Ngăn chặn nạn phá thai không an toàn
Cập nhật tháng 7/2015. Fact sheet N°388. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ngăn chặn nạn phá thai không an toàn (Preventing unsafe abortion). Phá thai không an toàn xảy ra khi mang thai bị chấm dứt hoặc là do người thiếu các kỹ năng cần thiết hoặc trong một môi trường không phù hợp với các tiêu chuẩn y tế tối thiểu, hoặc cả hai.Con người, kỹ năng và các tiêu chuẩn y tế được xem là an toàn trong việc cung cấp sự phá thai là khác nhau cho phá thai nội khoa (được thực hiện chỉ với các loại thuốc) và phá thai ngoại khoa (được thực hiện với một máy hút bằng tay hoặc bằng điện). Kỹ năng và tiêu chuẩn y tế cần thiết cho phá thai an toàn cũng khác nhau tùy thuộc vào thời gian của thời kỳ mang thai và sự phát triển các tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Phụ nữ, bao gồm thanh thiếu niên, có thai ngoài ý muốn thường dùng đến sự phá thai không an toàn khi họ không thể tiếp cận tới phá thai an toàn. Rào cản đối với việc tiếp cận phá thai an toàn bao gồm luật pháp hạn chế; dịch vụsẵn có nghèo nàn; chi phí cao; sự kỳ thị; lương tâm của các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe; sự đòi hỏi không cần thiết như thời gian bắt buộc phải chờ đợi, tư vấn bắt buộc, cung cấp thông tin sai lệch, ủy quyền của bên thứ ba, và các xét nghiệm không cần thiết về mặt y tế mà làm chậm trể sự chăm sóc. Mức độ trầm trọng (Scope of the problem)Theo ước tính của WHO năm 2008, khoảng 22 triệu ca nạo phá thai không an toàn hàng năm, dẫn đến 47 000 người chết và hơn 5 triệu ca biến chứng như phá thai không triệt để (thất bại loại bỏ hoặc trục xuất tất cả các mô thai ra khỏi tử cung); xuất huyết (chảy máu nặng); nhiễm trùng; thủng tử cung (gây ra khi tử cung được xuyên thủng bởi một vật sắc); tổn thương cho đường sinh dục và cơ quan nội tạng bằng cách chèn các vật nguy hiểm như gậy, kim đan, hoặc thủy tinh vỡ vào âm đạo hoặc hậu môn.Trong các khu vực phát triển ước tính có khoảng 30 phụ nữ chết trong 100.000 người nạo phá thai không an toàn,con số này tăng lên đến 220 người chết cho mỗi 100.000 người nạo phá thai không an toàn trong khu vực đang phát triển và 520 ở vùng cận Saharan châu Phi.Tỷ lệ tử vong do phá thai không an toàn ảnh hưởng không cân xứng với phụ nữ ở châu Phi,trong khi châu lục này chiếm 29% tất cả các ca nạo phá thai không an toàn cho thấy 62% số ca tử vong liên quan đến phá thai không an toàn. Ai có nguy cơ? (Who is at risk?)Bất kỳ người phụ nữ nào có thai không mong muốn mà không thể tiếp cận đến nơi phá thai an toàn là có nguy cơ của phá thai không an toàn,phụ nữ nghèo có nhiều khả năng phải phá thai không an toàn hơn so với phụ nữ giàu có hơn,chết và bị thương cao hơn khi phá thai không an toàn được thực hiện muộn khi mang thai. Tỷ lệ nạo phá thai không an toàn cao hơn ở những nơi tiếp cận đến các biện pháp tránh thai hiệu quả và phá thai an toàn là hạn chế hoặc không có. Các biến chứng do phá thai không an toàn cần chăm sóc khẩn cấp (Complications of unsafe abortion requiring emergency care)Các biến chứng đe dọa tính mạng chủ yếu do phá thai không an toàn là băng huyết, nhiễm trùng và tổn thương đường sinh dục và các cơ quan nội tạng.Các dấu hiệu và triệu chứng (Signs and symptoms) Một đánh giá ban đầu chính xác là điều cần thiết để đảm bảo điều trị thích hợp và chuyển viện kịp thời vì các biến chứng của phá thai không an toàn,các dấu hiệu và triệu chứng quan trọng của biến chứng mà đòi hỏi sự chú ý ngay lập tức bao gồm chảy máu âm đạo bất thường; đau bụng;nhiễm trùng và sốc (trụy của hệ thống tuần hoàn).Các biến chứng của phá thai không an toàn có thể khó chẩn đoán như một người phụ nữ với một thai ngoài tử cung hoặc thai lạc chỗ (sự phát triển bất thường của một trứng thụ tinh bên ngoài tử cung) có thể có các triệu chứng tương tự như những triệu chứng sẩy thai không hoàn toàn do đóđiều cần thiết đối với nhân viên y tế để được chuẩn bị để chuyển viện và sắp xếp vận chuyển đến một cơ sở nơi một chẩn đoán xác định có thể được thực hiện và chăm sóc thích hợp có thể được thực hiện một cách nhanh chóng. Điều trị và chăm sóc (Treatment and care) Xuất huyết: điều trị kịp thời do mất máu nặng là rất quan trọng bởi vì sự chậm trễ có thể gây tử vong.Nhiễm trùng: điều trị bằng thuốc kháng sinh cùng với việc lấy đi của bất kỳ mô thai nào còn lại từ tử cung càng sớm càng tốt.Tổn thương đường sinh dục và / hoặc cơ quan nội tạng: nếu điều này là nghi ngờ, cần chuyển sớm đến một nơi chăm sóc sức khỏe thích hợp là điều cần thiết. Tiếp cận điều trị do các biến chứng nạo phá thai(Access to treatment for abortion complications)Các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cứu mạng sống để bất kỳ người phụ nữ nào bị các biến chứng liên quan đến phá thai, bao gồm điều trị các biến chứng do việc phá thai không an toàn, bất chấp những căn cứ pháp lý cho việc phá thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều trị các biến chứng do nạo phá thai được thực hiện chỉ với điều kiện là người phụ nữ cung cấp thông tin về người, thực hiện việc phá thai bất hợp pháp. Việc thực hành lấy lời thú nhận từ phụ nữ tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp như là kết quả của việc phá thai bất hợp pháp làm cho mạng sống của phụ nữ có nguy cơ. Các yêu cầu pháp lý cho các bác sĩ và nhân viên y tế khác để báo cáo trường hợp của những người phụ nữ đã trải qua phá thai làm chậm trễ việc chăm sóc và làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe và mạng sống của phụ nữ. Các tiêu chuẩn nhân quyền của Liên Hợp Quốc(UN) kêu gọi các nước cung cấp điều trị ngay lập tức và vô điều kiện cho bất cứ ai tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp3.Phòng chống (Prevention and control)Phá thai không an toàn có thể được phòng ngừa thông qua giáo dục tình dục tốt; phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn thông qua việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả, bao gồm ngừa thai khẩn cấp và cung cấp dịch vụ phá thai an toàn,hợp phápNgoài ra, trường hợp tử vong và tàn tật do phá thai không an toàn có thể được giảm thông qua việc cung cấp kịp thời việc xử lý tình trạng khẩn cấp của biến chứng một cách kịp thời. Tác động về kinh tế (Economic impact)Ngoài các trường hợp tử vong và tàn tật do phá thai không an toàn thì có các chi phí xã hội và tài chính lớn cho phụ nữ, gia đình, cộng đồng và hệ thống y tế. Năm 2006, ước tính rằng khoảng 680 triệu đô la đã được chi cho việc điều trị các hậu quả nghiêm trọng của việc phá thai không an toàn 2. Ngoài ra thêm 370 triệu đô la sẽ được yêu cầu để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chưa được đáp ứng cho việc điều trị các biến chứng do nạo phá thai không an toàn2. Đáp ứng của WHO(WHO response)Nguồn lực dựa trên bằng chứng (Evidence-based resources) WHO cung cấp hướng dẫn kỹ thuật và chính sách toàn cầu về việc sử dụng các biện pháp tránh thai để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai an toàn và điều trị các biến chứng do việc phá thai không an toàn. Năm 2012, WHO xuất bản cập nhật hướng dẫn kỹ thuật và chính sách về phá thai an toàn khuyến cáo về phá thai an toàn có thể được tìm thấy trong các ấn phẩm: Phá thai an toàn: hướng dẫn kỹ thuật và chính sách cho hệ thống y tế (Safe abortion: technical and policy guidance for health systems, 2012); Sổ tay hướng dẫn thực hành lâm sàng cho phá thai an toàn (Clinical practice handbook for safe abortion, 2014) và Vai trò nhân viên y tế trong việc chăm sóc phá thai an toàn và tránh thai sau phá thai (Health worker roles in providing safe abortion care and post-abortion contraception, 2015). Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước (Technical support to countries) Khi có yêu cầu, WHO cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước để thích ứng với các hướng dẫn về sức khỏe tình dục và sinh sản tùy thuộc vào các bối cảnh cụ thể và tăng cường các chính sách và chương trình quốc gia có liên quan đến biện pháp tránh thai và chăm sóc phá thai an toàn. Nghiên cứu (Research) WHO là một nhà đồng tài trợ của Chương trình đặc biệt về nghiên cứu, phát triển và đào tạo nghiên cứu về sức khỏe sinh sản ở người của UNDP/UNFPA/UNICEF/WHO/WB là nơi thực hiện các nghiên cứu về chăm sóc lâm sàng cũng như nghiên cứu thực hiện trên các cách tiếp cận có hệ thống cộng đồng và sức khỏe để ngăn chặn nạn phá thai không an toàn. WHO cũng giám sát các gánh nặng toàn cầu của phá thai không an toàn và hậu quả của nó. Tài liệu tham khảo
1 Unsafe abortion: global and regional estimates of the incidence of unsafe abortion and associated mortality in 2008, sixth edition; 2011. Department of Reproductive Health and Research, World Health Organization. http://www.who.int/reproductivehealth/publications/unsafe_abortion/9789241501118/en/ 2 Vlassoff et al. Economic impact of unsafe abortion-related morbidity and mortality: evidence and estimation challenges. Brighton, Institute of Development Studies, 2008 (IDS Research Reports 59). 3 Human Rights Committee; Committee Against Torture; Committee on the Elimination of Discrimination Against Women.
|