Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 7 5 6
Số người đang truy cập
4 0 3
 Góc thư giản
Tại sao một số người trở nên gắt gỏng khi bị đói

Ngày 20/07/2015. CNN News. Nghiên cứu về ‘hangry’: Tại sao một số người trở nên gắt gỏng khi họ đói (The science of 'hangry:' Why some people get grumpy when they're hungry). Bạn đã bao giờ gắt gỏng đối với một người nào đó khi bạn đói chưa? Hoặc đã có ai gắt gỏng với bạn khi họ đói chưa? Nếu có, bạn đã được trải nghiệm “hangry” (lối chơi chữ kết hợp giữa hungry (đói) và angry (giận giữ) nhưng sự nóng nảy khi đói đến từ đâu? và tại sao chỉ một vài người dường như trở nên nóng nảy khi đói? Câu trả lời nằm trong một số quá trình xảy ra bên trong cơ thể bạn khi nó cần đồ ăn.


Một người đàn ông tỏ thái độ không hài lòng với cách ăn uống của một người bạn gái khi cô ta ngoạm
sâu vào một chiếc bánh sandwich, khoảng năm 1940

Chú thích của Biên tập viên:

Thành viên lâu đời Hội đồng nghiên cứu y tế và sức khỏe quốc gia (National Health and Medical Research Council) tại Viện béo phì, dinh dưỡng, các rối loạn ăn uống và thể dục (Insitute of Obesity, Nutrition, Exercise & Eating Disorders) Boden tại Đại Học Sydney. Quan điểm bài viết nàyđơn thuần là của tác giả, CNN chỉ thể hiện theo The Conversation, một sự hợp tác giữa các nhà báo và các cơ quan nhằm cung cấp bình luận và phân tích tin tức, nội dung do The Conversation sản xuất.

Sinh lý học về sự nóng nảy khi đói (The physiology of hanger)

Hy-đrát-các-bon, protein và chất béo trong mọi thứ bạn ăn được tiêu hóa thành các loại đường đơn giản (như glucose), axit amin và axit béo tự do, những dinh dưỡng này đi vào trong máu từ đó chúng được phân phối điến các cơ quan và mô và được sử dụng làm năng lượng. Khi thời gian trôi qua sau bữa ăn cuối cùng của bạn, lượng các chất dinh dưỡng này tuần hoàn trong máu của bạn bắt đầu giảm xuống, nếu các mức độ glucose trong máu bạn giảm nhiều tới ngưỡng, não bạn sẽ nhận thức được đó là một tình huống đe dọa tính mạng. Bạn thấy đó, không giống đa phần các cơ quan và mô trong cơ thể bạn có thể sử dụng nhiều loại dinh dưỡng khác nhau để tiếp tục hoạt động, não bạn phụ thuộc đáng kể vào glucose để làm việc của nó. Có lẽ bạn đã nhận thấy sự phụ thuộc này của não đối với glucose, những việc đơn giản có thể trở thành khó khăn khi bạn đói và lượng glucose trong máu bạn giảm xuống như bạn có thể cảm thấy khó tập trung hoặc có thể gây ra những sai lầm ngớ ngẩn hoặc có thể nhận ra rằng ngôn từ của bạn trở nên lúng túng hoặc không rõ ràng. Một điều khác có thể trở nên khó khăn hơn khi bạn đói đó là việc cư xử trong các chuẩn mực được xã hội chấp nhận như không cáu kỉnh mọi người, vì vậy trong khi bạn có thể làm chủ não bộ đủ mạnh để tránh trở nên cộc cằn đối với các đồng nghiệp quan trọng, bạn có thể không tự chủ và gắt gỏng một cách không cố ý vào mọi người mà bạn đối xử thoải mái nhất hoặc quan tâm nhất như là những người vợ, chống hoặc bạn bè. Nghe có vẻ quen quen? (Sound familiar?).

Một phản ứng cơ thể khác (Another bodily response)

Bên cạnh sự giảm nồng độ glucose trong máu, một lý do khác khiến mọ người trở nên “hangry” là sự phản ứng điều hòa ngược glucsose, hãy để tôi giải thích. Khi lượng glucose trong máu giảm xuống một ngưỡng nhất định, não bạn gửi các hướng dẫn tới một vài cơ quan trong cơ thể để tổng hợp và phóng thích hooc-môn làm tăng lượng glucose trong máu bạn. 4 loại hooc-môn điều hòa ngược glucose là hooc-môn tăng trưởng từ tuyến yên nằm sâu trong não, glucagon từ tuyến tụy và adrenaline, đôi khi gọi là epinephrine và cortisol, cả hai đều từ tuyến thượng thận. Hai hooc-môn sau cùng này là hooc-môn stress được phóng thích vào máu trong tất cả các tình huống căng thẳng, không chỉ khi bạn trải nghiệm sự căng thẳng vật lý của mực đường trong máu thấp (low blood-glucose levels). Thực tế, adrenaline là một trong những hooc-môn chính được phóng thích vào máu với phản ứng “chống hoặc chạy” (fight or flight) phản ứng với một nỗi sợ đột ngột như là khi bạn nhìn thấy, nghe hoặc thậm chí nghĩ đến điều gì đe dọa sự an toàn của bạn. Như khi bạn có thể dễ dàng la hét khi giận dữ ai đó trong suốt phản ứng “chống hoặc chạy”, dòng chảy adrenalin bạn nhận được trong suốt phản ứng điều hòa ngược glucose có thể kích thích một phản ứng tương tự.
 

Tự tức giận vì đói được giải thích dưới góc độ khoa học (Ảnh: Internet) 

Bản tính và sự nuôi nấng (Nature and nurture)

Một lý do khác nóng nảy khi đói có liên quan đến sự giận dữ là vì cả hai được kiểm soát bởi các gen chung, việc sản sinh này là do một loại gen neuropeptide Y, một hóa chất não bộ tự nhiên phóng thích vào não khi bạn đói kích thích các hành vi ăn uống tham lam bằng việc làm theo nhiều cơ quan thụ cảm trong não bao gồm một cơ quan gọi là cơ quan thụ cảm Y1. Bên cạnh việc hoạt động trong não để kiểm soát sự nóng nảy khi đói, neuropeptide Y và cơ quan thụ cảm Y1 cũng kiểm soát sự nóng nảy hoặc hành vi gây hấn. Vì lý do này, những người có mức độ neuropeptide Y cao trong dịch não tủy có xu hướng thể hiện sự nóng nảy cao. Như bạn có thể thấy, có vài chuỗi các phản ứng hóa sinh có thể làm bạn có xu hướng nóng nảy khi bạn đói. Nóng nảy khi đói chắc chắn là một cơ chế sinh tồn đã phụng sự có ích cho con người và các loài động vật khác, nghĩ về việc này giống như nếu các sinh vật đang đói bước lùi lại và nhã nhặn để những loài khác ăn trước chúng thì giống loài của chúng có thể tuyệt chủng. Trong khi nhiều nhân tố vật lý là nguyên nhân dẫn đến nóng nảy khi đói, các nhân tố tâm lý xã hội cũng có vai trò. Ví dụ như những sự ảnh hưởng văn hóa dù bạn diễn tả sự nóng nảy qua lời nói dù trực tiếp hay gián tiếp và vì chúng ta khác nhau qua tất cả những nhân tố này, không thực sự ngạc nhiên khi có những sự khác nhau khi mọi người bày tỏ sự nóng nảy khác nhau khi họ đói.
 

Đối phó với nóng nảy khi đói (Dealing with hanger)

Các đơn giản nhất để đối phó với nóng nảy khi đói là ăn thứ gì đó trước khi bạn trở nên quá đói, trong khi bạn có thể thèm các đồ ăn chữa đói nhanh như sô-cô-la và lát khoai tây chiên, khi bạn đang hoặc đang vật lộn với sự nóng nảy khi đói, đồ ăn nhanh thường làm lượng glucose trong máu tăng nhanh và cũng nhanh giảm xuống. Cuối cùng chúng có thể khiến bạn cảm thấy nóng nảy hơn khi đói, vì vậy nghĩ đến những đồ ăn tự nhiên, giàu dinh dưỡng có thể giúp thỏa mãn cơn đói lâu nhất có thể, mà không bị thừa cân. Ăn ngay khi bạn đói không phải luôn luôn là điều có thể làm được, điều này có thể là do trong các ca làm việc lâu hoặc trong các kì ăn kiêng tôn giáo như là Ramandan hoặc trong các đợt ăn kiêng giảm cân phải giới hạn năng lượng nghiêm ngặt (như chế độ ăn kiêng liên tục), tất cả những trường hợp này chỉ nên tiến hành nếu bác sĩ hoàn toàn đồng ý.

Trong cáctrường hợp này, có thể có ích khi nhớ rằng, cùng với thời gian, phản ứng điều hòa ngược glucose của bạn sẽ bắt đầu có tác dụng và lượng glucose trong máu của bạn sẽ ổn định. Bên cạnh đó, khi bạn không có đồ ăn, cơ thể bạn bắt đầu khai thác chất béo dự trữ trong cơ thể để lấy năng lượng, một số torng đó được cơ thể bạn chuyển đổi thành xê-ton, một sản phẩm của sự chuyển hóa chất béo. Xê-ton được cho là giúp kiểm soát sự nóng nảy khi đói của bạn vì não bạn có thể sử dụng xê-ton thay cho glucose làm năng lượng, một cách thức cuối cùng và rất văn minh trong việc đối phó với nóng nảy khi đói đó là “có thực mới vực được đạo” (way of handling hanger is to suggest that difficult) tức là xử lý các tình huống khó khăn sau khi ăn chứ không phải là trước khi ăn.

 

 

Ngày 03/08/2015
CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ CNN health)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích