WHO kêu gọi gia tăng tính minh bạch trong nghiên cứu y học
Ngày 14/4/2015. GENEVA - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi gia tăng tính minh bạch trong nghiên cứu y học (WHO calls for increased transparency in medical research). WHO đã phát hành một tuyên bố công khai kêu gọi về việc công bố các kết quả thử nghiệm lâm sàng đối với các sản phẩm y tế, bất luận kết quả như thế nào nhằm đảm bảo rằng các quyết định liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của vaccine, thuốc và thiết bị y tế sử dụng bởi người dân được hỗ trợ bởi các bằng chứng tốt nhất. "Mục đích của chúng tôi là thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức khoa học nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng", Tiến sĩ Marie-Paule Kieny- Trợ lý Tổng giám đốc của WHO đối với hệ thống y tế và đổi mới (Health Systems and Innovation) cho biết: "Đó là nền tảng cho mục tiêu chính của nghiên cứu y học: Phục vụ cho sự tiến bộ của nhân loại. Thất bại trong việc công bố công khai các kết quả thử nghiệm lâm sàng sinh ra các thông tin sai lệch, dẫn đến những ưu tiên lệch cho cả R & D và các can thiệp y tế công cộng, nó tạo ra chi phí gián tiếp cho các tổ chức công cộng và tư nhân bao gồm cả chính bệnh nhân là những người trả tiền cho phương pháp điều trị tối ưu hoặc có hại". Các thử nghiệm không báo cáo dẫn đến thông tin sai lạc (Unreported trials lead to misinformation) Ví dụ, trong một nghiên cứu phân tích báo cáo từ các thử nghiệm lâm sàng lớn (hơn 500 người tham gia) đăng ký vào ClinicalTrials.gov và hoàn thành vào năm 2009 thì có tới 23% không có báo cáo kết quả. Những thử nghiệm không được báo cáo này bao gồm gần 300 000 người tham gia. Trong các thử nghiệm lâm sàng về vaccine chống lại 5 bệnh đã đăng ký trong một loạt các cơ sở dữ liệu giai đoạn 2006-2012, chỉ có 29% được công bố trên một tạp chí về việc đánh giá kết quả nghiên cứu với hạn chót được khuyễn cáo bởi WHO là 24 tháng sau khi hoàn thành nghiên cứu. "Chúng tôi cần sự hợp tác của tất cả các nhà nghiên cứu để tăng cường tính minh bạch trong thẩm quyền của họnhằm tăng lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân, người tình nguyện thử nghiệm lâm sàng và công chúng nói chung", Dr Kieny kết luận. Cơ sở đăng ký các thử nghiệm lâm sàng quốc tế làm tăng thêm sự minh bạch (International Clinical Trials Registry Platform furthers transparency) Lời kêu gọi của WHO về công khai bao gồm các thử nghiệm lâm sàng không được báo cáo trước đây vì những kết quả của những thử nghiệm đó vẫn có thể có một ảnh hưởng quan trọng với nghiên cứu khoa học ngày nay. WHO cũng tái khẳng định sự cần thiết cho tất cả các thử nghiệm lâm sàng được đăng ký trên một cơ sở dữ liệuthử nghiệm lâm sàng chủ yếu của WHO để họ có thể tiếp cận thông qua cơ sở đăng ký các thử nghiệm lâm sàng quốc tế. Điều này sẽ đảm bảo tính minh bạch đối với các thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện, và cho phép thẩm định sự phù hợp với yêu cầu công bố công khai. Những động thái gần đây của WHO mở rộng trên một lời kêu gọi vào năm 2005 đối với tất cả các thử nghiệm lâm sàng được đăng ký, và thiết lậpcơ sở đăng ký thử nghiệm lâm sàng quốc tế tiếp theo. Cơ sở đăng ký này thường xuyên nhập các hồ sơ thử nghiệm quan trọng từ ClinicalTrials.gov, đăng ký ISRCTN, đăng ký các thử nghiệm lâm sàng EU, đăng ký thử nghiệm lâm sàng Australia New Zealand, đăng ký thử nghiệm lâm sàng liên Phi và các đăng ký thử nghiệm lâm sàng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Cuba, Đức , Iran, Nhật Bản, Sri Lanka, Hà Lan và Thailand.
|