Hội chứng Pica có thể dẫn tới nhiễm bệnh ký sinh trùng, đơn bào gây hại cho sức khỏe con người
Hội chứng Pica là bệnh về sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tự kỷ là chứng bệnh mà những người mắc phải luôn thèm ăn những thứ không phải là thức ăn mà không thể cưỡng lại được. Hội chứng Pica được chia thành nhiều loại bệnh nhỏ với mức độ kỳ quặc hoặc nguy hiểm khác nhau. Người mắc hội chứng Pica có thể ăn được những thứ phi thực phẩm như bụi bẩn, giấy, than đá, phấn, đất, hồ dán, kim loại. Bên cạnh đó, những thức ăn bình thường như bột, khoai tây sống, tinh bột cũng là thực phẩm đi kèm. Hội chứng Pica khiến cho người bệnh có cảm giác ngon miệng và thèm các thứ phi thực phẩm. Người bệnh không thể tiêu hoá tốt những thứ mà họ đã ăn, thậm chí còn có thể mắc bệnh và bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do ăn những thứ đó.
Pica ( PY-kə) về phân loại nhóm bệnh thì nó lại thuộc Psychiatry, mã số ICD-10 là F50.8, F98.3 và ICD-9-CM là 307.52, mã DiseasesDB là 27904, mã Medline Plus là 001538. Đây là một hội chứng đặc trưng bởi chứng thèm ăn các chất phần lớn là không có giá trị dinh dưỡng như giấy, kim loại, đất sét, phân viết, thủy tinh hoặc cát. Theo tiêu chuẩn DSM-IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 4th Edition) đối với các hành động này được chẩn đoán là Pica, chúng phải tồn tại hơn 1 tháng tuổi ở đó chúng ăn các vật thể như vậy được, khi đó goi là phát triển tâm thần không phù hợp, không phải là một thực hành ăn uống mà đạt sự chấp thuận của nền văn hóa ở đó và đủ gây nghiêm trọng để chú ý về mặt lâm sàng. Có nhiều hình thức của bệnh do Pica vì nó có thể xuất phát từ nền văn hóa cổ truyền, mùi vị bắt buộc hay bị lôi cuốn hoặc cơ chế thần kinh như thiếu sắt hoặc mất cân bằng về mặt hóa học. Điều này có thể làm cho trẻ em nhiễm độc, suy giảm phát triển tâm thần và thể chất.
|
Ngoài ra, một số trường hợp phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu do tắc ruột hoặc do các triệu chứng nặng như thiếu chất dinh dưỡng và ký sinh trùng ký sinh. Pica liên quan đến các rối loạn tâm thần kinh và đôi khicó biểu hiện tâm thần đồng thời, song rất hiếm. Một số tình huống gây khó chịu như ảnh hưởng chức năng làm mẹ khi mang thai hoặc vấn đề gia đình, thai nghén, đói nghèo, ăn uống và xáo trộn gia đình có thể liên quan từ hội chứng Pica. Pica thường gặp trên các trẻ em và phụ nữ hơn nam giới trưởng thành và tại các vùng có tình trạng kinh tế xã hội thấp, đặc biệt trên các phụ nữ mang thai, trẻ em nhỏ, khuyết tật tâm thần kinh như triệu chứng tâm thần nặng. Các trẻ em ăn các tấm trát vữa có sơn (painted plaster) có chất chì có thể làm tổn thương não do nhiễm độc chì. Có một nguy cơ tương tự do ăn phải đất gần các con đường trước khi thành phần tetraethyllead trong pha xử lý dầu tại một số quốc gia.Hoặc nhiễm độc dầu trước khi người ta dừng dùng các nguồn đất ô nhiễm (chứa PCBs hay dioxin độc). Ngoài các chất độc trên ra, cũng có một số nguy cơ lớn trên đường tiêu hóa như tắc ruột hoặc rách thủng dạ dày. Các nguy cơ khác ăn đất là nhiễm phân động vật kèm theo nhiễm ký sinh trùng. Pica còn có thể tìm thấy trên các động vật khác và thường nhìn thấy trên chó. Một số trường hợp ca bệnh đặc biệtTrường hợp 1: Phụ nữ mang thai chuyển đổi thích ăn sỏi, đá?Một số trong những món ăn khiến phụ nữ mang thai “chết mê chết mệt” nhất trên thế giới có thể kể đến như sô-cô-la, kem hay dưa chua. Nhưng một người phụ nữ ở New York, Mỹ đã có một sở thích vô cùng đặc biệt và nguy hiểm đó là ăn đá. Liệu đây có phải trường hợp mang thai kỳ lạ nhất thế giới khi mà mẹ bầu người Mỹ này đã ăn đá suốt 9 tháng thai kỳ và chỉ cần nhìn thấy đá là cô đã chảy nước miếng. Chính tôi cũng cảm thấy vô cùng tội lỗi khi ngày ngày nhặt những viên đá nhỏ xung quanh nhà để ăn nhưng tôi không thể làm khác được, bà mẹ Silvia nói.
Chia sẻ trên một chương trình truyền hình, mẹ Silvia cho biết thêm:Nếu tôi thích ăn dưa chua hoặc sushi thì không thành vấn đề nhưng cứ nhìn thấy đá là nước miếng tôi lại chảy ra. Tôi thực sự thích món ăn này một cách điên cuồng.Vì sở thích kỳ quái của mình nên nhiều lúc Silvia đã cố gắng không dám nhìn xuống những tảng đá dưới chân nhưng sau đó cô lại không thể kìm nén được cơn thèm. Bạn biết đấy, tôi thực sự muốn ăn. Tôi rất thèm. Theo bác sĩ sản khoa Robert K: Hội chứng mẹ bầu Silvia đang mắc phải có tên là hội chứng Pica, khiến người mẹ chỉ thích ăn những món kỳ quái, không phải là thực phẩm. Những đồ ăn này có thể là đá, cát, móng tay hay bọt biển, giấy ăn…”
Ông cũng cho biết thêm:Chúng tôi đã nói chuyện với sản phụ Silvia rất nhiều lần về những rủi ro khi ăn đá, sỏi bởi có thể dẫn đến nhiêu bệnh nguy hiểm và cả những loại ký sinh trùng trong đó. Thậm chí, ăn quá nhiều sỏi, đá còn gây ra tắc nghẽn dạ dày. Bà mẹ này dường như cũng nhận thấy rõ những nguy hiểm từ việc ăn uống của mình, rõ ràng là tôi cần phải dừng ngay lại việc này nhưng nó thực sự khó khăn. Tôi đã cố gắng ăn tinh bột, ăn rau quả nhưng không có đồ ăn gì có thể khiến tôi hết thèm đá, sỏi. Thời điểm đó, tôi thực sự rất lo lắng cho thai nhi vì bé không tăng được cân nhiều. Tôi cũng không nạp được dưỡng chất nào vào cơ thể cả, mẹ Silvia lo lắng nói. Chồng của Silvia thì chia sẻ nhiều khi tôi đã thực sự bực bội vì sở thích ăn uống của vợ. Tôi rất lo cho con nhưng chẳng có cách nào giúp cô ấy cả. Dù cả thai kỳ, món ăn chủ yếu của mẹ Silvia là đá và sỏi nhưng may mắn là em bé chào đời vẫn khỏe mạnh bình thường. Cặp vợ chồng đang vô cùng hạnh phúc với sự có mặt của thành viên mới.Tôi thực sự hạnh phúc và mừng rỡ vì con không sao cả,bà mẹ chia sẻ. Hội chứng Pica là bệnh về sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ em, bà bầu, người mắc bệnh tự kỷ. Hội chứng Pica là chứng bệnh mà những người mắc phải luôn thèm ăn những thứ không phải là thức ăn mà không thể cưỡng lại được. Hội chứng Pica được chia thành nhiều loại bệnh nhỏ với mức độ kỳ quặc hoặc nguy hiểm khác nhau. Người mắc hội chứng Pica có thể ăn được những thứ phi thực phẩm như bụi bẩn, giấy, than đá, phấn, đất, hồ dán, kim loại. Bên cạnh đó, những thức ăn bình thường như bột, khoai tây sống, tinh bột cũng là thực phẩm đi kèm. Hội chứng Pica khiến cho người bệnh có cảm giác ngon miệng và thèm các thứ phi thực phẩm. Người bệnh không thể tiêu hoá tốt những thứ mà họ đã ăn, thậm chí còn có thể mắc bệnh và bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do ăn những thứ đó.
Hội chứng Pica bắt nguồn từ tiếng La tinh dùng để gọi một loài chim có tên là Magpie. Đây là loài chim ăn tạp, chúng có thể ăn bất kỳ thứ gì, dù là vô cơ hay hữu cơ. Các nghiên cứu về hội chứng Pica cũng cho thấy hội chứng bệnh lý này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính và dễ nhận thấy nhất là ở phụ nữ mang thai (giai đoạn thai nghén), trẻ nhỏ và ở những người mất khả năng nhận thức (dạng tâm thần). Đến nay, vẫn chưa có giải thích mang tính khoa học nào về nguyên nhân vì sao một số phụ nữ lại mắc chứng Pica trong giai đoạn thai kỳ, tuy nhiên, theo Tạp chí về dinh dưỡng của Mỹ, đó có thể là do thiếu sắt. Hội chứng Pica vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được cách thức hữu hiệu để điều trị cho những người mắc hội chứng Pica. Chứng bệnh này có thể bắt nguồn từ sự thiếu hụt chất khoáng. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe không khẳng định đó là nguyên nhân chính và hiện vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh này Trường hợp 2: Hội chứng Pica và sự thèm ăn bột giặt Một phụ nữ mang thai (PNMT) không thể ngừng ăn bột giặt đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học về hội chứng bệnh lý lạ khiến cho con người bị thay đổi cảm giác thèm ăn và luôn bị hấp dẫn bởi những thứ tưởng như không thể ăn được.
Chị Michaela Martin, một phụ nữ 23 tuổi sống ở đảo Wanganui (New Zealand) đã thổ lộ trên mạng xã hội về sở thích kỳ lạ của chị và sự không thể cưỡng lại mùi vị của bột giặt trong suốt thời gian mang thai đứa con thứ hai. Nhiều người có thể lầm tưởng việc thèm ăn bột giặt của Michaela là do quá trình mang thai, các hormon trong cơ thể bị thay đổi, chị bị mắc phải chứng nghén giống như nhiều PNMT khác vẫn gặp phải, song các nhà khoa học Australia cho rằng tình trạng của Michaela không phải là tình trạng nghén thông thường, mà là một hội chứng có tên khoa học là hội chứng Pica. Hội chứng kỳ lạ này đã khiến chị có cảm giác về mùi vị khác biệt với trước đây và đó chính là nguyên nhân dẫn tới việc chị thèm ăn những chất vô dinh dưỡng và độc hại như bột giặt quần áo.
Các biểu hiện của hội chứng Pica ở chị Michaela bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ khi mỗi lần tiếp xúc với bột giặt, chị có cảm giác thèm ăn vô cùng. Cảm giác thèm bột giặt ngày càng tăng lên khi Michaela thử liếm một ít bột giặt trên đầu ngón tay của mình. Những ngày tiếp sau đó, Michaela bắt đầu từ việc chấm mút cho tới việc ăn bột giặt thực sự. Để ngăn sự thèm ăn bột giặt có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đứa trẻ trong bụng, Michaela đã cố ăn và nhai ngũ cốc thay cho bột giặt, song cô chỉ có cảm giác muốn nôn ra khi phải ăn các thực phẩm mà trước đây cô vẫn ăn.
Vị giác của Michaela với bột giặt ngày càng tăng lên, cô thèm ăn nhiều loại bột giặt hơn và thậm chí, thời gian sau đó khi cô bị cuốn hút với các mùi vị khác như mùi vị của nước lau sàn, nước rửa bát... Tuy nhiên, Michaela cố giữ cho mình không thử ăn những loại dung dịch đó bởi cô lo sợ sự thèm ăn những thứ quái đản của mình có thể gây hại cho sức khỏe của bản thân và đứa con trong bụng. Theo các nhà khoa học, hội chứng Pica mà Michaela mắc phải khiến cho bệnh nhân xuất hiện những cảm giác thèm ăn khó cưỡng nổi với các chất vô dinh dưỡng, chất không phải là thực phẩm như xà phòng, đất sét, giấy, kim loại, sơn, tóc hoặc thậm chí cả rác thải và phân động vật... Mặc dù hội chứng Pica không ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai của người PNMT, song nó có thể để lại những hậu quả cho sức khỏe của người bệnh do ăn uống những thứ độc hại và tác động không nhỏ đến tinh thần của người bệnh, thậm chí gây rối loạn trạng thái tâm lý, căng thẳng thần kinh do người bệnh phải tự đấu tranh để cưỡng lại sự thèm khát kỳ quặc của vị giác. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội chứng Pica đã được phát hiện với một số không nhỏ người mắc phải song giới khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng Pica đã từng được biết đến với việc xuất hiện ở một số trẻ em, ở những người mắc bệnh tâm thần và một số ít phụ nữ trong quá trình mang thai. Cho đến nay, có giả thuyết cho rằng hội chứng Pica xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng một số chất dinh dưỡng như sắt, kẽm... và có thể bất ngờ xuất hiện ở người bệnh không báo trước. Song trong nhiều trường hợp, khoa học vẫn chưa thể lý giải nổi. Pica vẫn là một hội chứng lạ cần được nghiên cứu để tìm ra lời giải đáp.
Biểu hiện đa dạng triệu chứng và dấu chứng trong hội chứng PicaPica là ăn phải các chất không có giá trị dinh dưỡng như dầu, xà phòng, đá lạnh và phấn viết bảng. Một số ví dụ đã được ghi nhận (ở đây giữ nguyên văn thuật ngữ được thế giới đặt và trao đổi khoa học về hội chứng này): -Acuphagia (ăn các vật thể sắc nhọn_sharp objects) -Amylophagia (ăn tinh bột, chứa hồ bột_starch); -Cautopyreiophagia (ăn que diêm sinh_burnt matches); -Coniophagia (ăn rác_dust); -Coprophagia (ăn phân_feces); -Emetophagia (ăn chất nôn_vomit); -Geomelophagia (ăn khoai tây sống_raw potatoes); -Geophagia (ăn sỏi, đất, đất sét_dirt, soil, clay); -Gooberphagia (ăn đậu phộng_peanuts); -Hyalophagia (ăn kính_glass); -Lithophagia (ăn sỏi_stones); -Mucophagia (ăn chất nhầy của cá và động vật khác_mucus of invertebrates and fish); -Pagophagia (ăn đá lạnh_ice); -Plubophagia (ăn các sản phẩm chứa chì_lead); -Trichophagia (ăn tóc, len, sợi _hair, wool, and other fibers); -Urophagia (uống nước tiểu_urine); -Vampirism (ăn máu_blood); -Xylophagia (ăn gỗ_wood); Các hình thức ăn bẩn và các thức ăn bất thường này kéo dài ít nhất 1 tháng là phù hợp với chẩn đoán hội chứng pica. Một số biến chứng do hội chứng PicaCác biến chứng có thể xảy ra do ăn phải các chất không có giá trị dinh dưỡng, thậm chí có thể dẫn đến gây độc cho con người như gây tắc ruột, nhiễm độc xà phòng, nhiễm trùng phải Toxoplasma spp. hay Toxocara spp. do nuốt phải phân hoặc rác. Chẩn đoánKhông có một thử nghiệm đơn giản nào để xác định hội chứng Pica. Tuy nhiên, vì Pica có thể xảy ra trên những người có mức độ dinh dưỡng bình thường hoặc dưới mức bình thường (suy dinh dưỡng), các nhân viên y tế nên kiểm tra nồng đọ các chất sắt và kẽm trong máu. Hemoglobin cũng có thể kiểm tra khi nghi ngờ thiếu máu. Nồng độ chì luôn luôn phải kiểm tra trên các trẻ em ăn sơn hoặc các chất liệu được sơn lên. Nhân viên y tế nên kiểm tra nhiễm trùng nếu bệnh nhân đó ăn các nguồn đất bẩn hoặc chất thải động vật. Chẩn đoán phân biệtTrên những người có chứng tâm thần nghiêm trọng, tâm thần phân liệt và một số rối loạn tâm thần khác như hội chứng Kleine-Levin, các chất không có giá trị dinh dưỡng có thể ăn vào. Trong các tình huống như thế không nên đưa vào chẩn đoán. Chẩn đoán bệnh lý tâm thần (Diagnostic & Statistical Manual of Mental Disorders_DSM)- Ăn các chất không có giá trị dinh dưỡng liên tục trong thời gian dài, ít nhất 1 tháng; - Không hội đủ tiêu chuẩn hoặc là bệnh tâm thần nghiêm trọng (autism), hoặc là chứng tâm thần phân liệt (schizophrenia), hoặc là hội chứng Kleine-Levin; - Hành vi ăn uống không được nền văn hóa đó chấp thuận; - Nếu hành vi ăn uống đó xảy ra như một đặc hữu trong khi họ bị bệnh lý tâm thần khác (rối loạn hoặc khiếm khuyết trí tuệ, rối loạn phát triển lan rộng, tâm thần phân liệt). Nguyên nhânMột số ít nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân hội chứng Pica cho thấy rối loạn này là một dạng them ăn đặc biệt do thiếu hụt các chất khoáng (mineral deficiency) trên nhiều ca bệnh điều tra như thiếu chất sắt, đôi khi đây là bệnh celiac hoặc nhiễm giun móc.
Thường các chất ăn vào the chế độ ăn Pica chứa chất khoáng mà cá nhân thèm ăn đó bị thiếu. Gần đây, các ca bệnh Pica bị ai đó ép buộc phải ăn những thứ như vậy và trở thành bệnh nguyên của hội chứng Pica. Tuy nhiên, Pica gần đây được nhận ra như một rối loạn tâm thần kinh được ghi nhận rộng rãi và phổ biến trong “Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV). Các quan điểm về cảm giác, tâm lý học, tâm lý xã hội và văn hóa đã được áp dụng để giải thích một số trường hợp về nguyên nhân gây bệnh Pica.
Người ta cũng đã đưa ra trong quan điểm của khía cạnh ức khỏe tâm thần, như một rối loạnmang tính chất bắt buộc (obsessive-compulsive disorder_OCD) và tâm thần phân liệt, có thể đôi khi gây ra Pica. Tuy nhiên, Pica cũng có thể là một thực hành văn hóa không liên quan đến thiếu hụt vi chất hay dinh dưỡng nào. Ăn uống các chất kaolin (đất sét trắng) ở những người phụ nữ Mỹ gốc châu Phi (African-American women) tại bang Georgia của Mỹ cho thấy trong thực hành ăn uống có tình trạng này DSM-IV, gọi là hội chứng gắn liền với văn hóa (culture-bound syndrome) và không có liên quan chọn lọc với bệnh học tâm thần kinh. Tương tự như tiêu hóa kaolin cũng rất phổ biến ở một số nơi tại châu Phi. Các lối ăn uống như thế có thể xuất phát từ lợi ích sức khỏe như họ nghĩ là chất đất sét sẽ giúp hấp thụ các chất độc thực vật và bảo vệ chống lại độc tố dạng alkaloid và acid tannic. Dịch tễ học hội chứng PicaTỷ lệ mắc của chứng Pica khó có thể thiết lập và chính xác vì sự khác biệt trong định nghĩa và sự thay đổi trên từng bệnh nhân khi them muốn và tiêu hóa các thức ăn bất thường. Do đó, dẫn đến tỷ lệ của Pica dao động cao từ 8-65% tùy thuộc vào các nghiên cứu. Một nghiên cứu ấn bản năm 1994 tìm thấy tỷ lệ 8.1% trên các phụ nữ người Mỹ gốc Phi tại Mỹ có thói quen ăn các chất bất thường (pagophagia) rồi tự báo cáo, ăn uống một só lượng lớn các đá lạnh và các thành phần đông băng trong tủ lạnh. Một nghiên cứu tiến hành vào năm 1991 tìm thấy một tỷ lệ Pica khoảng 8.8% trên phụ nữ mang thai ở Saudi Arabia.
Tỷ lệ mắc chứng pica trên các phụ nữ mang thai tại các quốc gia đang phát triển có thể cao hơn nhiều, ước tính 63.7% và 74.0% được ghi nhân trên hai quần thể châu Phi khác nhau. Điều này do tục lệ văn hóa khác nhau cũng như các chế độ dinh dưỡng cao hơn. Hai nghiên cứu về các người trưởng thành có khiếm khuyết về mặt trí tuệ đang sống trong các tổ chức, cơ quan tìm thấy khoảng 21.8% và 25.8% trong số các nhóm này bị chứng Pica. Tỷ lệ mắc chứng này trên các trẻ em có hoặc không có tình trạng khiếm khuyết về mặt trí tuệ vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Không giống như con người, Pica trên các con chó hoặc mèo có thẻ bắt đầucó dấu hiệu thiếu máu tan máu qua trung gian miễn dịch (immune-mediated hemolytic anemia), đặc biệt khi nó liên quan đến ăn các chất như trát vữa trên tường gạch, chất bê tông và cát. Các con chó biểu hiện các hình thức như vậy nên kiểm tra xét nghiệm máu, đánh giá công thức máu toàn phần hay nồng độ hematocrite. Tuy nhiên, vì nó có một cơ chế tự nhiên tăng vi chất dinh dưỡng, nên tật ăn đất có thể mô tả không chính xác như pica vì nó thật sự không phải là một loại hành vi, điều này khác với con người. Lịch sửVề lịch sử y học thuật ngữ Pica có nguồn gốc từ tiếng Latin là magpie, một con chim nổi tiếng lừng danh có thói quen ăn uống bất thường và chúng có thể ăn bất cứ thứ gì. Vào thế kỷ 13, tác phẩm Latin, Pica được tham khảo bởi các nhà Hy Lạp và Ý. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được đưa vào trong văn bản y khoa mãi đến năm 1563. Tại miền nước Mỹ vào những năm 1800, tật ăn đất là một thói quen thực hành phổ biến trong số quần thể nô lệ. Tật ăn đất (geophagia) là một dạng của pica mà trong đó con người ăn các chất có trên trái đất như đất sét, đặc biệt tỷ lệ đó tăng lên đồng thời với chế độ ăn thiếu khoáng chất.
Các nghiên cứu về rối loạn ăn uống từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 cho thấy trong suốt thời gian đó, pica được coi như một triệu chứng của các rối loạn hơn là một rối loạn đặc thù riêng biệt. Đến nay, những gì được phân loại như là hành vi pica là một thực hành có tính cách quy chuẩn tại một só nền văn hóa của tín ngưỡng, niềm tin, họ xem đó như một phép chữa lành hay một lễ kỷ niệm tôn giáo. Thái độ xử trí và điêu trịĐiều trị các bệnh nhân có hội chứng Pica có thể khác nhau và tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn các trẻ em có tình trạng khuyết tât tâm thần, phụ nữ mang thai hoặc tâm thần kinh đi kèm) và có thể lưu tâm đến tiếp cận hướng dẫn gia đình (trong trường hợp thiếu chất sắt), môi trường và tâm sinh lý, ..có thể điều trị được thông qua bổ sung chất sắt trong chế độ ăn. Tiếp cận điều trị khởi đầu thường liên quan đến khâu sàng lọc, điều trị bổ sung các vi chất kháng hoặc các tình trạng thiếu hụt vi chất. Đối với hội chứng Pica do rối loạn thần kinh, liệu pháp trị liệu thuốc như SSRIs đã được sử dung thành công. Tuy nhiên, các báo cáo trước đây cần phải thận trọng vì việc sử dụng các thuốc cho đến khi tất cả các bệnh nguyên tâm thần kinh bị loại bỏ.
Nhìn lại các nguyên nhân khác nhau của pica liên quan đến đánh giá, chẩn đoán, các thầy thuốc sẽ cố gắng phát triển các liệu pháp điều trị tốt nhất. Trước tiên, xem pica như một vấn đề xã hội. khi đó cần có một chiến lược bỏ qua hành vi con người hoặc quan tâm tối thiểu đối với họ. Nếu hành vi ăn đó có nguyên nhân rõ ràng thì chúng ta tiếp cận và loại bỏ nguyên nhân. Các kỹ nang thông tin cá nhân cho họ là rất cần thiết nhằm làm tăng thêm kiến thức cũng như tác hại nếu có Pica xảy ra để không tăng thêm hậu quả do Pica gây nên. Nếu pica là một hướng cho mọt con người để thoát khỏi một tình huống hay một hoạt động, thì lý do tại sao con người đó muốn thoát khỏi hoạt động cũng nên tìm hiểu kỹ và nên loại bỏ. Nếu Pica là một động cơ hứng thú bởi sự trả lời cảm xúc, thì sự thay đổi cảm giác nên đưa ra. Các kỹ thuật không phải là thuốc khác có thể đưa vào để tăng hiệu quả trị liệu như nhai kẹo cao su đẻ kích thích miệng. Các thực phẩm như bắp rang bơ cũng có ích điều trị. Các thức ăn này có thể đặt trong hộp “Pica Box” để dễ dang tiếp cận khi có cảm giác them ăn trong chế độ ăn pica bắt đầu. Lựa chọn điều trị dựa trên các hành vi có thể hữu ích cho các trường hợp khuyết tật về phát triển tâm thần kinh trên người bị chứng Pica. Điều này liên quan đến sử dụng các hành vi thông thường nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Nhiều người đã sử dụng các liệu pháp loại bỏ hành vi, ở đó các bệnh nhân học cách tăng cường ăn các thức ăn tốt, nên sẽ hạn chế hoặc không ăn các chất không có giá trị dinh dưỡng nữa. Điều trị thường giống như điều trị “obsessive compulsive” hoặc rối loạn nghiện.
Một số trường hợp, việc điều trị đơn giản như tiếp cận sự thật khi họ có các rối loạnnày và tìm hiểu tại sao có nó. Một nghiên cứu gần đây phân loại 9 lớp can thiệp hành vi: thành công với điều trị nhìn chung cao và mất dần chứng theo lứa tuổi, nhưng thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân của rối loạn. Các nguyên nhân phát triển có xu hướng đạt tỷ lệ thành công thấp hơn. Các phụ nữ mang thai có hướng cải thiện triệu chứng thành công cao hơn. Các biện pháp điều trị gồm có: · Cho thấy sự chú ý đến thức ăn hoặc đồ chơi, không bất ngờ về pica; · Tăng cường ở các điểm khác nhau nếu pica không cố gắng cải thiện và hâu quả khó đánh giá; · Phân biệt đào tạo giữa các vật thích hợp và vật không thích hợp để ăn, với kết quả âm tính nếu pica không thành công; · Sang lọc thị giác, bao phủ trong thời gian ngắn sau khi pica không thành công; · Trình bày bước loại bỏ một khi pica không thành công: 1.Thay đổi vị giác trong miệng (chanh); 2.Sảm giác ngửi (ammonia); 3.Cảm giác thể chất (sương mù trên mặt); · Kiểm chế thể chất: 1.Có dụng cụ tự bảo vệcó thể ngăn cấm thay thế các chất trong miệng; 2.Cố gẳng kiểm soát khi chứng pica không khống chế thành công; 3.Sửa chữa quá mức với các trường hợp pica thất bại dẫn đến các biện pháp cứng rắn hơn, loại bỏ các vật và thậm chí có biện pháp trừng phạt; 4.Thực hành đối kháng (các chất không thể ăn được không đưa vào miệng). Tài liệu tham khảo1.López, LB; Ortega Soler, CR; de Portela, ML (2004). Pica during pregnancy: a frequently underestimated problem. Archivos latinoamericanos de nutricion 54 (1): 17-24. 2.Blinder, Barton, J.; Salama, C. (2008). An update on Pica: prevalence, contributing causes, and treatment. Psychiatric Times 25 (6). 3.Rose, E. A., Porcerelli, J. H., Neale, A. V. (2000). Pica: Common but commonly missed. The Journal of the American Board of Family Practice 13 (5): 353-8. 4.Sturmey P, Hersen M (2012). Handbook of Evidence-Based Practice in Clinical Psychology, Child and Adolescent Disorders. John Wiley & Sons. p. 304. 5.Coleman AM (2015). A Dictionary of Psychology. Oxford University Press. p. 576. 6.Somalwar, Ashutosh; Keyur Kishor Dave (2011). Lithophagia: Pebbles in and Pebbles out. Journal of the Association of Physicians of India59: 170. 7.Pica New York Times Health Guide 8.Spitzer, Robert L. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders: (DSM III). Cambridge: Univ. of Cambridge, 1986. Print. 9.Susic MA licensed psychologist, Paul (2011). Pica Sympotms and DSV-IV Overview". psychtreatment.com. 10.William Hepburn Russell Lumsden, ed. (1979). Advances in parasitology, Volume 17. Academic Press. p. 337. ISBN 978-0-12-031717-2. 11.Sayetta RB: Pica: an overview. Am Fam Physician 1986;7:174-5. 12.Hergüner, S., Ozyildirim, I., Tanidir, C. (2008). Is Pica an eating disorder or an obsessive-compulsive spectrum disorder?. Progress in Neuro-Psychopharmacology and Biological Psychiatry 32 (8): 2010-1. 13.Gull WW: Anorexia nervosa (apepsia hysterica, anorexia hysterica). Tras.Clin.Soc.Lond.1874;7:22 14.R. Kevin Grigsby, et al. (1999). Chalk eating in middle georgia: A culture-bound syndrome of pica? Southern medical journal. 92.2. pp.190-192. 15.Franklin Kamtche (2010). Balengou : around the mines. March 2010. 16.Marc Lallanilla (2010). Eating dirt: It might be good for you. ABC News. 17.Bhatia, M. S., Gupta, R. (2007). Pica responding to SSRI: An OCD spectrum disorder? The World Journal of Biological Psychiatry. PMID 17853279 18.Fotoulaki, M., Panagopoulou, P., Efstratiou, I., Nousia-Arvanitakis, S. (2007). Pitfalls in the approach to pica. European Journal of Pediatrics 166 (6): 623-4. 19.McAdam, D.B., Sherman, J.A., Sheldon, J.B., Napolitano, D.A. (2004). Behavioral interventions to reduce the pica of persons with developmental disabilities. Behavior Modification 28 (1): 45-72. 20.Edwards, C. H.; Johnson, A. A.; Knight, E. M.; Oyemade, U. J.; Cole, O. J.; Westney, O. E.; Jones, S.; Laryea, H.; Westney, L. S. (1994). Pica in an urban environment. The Journal of Nutrition 124 (6 Suppl): 954S-962S. 21.Al-Kanhal, M. A., and Bani, I. A. (1995). Food habits during pregnancy among Saudi women. International Journal for Vitamin and Nutrition Research 65 (3): 206-10. 22.Nyaruhucha, C.N. (2009). Food cravings, aversions and pica among pregnant women in Dar es Salaam, Tanzania. Tanzania Journal of Health Research 11 (1): 29-34. 23.Ngozi, P.O. (2008). Pica practices of pregnant women in Nairobi, Kenya. East African Medical Journal 85 (2): 72-9. 24.Ashworth, M., Hirdes, J.P., Martin, L. (2009). The social and recreational characteristics of adults with intellectual disability and pica living in institutions. Research in Developmental Disabilities 30 (3): 512-20. 25.Danford, D.E., Huber, A.M. (1982). Pica among mentally retarded adults. American Journal of Mental Deficiency 87 (2): 141-6. 26.Hartmann AS, Becker AE, Hamptom C, Bryant-Waugh R (2012). Pica and Rumination Disorder in DSM-5. Psychiatric Annals 42 (11): 426-30. 27.Thyer, Bruce A.; Wodarski, John S (2007). Social work in mental health: an evidence-based approach. John Wiley and Sons. p. 133. ISBN 0-471-69304-9. 28."geophagy". Merriam-Webster Dictionary. Retrieved 27 October 2014. 29.Plunkett, Signe J. (2000). Emergency Procedures for the Small Animal Veterinarian. Elsevier Health Sciences. p. 11. ISBN 0-7020-2487-2. 30.Feldman, Bernard F.; Joseph G. Zinkl; Nemi Chand Jain; Oscar William Schalm (2000). Schalm's Veterinary Hematology. Blackwell Publishing. p. 506. ISBN 0-683-30692-8.
|