Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 8 1 6
Số người đang truy cập
4 2 0
 Góc thư giản
Ấn Độ: Đi vệ sinh ngoài trời liên kết với những kết cục bất lợi với phụ nữ mang thai

Ngày 8/7/2015.BBC News- Ấn Độ: Đi vệ sinh ngoài trời liên kết với những kết cục bất lợi với phụ nữ mang thai (India: Open defecation linked to adverse pregnancies). Nghiên cứu mới cho thấy phụ nữ mang thai đi vệ sinh ở ngoài trời có nhiều khả năng có một sinh non hoặc sinh con với trọng lượng thấp hơn so với những người sử dụng nhà vệ sinh.

 
Đi đại tiện ngoài trời là bình thường đối với hầu hết phụ nữ tại các ngôi làng của Ấn độ

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu khoảng 670 phụ nữ mang thai ở bang Orissa phía đông của Ấn Độ cùng với bang láng giềng Jharkhand, Orissa có số lượng cao nhất các hộ gia đình ở Ấn Độ không có nhà vệ sinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn nửa tỷ người ở Ấn Độ vẫn tiếp tục phóng uế ngoài trời. Trong số những phụ nữ nông thôn và bộ tộc được nghiên cứu thì có gần 60% cho biết họ không được tiếp cận với nhà vệ sinh khi được hỏi trong ba tháng đầu của thai kỳ, trong khi 40% những người đã sống trong một gia đình có một nhà vệ sinh được lắp đặt thì hơn một nửa báo cáo hiếm khi sử dụng nó hoặc chỉ một vài lần một tuần. Trong nghiên cứu của họ được công bố trên Tạp chí PLoS Medicine, các nhà nghiên cứu phát hiện ra gần một phần tư tất cả những người phụ nữ được nghiên cứu bị một "kết cục thai kỳ bất lợi '('adverse pregnancy outcome'_APO), phổ biến nhất là sinh non và nhẹ cân. Mặc dù APOS đã được ghi nhận chỉ một số ít người phụ nữ sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên thì các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể đã được kích hoạt bởi các yếu tố khác. Khi một số các nguyên nhân gây nhiễu tiềm năng như điều kiện sống và mức độ đói nghèo được đưa vào,thì họ thấy rằng đi vệ sinh ngoài trời vẫn "liên quan đáng kể" (significantly associated) với một nguy cơ lớn hơn của APOs.

 
Các Tác giả của bài báo cho rằng dữ liệu chứng minh vệ sinh môi trường được cải thiện là một nhu cầu quan trọng trong quá trình mang thai

"Phân tích các dữ liệu của chúng tôi chứng minh rằng vệ sinh môi trường được cải thiện là một nhu cầu quan trọng trong quá trình mang thai", Pinaki Panigrahi từ trường Đại học của Trung tâm Y tế Nebraska và là một trong các đồng tác giả của bài báo cho biết: "Kết quả của chúng tôi chứng minh một cách cụ thể rằng việc tiếp cận nhà vệ sinh một mình không liên quan với việc giảm gánh nặng của APOS, tuy nhiên, sử dụng nhà vệ sinh là có. Mô hình của chúng tôi ước tính tỷ lệ APOs cao hơn gấp 7 lần ở phụ nữ có thai, người có quyền tiếp cận với một nhà vệ sinh nhưng ít khi sử dụng nó so với những phụ nữ thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh hoặc hàng ngày". Các nhà nghiên cứu cũng bao gồm các chuyên gia y tế công cộng của Trường Đại học Vệ sinh và Y học nhiệt đới London và Đại học Iowa cho biết nghiên cứu của họ là nghiên cứu đầu tiên cung cấp các bằng chứng liên quan đến vệ sinh nghèo nàn với một nguy cơ bị APOs cao hơn. Họ cho biết thêm một phát hiện quan trọng khác là trình độ học vấn cao hơn có liên quan với việc giảm nguy cơ APOs, một cái gì đó mà các nghiên cứu trước đây cũng đã gợi ý. Sinh non và sinh thiếu cân đều liên quan đến sự gia tăng nguy cơ của một loạt các vấn đề sức khỏe cho đến tuổi trưởng thành, bao gồm tiểu đường, cao huyết áp và trầm cảm. Ấn Độ có số lượng sinh non cao nhất trên thế giới ở mức 3,5 triệu ca tiếp theo là Trung Quốc với 1,17 triệu ca.

 
Theo WHO, hơn một nữa tỷ người ở Ấn độ vẫn tiếp tục đi vệ sinh ngoài trời

Thủ tướng Narendra Modi đặt việc cải thiện vệ sinh môi trường ở Ấn Độ là một trong những ưu tiên hàng đầu của mình và muốn mọi gia đình phải được lắp đặt một nhà vệ sinh vào năm 2019.

Ngày 10/07/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ bbcnew.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích