Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 7 7 6 4
Số người đang truy cập
3 7 3
 Chuyên đề Ký sinh trùng
WHO/P. Metois
Những nỗ lực mới và triển vọng trong việc tiêu diệt bệnh ghẻ cóc trên thế giới

Ngày 14/2/2014.WHO-Bệnh ghẻ cóc là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (neglected tropical disease_NTD) ảnh hưởng đến da, xương và sụn chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi. Một liều duy nhất azithromycin bằng đường uống điều trị khỏi bệnh và bây giờ là cơ sở cho việc thực hiện chiến lược tái cam kết tiêu diệt bệnh của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO).

Lộ trình của WHO với các bệnh NTDs (WHO Roadmap for NTDs) đặt mục tiêu tiêu diệt bệnh ghẻ cóc tại 12 quốc gia vẫn còn lưu hành và WHO bắt đầu điều trị thí điểm tại 7 quốc gia.

Bệnh ghẻ cóc (Yaws) là một phần của một nhóm các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính gây ra bởi treponemes trong đó bao gồm giang mai đặc hữu (bejel) và pinta và thường được gọi là treponematoses đặc hữu, trong đó bệnh ghẻ cóc là bệnh phổ biến nhất của các bệnh nhiễm trùng này. Căn bệnh này được tìm thấy chủ yếu trong các cộng đồng nghèo ở các vùng rừng nhiệt đới ấm áp, ẩm ướt và nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Bệnh ghẻ cóc còn được gọi là framboesia (Đức hoặc Hà Lan) và pian (Pháp) và ảnh hưởng đến da, xương và sụn. Nguyên nhân là do T.pallidum phân typ pertenue, vi sinh vật này thuộc cùng một nhóm vi khuẩn gây bệnh giang mai (venereal syphilis). Bệnh ghẻ cóc được lây truyền do tiếp xúc trực tiếp (từ người sang người) không phải qua đường tình dục với chất dịch từ các tổn thương của người bệnh, hầu hết các tổn thương xảy ra trên chân tay. Tổn thương ban đầu của bệnh ghẻ cóc là do hàng ngàn vi khuẩn, tiếp xúc với chất dịch này, đặc biệt là trẻ em chơi với nhau và các chấn thương nhẹ hằng định sẽ dẫn đến lây truyền, thời gian ủ bệnh từ 9-90 ngày (trung bình 21 ngày). Khoảng 75 % số người bị ảnh hưởng là trẻ em dưới 15 tuổi (tỷ lệ mắc cao nhất xảy ra ở trẻ em từ 6-10 tuổi), nam và nữ bị ảnh hưởng như nhau. Điều kiện sống chật chội và điều kiện kinh tế xã hội kém là môi trường thuận lợi cho việc lây lan bệnh ghẻ cóc, nếu không điều trị nhiễm trùng có thể dẫn đến biến dạng mãn tính và tàn tật.

Mức độ trầm trọng (Scope of the problem)

Các chiến dịch tiêu diệt giai đoạn 1952-1964 đặt mục tiêu ở 46 quốc gia, từ năm 1990, báo cáo chính thức của bịnh ghẻ cóc đến WHO bị dừng lại do chương trình tiêu diệt bệnh ở nhiều nước không tiếp tục, chỉ có một số ít quốc gia tiếp tục về bệnh ghẻ cóc như một phần trong chương trình y tế công cộng của họ. Một đánh giá của các tài liệu lịch sử (review of historic documents) từ những năm 1950s cho thấy ít nhất 90 quốc gia trong vành đai nhiệt đới 20 độ về phía bắc và phía nam của đường xích đạo có lưu hành bệnh ghẻ cóc. Tuy nhiên, chỉ có 12 quốc gia được biết đến là lưu hành, trong khi 2 quốc gia là Ecuador và Ấn Độ,yêu cầu phải làm gián đoạn sự lan truyền vào năm 2003, cần phải được xác minh. Hơn nữa, WHO cũng có kế hoạch đánh giá tình trạng của bệnh ghẻ cóc tại 76 quốc gia lưu hành trước đây.

Báo cáo bệnh ghẻ cóc là không bắt buộc vì vậy dữ liệu có sẵn, được công bố trong một ấn bản mới của việc ghi nhân dịch tễ hàng tuần chỉ có dấu hiệu cho thấy sự phân bố bệnh trên toàn cầu. Các cuộc điều tra hiện đang được tiến hành để đánh giá mức độ đầy đủ của bệnh. Tình trạng hiện tại của bệnh ghẻ cóc ở các quốc gia từ 4 trong 6 khu vực của WHO như sau:

Bệnh ghẻ cóc: tình trạng lưu hành theo quốc gia, 2012

Theo Đài quan sát y tế toàn cầu (Global Health Observatory): AFRO (Regional office for Africa: khu vực châu Phi 18 quốc gia), AMRO/PAHO (Pan American Health Organization: khu vực châu Mỹ 10 quốc gia), SEARO (WHO South-East Asia Region: khu vực Đông Nam Á: 5 quốc gia), WPRO (WHOWestern Pacific Region: khu vực Tây Thái bình dương: 3 quốc gia) 0816243240 Endemic (tình hình được biết đến năm 2012) lưu hành trước đây ( tình trạng không rõ năm 2012).

Chẩn đoán (Diagnosis)

Lâm sàng (clinical)

Có hai giai đoạn cơ bản của bịnh ghẻ cóc: giai đoạn đầu (nhiễm trùng) và giai đoạn cuối ( không nhiễm trùng). Trong giai đoạn đầu của bệnh, một u nhú ban đầu (initial papilloma_một vòng tròn, rắn, sưng trên da, không nhìn thấy dịch) phát triển tại nơi đi vào của vi khuẩn. U nhú này đầy vi sinh vật và có thể kéo dài 3-6 tháng tiếp theo sau một sự khỏi tự nhiên, đau xương và tổn thương xương (bone pain and bone lesions) cũng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu. Giai đoạn cuối của bệnh xuất hiện sau 5 năm của nhiễm trùng ban đầu và được đặc trưng bởi tình trạng biến dạng của mũi và xương (disfigurement of the nose and bones), sự dày lên và nứt lòng bàn tay và lòng bàn chân, các biến chứng này trên lòng bàn chân làm cho bệnh nhân đi bộ khó khăn. Trong thực đia, chẩn đoán chủ yếu dựa trên yếu tố lâm sàng và dịch tễ học, WHO gần đây đã xuất bản một hướng dẫn bằng hình ảnh lâm sàng để giúp nhân viên y tế và sức khỏe cộng đồng xác định bệnh.

Huyết thanh học (Serology)

Test huyết thanh được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán nhiễm trùng treponemal (ví dụ như bệnh giang mai và bệnh ghẻ cóc), tuy nhiên test nhanh không thể phân biệt được bệnh ghẻ cóc hoạt tính và nhiễm trùng được điều trị. Các test phân biêt bị treponemal và không bị treponemal tại các điểm chăm sóc giang mai hứa hẹn xác nhận nhanh chóng của bịnh ghẻ cóc hoạt tính trong thực địa. Nghiên cứu đang được tiến hành ở Ghana, Papua New Guinea, quần đảo Solomon và Vanuatu để đánh giá xét nghiệm mới này.

Phản ứng chuỗipolymerase (PCR)

Phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase Chain Reaction_PCR) sử dụng phân tích bộ gen có thể được dùng để xác định chắc chắn bệnh ghẻ cóc, kỹ thuật PCR cũng có thể được sử dụng để xác định sự đề kháng với thuốc azithromycin từ bệnh phẩm lấy từ các thương tổn do bệnh ghẻ cóc.

Điều trị (Treatment)

Hai thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị bịnh ghẻ cóc: Azithromycin (liều duy nhất) 30 mg/kg (tối đa 2 gm) và Benzathine penicillin (liều tiêm bắp duy nhất) 1,2 triệu đơn vị (người lớn) và 600 000 đơn vị ( trẻ em).

Các biến chứng (Complications)

Nếu không điều trị, khoảng 10% người bị ảnh hưởng phát triển thành các biến chứng biến dạng và tật nguyền, dị tật ở chân và mũi-sau 5 năm bệnh và các biến chứng của nó gây ra nghỉ học và ngăn chặn người lớn lao động trong nông nghiệp.

Dự phòng (Prevention)

Không có thuốc chủng ngừa cho bệnh ghẻ cóc, phòng ngừa được dựa trên việc làm gián đoạn sự lan truyền thông qua chẩn đoán sớm và điều trị các cá thể bội nhiễm bệnh và điều trị đại trà hoặc điều trị nhắm vào quần thể hay các cộng đồng bị ảnh hưởng. Giáo dục sức khỏe và cải thiện vệ sinh cá nhân là những thành phần thiết yếu của công tác phòng chống.

Những nỗ lực tiêu diệt bệnh (eradication efforts)

Những nỗ lực tiêu diệt bệnh trong quá khứ (Past eradication efforts)

Từ năm 1952 đến năm 1964, WHO và UNICEF cung cấp sự trợ giúp cho 46 quốc gia với mục đích tiêu diệt treponematoses còn lưu hành, các chiến dịch đại trà (mass campaigns) trong các quốc gia này đã khám cho hơn 300 triệu người và điều trị cho 50 triệu người. Năm 1964, tỷ lệ hiện mắc của các bệnh này đã giảm 95% (2,5 triệu), thành tựu này được coi là một trong những câu chuyện thành công trong y tế công cộng nhưng điều này đã không được duy trì cho đến khi mục tiêu cuối cùng–tiêu diệt. Tuy nhiên, việc lồng ghép sớm của các hoạt động phòng chống bệnh ghẻ cóc vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary health care systems) còn yếu kém và thiếu giám sát tiếp tục là một phần nguyên nhân cho sự bất lực của thế giới trong việc tiêu diệt bệnh ghẻ cóc. Sự tái diễn trong những năm 1970s đưa đến một Nghị quyết của Đại Hội đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly Resolution ) WHA 31.58.

Nỗ lực loại trừ mới: sự tiến bộ cho đến nay (Renewed eradication efforts: progress so far)

"Lộ trình của WHO cho NTDs" (WHO Roadmap for NTDs) và giải pháp 66,12 WHA đặt mục tiêu vào năm 2020tiêu diệt bệnh ghẻ cóc từ các quốc gia lưu hành còn lại. Kể từ tháng 1/2012 khi "Lộ trình của WHO về NTDs" và một bài báo trên tạp chí The Lancet về hiệu quả của thuốc kháng sinh azithromycin liều duy nhất trong điều trị bệnh ghẻ cóc đã được công bố, WHO đã có những bước di chuyển đến các nỗ lực tiêu diệt mới hướng về phía trước:

Trong tháng 3 năm 2012, WHO đã triệu tập một cuộc họp của các chuyên gia để phát triển một chiến lược tiêu diệt mới và chính sách dựa trên một liều điều trị azithromycin duy nhất là điều trị toàn bộ cộng đồng (total Community Treatment_TCT), điều trị cộng đồng lưu hành (treatment of the endemic community), không phân biệt số lượng các trường hợp lâm sàng hoạt tính. Tổng số điều trị mục tiêu (total Targeted Treatment_TTT) điều trị tất cả các trường hợp lâm sàng hoạt tính (treatment of all active clinical cases) và những người có tiếp xúc với họ (gia đình, trường học và các bạn cùng chơi). Trong tháng 3 năm 2013, WHO triệu tập một cuộc họp khác để phát triển các tiêu chuẩn và kỹ thuật cho việc xác minh sự gián đoạn lan truyền và hướng dẫn cho các nhà quản lý chương trình.

Đây là một bước đầu tiên trong việc thực hiện chiến lược tiêu diệt mới như một bằng chứng về nguyên tắc, 7 quốc gia được lựa chọn cho các chiến dịch điều trị thí điểm ban đầu (initial pilot treatment campaigns): Trong năm 2012, (MSF_Medicine Sans Frontier) bác sỹ không biên giới thực hiện điều trị đầu tiên ở huyện Bétou và huyện Enyellé của Congo. Trong năm 2013, việc thực hiện được tiến hành ở Ghana (huyện West Akyem), Papua New Guinea (đảo Lihir) và Vanuatu (tỉnh Tafea) đạt độ bao phủ trên 90%. Trong năm 2014, các quốc gia Cameroon, Indonesia và quần đảo Solomon sẽ thực hiện các hoạt động điều trị hàng loạt.

Hợp tác (Collaboration)

WHO đang cung cấp azithromycin, các test chẩn đoán, hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật. Một số trung tâm đang cung cấp như sau: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention), Atlanta, Hoa Kỳ cung cấp sự hỗ trợ phòng thí nghiệm và giám sát kháng thuốc; Đại học Washington (University of Washington), Hoa Kỳ cũng cung cấp hỗ trợ cho việc theo dõi sự đề kháng; Viện y tế toàn cầu (Barcelona Institute for Global Health) Barcelona, ​​Tây Ban Nha cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về nghiên cứu thực đia; Đại học Vệ sinh và nhiệt đới London (LSHTM_London School of Hygiene and Tropical Medicine) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và huyết thanh học cho các cuộc điều tra ở quần đảo Solomon, và Viện nghiên cứu Y học (Institute for Medical research) Memorial Noguchi, Accra Ghana, Viện Nghiên cứu Y học Papua New Guinea và các phòng thí nghiệm quốc gia khác tham gia vào việc đánh giá nhanh chóng các test gang mai POC có treponemal và không treponemal và đánh giá kháng thuốc azithromycin.

Triển vọng (Perspective)

Bệnh ghẻ cóc có thể tiêu diệt vì chỉ có người là ổ chứa, bao phủ tất cả các quần thể có nguy cơ thông qua chương trình điều trị quy mô lớn với azithromycin bằng đường uống sẽ làm gián đoạn sự lan truyền và loại trừ căn bệnh này trong một khu vực nhất định. Động lực để đạt được điều này là tập hợp các bước đi và WHO cùng với các đối tác đang dẫn đầu những nỗ lực mới để tiêu diệt bệnh ghẻ cóc. Việc cung cấp đủ số lượng thuốc azithromycin, sự sẵn có của các test chẩn đoán nhanh (rapid diagnostic test) và kinh phí đầy đủ là các yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo thực hiện trôi chảy các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu vào năm 2020.

 

Ngày 18/02/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích