Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 6 8 0 1
Số người đang truy cập
3 0 3
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Một số vấn đề đạo đức trong nghiên cứu và quyền tác giả trong ấn bản khoa học & phản biện khoa học

Vi phạm đạo đức nghiên cứu

Trên thực tế một số nghiên cứu khoa học về lĩnh vực y sinh học, các nhà nghiên cứu đã có một số bước vi phạm liên quan đến đạo đức nghiên cứu. Với số tạp chí nghiên cứu trong nước và quốc tế lên đến hàng ngàn như hiện nay và số công trình nghiên cứu hàng ngày xuất bản đã không tránh khỏi các lỗi trong suốt quá trình nghiên cứu, phản biện và ấn bản kết quả của nghiên cứu được các tạp chí uy tín trên thế giới nêu ra gần đây và được chươn trình CITI tổng hợp như một kinh nghiệm.

Để tránh các khía cạnh đó, nhằm mục đích các nghiên cứu đưa lại kết quả hoàn chỉnh nhất và ít vi phạm đạo đức trong nghiên cứu (ethics violation in research) nhất. Như vậy, vi phạm đạo đức nghiên cứu là gì? Khi có, việc báo cáo như thế nào? Các cơ quan giải quyết vấn đề này như thế nào? Xác định một số hoạt động thực tiễn có thể làm giảm nguy cơ của cả vi phạm đạo đức không cố ý và có chủ định như làm đúng là nguyên tắc thực hiện cho các cán bộ tham gia nghiên cứu,….Tất cả thành viên trong nhóm nghiên cứu nên rút kinh nghiệm từ các “bài học” nghiên cứu chưa mang tính bài bản, lô gic và tiếp cận phương pháp hiện đại.
 

Định nghĩa vi phạm đạo đức nghiên cứu

Gồm có các dạng như Bịa số liệu: Bịa ra số liệu/Kết quả và ghi chép/Báo cáo số liệu/Kết quả đó; Giả mạo số liệu: Sửa đổi vật liệu nghiên cứu, thiết bị, hoặc các quy trình hoặc thay đổi hay bỏ qua số liệu; Đạo văn: Sao chép của người khác các ý tưởng, các quy trình, kết quả hoặc từ ngữ mà không có sự công nhận/trích dẫn phù hợp. Vi phạm đạo đức nghiên cứu không bao gồm lỗi trung thực hoặc sự khác biệt về ý kiến: Theo văn phòng Chính sách Công nghệ và Khoa học (OSTP): Nghiên cứu bao gồm tất cả các nghiên cứu minh chứng và ứng dụng cơ bản trong tất cả các lĩnh vực của khoa học, kỹ thuật và toán học;Hồ sơ nghiên cứu là các số liệu hoặc kết quả, đó là hiện thân của sự thật thu được từ nghiên cứu khoa học.
 

Quy định về vi phạm đạo đức nghiên cứu

-Nghiên cứu viên bị phát hiện vi phạm các cam kết về vi phạm đạo đức nghiên cứu có thể không nhận được kinh phí tài trợ liên bang có hạn định hoặc vĩnh viễn;

-Áp lực xuất bản có thể khiến một số người làm tắt và có những hành vi chuyên môn có nguy cơ.

Báo cáo những cáo buộc

-Trước khi cáo buộc, một nghiên cứu viên nên tìm kiếm hướng dẫn từ các nguồn đáng tin cậy;

-Xem lại các chính sách thể chế về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ kiểm soát;

-Có thể báo cáo các vi phạm đạo đức một cách bí mật và mà không sợ bị trả thù;

-Tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý hoặc thanh tra để được hướng dẫn;

-Cẩn thận ghi chép cáo buộc và hoàn cảnh.

Trách nhiệm của cơ quan nghiên cứu

-Thông báo cho cơ quan hoặc các cơ quan liên bang thích hợp;

-Chuyển tiếp một bản sao các bằng chứng, báo cáo điều tra, kiến nghị cho cán bộ của cơ quan xem xét, và phản hồi bằng văn bản đối với các khuyến nghị cho đối tượng;

-Thông báo cho cơ quan về quyết định của cán bộ xem xét và về mọi hành động khắc phục đã thực hiện;

Các cơ quan tài trợ liên bang

-Theo chính sách OSTP, Quỹ Khoa học Quốc gia và Viện Sức khỏe Quốc gia là cơ quan tài trợ;

-Dựa vào các tổ chức để phản hồi trước tiên đối với các cáo buộc về vi phạm đạo đức và thường chuyển cho các tổ chức mọi cáo buộc về vi phạm đạo đức đã gửi đến cho họ;

-Nói chung phản ứng với các trường hợp vi phạm đạo đức thường chậm khi đối tượng chịu áp lực và là những người vận động hành lang.

Nhân viên kiểm soát & đối tượng cáo buộc

-Các cơ quan/Tổ chức có các biện pháp bảo vệ thích hợp để các cá nhân có thể tố cáo các hành vi sai trái/vi phạm đạo đức một cách bí mật và không bị trả thù

-Được bảo vệ bởi các quy định của chính quyền tiểu bang và liên bang, Đạo luật khiếu nại những điều sai trái năm 1986
 

Thực hành xuất bản và quyền tác giả

Trước khi đi vào modul này cần hiểu một số khái niệm rằng xuất bản là công khai. Công khai có thể là diễn thuyết từ một hộp xà phòng, phát tờ rơi, viết một bài báo, hoặc là tác giả một cuốn sách. Các khía cạnh xã hội của việc xuất bản gồm thực trạng, uy tín, lợi nhuận, và kiểm soát. Modul này có những mục tiêu:

-Xác định 3 lỗi được biết đến nhiều nhất của truyền thông khoa học – bịa đặt, giả mạo và đạo văn được coi là vi phạm các tiêu chuẩn học thuật trong xuất bản;

-Xem xét các tiêu chí của quyền tác giả, các nhiệm vụ của tác giả và những vấn đề liên quan;

-Sự lừa dối: Để cố gắng để đánh lừa một người nào đó là cố tình gây ra hoặc làm cho tin vào những điều sai lầm; Nói dối, cố ý đưa ra những tuyên bố sai là một hình thức của lừa dối; Bịa đặt, giả mạo và đạo văn là lừa dối, là những gì làm cho chúng sai.

Quyền tác giả

Người ta cho rằng những lừa dối về thực hành quyền tác giả là nguồn gốc lớn nhất của tham nhũng trong khoa học. Dưới đây là một số trong những cách người ta gian lận:

-Quyền tác giả do có thẩm quyền

-Quà tặng, lịch sự, hoặc tác giả danh dự

-Tác giả chính trị

-Tác giả ma

Một số hình thức tác giả

-Tác giả do có thẩm quyền: Những biện hộ phổ biến nhất cho sự lừa dối này là chủ tịch, phụ trách, hay Giám đốc hoặc đã trả tiền cho công việc được mô tả trong bài báo, đã viết tài trợ công trình, đã cung cấp nguồn lực cho tổ chức hoặc một số cách khác đóng vai trò thiết yếu đối với công trình;

-Quà tặng, lịch sự, tác giả danh dự: Gọi nó là "lịch sự" làm cho sự lừa dối này nghe có vẻ kêu, tốt, lịch sự. Thường đằng sau sự lừa dối này là ý tưởng cho rằng sẽ là một điều tốt đẹp khi phân bổ các đồng tiền quốc gia về tác giả tới những đồng nghiệp "hữu ích” về mặt xã hội hoặc đặc biệt uy tín, thanh thế;

-Quyền tác giả chính trị: Nhiều hoặc hầu hết các nghiên cứu viên đã nghe một đồng nghiệp nói rằng có vị giáo sư nọ đã được đứng tên trong bài báo vì các lý do chính trị. Điều này có liên quan tới cả quyền tác giả do có thẩm quyền và quyền tác giả vì lịch sự. Ý tưởng phía sau nó là các đồng nghiệp quan trọng sẽ tức giận, tổn thương hoặc thất vọng nếu họ không được là đồng tác giả, ngay cả khi họ không làm gì;

-Quyền tác giả chính trị: Nhiều hoặc hầu hết các nghiên cứu viên đã nghe một đồng nghiệp nói rằng có vị giáo sư nọ đã được đứng tên trong bài báo vì các lý do chính trị. Điều này có liên quan tới cả quyền tác giả do có thẩm quyền và quyền tác giả vì lịch sự. Ý tưởng phía sau nó là các đồng nghiệp quan trọng sẽ tức giận, tổn thương hoặc thất vọng nếu họ không được là đồng tác giả, ngay cả khi họ không làm gì;

-Tác giả ma: liên quan đến việc tặng cho một người hoặc không liên quan hoặc chỉ liên quan rất ít đến dự án quyền tác giả của một bài báo để thay cho một khoản phí. Có nghĩa là, tác giả thật sự hoặc nhà tài trợ thực sự mua một tác giả, thường là một nhà nghiên cứu có tên tuổi, để nhờ uy tín và thẩm quyền của họ để công trình này.
 

Tranh chấp quyền tác giả

-Tranh chấp về quyền tác giả có thể được giải quyết với sự giúp đỡ của thanh tra. Hai bên gặp nhau để đi đến một thỏa thuận chung. Nếu không thỏa thuận được thì có thể đưa vấn đề lên cấp cao hơn, chẳng hạn như văn phòng của chủ nhiệm khoa. Nếu chủ nhiệm khoa không thể giải quyết các vấn đề này thì thường có các ủy ban của trường/ Tổ chức để xử lý và giải quyết vấn đề;

-Hòa giải tranh chấp quyền tác giả đề cập đến một tình huống trong đó hai bên gặp các thanh tra viên và cố gắng để đi đến một thỏa thuận chung;

-Cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết các vấn đề phát sinh trong giao quyền tác giả;

-Ngay lập tức giải quyết tranh chấp quyền tác giả trong nhóm nghiên cứu (các tác giả và nghiên cứu viên chính) trước khi đưa vấn đề lên cấp cao hơn
 

Ủy ban Quốc tế các Biên tập viên Tạp chí Y học (ICMJE)

-ICMJE xây dựng các tiêu chuẩn về quyền tác giả;

-Các tiêu chí quyền tác giả là: Đóng góp đáng kể cho quan niệm và thiết kế, hoặc thu thập số liệu, hoặc phân tích và phiên giải số liệu; Soạn thảo các bài báo hoặc chỉnh sửa đáng kể cho các nội dung tri thức quan trọng; và phê duyệt cuối cùng phiên bản sẽ được công bố;

-Tất cả những người đóng góp không đáp ứng các tiêu chí quyền tác giả sẽ được liệt kê trong phần lời cảm ơn.
 

Thứ tự của các tác giả

-Thứ tự đầu tiên hay cuối cùng của các tác giả phải là một quyết định chung của các đồng tác giả. Tác giả nên được chuẩn bị để giải thích thứ tự mà tác giả được liệt kê;

-Các thành viên của nhóm nghiên cứu nên quyết định ai sẽ chịu trách nhiệm gửi đệ trình bài báo và liên lạc với biên tập viên.

Xuất bản thừa và tự đạo văn

-Theo ICMJ, xuất bản thừa (hoặc xuất bản 2 lần) là công bố một bài báo lặp lại một cách đáng kể với một bài đã được xuất bản ở dạng in ấn hoặc dạng điện tử;

-Những trường hợp một người sao chép công việc của chính họ và sau đó gian dối mạo nhận là mới, thì đôi khi được gọi là " tự đạo văn";

-Sử dụng cùng số liệu trong nhiều bài báo là lừa dối và có thể làm cho tập hợp các số liệu có thêm quá nhiều lực tích cực.

Sự phân đoạn

-Với thứ tự tên các tác giả, câu hỏi rằng cái gì làm nên một chiến lược công bố phù hợp nên được thảo luận và tranh luận giữa nhóm nghiên cứu ngay từ giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu;

-Đóng góp của tác giả nên được cân nhắc cẩn thận;

-Lời cảm ơn cũng nên được cân nhắc cẩn thận. Nên tư vấn về những người sẽ được nhận lời cảm ơn để tránh sự chứng thực giả tạo.
 

Lời cảm ơn viết như thế nào?

Ngay cả hành động cảm ơn một người nào đó cũng có thể làm dấy lên các vấn đề đạo đức. Một trong những sự lừa dối thú vị nhất là cảm ơn một người nào đó có thanh thế với hy vọng sẽ nhận được một hiệu ứng chủ quan hoặc hy vọng sẽ nhận được thanh danh được phản hồi trở lại. Có nghĩa là, một người vô danh có thể cảm ơn một ai đó với mục tiêu gây ấn tượng với một biên tập viên về những vẻ trang trọng của người vô danh đó.

Nói tóm lại, viết bài và xem xét các bản thảo và các ứng dụng của những người khác là những hoạt động quan trọng đối với một nghiên cứu viên và học giả. Trích dẫn phù hợp & chịu trách nhiệm đối với công trình là những vấn đề quan trọng trong quyền tác giả và thảo luận về vai trò của một bản thảo trong tương lai là quan trọng khi sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, và những người khác bắt đầu và tiếp tục một dự án.

Có thể nảy sinh hiểu lầm, nhưng luôn có sẵn cách để giúp giải quyết chúng. Bảo đảm tính bảo mật của bản thảo được xem xét và nhận thức được những xung đột lợi ích tiềm tàng cũng là rất quan trọng trong quá trình xem xét chuyên môn.

Xem xét phản biện-Vai trò và là một quá trình trong nghiên cứu y sinh học

Phản biện khoa học là gì?

-Phản biện khoa học là những người khác trong cùng lĩnh vực đánh giá tính sáng tạo của công trình hoặc đánh giá việc thực hiện để duy trì hoặc nâng cao chất lượng của công việc hoặc việc thực hiện trong lĩnh vực đó;

-Nếu không có tư vấn nhận xét của người phản biện thì bài báo có thể bị từ chối (không được công bố) do chất lượng kém: thử nghiệm không có tính khoa học, bị lỗi logic, bỏ qua sự kiện, sai số, kết luận không đầy đủ, vân vân;
 

-Việc công bố các bài báo cho phép xác nhận và thảo luận về những ý tưởng và khái niệm mới và cho phép các học giả có được uy tín cho công trình nghiên cứu của mình;

-Các học giả được cho là sẽ xem xét bản thảo để duy trì tính khách quan và nhận ra những sai số tiềm ẩn;

-Các vấn đề mà tác giả và người nhận xét phản biện phải đối mặt trong nỗ lực duy trì chất lượng của việc duyệt các đề cương và ấn phẩm đã được xuất bản.

Vai trò của xem xét phản biện?

Tất cả các cơ quan tài trợ chính đều yêu cầu phải có xem xét phản biện cho việc cấp các ứng dụng, và hầu hết các tạp chí khoa học yêu cầu phải có xem xét phản biện cho bản thảo gửi đăng. Sự phát triển nghề nghiệp thường dựa trên khả năng đăng được bài báo có chất lượng cao, ở các tạp chí có xem xét phản biện.

Quy trình xem xét phản biện

-Sau khi bản thảo được gửi đến cho một tạp chí, một biên tập viên thường gửi nó cho các thành viên của ban cố vấn của tạp chí đó hoặc cho những chuyên gia không thuộc tạp chí nhưng rất có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực của bài báo để xem xét phản biện;

-Người xem xét phản biện cũng nên nhận xét về tính độc đáo của công trình và liệu thiết kế nghiên cứu có đủ, phù hợp để hỗ trợ các kết luận hay không. Các tác giả thường KHÔNG biết danh tính của người nhận xét phản biện;

-Xem xét phản biện cho cấp các ứng dụng tuân thủ theo một cách hơi khác;

-Các nghiên cứu viên gửi cấp ứng dụng cho các cơ quan tài trợ, hầu hết các cơ quan này luôn có các ủy ban đánh giá chất lượng của các ứng dụng, thường xuyên có sự hỗ trợ từ chuyên gia xem xét phản biện từ bên ngoài;

-Các cơ quan tài trợ, thường có các ủy ban - đa số là các chuyên gia nhận xét phản biện từ bên ngoài, sẽ đánh giá chất lượng của ứng dụng và cho điểm ưu tiên.

Xem xét phản biện ban cấp

-Xem xét phản biện ban cấp của Viện sức khỏe quốc gia (NIH): Ứng dụng quá trình xem xét phản biện 2 lần:

+Lần 1: Do ủy ban tiến hành, thành viên của ủy ban này có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực ứng dụng

+Lần 2: Được một hội đồng tư vấn xem xét, hội đồng này gồm các nhà khoa học không liên quan với ủy ban và có mặt của đại diện cộng đồng, bao gồm cả những người thuộc nhóm bệnh nhân

-Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF): Sử dụng 2 tiêu chí chính (1) giá trị về mặt trí tuệ (2) tác động rộng lớn hơn. Các vấn đề khác mà người nhận xét phản biện thường xem xét bao gồm:

+Trình độ chuyên môn của các nhà khoa học đề xuất;

+Mức độ sáng tạo và độc đáo của dự án;

+Công trình sẽ đẩy mạnh các phát hiện, thúc đẩy giảng dạy, và mang lại lợi ích cho xã hội;

+Các nhà khoa học đề xuất bảo vệ trước Hội đồng tài trợ NSF như thế nào.

Các trách nhiệm của người xem xét phản biện

-Phản hồi: Người xem xét phản biện có khả năng hoàn thành việc xem xét một cách kịp thời. Nếu không, đứng về mặt chuyên môn, nó có thể gây thiệt hại cho tác giả hoặc người nộp đơn. Nếu một người xem phản biện không thể đáp ứng theo thời hạn thì họ nên từ chối việc xem xét phản biện hoặc nên thông báo cho đối tác phù hợp để có thể điều chuyển hợp lý;
 

-Năng lực: Người xem xét phản biện chỉ nên chấp nhận sự phân công khi họ có đầy đủ năng lực chuyên môn để đưa ra những đánh giá có năng lực/đánh giá tốt. Nếu người xem xét phản biện không đủ giỏi thì nguy cơ mà họ có thể sẽ đề xuất chấp nhận một đệ trình còn thiếu sót hoặc từ chối một đệ trình xứng đáng sẽ tăng lên;

-Tính công bằng: Nếu người xem xét phản biện có lợi ích cá nhân, lợi ích tài chính, hoặc các lợi ích khác mà có khả năng làm cho việc xem xét phản biện bị sai lệch, thiên vị thì họ nên nói với biên tập viên hoặc với cơ quan tài trợ những xung đột này và không nên nhận lời làm người xem xét phản biện;

-Bảo mật: Tài liệu hoặc đối tượng (bài báo, đề cương, ứng dụng) được xem xét phản biện là đặc quyền, không nên chia sẻ chúng với bất cứ ai không tham gia quá trình xem xét phản biện. Nhìn chung, trước khi chia xẻ những thông tin của bản thảo hoặc thường quy xin tài trợ thì người xem xét phản biện cần có sự cho phép của biên tập viên hoặc của cơ quan tài trợ. Nếu người xem xét phản biện không chắc chắn về yêu cầu mức độ bảo mật thì họ nên liên lạc với một đơn vị thích hợp;

-Các ngoại lệ về bảo mật: Khi đọc một bản thảo hoặc một ứng dụng, nếu người xem xét phản biện nhận thấy rằng nghiên cứu có thể không mang lại lợi ích gì hoặc đó là sự lãng phí nguồn lực thì việc dừng công trình nghiên cứu đó được cho là có đạo đức. Quyết định này cần được thông báo cho cá nhân yêu cầu xem xét phản biện;

-Phê bình có tính xây dựng: Người xem xét phản biện nên nhìn nhận khía cạnh tích cực của đối tượng (bài báo, đề tài, ứng dụng, vân vân) được xem xét, đánh giá các khía cạnh còn hạn chế một cách xây dựng và chỉ ra những điểm cần cải tiến;

-Trách nhiệm với khoa học: Trách nhiệm của các thành viên trong giới chuyên môn là tiến hành xem xét phản biện mặc dù họ thường không nhận được kinh phí để thực hiện công việc này. Người nhận xét phản biện có lợi là sẽ hiểu biết hơn về công việc của các đồng nghiệp, mà thường cái này có thể mang lại những hợp tác mới cho họ.

Những vấn đề có thể có trong hệ thống xem xét phản biện

-Xem xét phản biện vẫn còn là chủ đề để chỉ trích như: Có thể có sai số, có thể không thể tiết lộ các cuộc xung đột tài chính hoặc các loại xung đột khác, có thể không thừa nhận việc thiếu chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu, và quá trình không đủ cho để cho phép xuất bản bài báo;

-Quá trình xem xét phản biện hiện nay là không hoàn hảo. Một số người lập luận rằng xem xét phản biện kín làm cho việc xem xét phản biện thiếu trách nhiệm;

-Khai thông Quy trình xem xét phản biện: Thay vì hệ thống xem xét phản biện truyền thống, những sửa đổi đã được đưa vào áp dụng là: Xem xét phản biện được làm mù: Một số người đề nghị cần phải “làm mù" tác giả và tổ chức đang được xem xét đánh giá, loại bỏ sự thiên vị có thể có của người xem xét phản biện do họ biết công việc của người họ đang xem xét phản biện và cơ quan/tổ chức của tác giả;

-Xem xét phản biện mở: Một số phê bình là "Một lựa chọn thay thế tốt cho quá trình xem xét phản biện hiện tại sẽ là các cửa sổ mạng, có thể tải lên cửa sổ mạng các bài báo và chúng sẽ được xem xét phản biện bởi tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này”

Người xem xét phản biện có thể từ chối tham gia hệ thống xem xét phản biện mở
 

Kết luận

-Viết báo và xem xét phản biện các bản thảo và các ứng dụng của đồng nghiệp là những hoạt động quan trọng đối với từng nghiên cứu viên và giới trí thức

-Trách nhiệm của người xem xét phản biện là phải công bằng và khách quan trong quá trình xem xét và giữ bí mật về các đối tượng được giao phó cho mình xem xét.

-Bổn phận của người xem xét phản biện không chỉ là xem xét phản biện kịp thời mà còn cho biên tập viên hoặc cơ quan thẩm quyền biết mọi cuộc xung đột trên thực tế hoặc xung đột tiềm ẩn và cam kết mà họ có thểthấy là có ảnh hưởng tiêu cực đến tính chính trực của quá trình xem xét phản biện

Ngày 29/07/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và PGS.TS. Nguyễn Văn Chương  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích