TRANG CHỦ | Thứ 7, ngày 23/11/2024 |
|
|||||||||||||||
|
Người bị nhiễm do uống hay dùng phải nguồn nước ô nhiễm có chứa các loài giáp xác nhỏ mang mầm bệnh là các ấu trùng D. medinensis. Sau khi nuốt phải, các loài giáp xác nhỏ này chết và ly giải ra các ấu trùng, các ấu trùng này đi xuyên qua dạ dày và thành ruột và đi vào trong khoang bụng và đi ngược vào khoang phúc mạc.
Khi các thương tổn này tiếp xúc với nước bệnh nhân cảm thấy sự giảm đau đáng kể và con giun cáu trồi ra ngoài da và ly giải rất nhiều ấu trùng. Các ấu trùng được nuốt phải một loài giáp xác và sau đó hai tuần (và rụng lông hai lần) phát triển thành dạng ấu trùng có thể gây nhiễm. Sự tiêu hóa các loài giáp xác đó sẽ đóng lại chu kỳ. Chương trình tiêu diệt Giun Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), bệnh giun chỉ “Guinea worm” đang có chiều hướng quay trở lại. Căn bệnh chỉ cần nhìn qua đã thấy sởn gai ốc vì người bệnh dùng tay kéo con giun từ những vết thương mở ra ngoài, càng kéo càng dễ chịu, thậm chí có những con giun dài tới trên 1 mét. Bệnh giun chỉ Dracunculiasis, viết tắt GWD (Guinea worm diseases), là căn bệnh nhiễm trùng gây nên bởi ký sinh trùng giun tròn Dracunculus medinensis. Bệnh lây qua đường nước uống có chứa ấu trùng giun Theo các chuyên gia ở Đại học Y khoa Vệ sinh và Y học nhiệt đới Bệnh có các biến chứng gây đau nhức dữ dội, kéo dài và gây khó chịu cho bệnh nhân Nguyên nhân chính gây bệnh GWD là do vệ sinh kém, nhất là uống phải nguồn nước bị nhiễm ấu trùng do ký sinh trùng Dracunculus medinensis đẻ ra, thường gặp trong nguồn nước tại những vùng nông thôn nghèo, xa xôi hẻo lánh. Ấu trùng sau đó phát triển ngay trong cơ thể vật chủ thành giun trong thời gian 1 năm, bắt đầu từ dạ dày và thâm nhập vào đường tiêu hóa, đi vào các hốc, khoang cơ thể. Trong 10 - 14 tháng, ấu trùng phát triển đầy đủ, dài 60 - 100cm, đường kính bằng một sợi mì nhỏ. Cuối cùng, con cái chui ra khỏi cơ thể vật chủ qua đường vết thương ở chân để đẻ trứng, nhất là trong môi trường nước. Ví dụ, khi tắm hoặc làm việc trong môi trường có nước hoặc khi người bệnh thấy đau nhức chân, ngâm vào nước, lợi dụng môi trường này giun đẻ trứng. Cảm giác đau đớn, rát bỏng kéo dài trong vòng 24 - 72 giờ. Trước khi giun Từ những năm 90 của thế kỷ trước, UNICEF đã phát động một chương trình mang tên Xóa bỏ giun Guinea Worm toàn cầu (GWEP), nhất là ở Tây Phi và những vùng nông thôn hẻo lánh ở châu Phi, nơi kinh tế khó khăn, dịch vụ y tế còn nghèo nàn. Nguyên thủy, Chương trình GWEP được Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) khởi xướng từ đầu thập niên 80 khi chiến dịch xóa sổ bệnh đậu mùa thành công. Do căn bệnh chỉ lây qua con đường nước bị ô nhiễm, nên Liên hợp quốc đã phát động Chương trình Cung cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường giai đoạn 1981 - 1990, riêng Mỹ còn có hẳn một trung tâm mang tên Trung tâm Carter do cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đứng đầu chuyên lo về phòng trừ bệnh giun này Từ năm 1982, TCC đã tập trung vào các hoạt động như giải quyết xung đột chính trị và các loại bệnh trong chiến tranh và bệnh giun Guinea. Giải pháp ngăn chặn bệnh GWD Từ năm 1986, số người mắc bệnh bệnh giun Guinea đã giảm từ 3,5 triệu ca tại 21 quốc gia châu Phi và châu Á xuống còn 148 ca vào năm 2013, chủ yếu ở 4 quốc gia là Chad, Ethiopia, Mali và Nam Sudan, nhưng thực tế thì nhiều nơi con số báo cáo không phản ánh hết thực tế, vì vậy số người mắc bệnh có thể còn cao hơn, bởi phần lớn những nước mắc bệnh đều là ở các nước nghèo nên công tác giám sát, thống kê ít được quan tâm và thiếu tính minh bạch. Theo các chuyên gia của LTM, một trong những giải pháp quan trọng trong cuộc chiến phòng chống bệnh GWD là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tác dụng của việc giữ vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, tuyên truyền người dân sử dụng bộ lọc nylon hoặc vải thông thường để loại bỏ ấu trùng giun trước khi sử dụng. Ngoài giải pháp vệ sinh, còn một yếu tố khác làm cho căn bệnh bùng phát chính là chiến tranh, xung đột kéo dài, nhất là ở Nam Sudan, Theo CDC, mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh GWD nếu uống phải nguồn nước ô nhiễm, tuy nhiên căn bệnh này có thể ngăn ngừa được bằng cách dùng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, tẩy lọc đầy đủ. Những người có mụn sưng và vết thương ở chân không nên tắm rửa tại những nơi dùng làm nguồn nước sinh hoạt. Thường xuyên lọc nước uống bằng bộ lọc plastic hay bằng vải để loại trừ bọ chét nước, sinh vật mang ấu trùng giun Quan tâm của TCYTTG về loại giun chỉ nàyBệnh giun Người bị nhiễm trùng cố gắng làm giảm đau đớn, giảm cảm giác bỏng rát thông qua thoa các dung dịch tại vị trí nhiễm trùng trên cơ thể và rửa các vết thương bàng nguồn nước địa phương. Điều này cũng dẫn đến sự co thắt của giun cái ở tại nền vị trí vết loét, dẫn đến sự trồi đột ngột hàng trăm ngàn ấu trùng giai đoạn 1 vào trong nước. Chúng di chuyển nhanh trong nước, ở đó chúng có thể soogns trong vài ngày. Sự phát triển tiếp theo, ấu trùng cần đi vào cơ thể các loài giáp xác ăn mồi thích hợp, Cyclops hay các con vật giáp xác nhỏ xíu trong nước có kích thước 1-2 mm và chính là nguyên nhân gây lan rộng trên toàn cầu. Trong cyclops, ấu trùng phát triển thành ấu trùng giai đoạn 3 có khả năng gây nhiễm trong vòng 14 ngày ở điều kiện nhiệt độ 26°C. Khi một người uống nguồn nước ô nhiễm từ các hồ hay các giếng, cyclops có thể bị hòa tan bởi acide dịch vị trong dạ dày và bị ly giải và di chuyển đi xuyên quan thành ruột. Sau 100 ngày, con cái và đực giao phối nhau. Con đực trở nên đóng kén và chết trong mô bị ký sinh, trong khi con cái di chuyển đến các cơ. Sau khoảng một năm nhiễm trùng, con cái trồi lên khỏi mô cơ ở chân, và ly giải hàng trăm ngàn ấu trùng, do đó sẽ lặp lại chu kỳ. Hiện không có thuốc sẵn có để ngăn ngừa hay chữa khỏi bệnh ký sinh trùng này, ngoại trừ nguồn nước ô nhiễm dùng để uống tại dân cư cần cải thiện. Tuy nhiên, bệnh Dracunculiasis tương đối dễ loại trừ và tiến đến tiêu diệt tác nhân. Đồng thời, bệnh hiếm khi dẫn đến tử vong, song bệnh nhân có thể bị đau trong nhiều tháng, chủ yếu do: · Sự nổi lên của giun đôi lúc đi kèm theo phù tại chỗ và đau tăng hơn ở mô bị ảnh hưởng, ngứa là triệu chứng cũng hay gặp với cường độ cao, nổi bọng nước và loét tại vùng mà giun trồi ra; · Sự di chuyển và trồi ra của giun xảy ra tại các phần nhạy cảm của giun, đôi khi tại các khoang khớp có thể dẫn đến tàn tật suốt đời; · Loét gây ra bởi sự xuát hiện của giun kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát và chính điều này làm nặng thêm tình trạng việm và đau, có thể khuyết tật tạm thời trong một vài tuần đến vài tháng; Khi có sự vỡ ra tình cờ và giun trồi lên tại khoang mô đó có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tình trạng tàn tật tạm thời có thể trên một số bệnh nhân làm cho bệnh nhân không thể đi lại trong một tháng kể từ khi giun trồi ra. Điều này thường xảy ra trong suốt giai đoạn hoạt động nông nghiệp cao điểm và khi lao động cật lực nhất của mùa. Dịch tễ học của bệnh được xác định phần lớn nhờ vào sử dụng nguồn nước tù động như nước ao hồ và đôi khi nước từ các giếng. Các hồ nhân tạo là nguồn lan truyền bệnh chính. Bệnh giun này có mùa, xảy ra theo hai mô hình rộng tìm thấy ở các vùng lưu hành bệnh là tại châu Phi, tùy thuộc vào các yếu tố thời tiết tại các vùng đó và thời điểm đỉnh bệnh. Tại vùng Sahelian, sự lan truyền nhìn chung xảy ra vào thời điểm mùa mưa là chính (từ tháng 5 đến tháng 8). Trên các vùng savan ẩm ướt và vùng rừng núi, đỉnh bệnh xảy ra vào các mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau). Tuy nhiên, có một sự thay đổi tại chỗ trong các mô hình này. Các yếu tố nguy cơ khác là tỷ lệ mắc bệnh và tình trạng nhiễm trùng có xảy ra vào năm trước đó. Bệnh giun · Giám sát hiệu quả để phát hiện tất cả ca bệnh trong vòng 24 giờ khi giun xuất hiên trồi lên và tất cả các ca nhiễm; · Đảm bảo việc tiếp cận đến các nguồn nước an toàn và có các phương thức cải tiến và làm thế nào từ nguồn nước không an toàn thành an toàn để dân dùng; · Xây dựng các mái quanh và trên các giếng nước hoặc lắp đặt các các giếng khoan trong lòng đất và dùng bơm tay để lấy nước. Điều này sẽ ngăn chặn được không chỉ bệnh Dracunculiasis mà còn ngăn ngừa một số bệnh tiêu chảy khác; · Thường xuyên lọc và uống nguồn nước sạch lây từ các giếng và ao hồ, có thể dùng dng dịch xử lý hoặc biện pháp lọc tinh khiết từ các tấm lọc 0.15 mm nylon để lọc các cyclops từ nguồn nước uống; · Xử lý các nguồn nước không an toàn bằng các temephos để giết chết các cyclops; · Truyền thông giáo dục sức khỏe và truyền thông thay đổi hành vi vận động cộng đồng có thói qune dùng nước an toàn; Nếu các biện pháp này được thiết lập bởi các cộng đồng thì mục tiêu chính duy nhất, sau cùng để tiêu diệt bệnh giun tròn này sẽ đạt được. Tài liệu tham khảo1.Stefanie Knopp, Ignace K. Amegbo, David M. Hamm, Hartwig Schulz-Key, Meba Banla & Peter T. Soboslay (March 2008). "Antibody and cytokine responses in Dracunculus medinensis patients at distinct states of infection". Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene (102 3): 277-283. 2.Langbong Bimi (2007). "Potential vector species of Guinea worm (Dracunculus medinensis) in 3.Talha Bin Saleem & Irfan Ahmed (2006). ""Serpent" in the breast" (PDF). Journal of 4.G. D. Schmidt & L S. Roberts (2009). Larry S. Roberts & John Janovy, Jr., ed. Foundations of Parasitology (8th ed.). McGraw-Hill. pp. 480–484. ISBN 978-0-07-128458-5. 5."Dracunculiasis (Guinea Worm Disease) Eradication", Ernesto Ruiz-Tiben and Donald Hopkins, Advances in Parasitology, vol. 61 (2006), pp. 275-309. 6.Bimi et al., 2005, New Scientist: South Sudan's votes could kill an ancient disease 7.Emerson, John (July 2003). Eradicating Guinea worm disease: Caduceus caption. Social Design Notes. http://www.backspace.com/notes/2003/07/27/x.html. Retrieved 2007-06-15. 8.Bimi, L et al. (2005)."Differentiating Dracunculus medinensis from D. insignis, by the sequence analysis of the 18S rRNA gene". Annals of Tropical Medicine and Parasitology 99 (5): 511–517. 9."Dracunculus". Integrated Taxonomic Information System. Retrieved February 27, 2007.
|
|
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng |
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích |