗi vẫn được các nhà khoa học cảnh báo. Trường hợp gặp những người nghi ngờ bị mắc bệnh giun chỉ bạch huyết, có thể thực hiện phương pháp xét nghiệm máu vào ban ngày đơn giản bằng cách xua ấu trùng ra máu ngoại vi với thuốc DEC để làm tiêu bản máu xét nghiệm; không thực hiện phương pháp xét nghiệm máu thường quy vào ban đêm để gây phiền hà cho cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế. Với các phương pháp xét nghiệm khác có thể thực hiện vào ban ngày nhưng cần các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phức tạp khó có đủ ở các cơ sở y tế tuyến đầu.

Ngày 15/01/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích