Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 0 6 5 8
Số người đang truy cập
3 7 6
 Góc thư giản
Nguồn cung cấp máu cho trẻ em, đối tượng cần nhất

Ngày 16/08/2015. BBC News. Nguồn cung cấp máu cho trẻ em, đối tượng cần nhất (Lifeblood for children who need it most). Các phòng cấp cứu trên khắp thế giới cứu sống người mỗi ngày nhờ các nhân viên y tế chỉ trong giây phút quyết định sinh tử nhưng một vài phương pháp điều trị họ dựa vào các xét nghiệm chặt chẽ.

Tại châu Phi cận Sahara, 60% lượng máu truyền được cung cấp cho trẻ em, một số trẻ mắc chứng thiếu máu nghiêm trọng. Một nhà khoa học người Anh làm việc tại miền đông châu Phi muốn tìm ra những đứa trẻ nào thực sự cần máu và chúng nên được cung cấp bao nhiêu, Bác sĩ Kathryn Maitland, trường đại học Imperial, London đã làm việc tại Kenya trong 15 năm cho biết cô muốn làm việc về ngành y khoa khi mẹ cô dẫn đi khám bác sĩ khi cô sống ở vùng tây bắc của Anh: “Mẹ tôi nói rằng ‘con sẽ không thể có được điểm cao’, tôi khá giỏi về môn thể thao vì vậy có lẽ tôi có thể là một nhà vật lý trị liệu nhưng tôi nói đã rằng ‘Không mẹ ơi, con thực sự muốn học y khoa, con muốn làm điều gì khác’”.


Tại khu vực châu Phi cận Sahara, 60% lượng máu truyền được đưa cho trẻ em

Truyền máu (Blood transfusions)

Việc phát hiện ra các nhóm máu vào năm 1900 mở đường cho việc truyền máu được thực hiện một cách an toàn, máu hiến tặng có thể được đưa cho bệnh nhân vì nhiều lý do khác nhau nếu một người có một tai nạn hay bị bệnh ung thư hay thiếu máu. Nhiều trẻ em bị ốm mà Bác sĩ Maitland và các đồng nghiệp của cô gặp tại bệnh viện mắc một số bệnh như sốt rét, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng và thỉnh thoảng mắc bệnh hồng cầu hình liềm hay HIV. Cô ấy muốn tìm ra liệu phương pháp truyền máu là một cách hiệu quả của điều trị cho họ: “Các điều trị cơ bản nhất mà chúng tôi đưa ra-truyền dịch, truyền máu, oxy không có các biện pháp nào trong số này được ra thử nghiệm tại các phòng cấp cứu. Chúng tôi đang đặt ra một câu hỏi đơn giản: những đứa trẻ nào cần truyền máu?”. Bệnh thiếu máu cấp tính ở trẻ em-mức độ haemoglobin ít hơn 6 gram mỗi đề-ci-lit máu (mức độ bình thường là 11-13g/dL) có thể giết chết khoảng 9% trẻ em với các mức độ thấp sẽ chết tại bệnh viện và một con số tương tự gây tử vong trong 6 tháng sau khi chúng xuất viện.

Hiện nay các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo việc truyền máu ở trẻ em với nồng độ haemoglobin 4g/dL hay ít hơnhoặc 6g/dL nếu có các biến chứng khác nhưng những giá trị này không được kiểm tra trong thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm TRACT của Bác sĩ Maitland cho đến nay hồi phục khoảng 1/3 trong số 4.000 bệnh nhân cần điều trị tại Malawi và Uganda chiếm tỷ lệ khoảng 200 trẻ em một tháng, thử nghiệm cũng được thiết kế để xét nghiệm liệu các thành phần vitamin và khoáng chất và kháng sinh có thể giải quyết các vấn đề cơ bản gây ra bệnh thiheu61 máu ở trẻ em thay vì chỉ dùng máu được hiến tặng để “mang mặt nạ” cho các triệu chứng.


Thử nghiệm muốn trả lời câu hỏi: đứa trẻ có lợi ích gì nhất từ việc truyền máu?

Bằng chứng(Evidence)

Các bác sĩ trực cấp cứu làm việc trong các môi trường khác nhau ủng hộ những nỗ lực để cải thiện bằng chứng dựa vào nguyên tắc của họ, “Tôi nghĩ tình hình này tốt hơn cách đây 20 năm”, Bác sĩ Adrian Boyle, một bác sỹ tư vấn cấp cứu làm việc tại Cambridge (Anh) cho biết: “Đại học Hoàng gia (Khoa Cấp cứu) thúc đẩy phát triển y học cho các bác sĩ nhưng nhiều người thấy rằng chính họ như là những bác sĩ tổng quát thực dụng, không phải là một nhà khoa học”. Họ phải chấp nhận rằng truyền chất dịch nhanh chóng trong một khối lượng lớn được biết là một “viên thuốc to” là điều đúng phải làm nhưng thử nghiệm FEAST của Bác sĩ Mailand chứng minh rằng truyền chất dịch vào cơ thể trẻ em bằng cách này có nghĩa rằng nhiều trẻ em tử vong hơn nếu chúng được truyền chất dịch một cách chậm hơn.

Bác sĩ Richard Body là một bác sĩ tư vấn tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Hoàng gia Manchester tại miền bắc nước Anh nhớ rằng đã nghe về những kết quả đáng ngạc nhiên của thử nghiệm FEAST, ông nói: “Cho đến lúc đó chúng ta đưa ra một số lượng lớn thuốc dịch tới các bệnh nhân, nó được cất giữ để thực hiện, khi thử nghiệm có kết quả và cho thấy tầm quan trọng của y học dựa trên bằng chứng”. Mặc dù ông nhận ra rằng các bệnh nhân của ông không có cùng các triệu chứng nghiêm trọng như những gì họ được chứng kiến bởi Kathryn Maitland ở Đông Phi nhưng ông cho biết công việc của cô làm cho ông ngừng lại và suy nghĩ làm thế nào để chấp nhận các biện pháp điều trị như một số lượng lớn chất dịch-không phải luôn luôn là câu trả lời tốt nhất cho mỗi bệnh nhân.

 

Ngày 07/09/2015
CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Biên dịch từ BBC News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích