Văc-xin sốt rét nhận “tín hiệu đèn xanh”
Ngày 24/07/2015. BBC News. Văc-xin sốt rét nhận “tín hiệu đèn xanh”. Vắc-xin sốt rét đầu tiên trên thế giới đã làm sáng tỏ một trong những khó khăn cuối cùng ưu tiên để được phê duyệt sử dụng tại châu Phi. Cơ quan Thuốc châu Âu (The European Medicines Agency) đưa ra quan điểm khoa học tích cực sau khi đánh giá độ an toàn và hiệu quả của nó đang bật “tín hiệu xanh” cho thuốc tiêm Mosquirix, được phát riển bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ xem xét cuối năm nay liệu có đề nghị dùng cho trẻ em trong số các thử nghiệm cho các kết quả khác nhau, bệnh sốt rét đã giết chết khoảng 584.000 người một năm trên thế giới, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi tại khu phực châu Phi cận Sahara. Một cô bé tại Tanzania đang nhận vắc-xin sốt rét trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
“Giấc mơ thành sự thật” ('Dream come true')Mosquirix được biết đến như là vắc-xin RTS,S, là vắc-xin đầu tiên ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng ở người. TS. Ripley Ballou, trưởng nhóm nghiên cứu các vắc-xin của GSK cho biết: “Đây là thời điểm vô vùng quna trọng, tôi đã nghiên cứu về vắc-xin này trong 30 năm và đây là một giấc mơ trở thành sự thật”, Công ty đã không tiết lộ về giá của vắc-xin nhưng cam kết không tạo ra lợi nhuận vì nó. Mosquirix được sản xuất riêng để chống lại bệnh sốt rét ở trẻ em tại châu Phi và sẽ không được cấp phép cho khách du lịch, đầu năm nay, các kết quả cuối cùng của thử nghiệm lâm sàng tại 7 quốc gia châu Phi đã đưa ra các kết quả khác nhau. Sự bảo vệ tốt nhất là trẻ em từ 5 đến 17 tháng tuổi nhận 3 liều vắc-xin cách nhau một tháng, cộng với một liều tăng cường lúc 20 tháng tuổi ở đối tượng này, các ca sốt rét ác tính được cắt giảm một phần ba trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, hiệu quả của vắc-xin suy giảm theo thời gian do đó cần phải có liều tăng cường, nếu không có liều vắc xin tăng cường sẽ không giảm được tỷ lệ sốt rét ác tính trong giai đoạn thử nghiệm và một cách thất vọng, mũi tiêm này đã không chứng tỏ hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi sốt rét ác tính. Điều này cho thấy tình trạng tiến thoái lưỡng nan của WHO, họ sẽ đưa ra quyết định vào tháng 10/2015 rằng văc-xin sẽ được triển khai vì nó không gần như hiệu quả như các nhà khoa học hy vọng. Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum được lan truyền bởi muỗi anopheles cái
Hơn nữa, vắc-xin này được hy vọng có thể tiêm vào lúc 6, 10 và 14 tuần tuổi cùng với các loại vắc-xin ở trẻ em khác nhưng các kết quả cho thấy rằng việc tiêm vắc- xin phải thực hiện muôn hơn, việc này liên quan khoảng chi phí của tổ chức và chi phí bổ sung vì nó năm ngoài danh sách vắc-xin cho trẻ em. Ngoài ra, các kết quả lâm sàng cho thấy nó rất quan trọng trẻ em nhận 4 liều tiêm vắc-xin để cho kết quả tốt nhưng ngay cả văc-xin sốt rét có hiệu quả một phần có thể đóng vai trò tại các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao. Công ty GSK bắt đầu nghiên cứu về vắc-xin sốt rét cách đây 30 năm và các thử nghiệm đầu tiên tại châu Phi bắt đầu vào năm 1998. Vào năm 2001, một quan hệ đối tác được thiết lập giữa GSK và tổ chức Sáng kiến Vắc-xin Sốt rét PATH (PATH Malaria Vaccine Initiative), thông qua sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates, với mục tiêu thúc đẩy phát triển các vắc-xin sốt rét. Vào năm 2009, 11 trung tâm bắt đầu tuyển 16.000 trẻ em ở 7 quốc gia châu Phi cận Sahara: Burkina, Faso, Gabon, Ghana, Kenya, Malawi, Mozambique và Tanzania. Ông Steve Davis, chủ tịch của PATH cho biết: “Ngày nay đánh dấu một cột mốc khoan học quan trọng cho quan hệ đối tác lâu dài để phát triển một loại vắc-xin, nhưng cần có vài bước tiến hơn nữa trước khi vắc-xin sốt rét có thế tiếp cận đến trẻ em ở châu Phi, đối tượng cần được bảo vệ nhất để chống lại ký sinh trùng gây tử vong ở người.” Vắc-xin hoạt động bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch để bảo vệ chống lại các giai đoạn đầu tiên của nhiễm bệnh do ký sinh trùng Plasmodium falciparum sau khi xâm nhập vào máu do muỗi cắn. Giáo sư Adrian Hill của Viện Jenner, Oxford cho rằng ông rất hài lòng và được khuyến khích bởi quyết định của EMA nhưng cho biết thêm vắc-xin này không phải là “loại thuốc thần kỳ không có tác dụng phụ, một màn tẩm hóa chất có hiệu quả hơn loại vắc-xin này nhưng dù sao nó là một thành tựu khoa học rất quan trọng. Tôi thấy nó như một khối công việc hướng tới các vắc-xin hiệu quả hơn trong những năm tới”.
|