|
(ảnh st) |
Việc bình duyệt nghiên cứu y học tin cậy đến đâu ?
Ngày 28/5/2014. BBC News - Các cuộc tranh luận về các số liệu trên Tạp chí y học Anh (British Medical Journal_BMJ) gần đây đã dẫn đến việc đặt ra các câu hỏi mới về hệ thống bình duyệt-hệ thống đánh gia các nghiên cứu y học trước khi đưa vào xuất bản. BMJ đang tiếp tục điều tra về hai bài viết đã khẳng định rằng statins, loại thuốc sử dụng làm hạ mỡ máu có thể gây ra tác dụng phụ trong khoảng 18-20% người sử dụng loại thuốc này, tuy nhiên những khám phá gần đây đã chỉ ra rằng những công bố trên là không đáng tin cậy và các nhà khoa học đang tiếp tục tranh luận về việc đâu là con số cụ thể. Người ta đã không phát hiện ra những thiếu sót của những nghiên cứu này trong quá trình đánh giá trước khi xuất bản, hệ thống có nhiệm vụ kiểm tra các bài đăng trước khi chúng xuất hiện trên các tạp chí được gọi là bình duyệt (peer review), đó là phương pháp đánh giá và công nhận các bài viết nghiên cứu thông qua việc khảo sát kỹ lưỡng các phương pháp luận được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực đó. | Nghiên cứu thuốc statin đang là vấn đề nổi cộm gần đây |
Hình phạt nặng nề nhất ('Worst punishment') Nhưng dường như đã có sai sót và cuộc tranh luận về thuốc statins không phải là một trường hợp đặc biệt, theo Ivan Oransky từ báo MedPage Today: “Có thể là giới khoa học quan tâm đến việc đưa mọi thứ ra ánh sáng…”, nó phản ánh một vấn đề đang nổi cộm trong cộng đồng khoa học: sự tăng vọt số lượng các bài nghiên cứu bị rút lại hoặc bị trả lại bởi các tờ tạp chí. Khi một bài nghiên cứu bị rút lại, có nghĩa là nghiên cứu đó có nhiều sạn đến nỗi nó bị nhà xuất bản thu hồi để xem xét, nhiều người cho rằng đây là hình phạt nặng nề nhất đối với một nhà khoa học. Những năm gần đây số lượng các bài nghiên cứu bị thu hồi đã tăng lên nhanh chóng, trong năm 2000 có khoảng 30 bài nhưng đến năm 2010 con số này đã tăng lên 400, tuy nhiên theo tạp chí Nature số lượng bài nghiên cứu được xuất bản chỉ tăng khoảng 44% trong khoảng thời gian đó. Mặc dù những bài bị thu hồi vẫn đại diện cho khoảng 0,35% những nghiên cứu được xuất bản mỗi năm, khoảng 1,4 triệu bài nghiên cứu thì cái cách mà cộng đồng khoa học hành động đang làm khuếch đại tầm ảnh hưởng của bất kỳ sai sót nào. Các nhà nghiên cứu đang dùng các nghiên cứu đã được xuất bản làm cơ sở cho những nghiên cứu mới của mình, điều này có nghĩa là nếu một bài nghiên cứu có vài hạt sạn trong đó có thể ảnh hưởng tới hàng chục bài khác và những bài mới này sẽ được nhiều người khác nữa sử dụng trước khi ai đó phát hiện ra những hạt sạn trong đó. | Một nghiên cứu sẽ được đánh giá thẩm định trước khi xuất bản. |
Đối với một số người thì tình trạng tăng nhanh các bài bị thu hồi cũng là điều không quá ngạc nhiên, Ian Oransky-Tổng biên tập tờ báo MedPage Today có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết: “Như chúng tôi và mọi người đã tranh luận rằng có thể đó là một việc tốt và cũng là một tín hiệu tốt khi giới khoa học có hứng thú với việc làm mọi việc rõ ràng minh bạch”. GS Nigel Hooper-Đại Học Manchester nói: “Đó là vấn đề đang được nói đến, thường thì rất khó để các nhà biên tập để ý các lo ngại của các nhà phê bình một cách thỏa đáng và việc thu hồi đang ngày càng mất lâu thời gian hơn. Vì vậy đây là một câu chuyện phức tạp, giới khoa học đang phụ thuộc vào các đồng nghiệp để sao chép thành của mình”. Nhà khoa học người Nhật Karuko Obokata đã trở nên nổi tiếng sau khi xuất bản một nghiên cứu về các tế bào gốc hồi cuối tháng 1 vừa rồi, nghiên cứu của bà này tưởng chừng sẽ là một khám phá động trời nhưng cuối cùng chỉ là một trò hề. Nghiên cứu của Bà Bbakata cũng đã từng vượt qua hệ thống bình duyệt, tuy nhiên ngay khi một nhóm nghiên cứu khác đang tìm cách sao chép nghiên cứu này của bà thì họ phát hiện ra bằng chứng rằng “xử lý dữ liệu không thích đáng” (inappropriate handling of the data), bà đã phải chịu trách nhiệm về những hành vi sai trái của mình. Sao chép (Replication) Nigel Hooper, GS hóa sinh Trường sinh học phân tử và tế bào học (School of molecular and cellular biology) trả lời với BBC Mundo rằng: “Các nhà khoa học dựa vào các công trình khác để sao chép, không nhất thiết phải giống y hệt nhưng theo cách mà đảm bảo rằng những kết quả khác có thể sao chép được”. Ông nói thêm: “Chúng tôi không đi ra ngoài đó và hỏi một ai đó có lặp lại nghiên cứu không, việc sao chép là một phần tự nhiên của quy trình khoa học”. Damian Pattison, Giám đốc điều hành Tạp chí PLOS one cho biết: “Vấn đề ở đây là hệ thống bình duyệt không phát hiện và miễn trừ các vấn đề, rất khó để hiểu được điều gì đang xảy ra trên mặt giấy trừ khi bạn nhìn thấy hết tất cả dữ liệu và vấn đề là trong đa số các trường hợp, các nhà khoa học không kể hết tất cả dữ liệu trong báo cáo của họ, vì thế có thể có nhiều lý do tại sao một nghiên cứu được kiểm định tốt nhưng sau đó nó lại trở nên không tin cậy”. Trình bày “chọn lọc” ('Selective' presentation) Theo TS. Elizabeth Iorns, một nhà sinh học ung thư và là Giám đốc điều hành của Science exchange (nơi các nhà khoa học chia sẻ thông tin), các tài liệu thì thường không thể tự nó sửa sai được. Bà tin rằng hệ thống bình duyệt có một vài vấn đề, với mỗi người bình duyệt phải đánh giá một ấn phẩm mà có chứa các dữ liệu tạo ra bởi một nhóm các nhà nghiên cứu có nền tảng chuyên môn cao. Cá nhân người bình duyệt này có thể không thông thạo tất cả các kỹ thuật được sử dụng, đặc biệt là các phép phân tích số liệu phức tạp và bà cho biết: “Có bằng chứng cho thấy các nhà nghiên cứu đôi khi trình bày có tính chọn lọc dữ liệu để ủng hộ một giả thiết cụ thể”. Điều này có nghĩa là các nhà bình duyệt không được tiếp cận tới tất cả các dữ liệu được tạo ra từ nghiên cứu và không thể xác định được liệu thông tin được cung cấp có biểu thị chính xác việc tập hợp dữ liệu đầy đủ hay không. | Không phải tất cả dữ liệu đều được xem xét |
Một vài năm trước, Ivan Oransky đã thành lập blog Retraction Watch cùng với nhà báo khoa học Adam Marcus. Nhiêm vụ của trang blog này là nêu ra những trường hợp thu hồi, sai sót và hiệu chỉnh. Theo Danielle Fanelli, một nhà nghiên cứu tự nhiên có chuyên môn trong việc nghiên cứu hành vi vi phạm đạo đức, thành kiến và các vấn đề liên quan đến khoa học và là thành viên của Hội đồng cố vấn luân lý học sinh vật và đạo đức nghiên cứu của Hội đồng nghiên cứu quốc gia (Research Ethics and Bioethics Advisory Committee of the National Research Council) Italy thì những nhà báo này còn có rất nhiều công việc phía trước họ. Theo nghiên cứu của ông xuất bản trên tạp chí PLOS one năm 2009 và dựa trên siêu dữ liệu từ các cuộc khảo sát thì khoảng 2% các nhà khoa học đã thừa nhận làm giả, thêm thắt hoặc chỉnh sửa các yếu tố ít nhất 1 lần. Damian Pattison, Tạp chí PLOS one cho biết: “Chúng tôi đang vận động nhằm làm minh bạch tất cả các dữ liệu nghiên cứu” và một phần ba thú nhận những “hành vi đáng ngờ” (questionable practices) bao gồm “đã chỉnh sửa kết quả nghiên cứu để làm cải thiện kết quả và báo cáo các kết quả mà họ biết là không đúng”. Thêm vào đó, trên 70% các nhà khoa học cho biết họ đã chứng kiến những hành vi bất thường từ các đồng nghiệp của mình, trong trường hợp này thì các nghiên cứu được xuất bản hàng ngày có thể tin tưởng được không? Damian Pattinson nói: “Tôi thực sự không thể trả lời câu hỏi này”, ông thừa nhận đang tồn tại một vấn đề đối với sự minh bạch của dữ liệu: “Chúng tôi đang vận động nhằm làm minh bạch tất cả các dữ liệu nghiên cứu”. Ivan Oransky thừa nhận hệ thống bình duyệt “hẳn là có những sai sót của nó” (certainly has its flaws) nhưng ông cho biết thêm: “như chính trị gia Churchill đã từng nói về nền dân chủ, đôi khi đó có thể là hệ thống tồi tệ nhất ngoại trừ tất cả những hình thức khác đã được áp dụng”. Mọi người đã đưa ra hàng loạt những cách thức để cải thiện hệ thống bình duyệt, một trong số những cách đó mà chúng ta ủng hộ là các tạp chí nên nắm lấy hệ thống bình duyệt hậu xuất bản tốt hơn nữa so với họ đang làm, vì vậy các dữ liệu xuất bản thực sự phản ánh việc khoa học mang lại điều gì và một ý khác đó là làm cho việc bình duyệt trở nên rộng mở, không phải là ẩn danh để mang lại sự minh bạch” nhưng phần lớn trong các trường hợp người ta đều đồng ý rằng những hạt sạn trong hệ thống bình duyệt là do con người gây ra và không cần phải làm gì nhiều với việc sai lầm trong hành nghề.
|