Tẩy giun và tẩy giun hàng loạt
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tẩy giun (Deworming) nhằm chống lại các ảnh hưởng của bệnh giun sán với sức khỏe và dinh dưỡng khác với tẩy giun hàng loạt (mass de-worming exercise) theo một số nghiên cứu đề xuất vì có thể loại trừ cùng lúc bệnh giun ký sinh trên hàng tỷ người trên thế giới nhưng lại dẫn đến tình trạng kháng thuốc điều trị trên diện rộng do gia tăng áp lực thuốc trong cộng đồng.Tẩy giun để chống lại các ảnh hưởng của bệnh giun sán đối với sức khỏe và dinh dưỡng Ngày 17/8/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tẩy giun để chống lại các ảnh hưởng của bệnh giun sán đối với sức khỏe và dinh dưỡng (Deworming to combat the health and nutritional impact of helminth infections). Giun sán là một nhóm ký sinh trùng thường nhắc đến bao gồm sán máng (Schistosoma) và các loại giun truyền qua đất như giun đũa (Ascaris lumbicoides), giun tóc (Trichuris trichiura), giun móc (Ancylostoma duodenale), giun mỏ (Necator americanus). Bệnh sán máng (Schistosomiasis) và các bệnh giun truyền qua đất là những bệnh nằm trong số những bệnh phổ biến nhất ở các nước đang phát triển và có thể làm suy yếu tình trạng dinh dưỡng bằng việc gây ra chảy máu trong có thể dẫn đến mất sắt và thiếu máu; hấp thu dinh dưỡng kém; tiêu chảy và mất sự thèm ăn do đó gây ra sụt giảm năng lượng nạp vào. Bệnh giun sán còn có thể gây ra suy giảm nhận thức cũng như là tổn hại mô và đòi hỏi phải phẫu thuật điều chỉnh, việc suy dinh dưỡng gây ra bởi bệnh sán máng và giun truyền qua đất trong thời kỳ thơ ấu đã được chứng minh là có tác động lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ em cùng với việc cải thiện dinh dưỡng và nguồn nước và giáo dục y tế có thể giảm thiểu sự lây nhiễm các bệnh sán máng và giun truyền qua đất. WHO khuyến cáo điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun) cho tất cả những người có nguy cơ sống trong vùng lưu hành bệnh mà không cần chẩn đoán trước đó
Các khuyến cáo của WHO(WHO recommendations)WHO khuyến cáo điều trị định kỳ bằng các loại thuốc tẩy giun mà không cần phải chẩn đoán từng cá nhân trước đó cho tất cả người dân có nguy cơ sống trong các khu vực bệnh lưu hành cho những người có nguy cơ như trẻ em trước tuổi đi học; trẻ em tuổi đi học; phụ nữ tuổi sinh sản (bao gồm phụ nữ có thai trong kỳ 3 tháng thứ 2 và thứ 3 và phụ nữ cho con bú). Điều trị nên được tiến hành một năm một lần khi tỷ lệ mắc giun truyền qua đất trong cộng đồng vượt quá 20% và hai lần một năm với tỷ lệ mắc giun truyền qua đất trong cộng đồng vượt quá 50%, biện pháp can thiệp này nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng việc giảm thiểu gánh nặng giun. Bên cạnh đó cần phải giáo dục y tế và vệ sinh nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm và tái nhiễm bằng việc khích lệ các thói quen sạch sẽ có lợi cho sức khỏe; cung cấp các biện pháp vệ sinh hợp lý cũng quan trọng nhưng không phải luôn luôn có thể thực hiện trong các bối cảnh các nguồn lực bị giới hạn. Các thông tin bổ sung có thể tìm thấy trong các tài liệu hướng dẫn ở dưới mục ‘các tài liệu WHO’. Các bệnh giun truyền qua đất lưu hành phổ biến trên thế giới
Kêu gọi tẩy giun hàng loạtNgày 16/9/2015. BBC News-Kêu gọi tẩy giun hàng loạt (Call for mass de-worming exercise). Các nhà nghiên cứu cho biết cần phải thực hiện một chương trình điều trị tẩy giun trên quy mô lớn để giải phóng 1,5 tỷ người khỏi những con giun nguy hại và khó ưa này. Nhóm nghiên cứu tại Đại Học Stanford chorằng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cần phải đẩy mạnh các đáp ứng của họ nhưng WHO lại cho biết đều này sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Ascaris lumbricoides(Giun đũa), một loại giun tròn ký sinh trong ruột người là một trong những loại giun ký sinh phổ biến nhất trên thế giới
Hiện tại, việc loại trừ được tập trung rộng rãi ở trẻ em tuổi đến trường sống ở các khu vực có tỷ lệ mắc cao, nghiên cứu của nhóm Stanford khuyến nghị điều trị đại trà trên toàn bộ các cộng đồng dân cư. Loài giun ký sinh ảnh hưởng tới một phần tư dân số thế giới được lây lan bởi số lượng trứng đi theo phân của những người mắc bệnh ra ngoài và nhiễm vào thực phẩm hoặc các nguồn nước. Những con giun móc bám vào ruột bằng những chiếc răng của chúng
Một loại giun khác-giun móc (hookworm), có thể nở ra từ trứng trong đất và chui qua da người nếu họ đi bộ bằng chân không trên vùng đất có giun móc, những người bị nhiễm giun mức độ nhẹ thì có ít hoặc không có triệu chứng nhưng khi giun đã sinh sôi trong ruột và lấy dinh dưỡng từ vật chủ, gây ra thiếu dinh dưỡng, ốm yếu, tiêu chảy và đau bụng. Hình ảnh 3 loài sán máng (schistosomiasis) chủ yếu gây bệnh ở người
Một loại giun dẹp được tìm thấy trong nước ngọt như các sông và hồ, gây ra căn bệnh sán máng (schistosomiasis) hoặc Bilharzia có thể gây tổn hại nặng dần đối với bàng quang, thận, gan và lá lách. Tất cả những loại giun trên có thể được chữa trị bằng những loại thuốc giá rẻ và bán rộng rãi trên thị trường, các nhà nghiên cứu Stanford đã tính toán những chi phí so với những lợi ích từ việc sử dụng những loại thuốc này tại các cộng đồng khác nhau ở Bờ Biển Ngà-một khu vực nơi mà bệnh giun ký sinh rất phổ biến. Mục tiêu sau cùng họ chú ý vào là ngăn chặn sự lây nhiễm, cùng với việc giảm thiểu sự ốm yếu bệnh tật, ở người lớn và trẻ em trước tuổi đi học, cũng như là trẻ em tuổi đi học. Họ đã sử dụng một phép tính toán đã được biết đến đó là DALY (disability-adjusted life-year: đánh giá khuyết tật 1 năm cuộc sống), một phép đo tiêu chuẩn của WHO nhằm tính toán tác động của căn bệnh. Theo tính toán của họ đã đã được đăng tải trên tạp chí Y tế Toàn cầu The Lancet (The Lancet Global Health) thì sẽ tốn khoảng 109 bảng Anh trên đầu người hàng năm, con số mà họ cho rằng có hiệu quả kinh tế cao. Tẩy giun hàng loạt có thể dẫn đến nguy cơ kháng thuốc cao trong cộng đồng
Trưởng nhóm nghiên cứu BS. Jason Andrews nói: “Chúng tôi phát hiện rằng khi bạn làm như vậy, các kết quả ủng hộ mạnh mẽ một phạm vi điều trị rộng lớn hơn nhiều so với từng được khuyến nghị trong trước đây” nhưng WHO lại cho biết họ chưa có kế hoạch thay đổi chiến lược hiện tại của họ vì việc nhắm vào nhiều người hơn sẽ mang đến nguy cơ làm phát triển sự kháng thuốc. Một phát ngôn viên đã phát biểu: “Nếu áp lực thuốc quá mạnh, có thể thúc đẩy sự chọn lọc những con giun kháng thuốc như đã xảy ra trong ký sinh trùng ở động vật, nên tránh lặp lại một sai lầm tương tự trong việc giải quyết sức khỏe con người”. Trong năm 2013, hơn 368 triệu trẻ em đã được điều trị với các loại thuốc tẩy giun tại các nước có bệnh lưu hành, tương ứng với 42% của tất cả trẻ em có nguy cơ, mục tiêu toàn cầu là điều trị thường xuyên ít nhất 75% tất cả trẻ em ở các khu vực có bệnh lưu hành.
|