Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 8 0 2 1
Số người đang truy cập
3 8 9
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
10 bước và 3 phẩm chất quan trọng trong nghiên cứu khoa học

Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) xác định nghiên cứu khoa học (NCKH) là nền tảng, là động lực của mọi hoạt động. Khi thực hiện tốt các NCKH sẽ giúp nâng cao trình độ và chất lượng các giảng viên, các nhà khoa học. Với triết lí giảng viên – nhà khoa học của ĐHQGHN, thì sự phát triển NCKH sẽ là động lực và phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm cho cộng đồng và phục vụ xã hội.

Đó là những vấn đề mà Giáo sư Ngô Bảo Châu và Giáo sư Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN chia sẻ với các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. Đó cũng là những nội dung cơ bản được trao đổi trong khuôn khổ buổi sinh hoạt thường kỳ của Câu lạc bộ nhà khoa học trẻ ĐHQGHN với chủ đề “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học”.

Nghiên cứu khoa học-Động lực và phương thức để nâng cao chất lượng đào tạo

GS.TS Nguyễn Hữu Đức bày tỏ vui mừng trước sự trở lại ĐHQGHN và giao lưu với các nhà khoa học, sinh viên ĐHQGHN của GS. Ngô Bảo Châu. Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết, Câu lạc bộ nhà khoa học ĐHQGHN (viết tắt là VSL) được GS. Ngô Bảo Châu nhận lời mời làm Chủ tịch danh dự và hôm nay là buổi giao lưu đầu tiên của GS. Châu với các thành viên VSL và sinh viên Nhiệm vụ chiến lược ĐHQGHN. Câu chuyện của chương trình Café số 5 xoay quanh chủ đề “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học”.

Phó Giám đốc chia sẻ, hiện tại hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của Việt Nam nói chung và của ĐHQGHN nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Qua khảo sát các thông số trong thời gian gần đây, chỉ số sáng tạo tri thức của Việt Nam mới xếp thứ 76/141 quốc gia, chỉ số kinh tế tri thức còn xếp đến 106/145 quốc gia.

Những xếp hạng này được đánh giá thông qua rất nhiều tham số: thể chế, chất
 
lượng nguồn nhân lực, các sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo và đặc biệt là sự tinh tế của thị trường khoa học công nghệ. Đâu là tham số mấu chốt mà Việt Nam và ĐHQGHN cần quan tâm để tháo gỡ nút thắt và thúc đẩy hoạt động KHCN? Hiện tại, thế giới chia làm 4 nhóm các trường đại học theo xu hướng: nhóm dẫn dắt (leader); nhóm theo sát (follower); nhóm mở rộng (extender) và nhóm khai thác (exploiter). ĐHQGHN chọn theo xu hướng nào?

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức nhấn mạnh, ĐHQGHN luôn kiên định với định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu. ĐHQGHN xác định NCKH là nền tảng, là động lực của mọi hoạt động. Khi thực hiện tốt NCKH thì đó cũng là phương thức để nâng cao trình độ và chất lượng các giảng viên, nhà khoa học; là phương thức để nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm KH&CN cho cộng đồng và phục vụ xã hội.

Bên cạnh đó, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức thông tin thêm, các đại học thế giới đã và đang phát triển theo các truyền thống khác nhau như: Các đại học của Anh phát triển theo hướng nhân văn và tự do học thuật rất cao. Các đại học của Pháp và Nga quan tâm đến phát triển hàn lâm và tinh hoa, trong khi đó các đại học của Đức quan tâm đến nghiên cứu. Các đại học Mỹ tích hợp truyền thống của Anh và Đức - có tính nhân văn, tự do và nghiên cứu cao. Cùng với hoàn cảnh lịch sử, các đại học của Việt Nam có ảnh hưởng nhiều từ văn hóa đại học Pháp, Nga và văn hóa khoa bảng - đại học gắn liền với huấn luyện, quan tâm bằng cấp, bổ nhiệm.

Theo GS. Nguyễn Hữu Đức, vượt qua tất cả bất cập trên, chúng ta cần xác định được các yếu tố cơ bản để mọi phát triển đều có tính bền vững. Có lẽ nên phải bắt đầu từ tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động, kể cả hoạt động nghiên cứu khoa học. Tính chuyên nghiệp phải bắt đầu từ các quan niệm, quan điểm và cách xác định hướng đi… Nghiên cứu khoa học nên được quan niệm cũng là một nghề, với đam mê và sứ mệnh cao cả. Khoa học cũng vị nhân sinh, vì cuộc sống của mỗi người và cả nhân loại.

3 Phẩm chất quan trọng…

GS. Ngô Bảo Châu – cựu học sinh của Khối THPT chuyên Toán, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN chia sẻ, cuộc đời khoa học của anh được may mắn có môi trường giáo dục tốt, chính bởi vậy phẩm chất trong nghiên cứu khoa học cần phải được đặt lên hàng đầu. Anh chia sẻ, một công trình khoa học cần có là 3 phẩm chất theo thứ tự: Đúng và trung thực, mới và hay. Nhưng quan trọng nhất là đúng và trung thực.

 

Bên cạnh đó, GS. Ngô Bảo Châu nói rằng, làm khoa học và nghiên cứu khoa học phải xác định tìm cái gì mới, tìm hướng đi mới, không lặp lại. Ở nhiều lĩnh vực, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu phải mới. Với kết quả nghiên cứu mới sẽ được coi trọng nhất, thậm chí nếu trong trường hợp kết quả cũ thì cũng phải xem lại có được phương pháp mới để thuyết phục phương pháp này tới nhiều người khi áp dụng. Để hi vọng với phương pháp mới đó tác giả hoặc người khác có thể làm ra kết quả mới, vì bản thân phương pháp mới không được đánh giá và không được để ý đến, trừ khi chỉ tìm ra được kết quả mới. Mặt khác, cần phải đặc biệt coi trọng sự đánh giá của đồng nghiệp.

GS. Ngô Bảo Châu khẳng định, để có sự đánh giá chính xác, bài báo không quyết định, không cần phải chạy theo số lượng. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải xác định cho mình những mục tiêu nghiên cứu ngắn hạn bên cạnh mục tiêu dài hạn. GS. Ngô Bảo Châu cũng cho biết, đến giờ khi có nhiều sinh viên vẫn cho rằng, khó nhất là tìm đề tài cho mình. Điều này càng khó hơn đối với nhà khoa học trẻ, vì bối cảnh khoa học hiện đại cạnh tranh rất quyết liệt. Bước khó khăn đối với nhà khoa học trẻ là có bước qua được khi làm khoa học tập sự độc lập hay không. GS. Ngô Bảo Châu gợi ý: “Ở các Hội thảo, tiếp xúc cá nhân là cơ hội lớn nhất cho các bạn trẻ tìm đề tài khoa học thỏa mãn tính thời sự. Những bài diễn giảng, trao đổi bên lề, các nhà khoa học sẽ cởi mở hơn nhiều và sẵn sàng chia sẻ việc họ đang làm và những khúc mắc trong quá trình nghiên cứu. Và đây là cơ hội để các bạn trẻ được tham gia vào những công trình lớn”.
 

và quy trình 10 bước

Theo GS. Ngô Bảo Châu, thực ra không có sách vở nào đúc kết các quy trình NCKH. Anh cho biết, tính chuyên nghiệp trong hoạt động khoa học phải thể hiện trước tiên ở quy trình nghiên cứu, điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà khoa học trẻ. Chủ nhân giải thưởng Fields chia sẻ, anh đã rất may mắn khi được học tập và trưởng thành tại những ngôi trường có truyền thống học tập và nghiên cứu, sớm được được những người thầy giỏi tận tình dẫn dắt trong nghiên cứu khoa học nên có điều kiện “sai đâu sửa đấy”. Các kĩ năng ấy dần “ngấm” và trở nên ngày càng thuần thục. Đối với những nước có nền khoa học tiên tiến, việc tuân thủ các quy trình nghiên cứu là điều tất yếu và là kĩ năng cơ bản, nhưng ở Việt Nam, có những người làm nghiên cứu đã bỏ quên hoặc chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tuân thủ những quy trình này.

GS. Ngô Bảo Châu đã đúc kết quy trình NCKH gồm 10 bước

1.Thứ nhất, phải xác định được lĩnh vực nghiên cứu, có thể phụ thuộc vào khả năng chuyên môn. Một sinh viên hay người nghiên cứu mới vào nghề phải có người hướng dẫn. Cũng có trường hợp người đó có chuyên môn nhất định trong lĩnh vực khác với lĩnh vực anh ta lựa chọn. Nhưng cả 2 trường hợp đều phải có hành trang: có người hướng dẫn, xác định được hành trang để tự tin chứ không phải đi tay không đến “xứ sở” mới.

 

“Điểm xuất phát của nghiên cứu bắt đầu bằng câu hỏi. Thành công của nghiên cứu liên quan nhiều đến câu hỏi ban đầu.

Để tìm ra câu hỏi đúng thì cần có kinh nghiệm nghiên cứu. Trong môi trường hiện đại, tính chuyên nghiệp cao, sinh viên tự xác định được cho mình những câu hỏi là việc khó vì chưa có kinh nghiệm, khó xác định đó có phải vấn đề thời sự không, có trong khả năng giải quyết không.

Vấn đề trong khả năng giải quyết thì không còn thời sự, vấn đề thời sự thì nằm ngoài khả năng”, GS. Ngô Bảo Châu đưa ra một nghịch lí các nhà khoa học trẻ hay mắc phải.

GS. Ngô Bảo Châu cũng chia sẻ, cách nhanh nhất để xác định những vấn đề nóng hổi và không tưởng là phải tham gia các hội thảo khoa học. Bản thân anh vẫn thường xuyên tham gia hội thảo, nghe báo cáo của các đồng nghiệp để nắm vững các vấn đề khoa học, xem khoa học đang đi về đâu, xu hướng, vấn đề gì mấp mé mà sinh viên có thể làm được.

2.Thứ hai, sau phạm vi nghiên cứu, vấn đề, cơ hội, xác định câu hỏi thì những người làm nghiên cứu phải tập hợp tất cả những bài báo, công trình nghiên cứu khoa học để biết chính xác câu hỏi đã được giải quyết đến đâu. Không nên chọn những vấn đề quá khổ, quá khó hoặc không ai quan tâm nữa.

3.Thứ ba, phải đọc và xác định đâu là bài báo kinh điển, biết được tư tưởng
 
quan trọng nằm ở đó, ai đã từng làm, làm đến đâu, sử dụng kĩ thuật gì. GS. Châu nói, cách đây 20 năm là khó, nhưng với internet hiện nay việc tập hợp thông tin là rất dễ.

Tuy nhiên, có 1 việc không thay đổi nhưng đọc được không đơn giản. Lúc này cần môi trường khoa học, bạn bè cùng khám phá đề tài khoa học. Họ phải tự nguyện, phi vụ lợi và gắn kết mọi người với nhau.Khi cập nhật thông tin rồi phải biết hướng giải quyết, thường nằm ngay trong bài báo gần nhất.

Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp đương đại nhất, đó là hướng hiện thực nhất, khả thi nhất.

4.Thứ tư, việc lập kế hoạch không đơn thuần là về chuyên môn, nó còn là về mặt tài chính, phải có đội ngũ làm việc. Bước này mọi chuyện phải minh bạch.

5.Thứ năm, giải quyết. Làm khoa học là có rủi ro nhưng trong đầu người làm phải lường trước những khó khăn.

6.Thứ sáu, gói lại công việc. Ít khi thực hiện được 100%, đến 1 mức nào đó cần gói ghém lại, làm rõ những việc làm được và chưa làm được.

Quan trọng trong đề tài là thực sự bàn về cái gì đó mới.

Bước này cũng phải chỉ ra những cái chưa làm được. Đó là tiền đề cho khoa học tiếp theo.

7.Thứ bảy, viết bài báo khoa học. Kinh nghiệm của GS. Ngô Bảo Châu là chọn 2-3 bài báo cảm thấy chuẩn thì chép tay lại, sẽ hiểu phong cách trình bày bài báo như thế nào.

 

8.Thứ tám, viết xong có thể luân chuyển, gửi bạn bè, đồng nghiệp, xin ý kiến, trình bày ở hội nghị để nhận phản hồi. Sau đó viết lại bài báo.

9.Thứ chín, chỉnh sửa bài báo.

10.Thứ mười, gửi đến 1 tạp chí. Cần phải chọn tạp chí.

 

Ngày 23/07/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và ThS. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hơp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích