Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 9 4 1 4
Số người đang truy cập
4 1 5
 Góc thư giản
Sinh mổ ở Brazil: Cuộc chiến vì sinh con tự nhiên

Ngày 11/9/2015. BBC News-Sinh mổ ở Brazil: Cuộc chiến vì sinh con tự nhiên (Brazil Caesareans: Battle for natural childbirth). Brazil có tỷ lệ sinh mổ cao nhất trên thế giới, 85% của tất cả các ca sinh tại các bệnh viện tư nhân là sinh mổ trong khi ở các bệnh viện công cộng các con số này đứng ở mức 45%.

 
Monica Chiodi Toscano de Campos đã có ba đứa con sinh mổ trước khi sinh tự nhiên

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sinh mổ chỉ nên được thực hiện khi cần thiết về mặt y khoa và đặt "tỉ lệ lý tưởng" (ideal rate) từ 10% đến 15% số ca sinh, những lý do đằng sau tỷ lệ sinh mổ cao đáng kinh ngạc mênh cao của Brazil là rất đa dạng, từ một sự thiếu thông tin trong nhiều phụ nữ mang thai đến một sở thích đối với một số các bác sĩ thực hiện thủ thuật mổ đẻ. Trong tháng 7/2015, các quy định mới có hiệu lực trên toàn quốc nhằm giảm tỷ lệ này, những người ủng hộ sinh đẻ tự nhiên hoan nghênh động thái nhưng chỉ ra thực tế rằng những người phụ nữ muốn sinh con tự nhiên thường gặp sự hoài nghi hay thậm chí thù địch ngay từ ngành nghề y tế. Mariana Della Barba phóng viên đài BBC tại Brasil đã nói chuyện với ngưởi mẹ của bốn đứa con Monica Chiodi Toscano de Campos về kinh nghiệm của mình.

 
Hơn một nửa số ca sinh tại Brazil là do sinh mổ

"Vào lúc tôi 15 tuổi khi tôi có thai lần đầu tiên", cô nói: "Khi ối vỡ và bác sĩ nói rằng tôi cần mổ sinh cấp cứu, thành thật mà nói tôi không biết gì về những gì đang xảy ra, lúc đó tôi không có lựa chọn nhưng tin tưởng bác sỹ. Ông ấy nói với tôi em bé của tôi đã 38 tuần tuổi nhưng đứa bé không, đứa bé chỉ mới 36 tuần tuổi. Danilo được sinh ra và bị suy hô hấp, viêm phổi và được đưa thẳng tới đơn vị chăm sóc đặc biệt. Cuối cùng, đứa bé đã tốt hơn nhưng tôi biết rằng đứa bé chưa sẵn sàng để được sinh ra. Trong thời gian mang thai thứ hai của tôi, tôi hy vọng về một sự sinh đẻ tự nhiên, tôi là một y tá lúc đó và tôi đã nhìn thấy rất nhiều bạo lực sản khoa trong bệnh viện. Tôi nhìn thấy phụ nữ sinh gắn liền với giường của họ, ngăn chặn họ đứng dậy và bước đi, nhiều người cũng đã bị từ chối sự hiện diện của những người chồng của họ. Tôi đã chứng kiến ​​các y tá khác hoặc các bác sỹ thực tập tập xúc phạm phụ nữ khi họ đang lên cơn go, “Khi bạn làm cho em bé bạn không oán trách", họ sẽ nói với phụ nữ nếu những người này hét lên. Tôi cũng đã thấy rất nhiều vết rạch ở vùng âm hộ không cần thiết [vết rạch ở đáy chậu] đang được thực hiện và tôi nghĩ đó là tiêu chuẩn đối với trẻ sinh tự nhiên. Vì vậy, khi bác sĩ nói với tôi rằng tôi đã có một vấn đề về nhau thai và nếu không sinh mổ cấp cứu thì con tôi sẽ phải đối mặt với suy thai, tôi đã không hỏi lời khuyên của ông. Ngoài ra, ở Brazil có một niềm tin mạnh mẽ khi đã một lần sinh mổ thì luôn luôn sinh mổ, do đó Pedro đã được sinh mổ vào lúc 38 tuần tuổi. Một lần nữa, theo quan điểm của tôi, một sự sinh đẻ bằng mổ là không cần thiết".

 

Các lý do đằng sau tỷ lệ sinh mổ cao của Brazil (Reasons behind Brazil's high rate of C-sections)

Bác sĩ sản khoa tại các bệnh viện tư nhân được trả tiền cho dịch vụ được cung cấp và không trả cho những giờ làm việc, nhiều người thích sinh mổ vì nhanh hơn trong khi hỗ trợ sinh bằng đường âm đạo thường kéo dài. Các chuyên gia cho rằng có một sự thiếu thông tin ở phụ nữ mang thai ở Brazil về những lợi điểm khi sinh tự nhiên và những nguy cơ của sinh mổ. Theo nghiên cứu của cơ sở nghiên cứu Perseu Abramo, một trong bốn người phụ nữ cho biết bị bạo lực sản khoa khi sinh bao gồm có hai chân bị trói trong khi sinh, không được phép đi bộ một cách tự do hoặc không được phép ăn. Các hành động tiêu cực như không được cung cấp với các thuốc gây mê hoặc tê ngoài màng cứng khi được yêu cầu do đó nhiều phụ nữ lựa chọn sinh mổ.

 
Monica Chiodi Toscano kiên quyết sinh con tự nhiên

"Vào thời gian tôi mang thai đứa con thứ ba của tôi, tôi biết nó không phải theo cách này. Tôi đọc rất nhiều nghiên cứu về sinh qua đường âm đạo sau khi hai lần mổ đẻ nhưng không thể tìm thấy một bác sĩ sẵn sàng giúp đỡ tôi. Tôi đi đẻ vào lúc thai 38 tuần tuổi và 3 ngày, tại bệnh viện các bác sĩ đang làm nhiệm vụ nói với tôi rằng sau khi đã có hai lần sinh mổ và cô sẽ có một lần mổ khác. Cô ấy nói với tôi rằng tôi không nên thậm chí không đẻ nữa bởi vì nó là quá mạo hiểm, Alice đã được sinh mổ và tôi đã bỏ lỡ một lần nữa về giấc mơ của tôi có một lần sinh tự nhiên”.

 
CamposImage captionJose Vitor bắt đầu cho con bú ngay sau khi sinh

"Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ mang thai lần nữa nhưng ngay sau khi tôi mang thai, tôi bắt đầu tìm kiếm một đội ngũ y tế mà sẽ đồng ý để giúp tôi có một lần sinh qua ngã âm đạo. Tôi tìm kiếm một bác sĩ trẻ-người có nhiệm vụ giải quyết thách thức, mặc dù anh ta chưa bao giờ giúp một người sinh qua ngã âm đạo sau ba lần mổ đẻ. Chúng tôi đã nghiên cứu các tài liệu quốc tế cùng nhau vì gần như không có tài liệu về nó tại Brazil, tôi đã đến bệnh viện chỉ trong giai đoạn cuối khi gần sinh và cố gắng để được như yên tĩnh nhất có thể. Tôi không thể đểmất cơ hội của một ai đó can thiệp vào hoặc đặt câu hỏi với bác sĩ của tôi. Tôi đã nói với một số người nhưng họ nghĩ tôi điên vì muốn sinh tự nhiên và buộc tội tôi về việc làm cho mạng sống của đứa con chưa sinh của tôi bị nguy cơ nhưng chỉ sau một vài phút và một lực đẩy thực sự lớn, Jose Vitor được sinh ra. Đứa bé đã ngay lập tức được đưa cho tôi và bắt đầu cho con bú ngay và đứa bé đã ở lại đó trong một thời gian dài, gần gũi với tôi. Tôi cảm thấy thích thú sau khi sinh đứa bé và tôi cũng muốn sinh thêm một lần nữa".

Ngày 15/10/2015
Ths.Bs. lê Thạnh
(Biên dịch từ bbcnews.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích