|
WHO/G Biswas |
Giảm xuống tới không: Nigeria làm ngừng sự lan truyền bệnh giun Guinea
Tháng 3/2014. WHO - Từ hơn 650.000 trường hợp nhiễm giun vào năm 1988 đến nay không còn trường hợp nào, Nigeria đã làm ngừng thành công sự lan truyền bệnh giun Guinea, còn gọi là dracunculiasis. Hàng ngàn tình nguyện viên tiêm chủng bại liệt đã giúp đỡ kiểm tra từng hộ gia đình trên toàn quốc nhằm đảm bảo rằng không có trường hợp còn lại trước khi nước này có thể được chứng nhận là quốc gia không cònbệnh giun Guinea vào tháng 12/2013. "Khi anh trai của tôi là Moses bị giun Guinea, tôi không ngạc nhiên vì anh ấy thường lấy trộm cá từ nồi thức ăn của mẹ chúng tôi và đánh lừa cha để lấy các củ khoai lang nhỏ" Samuel Alo, hôm nay là một nhà lãnh đạo cộng đồng của Ejine Amagu, cộng đồng Ikwo ở bang Ebonyi, nằm ở phía đông nam Nigeria cho biết, là một đứa trẻ ở trường tiểu học và người ta nói với Samuel rằng giun Guinea là sự trừng phạt cho trẻ em nghịch ngợm: "Tôi nào có biết rằng nguồn gốc giun nằm ở ao mà từ đó chúng tôi lấy nước để uống và nấu ăn". Một bệnh ký sinh trùng gây liệt (A crippling, parasitic disease) Bệnh giun Guinea (dracunculiasis) hầu như chỉ được tìm thấy ở cộng đồng nghèo khổ, nông thôn ở các nước có thu nhập thấp. Nó là một bệnh ký sinh trùng gây liệt do một con giun giống như sợi chỉ và có thể tăng trưởng lên đến 100cm dài và di chuyển trong cơ thể, sự lan truyền xảy ra khi con người uống nước bị ô nhiễm với loài bọ chét nước nhiễm ký sinh trùng. Khoảng một năm sau khi bị nhiễm thì một hoặc nhiều con giun xuất hiện từ da thông qua một chỗ phồng rộp ở da gây đau đớn, thường là ở chân. Để làm dịu cơn đau dữ dội, người ta thường đặt vùng bị nhiễm bệnh vào trong nước, những con giun sau đó lại lây nhiễm sangnguồn nước với hàng ngàn ấu trùng được nuốt vào bụng bọ chét nước và chu kỳ cuộc sống bắt đầu trở lại. Không có thuốc chủng ngừa hoặc thuốc điều trị cho căn bệnh này, biện pháp chủ yếu để ngăn ngừa nhiễm giun Guinea là cung cấp một nguồn cung cấp nước sạch, xử lý nước bị ô nhiễm và giáo dục người dân thay đổi hành vi của họ. Năm 1988, khi Nigeria báo cáo hơn 650.000 trường hợp mắc bệnh giun Guinea, Chính phủ đã đưa ra một chương trình thanh toán bệnh theo sau một Nghị quyết của Đại Hội đồng y tế thế giới kêu gọi thanh toán căn bệnh này trên toàn cầu. Một quốc gia chỉ có thể được chứng nhận là không còn bệnh giun Guinea khi không có trường hợp nào được phát hiện trong vòng 3 năm. Các nhân viên tiêm chủng bại liệt giúp tìm kiếm từng nhà (Polio vaccinators help search house-to-house) Một trong những chiến lược cốt yếu trong việc thanh toán bệnh giun Guinea ở Nigeria là tìm kiếm ca bệnh chủ động (active case search)-một chương trình giám sát sử dụng hàng ngàn tình nguyện viên thôn bản tiến hành tìm kiếm bệnh từng nhà. Các nhân viên tiêm chủng bại liệt giúp hỗ trợ giám sát trong giai đoạn cuối cùng của chiến lược thanh toán, trong mỗi nhà mà họ bước vào trong mỗi vòng chủng ngừa bệnh bại liệt, các tình nguyện viên được đào tạo để hỏi về bệnh giun Guinea, sử dụng hình ảnh để chứng minh dấu hiệu của bệnh. | WHO/G.Biswas |
Người cuối cùng được biết là bị bệnh giun Guinea ở Nigeria là Grace Otubo, một nông dân 58 tuổi di cư từ ngôi làng nông thôn xa xôi của Ezza Nwukbor ở miền đông Nigeria. "25 năm trước đây, bà Otubo chỉ là một trong số hơn 650.000 nạn nhân của căn bệnhnày", Tiến sĩ Rui Gama Vaz, đại diện của WHO tại Nigeria cho biết: “Thực tế là bà ấy có thể được xác định cụ thể như là nạn nhân cuối cùng của bệnh này ở đất nước mình là do hệ thống giám sát thành công này". Nỗ lực kết hợp và tiếp tục cảnh giác (Combined effort and continued vigilance) Nỗ lực thanh toán bệnh từ WHO và các đối tác, trong đó có Trung tâm Gowon Yakubo, Trung tâm Carter, Chính phủ Nhật Bản và UNICEF bao gồm cải thiện việc cung cấp nước sạch, giáo dục và nâng cao nhận thức bệnh tật, hỗ trợ thay đổi hành vi và đào tạo nhân viên y tế nhằm ghi nhận và báo cáo các trường hợp bị nghi ngờ bệnh giun Guinea. Một phần thưởng bằng tiền mặt được cung cấp cũng tạo ra một sự khuyến khích cho các thành viên của công chúng báo cáo các trường hợp. Vào tháng 12/2013, theo đề nghị của ủy ban chứng nhận (certification commission) của WHO, Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Margaret Chan tuyên bố Nigeria không còn bệnh giun Guinea và nhấn mạnh sự lồng ghép thành công việc giám sát giun Guinea vào các chiến dịch tiêm chủng bại liệt và giám sát dịch bệnh: "Đây là loại nỗ lực kết hợp làm cho việc sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực và tài chính của chúng tôi, và có một tác động đáng kể và có thể đo lường". Bởi vì các nước láng giềng (Chad, Ethiopia, Mali và Nam Sudan) sự lan truyền bệnh giun Guinea vẫn còn đang tiếp diễn; do đó Nigeria tiếp tục duy trì cảnh giác đối với các trường hợp có thể vượt qua biên giới. Thanh toán căn bệnh này, căn bệnh làm mất hết năng lực cho người bị nhiễm bệnh trung bình là 3 tuần, đã góp phần to lớn cho sự tiến bộ kinh tế và xã hội của Nigeria.
|