Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 6 0 7
Số người đang truy cập
3 9 0
 Góc thư giản
Phụ nữ châu Phi vẫn còn đối mặt với sự kỳ thị về HIV

Ngày 20/7/2015. VOA News-Phụ nữ châu Phi vẫn còn đối mặt với sự kỳ thị về HIV (African Women Still Face HIV Stigma). Nghiên cứu mới cho thấy rằng hơn 30 năm xảy ra đại dịch HIV / AIDS, phụ nữ châu Phi sống chung với HIV vẫn phải đối mặt với nhiều sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Nghiên cứu này cho biết điều đó có ảnh hưởng đến những nỗ lực để ngăn chặn sự lây truyền của virus AIDS từ mẹ sang con.

Nghiên cứu tại cộng đồng đã được thực hiện bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tiến hành ở Kenya, NamibiaNigeria. Nghiên cứu được thực hiện bởi cộng đồng quốc tế của phụ nữ sống chung với HIV hoặc (International Community of Women Living with HIV_ICW) và Mạng lưới toàn cầu của những người sống chung với HIV (Global Network of People Living with HIV). Margaret Happy, một cán bộ ủng hộ ICW có trụ sở tại Kampala, Uganda cho rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe "đang cản trở những nỗ lực tăng quy mô trong việc chẩn đoán sớm trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV", bà cho biết: "Sự kỳ thị vẫn còn tồn tại và điều đó là do các thông tin, khi tôi nói về thông tin thì đó là hai cách: thông tin cho các nhà cung cấp dịch vụ nhưng cũng thông tin cho chúng tôi như cộng đồng những người sống chung với HIV và trong trường hợp này chúng tôi sẽ tập trung vào những người phụ nữ sống chung với HIV". Happy cho biết thêm mặc dù có thông tin hiện tại về những nỗ lực phòng chống HIV nhưng nhiều nhà cung cấp y tế và nhân viên ở châu Phi không thừa nhận nó như việc sử dụng các loại thuốc kháng virus để tránh lây nhiễm: "Họ đã biết rằng việc điều trị là phòng ngừa, mặc dù hầu hết trong số họ đã nghe nói rằng nếu một người nào đó bị HIV đang điều trị là điều trị ART-người đó ít bị lây nhiễm họ vẫn nghĩ rằng cung cấp cho một ai đó đã được xét nghiệm HIV dương tính người đó vẫn có thể lây nhiễm cho họ. Vì vậy, do thiếu thông tin, do thông tin bị hạn chế bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế, họ vẫn có sự kỳ thị đó". Tuy nhiên, bà cũng cho rằng có một vấn đề về thái độ ở nhiều nhân viên y tế: "Thái độ tiêu cực-những nhận thức tiêu cực bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế cũng kích thích sự kỳ thị" Một người phụ nữ Nigeria cho biết trong báo cáo rằng thay vì nói chuyện với mình, y tá hét lên và cười với cô vì tình trạng HIV của mình. Happy cho biết phụ nữ mang thai thường được bao quanh bởi người thân khi họ đi đến các cơ sở y tế hoặc sinh con, những người thân có thể không biết người phụ nữ có HIV dương tính cho đến khi nhân viên y tế xét nghiệm đứa con có HIV. "Nó gây ra sự đối xử thiếu tôn trọng hoặc thậm chí gây ra bạo lực, ly thân, ly hôn và bây giờ tình hình là tồi tệ hơn cũng bởi do môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý không được phép, môi trường pháp lý mà nó cho là tội phạm với một bệnh, tội phạm về HIV ví dụ ở Kenya, Uganda, Tanzania và ở các nước khác" bà nói. Happy cho biết rằng phụ nữ có HIV dương tính thường bị áp đặt sự kỳ thị cho chính mình vì sự lệ thuộc kinh tế của họ về những người đàn ông, hoặc như con gái, các bạn tình, vợ hoặc chồng. Sợ ly thân, ly dị hay bạo lực có thể cản trở phụ nữ tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình.


Trong bức ảnh được chụp vào thứ hai ngày 16/2/2015, một cô gái Kenya 16 tuổi HIV dương tính có mẹ đã chết do các biến chứng liên quan đến AIDS, kể lại tình trạng bệnh lý của mình với điều kiện giấu tên vì tuổi tác của mình và để tránh sự kỳ thị trong cộng đồng, tại một trung tâm điều hành bởi một tổ chức phi chính phủ Kenya trong các khu phố ổ chuột Korogocho của Nairobi, Kenya.

Bản báo cáo có tựa đề "Chẩn đoán sớm trẻ sơ sinh: Tìm hiểu về nhận thức, giá trị và sở thích của người phụ nữ sống chung với HIV ở Kenya, Namibia và Nigeria" (Early Infant Diagnosis: Understanding the Perceptions, Values and Preferences of Women Living with HIV in Kenya, Namibia and Nigeria) được công bố tại Hội nghị Hiệp hội AIDS Quốc tế lần thứ 8 về sinh bệnh học về HIV, điều trị và phòng ngừa (8th International AIDS Society Conference o­n HIV Pathogenesis, Treatment and Prevention) tại Vancouver, Canada. WHO đang xem xét các đề xuất mới dựa trên nghiên cứu và sẽ xét nghiệm trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV ngay khi sinh và sau đó một lần nữa vào lúc 4 đến 6 tuần sau đó, những người ủng hộ cho rằng điều này sẽ làm giảm sự lo lắng của phụ nữ về sức khỏe của con mình, khuyến nghị khác là dạy phụ nữ cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh sớm. Báo cáo cũng kêu gọi phụ nữ sống chung với HIV "được cung cấp các thông tin về các sự lựa chọn xét nghiệm và cung cấp cho họ thời gian để thực hiện một sự lựa chọn thông tin về thời điểm xét nghiệm”. ICW cho biết sự lựa chọn phải được tôn trọng và các quyền con người của người mẹ phải được bảo vệ.

UNICEF, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, báo cáo khoảng 900 trẻ em nhiễm mới HIV mỗi ngày, gần như tất cả đều ở tiểu vùng Saharan châu Phi. Tổ chức này cho biết 57% phụ nữ mang thai nhiễm HIV nhận được các thuốc kháng virus để ngăn chặn virus truyền từ mẹ sang con nhưng UNICEF cũng cho biết chỉ có 35% trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình được xét nghiệm vi rút trong hai tháng đầu tiên của cuộc đời.

Ngày 22/07/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ voanews.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích