Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 7 7 0 9
Số người đang truy cập
3 6 9
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể
News release
WHO kêu gọi tập trung mạnh mẽ hơn vào sức khỏe vị thành niên

Ngày 14/5/2014. GENEVA - Báo cáo "Sức khỏe vị thành niên trên thế giới" (Health for the world’s adolescents) của WHO cho thấy rằng trầm cảm là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật và tàn tật cho cả nam và nữ tuổi từ 10 đến 19. Ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ vị thành niên trên toàn cầu là tai nạn giao thông,HIV/AIDS, và tự tử. Trên toàn thế giới, ước tính có 1,3 triệu thanh thiếu niên đã chết vào năm 2012.

Các vấn đề sức khỏe vị thành niên

Dựa trên vô số bằng chứng và tham vấn về trẻ vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi trên toàn thế giới đã được công bố, báo cáo cũng tập hợp lại và lần đầu tiên, tất cả các hướng dẫn của WHO về toàn bộ các vấn đề sức khỏe gây ra ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm thuốc lá, sử dụng rượu bia và ma túy, HIV, thương tích, sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng, sức khỏe tình dục và sinh sản và bạo lực. Báo cáo khuyến nghị các hành động chính để tăng cường những cách mà các nước đáp ứng nhu cầu sức khỏe về thể chất và tinh thần cho thanh thiếu niên. "Thế giới đã chưa quan tâm đúng mức đến sức khỏe của thanh thiếu niên", Tiến sĩ Flavia Bustreo-Trợ lý Tổng Giám đốc của WHO về sức khỏe trẻ em, phụ nữ và gia đình cho biết: "Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ tập trung sự chú ý cao độ về nhu cầu sức khỏe cho người từ 10 đến 19 tuổi và phục vụ như một bàn đạp cho hành động tăng tốc về sức khỏe vị thành niên".

Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu (Road traffic injuries top cause of death)

Chấn thương do tai nạn giao thông là nguyên nhân số 1 gây tử vong cho trẻ vị thành niên trên toàn cầu và là nguyên nhân thứ hai gây bệnh tật và khuyết tật. Trẻ vị thành niên nam giới bị đảnh hưởng nặng nề với tỷ lệ tử vong cao gấp hơn so với trẻ gái. Tăng cường tiếp cận với giao thông công cộng đáng tin cậy và an toàn có thể làm giảm tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên. Quy định an toàn giao thông đường bộ (ví dụ như rượu và gới hạn tốc độ), thành lập các khu vực an toàn cho người đi bộ xung quanh các trường học và chương trình cấp phép cho những người tốt nghiệp điều khiển phương tiện giao thông quyền được làm theo từng giai đoạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ.

Vấn đề sức khỏe tâm thần gây ra thiệt hại to lớn (Mental health problems take a big toll)

Trên toàn thế giới, trầm cảm là nguyên nhân số một gây bệnh và khuyết tật trong độ tuổi này và tự tử đứng hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân tử vong. Một số nghiên cứu cho thấy rằng một nửa của tất cả những người phát triển rối loạn tâm thần có triệu chứng đầu tiên của họ ở tuổi 14. Nếu thanh thiếu niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần nhận được sự chăm sóc mà chúng cần thì điều này có thể ngăn chặn tử vong và tránh đau khổ suốt cuộc đời.

Tử vong liên quan đến thai nghén và khi sinh đã giảm (Pregnancy and childbirth-related deaths have fallen)

Tử vong do các biến chứng khi mang thai và sinh con trong thanh thiếu niên đã giảm đáng kể từ năm 2000, đặc biệt là ở các khu vực nơi có tỷ lệ tử vong mẹ cao nhất. Khu vựcĐông Nam Á, khu vực Đông Địa Trung Hải và châu Phi của WHO với một sự giảm được ước tính tương ứng là ​​57%, 50% và 37% . Mặc dù có những cải thiện này nhưng tỷ lệ tử vong bà mẹ vẫn đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong trong nhóm trẻ gái tuổi từ 15 đến19 trên toàn cầu, chỉ vượt quá do tự tử.

Trường hợp tử vong do HIV tăng (Deaths due to HIV rising)

Ước tính cho thấy số ca tử vong liên quan đến HIV trong thanh thiếu niên đang gia tăng, sự gia tăng này chủ yếu là ở khu vực châu Phi, trong khi số ca tử vong liên quan đến HIV đang giảm ở tất cả các nhóm dân cư khác. HIV bây giờ được xếp hạng là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai ở thanh thiếu niên trên toàn cầu.

Một số bệnh truyền nhiễm khác vẫn còn là nguyên nhân chính gây tử vong (Some other infectious diseases still major causes of death)

Nhờ vào công tác tiêm chủng ở trẻ em, số trường hợp tàn tật và tử vong ở tuổivị thành niên do bệnh sởi đã giảm rõ rệt khoảng 90% ở khu vực châu Phi từ năm 2000 đến năm 2012. Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm phổ biến cần được tập trung cho hành động ở trẻ nhỏ vẫn đang giết chết thanh thiếu niên, ví dụ tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp dưới bây giờ được xếp hạng thứ hai và thứ tư trong số các nguyên nhân tử vong trong nhóm tuổi từ 10 đến 14. Kết hợp với viêm màng não, những tình trạng bệnh lý này chiếm 18% của tất cả các ca tử vong ở nhóm tuổi này và có ít thay đổi từ 19% vào năm 2000.

Dữ liệu mới về hành vi sức khỏe vị thành niên (New data o­n adolescent health behaviours)

Dữ liệu mới từ các quốc gia nơi mà các cuộc điều tra đã được thực hiện cho thấy có ít hơn 1 trong 4 thanh thiếu niên không tập thể dục đầy đủ (WHO khuyến cáo ít nhất trung bình một giờ từ mức độ vừa phải tới mức độ nặng mỗi ngày) và ở một số nước thì có 1 trong 3 trẻ vị thành niên bị béo phì nhưng một số xu hướng trong các hành vi liên quan đến sức khỏe vị thành niên đang được cải thiện, chẳng hạn như tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm trong thanh thiếu niên trẻ tuổi ở hầu hết các nước có thu nhập cao cũng như ở một số nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Giai đoạn quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh mãn tính (Critical period for preventing chronic disease)

Tuổi vị thành niên là một thời điểm quan trọng trong việc đặt nền móng cho sức khỏe tốt khi đến tuổi trưởng thành, nhiều hành vi có liên quan đến sức khỏe và các tình trạng bệnh lý làm nền tảng cho các bệnh không lây nhiễm chính bắt đầu hoặc được tăng cường trong giai đoạn này của cuộc sống. "Nếu không được kiểm soát thì các vấn đề sức khỏe và hành vi phát sinh trong tuổi vị thành niên chẳng hạn như sử dụng thuốc lá và rượu, chế độ ăn uống, tập thể dục, thừa cân và béo phì có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thanh thiếu niên ngày hôm nay và có khả năng tàn phá sức khỏe khi chúng trở thành người lớn vào ngày mai", Jane Ferguson, nhà khoa học tại Khoa sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ vị thành niên (Department of Maternal, Newborn, Child and Adolescent Health) của WHO đồng thời là tác giả chính của báo cáo cho biết: "Đồng thời, chúng ta phải không ngừng nỗ lực để thúc đẩy việc bảo vệ sức khỏe sinh sản và tình dục tuổi vị thành niên, trong đó có HIV".

Chính sách y tế từ 109 quốc gia đã được xem xét trong báo cáo này, trong số đó 84% số quốc gia quan tâm đến thanh thiếu niên. Ba phần tư, tập trung vào sức khỏe tình dục và sinh sản (bao gồm cả HIV/AIDS), xấp xỉ khoảng một phần ba giải quyết việc sử dụng thuốc lá và rượu trong thanh thiếu niên và một phần tư giải quyết sức khỏe tâm thần. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết cho nhiều quốc gia hơn học theo ví dụ về các quốc gia như Ấn Độ có chiến lược sức khỏe cho vị thành niên mới nhằm giải quyết một phổ rộng hơn về các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến thanh thiếu niên bao gồm cả sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng, sử dụng chất, bạo lực và các bệnh không lây nhiễm, bên cạnh sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản. Báo cáo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện dữ liệu và thông tin về sức khỏe vị thành niên và các chương trình nhằm giải quyết điều đó.

Các nguyên nhân hàng đầu về sức khỏe tuổi vị thành niên

Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thanh thiếu niên (Top causes of deaths in adolescents): chấn thương giao thông đường bộ (Road traffic injuries); HIV/AIDS; tự tử (Suicide); nhiễm trùng đường hô hấp dưới (lower respiratory infections); bạo lực (violence); tiêu chảy (diarrhoea); chết đuối (drowning); viêm màng não (meningitis); bệnh động kinh (epilepsy); nội tiết, máu, rối loạn miễn dịch (endocrine, blood, immune disorders).

Nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và khuyết tật (Top causes of illness and disability): trầm cảm (depression); chấn thương giao thông đường bộ; thiếu máu (anaemia); HIV/AIDS; tự gây hại (self-harm); đau lưng và đau cổ (back and neck pain); tiêu chảy; rối loạn lo âu (anxiety disorders); hen suyễn (asthma); bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Tuổi vị thành niên: các nguy cơ về sức khỏe và giải pháp

Tuổi vị thành niên chiếm khoảng 1 phần 6 số người trên thế giới: đó là 1,2 tỷ người trong độ tuổi 10 đến 19. Hầu hết là khỏe mạnh, nhưng vẫn có một tỷ lệ đáng kể về bệnh tật, đau ốm và tử vong ở độ tuổi này. Bệnh tật có thể cản trở khả năng phát triển và phát triển đầy đủ tiềm năng của trẻ vị thành niên. Sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá, thiếu hoạt động thể chất, tình dục không được bảo vệ và/hoặc phơi nhiễm với bạo lực có thể gây nguy hiểm không chỉ sức khỏe hiện tại với trẻ vị thành niên mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng trong nhiều năm tới. Thúc đẩy các hoạt động lành mạnh trong thanh thiếu niên và thực hiện các bước để bảo vệ người trẻ tuổi tốt hơn nhằm tránh các nguy cơ về sức khỏe là rất quan trọng nhằm phòng ngừa các vấn đề sức khỏe ở tuổi trưởng thành và tạo ra sức khỏe tương lai của nước nhà và cơ sở hạ tầng xã hội.

Các vấn đề sức khỏe chính bao gồm (Main health issues include)

Có thai và sinh con sớm (Early pregnancy and childbirth)

Các biến chứng liên quan đến mang thai và sinh con là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho các trẻ em gái tuổi 15-19 trên toàn cầu.Khoảng 11% của tất cả các ca sinh trên toàn thế giới là ở bé gái có tuổi từ 15 đến 19 và phần lớn xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.Thống kê y tế thế giới năm 2014 cho biết tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên trên toàn cầu là 49 trong 1000 cô gái độ tuổi này- tỷ lệ này ở cấp quốc gia từ 1 đến 229 lần sinh trên 1000 cô gái. Điều đó cho thấy có một sự sụt giảm đáng kể từ năm 1990, sự giảm này được phản ánh trong một sự giảm tương tự về tỷ lệ tử vong bà mẹ trong độ tuổi 15-19.Một trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals_MDG), trong đó MDG 5 là nhằm đạt được sự tiếp cận phổ quát tới sức khỏe sinh sản, trong đó một trong những chỉ số là tỷ lệ mang thai trong nhóm 15-19 tuổi.

Tiếp cận tốt hơn với thông tin và dịch vụ tránh thai có thể làm giảm số lượng các cô gái mang thai và sinh con ở độ tuổi quá trẻ, Luật định độ tuổi tối thiểu của cuộc hôn nhân là 18 tuổi và những ai bị ép buộc có thể nhận được sự giúp đỡ.Những bé gái mang thai cần được tiếp cận tới chăm sóc trước sinh có chất lượng, nếu được phép của pháp luật thì những trẻ vị thành niên muốn lựa chọn chấm dứt thai kỳ và họ có quyền tiếp cận tới sự phá thai an toàn.

HIV/AIDS

Hơn 2 triệu thanh thiếu niên đang sống chung với HIV, mặc dù số lượng tổng thể các trường hợp tử vong liên quan đến HIV đã giảm 30% kể từ khi đạt đỉnh cách đây 8 năm, ước tính cho thấy người chết vì HIV trong thanh thiếu niên đang tăng lên. Sự gia tăng này chủ yếu ở trong khu vực Châu Phi của WHO, có thể phản ánh một thực tế là mặc dù có nhiều trẻ em nhiễm HIV sống sót đến tuổi vị thành niên và không phái tất cả chúng sau đó nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ cần thiết để duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa sự lây truyền. Ở vùng cận Saharan châu Phi chỉ có 10% nam thanh niên và 15% phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24 nhận thức được tình trạng nhiễm HIV của mình. MDG 6 làm dừng sự lây lan của HIV/AIDS có các chỉ số bao gồm cả tỷ lệ hiện nhiễm ở tuổi 15 đến 24 và tỷ lệ nhóm tuổi này có kiến thức đúng đắn và toàn diện về HIV/AIDS.

Những người trẻ tuổi cần phải biết làm thế nào để bảo vệ bản thân và có phương tiện để làm như vậy, điều này bao gồm việc có thể có được bao cao su để ngăn ngừa lây truyền virus qua tình dục và bơm kim tiêm sạch cho những người tiêm chích ma túy, tiếp cận tốt hơn với tư vấn và xét nghiệm HIV cũng là cần thiết.

Các bệnh truyền nhiễm khác (Other infectious diseases)

Nhờ vào việc tiêm chủng trẻ em được cải thiện, thương tật và tử vomg do sởi đã giảm rõ rệt với mức giảm 90% ở khu vực châu Phi từ năm 2000 đến 2012 nhưng tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp dưới và viêm màng não là nằm trong top 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở độ tuổi từ10 đến 19.

Sức khỏe tâm thần (Mental health)

Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và khuyết tật trong thanh thiếu niên và tự tử là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba. Bạo lực, nghèo đói, nhục nhã và cảm giác mất phẩm giá có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần. Xây dựng kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên và cung cấp cho chúng với sự hỗ trợ tâm lý xã hội trong các trường học và các nơi khác trong cộng đồng có thể giúp tăng cường sức khỏe tâm thần tốt. Các chương trình giúp tăng cường mối quan hệ giữa thanh thiếu niên và gia đình cũng rất quan trọng, nếu có vấn đề nảy sinh cần được phát hiện và xử lýbởi các nhân viên y tế chăm sóc thành thạo.

Bạo lực (Violence)

Bạo lực là nguyên nhân tử vong hàng đầu, ước tính có khoảng 180 thanh thiếu niên chết mỗi ngày do kết quả của bạo lực giữa các cá nhân, khoảng 1 mỗi 3 trường hợp tử vong ở nam giới vị thành niên là ở các nước thu nhập thấp và trung bình trong khu vực châu Mỹ của WHO là do bạo lực. Trên toàn cầu, khoảng 30% các cô gái trong độ tuổi 15-19 bị bạo lực bởi một bạn tình. Thúc đẩy nuôi dưỡng mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ em trong những năm tháng đầu đời, đào tạo các kỹ năng sống và giảm tiếp cận với rượu bia và vũ khí có thể giúp ngăn chặn bạo lực. Chăm sóc với sự đồng cảm và hiệu quả với những trẻ vị thành niên sống sót do bạo lực và sự hỗ trợ tiếp tục có thể giúp đối phó với các hậu quả tâm lý và thể chất.

Rượu và ma túy (Alcohol and drugs)

Uống các chất có hại trong thanh thiếu niên là một mối quan tâm lớn ở nhiều nước, nó làm giảm sự tự chủ và tăng các hành vi nguy cơ, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn. Đó là một nguyên nhân chính của chấn thương (kể cả do tai nạn giao thông đường bộ), bạo lực (đặc biệt là bởi một bạn tình) và tử vong sớm, nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau này trong cuộc sống và ảnh hưởng đến tuổi thọ. Thiết lập một độ tuổi tối thiểu trong mua và tiêu thụ rượu và làm thế nào quản lý đồ uống có cồn được nhắm mục tiêu vào thị trường người trẻ tuổi là một trong những chiến lược để giảm các đồ uống có hại, sử dụng ma túy trong độ tuổi từ 15 đến 19 cũng là một mối quan tâm.

Chấn thương (Injuries)

Chấn thương không chủ ý là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trong thanh thiếu niên. Trong năm 2012, có khoảng 120.000 trẻ vị thành niên chết do tai nạn giao thông đường bộ. Lái xe trẻ tuổi cần được tư vấn về lái xe an toàn, trong khi luật cấm lái xe trong tình trạng bị ảnh hưởng của rượu và ma túy cần phải được thực hiện nghiêm túc, nồng độ rượu trong máu cần phải được thiết lập ở mức thấp hơn cho người lái xe tuổi teen. Giấy phép tốt nghiệp cho các lái xe mới làm quen không khoan nhượng với người lái xe có uống rượu được khuyến cáo. Chết đuối cũng là một nguyên nhân chính gây tử vong ở thanh thiếu niên với 60.000 người, hai phần ba trong số đó là bé trai, bị chết đuối trong năm 2012.

Suy dinh dưỡng và béo phì (Malnutrition and obesity)

Nhiều trẻ em trai và trẻ em gái ở các nước đang phát triển bước vào tuổi vị thành niên bị suy dinh dưỡng, làm cho chúng dễ bị bệnh tật và tử vong sớm. Số lượng thanh thiếu niên bị thừa cân hoặc béo phì đang gia tăng ở cả các quốc gia có thu nhập cao và thấp.

Thể dục và dinh dưỡng (Exercise and nutrition)

Số liệu điều tra cho thấy có ít hơn 1 trong 4 thanh thiếu niên đáp ứng các hướng dẫn được khuyến cáo về hoạt động thể lựcvới 60 phút từ mức độ hoạt động thể chất vừa phải đến nặng hàng ngày. Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến cả trẻ em gái và trẻ em trai và là nguyên nhân thứ ba số năm mất do chết và tàn tật. Sắt và acid folic giúp tăng cường sức khỏe trước khi thanh thiếu niên trở thành cha mẹ. Phát triển ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục ở độ tuổi này là nền tảng cho sức khỏe tốt khi trưởng thành. Giảm việc tiếp thị những thực phẩm giàu chất béo bão hòa, axit béo chuyển hóa, không đường, hoặc muối và cung cấp việc tiếp cận vào các cơ hội và các loại thực phẩm lành mạnh và tham gia vào các hoạt động thể lực là rất quan trọng cho tất cả nhưng đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Hút thuốc lá (Tobacco use)

Đại đa số người sử dụng thuốc lá hôm nay đã bắt đầu khi họ còn vị thành niên, cấm bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên và tăng giá các sản phẩm thuốc lá thông qua thuế cao hơn, cấm quảng cáo thuốc lá và đảm bảo môi trường không khói thuốc là rất quan trọng. Trên toàn cầu, ít nhất có 1 trong 10 thanh thiếu niên trẻ tuổi (tuổi từ 13 đến 15) sử dụng thuốc lá, mặc dù có những khu vực con số này cao hơn rất nhiều. Hút thuốc lá dường như giảm trong thanh thiếu niên trẻ ở một số nước có thu nhập cao.

Quyền của trẻ vị thành niên (Rights of adolescents)

Các quyền của trẻ em đượctồn tại, tăng trưởng và phát triển ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế. Ủy ban về quyền trẻ em (Committee o­n the Rights of the Child_CRC) có trách nhiệm giám sát công ước quyền trẻ em, vào năm 2013 đã xuất bản các hướng dẫn về quyền của trẻ em và thanh thiếu niên được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe.

Năm 2003, CRC ban hành hướng dẫn về nghĩa vụ quốc gia nhằm ghi nhận những nhu cầu về phát triển và sức khỏe đặc biệt và quyền của trẻ vị thành niên và thanh niên. Công ước về xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (Convention o­n the Elimination of Discrimination Against Women_CEDAW) cũng đưa ra các quyền của phụ nữ và trẻ em gái đối với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe đầy đủ.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)

Vào tháng 5/2014, WHO đã công bố một báo cáo quan trọng được gọi là "Sức khỏe cho trẻ vị thành niên trên thế giới" (Health for the world’s adolescents) phân tích những gì được biết về sức khỏe vị thành niên bao gồm thúc đẩy hoặc làm suy yếu nó, nhấn mạnh những khoảng trống trong chính sách và dịch vụ và đưa kèm theo hướng dẫn và khuyến nghị từ khắp nơi của WHO. Báo cáo, trong đó tập trung vào lĩnh vực y tế, kiểm tra các lĩnh vực cải thiện đáng kể và cách tiếp cận sáng tạo.

Nhìn chung, WHO thực hiện một loạt các chức năng để cải thiện sức khỏe cho những người trẻ tuổi, bao gồm xây dựng các hướng dẫn dựa trên bằng chứng để hỗ trợ dịch vụ y tế và các ngành khác; họa ra các khuyến cáo cho các chính phủ về sức khỏe vị thành niên và dịch vụ y tế thân thiện với vị thành niên; nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe cho thanh niên trong các nhómcông cộng và đặc biệt.

Ngày 21/05/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs Lê Thạnh
Theo who.int.com
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích